Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Lương Năng, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2010 - 2013. - Pdf 29


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG THỊ NGỌC LAN

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐẤT ĐAI CỦA XÃ LƯƠNG NĂNG, HUYỆN VĂN
QUAN, TỈNH LẠNG SƠN, GIAI ĐOẠN 2010 – 2013” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Địa chính Môi trường
Khoa : Quản lý Tài nguyên
Khoá học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn: THS. VƯƠNG VÂN HUYỀN
Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm THÁI NGUYÊN - 2014


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

UBND Uỷ ban nhân dân
GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
STT Số thứ tự
TN & MT Tài nguyên và Môi trường

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội qua một số năm 21

Bảng 4.2: Tình hình biến động dân số và lao động qua các năm 23

Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất của Xã Lương Năng năm 2013 27

Bảng 4.4 Một số văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất đai 30

giai đoạn 2010 - 2013 30

Bảng 4.5: Các loại tài liệu trong bộ hồ sơ địa giới hành chính 32

Bảng 4.6: Kết quả đo đạc thành lập bản đồ Xã Lương Năng 33

giai đoạn 1010 - 2013 33

Bảng 4.7: Chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 của xã Lương Năng 35

Bảng số 4.8: Nội dung quy hoạch đất nông nghiệp 38



về công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã 57MỤC LỤC
Trang
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích đề tài 2
1.3. Yêu cầu đề tài 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3
2.1.1. Những hiểu biết chung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai 3
2.1.2. Cơ sở pháp lý hiện hành của công tác quản lý nhà nước về đất đai 4
2.2. Khái quát về tình hình quản lý đất đai ở tỉnh Lạng Sơn và huyện Văn
Quan giai đoạn 2010 - 2014 7
2.2.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở tỉnh Lạng Sơn 7
2.2.2. Tình hình quản lý đất đai của huyện Văn Quan 11
Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1. Đối tượng nghiên cứu 14
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 14
3.3. Nội dung nghiên cứu 14
3.3.1. Đánh giá sơ lược về tình hình cơ bản của xã Lương Năng. 14
3.3.2. Tình hình sử dụng đất 14
3.3.3 Đánh giá 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai của xã Lương Năng từ
2010 đến 2013 14
3.4. Phương pháp nghiên cứu 15
Phần 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 16
4.1. Tình hình cơ bản của xã Lương Năng 16

4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước
về đất đai trên địa bàn xã Lương Năng, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn . 58
4.4.1. Những tồn tại 58
4.4.2. Đề xuất giải pháp 59
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
5.1. Kết luận 61
5.2. Đề nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Phần I: THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN 66
Phần II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN 66
DANH MỤC CÁC BẢNG 69

1
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng của con người và môi
trường sống, là yếu tố cấu thành của mỗi quốc gia, gắn liền với lịch sử dân tộc và
tình cảm của mỗi con người. Luật đất đai khẳng định rằng: Đất là nguồn tài nguyên
vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các công trình văn hóa, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng (luật đất đai
1993). Như vậy đất đai là điều kiện cơ bản cho quá trình phát triển, song yếu tố
mang tính quyết định của nền kinh tế phát triển, đảm bảo mục tiêu ổn định chính trị
- xã hội lâu dài lại đến từ việc quản lý, sử dụng đất có hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm,
đây cũng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của đất nước.
Để thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng đất trên cơ sở đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu, thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà
nước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực, đảm bảo
quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả. Theo Hiến pháp Việt Nam 1992 thì Nhà

1.3. Yêu cầu đề tài
- Nắm vững nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo quy định của
Luật Đất đai 1993 và Luật Đất đai 2003, hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật về đất đai của Trung ương và địa phương.
- Nắm vững thực trạng quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương. Các
số liệu điều tra, thu thập được phải đảm bảo được tính trung thực, khách quan.
- Những kiến nghị đề xuất với các cấp có thẩm quyền phải phù hợp với
thực tế ở địa phương và phù hợp với luật pháp do Nhà nước quy định.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa học tập: Củng cố kiến thức đại học và bước đầu làm quen với
công tác quản lý Nhà nước về đất đai ngoài thực tế.
Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu tình hình quản lý Nhà nước về đất đai
của xã Lương Năng, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp cho công tác quản lý
Nhà nước về đất đai được thực hiện tốt hơn. 3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Những hiểu biết chung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai
Quản lý Nhà nước đối với đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước
về đất đai; đó là các hoạt động trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất;
trong việc phân phối và phân phối lại vốn đất đai theo quy hoạch và kế hoạch
chung thống nhất; trong việc điều tiết các nguồn lợi từ đất đai; trong việc
thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và sử dụng đất đai.
* Mục đích quản lý Nhà nước về đất đai:
- Bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người sử dụng đất.

- Luật khoáng sản 2010.
* Các văn bản dưới luật (các văn bản pháp quy):
Các văn bản dưới luật của chính phủ:
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về
hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003.
- Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 19/11/2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi
thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu
tiền sử dụng đất.
- Nghị định 149/2004/NĐ-CP quy định về thủ tục hành chính trong
quản lý đất đai.
- Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính
phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt.
5
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/08/2007 của Chính phủ quy định
bổ sung về việc cấp GCNQSD đất thu hồi đất thực hiện quyền sử dụng đất,
trình tự, thủ tục, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và
giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Nghị định 121/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất thuê mặt.
- Nghị định 120/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định 38/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
- Nghị định 20/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Nghị quyết 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
* Các văn bản dưới luật của bộ, liên bộ:

vực đất đai.
- Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư liên tịch 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31 tháng 01
năm 2008 của Bộ Tài chính Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực
hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007
của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, thu hồi đất, thưch hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đại.
- Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và
thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư 16/2011/TT-BTNMT quy định sửa đổi, bổ sung một số nội
dung liên quan đến thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai.
- Thông tư 39/2011/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tư 83/2007/TT-
BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg việc sắp xếp lại,
xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước.
7
- Thông tư liên tịch 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT hướng dẫn một
số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp.
- Thông tư 09/2011/TT-BTNMT quy định đấu thầu cung cấp dịch vụ sự
nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước về đo đạc đất đai phục vụ cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Chỉ thị 18/1999/CT-TTg ngày 01 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng
Chính phủ về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở nông thôn.
- Chỉ thị số 05/2006/ CT-TTg ngày 22/02/2006 của Thủ tướng Chính

Ở 207 xã, phường, thị trấn đã có cán bộ địa chính.
2.2.1.2. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai
Sau khi Luật đất đai năm 2003 được công bố, Uỷ ban nhân dân tỉnh
Lạng Sơn đã tổ chức quán triệt Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật,
phổ biến tới các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, thành
phố, thị xã và các tổ chức, đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh. Công tác quản lý
Nhà nước về đất đai của tỉnh đã đạt được những kết quả sau:
1. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính
Thực hiện chỉ thị 364/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc lập hồ
sơ địa giới hành chính đến nay đã có 226 đơn vị hành chính cấp xã (trong đó
gồm 207 xã, 5 phường và 14 thị trấn), 11 đơn vị hành chính trong tỉnh đã
hoàn thành việc xác lập địa giới hành chính. Việc quản lý hồ sơ địa giới hành
chính trong tỉnh và huyện là do ngành tổ chức chính quyền đảm nhiệm, tại xã
là do Ủy ban nhân dân xã đảm nhiệm.
2. Công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính
Đến năm 2012 đã thực hiện đo đạc bản đồ địa chính ở 19 xã và 01 thị
trấn cơ bản đã hoàn thành, bản đồ tỷ lệ 1/500 và 1/1000. Công tác lập hồ sơ
địa chính của các cấp đều được thực hiện, hệ thống hồ sơ địa chính cơ bản đã
được thành lập và lưu trữ ở 2 cấp (huyện, xã) với loại sổ như sau:
- Sổ mục kê;
- Sổ địa chính;
- Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
9
- Sổ theo dõi biến động đất đai;
- Bản đồ địa chính hoặc bản đồ giải thửa 299.
3. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất
Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất được thực hiện theo đúng
quy định của pháp luật. Đến nay, về cơ bản đã giao hợp lý diện tích đất nông
nghiệp cho các đối tượng sử dụng. Các loại đất phi nông nghiệp không phải

Chất lượng quy hoạch sử dụng đất còn hạn chế, chưa dự báo sát, chưa
lường hết nhưng phát sinh về nhu cầu sử dụng đất. Chưa kịp thời cập nhật
biến động, việc cấp sai giấy chứng nhận, cấp không đúng thẩm quyền vẫn xảy
ra, tiến độ cấp giấy chứng nhận còn chậm, đặc biệt một số loại đất như đất
lâm nghiệp tỷ lệ được cấp giấy chứng nhận còn ít.
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai thiếu chặt chẽ, tình trạng lấn
chiếm đất, xây dựng nhà ở và công trình trái phép vẫn xảy ra; việc thu hồi đất,
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa có quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt
vẫn xảy ra ở một số địa phương; cán bộ địa chính hạn chế về chuyên môn,
nghiệp vụ, công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế,
bất cập, trang thiết bị làm việc thiếu.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa kiên quyết, việc kiểm tra đánh giá
chưa thường xuyên. Do địa bàn khó khăn, lực lương cán bộ địa phương ít, còn
hạn chế về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, việc tuyên truyền phổ biến chưa
sâu rộng; nhận thức của người dân còn hạn chế.
Công tác quản lý và khai thác bản đồ địa chính còn nhiều bất cập. Việc
cập nhật và chỉnh lý biến động địa chính chưa kịp thời.
Tình trạng quản lý đất đai ở một số nơi còn thiếu chặt chẽ, tình trạng
tranh chấp, khiếu nại về đất đai vẫn còn nhiều.
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật còn bất cập, chưa đồng bộ,
đặc biệt là việc thay đổi, bổ sung thường xuyên các nội dung liên quan đến
nhiệm vụ quản lý đất đai.
11
2.2.2. Tình hình quản lý đất đai của huyện Văn Quan
2.2.2.1. Công tác tổ chức cán bộ
Ở huyện có 7 công chức, viên chức và người lao động thuộc Phòng
TN&MT và Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.
Ở 207 xã, phường, thị trấn đã có cán bộ địa chính.
2.2.2.2. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai

Công tác thống kê kiểm kê được làm tốt theo đúng quy định của pháp
luật, hàng năm đều có thống kê và 5 năm 1 lần tiến hành tổng kiểm kê. Năm
2012, toàn huyện đã tiến hành kiểm kê, đã hoàn thành báo cáo kiểm kê, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất ở 226 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn;
23 xã và 1 thị trấn đã nộp báo cáo kiểm kê về Bộ Tài nguyên và Môi trường
đúng thời hạn.
5. Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai
Hàng năm, xã tổ chức thanh tra việc quản lý sử dụng đất, nhưng chủ yếu là
thanh tra đột xuất khi có khiếu nại, tố cáo, tranh chấp xảy ra; còn thanh tra định kỳ
ít được chú trọng. Riêng năm 2013 toàn huyện có 4 vụ khiếu nại, tố cáo, đã giải
quyết được 3 vụ, còn lại là 1 vụ chuyển lên cấp trên chờ giải quyết.
6. Uỷ ban nhân dân huyện đã kịp thời triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết
và các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện pháp luật đất đai.
phòng Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên
môn cho cán bộ, công chức trong toàn ngành, xây dựng trang Web điện tử để
thường xuyên cập nhật và đăng tải thông tin liên quan đến pháp luật đất đai;
tổ chức giao lưu trực tuyến với tổ chức, cá nhân. Phòng đã thành lập đường
dây nóng tiếp thu và trả lời ý kiến của người dân, tổ chức.
2.2.2.3. Một số tồn tại
Chất lượng quy hoạch sử dụng đất còn hạn chế, chưa dự báo sát, chưa
lường hết nhưng phát sinh về nhu cầu sử dụng đất. Chưa kịp thời cập nhật
biến động, việc cấp sai giấy chứng nhận, cấp không đúng thẩm quyền vẫn xảy
ra, tiến độ cấp giấy chứng nhận còn chậm, đặc biệt một số loại đất như đất
lâm nghiệp tỷ lệ được cấp giấy chứng nhận còn ít.
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai thiếu chặt chẽ, tình trạng lấn
chiếm đất, xây dựng nhà ở và công trình trái phép vẫn xảy ra; việc thu hồi đất,
13
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa có quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt
vẫn xảy ra ở một số địa phương; cán bộ địa chính hạn chế về chuyên môn,

và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ địa chính.
- Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai
- Quản lý tài chính về đất.
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
15
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo
các vị phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
- Quản lý các dịch vụ công về đất.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra cơ bản: Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội và thực hiện 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai xã
Lương Năng.
- Tìm hiểu các văn bản pháp luật, pháp quy về đất đai của Nhà nước
các cấp ban hành, có liên quan đến 13 nội dung quản lý nhà Nước về đất đai
của xã Lương Năng.
- Tổng hợp, xử lý, phân tích các tài liệu, số liệu thu thập được so sánh
đánh giá các quy định trong văn bản và đánh giá tình hình thực hiện công tác

cây công nghiệp như cam, quýt, vải, hồi, hồng….
Kiểu phụ địa hình thung lũng: Có diện tích nhỏ, phân tán, xen kẽ vùng
đồi núi, có diện tích khá bằng phẳng tạo thành vùng canh tác nông nghiệp chủ
yếu của nhân dân trong vùng. Đây là vùng đất tốt thích hợp với nhiều loại cây
trồng và rễ canh tác, hiện tại dạng địa hình này đang được tân dụng để một vụ
lúa và một vụ màu.
17
Ngoài ra còn có kiểu địa hình núi đá vôi chủ yếu phân bố ở phía Tây và
phía Đông. Địa hình địa thế phức tạp, tạo bởi một số núi đỉnh cao, hiểm trở,
độ cao trung bình 420m - 650m, độ dốc trên 35
0
.
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
4.1.1.3.1 Khí hậu
Lương Năng mang đặc điểm của vùng núi khí hậu phia Bắc thuộc vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có 2 màu rõ rệt: Mùa hè khí hậu nóng
ẩm, mưa nhiều tập trung từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa đông có khí hậu khô
lạnh tập trung từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo số liệu thống kê nhiều
năm cả trạm khí tượng thủy văn Lạng Sơn thì khí hậu khu vực xã Lương
Năng có những đặc điểm sau:
- Chế độ mưa:
Xã có lượng mưa phận bố không đồng đều trong năm mà tập trung theo
mùa. Vào mùa mưa lượng nước mưa chiếm tới 90 % lượng nước mưa cả năm.
Lượng mưa trung bình năm từ 1.300mm - 1.400mm.
Độ ẩm phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa hàng năm, những tháng
mùa mưa độ ẩm tương đối đạt 85%. Các tháng mùa khô từ 75% - 80%, riêng
tháng 2 khô hạn, độ ẩm không khí dưới 50%. Độ ẩm trung bình năm là 81%
- Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ trung bình năm của xã là 21,50
0

- Nhóm đất dốc tụ (fd) được hình thành do các Sản phẩm dốc tụ, đất
đai khá màu mỡ, tầng đất tương đối dày, thuận tiện cho việc trồng cây ăn
quả và cây công nghiệp.
- Đất ferelit vàng nâu biến đổi do chồng lúa phân bố đều trong toàn
xã, thuộc loại đất bằng. Đây là đối tượng chính để trồng lúa 1 vụ hoặc 2 vụ,
đảm bảo cung cấp lương thực cho nhân dân.
- Núi đá vôi lộ thiên chiếm diện tích nhỏ trong toàn xã.
- Đất ao hồ, sông suối diện tích 44.55 ha, chiếm 1,22 diện tích đất tự
nhiên của xã.
4.1.1.4.2.Tài nguyên nước
Nước là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết
yếu của sự sống và môi trường. Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản
suất của nhân dân được lấy từ 2 nguồn:
- Nguồn nước mặt:
Trên địa bàn xã có một số con sông suối ngắn, lưu lượng nước chảy
ít qua, về mùa đông mực nước của con suối này chảy rất thấp, nhiều đoạn
khô cạn.
- Nguồn nước ngầm:
Chất lượng các nguồn nước trên địa bàn xã tương đối tốt, chưa bị ô
nhiễm, nên được khai thác triệt để cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status