Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân 2013 tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. - Pdf 29

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG NÔNG CHIẾN
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Khoa : Nông học
Khoá học : 2010 - 2014
VỤ XUÂN 2013 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM THÁI NGUYÊNKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là quá trình rất quan trọng giúp cho mỗi sinh viên
hoàn thiện kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, phương pháp làm việc, trau dồi
thêm kiến thức và kỹ năng thực tế vào trong công việc nhằm đáp ứng được
yêu cầu của thực tiễn, nhu cầu nhân lực ngày càng cao của xã hội.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Ban chủ
nhiệm khoa Nông học -Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển
của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân 2013 tại trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên”, sau một thời gian làm việc nghiêm túc và hiệu quả cho đến
nay khóa luận của tôi đã hoàn thành.
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập, đặc biệt là sự chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo T.S Phan Thị Vân,
người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Đồng thời tôi cũng
xin trân thành cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người luôn hỗ trợ, giúp
đỡ và ủng hộ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn nhiều
hạn chế nên đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề
tài của tôi có thể được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, 08 tháng 06 năm 2014
Sinh viên Hoàng Nông Chiến DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

thí nghiệm 27
Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các tổ hợp ngô lai tham gia
thí nghiệm 30
Bảng 3.5: Khả năng chống chịu sâu bệnh của các tổ hợp ngô thí nghiệm 31
Bảng 3.6: Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp các tổ hợp ngô lai tham
gia thí nghiệm 33
Bảng 3.7: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô lai
tham gia thí nghiệm 35
Bảng 3.8. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các tổ hợp ngô lai thí
nghiệm vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên 37 DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Biểu đồ năng suất thực thu và năng suất lý thuyết của các tổ hợp ngô lai
tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2013. 38 MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 3

3. Yêu cầu của đề tài 3

4. Ý nghĩa của đề tài 3



2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 17

2.3.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm 18

2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi 19

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 22
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23

3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Xuân năm 2013 tại Thái Nguyên 23

3.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp thí nghiệm 23

3.2.1. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ 25

3.2.2. Giai đoạn tung phấn, phun râu 25

3.2.3. Thời gian sinh trưởng 26

3.3. Đặc điểm hình thái và sinh lý của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm
26
3.3.1. Chiều cao cây 27

3.3.2. Chiều cao đóng bắp 28

3.3.3. Số lá trên cây 28
3.7.7. Năng suất lý thuyết (NSLT) 38

3.7.8. Năng suất thực thu (NSTT) 38

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 39

1. Kết luận 39

2. Đề nghị 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea mays L.) thuộc họ hòa thảo Gramineae, xuất hiện rất sớm
trên thế giới ở Mêhicô và Pêru… là cây có giá trị kinh tế lớn về nhiều mặt,
cây ngô đứng 3 về diện tích, đứng đầu về sản lượng và năng suất trong các
loại ngũ cốc. Ngô là nguồn lương thực, thực phẩm chính cho con người của
nhiều dân tộc trên thế giới, với 17% tổng sản lượng ngô được sử dụng làm
lương thực nuôi sống 1/3 dân số toàn cầu. Ở 1 số nước kém phát triển,
Mexico, Ấn Độ…thì ngô là nguồn dinh dưỡng giúp giải quyết nạn đói.
Bên cạnh giá trị làm lương thực, ngô còn là nguồn thức ăn cho gia súc
vô cùng quan trọng. Là thành phần không thể thiếu trong thức ăn hỗn hợp của
gia súc, gia cầm vì thành phần chính của ngô là tinh bột và đường chiếm tới

giới (chỉ bằng 82% năng suất thế giới). Sản lượng ngô chỉ đáp ứng 40-50%
nhu cầu dùng làm lương thực cho đồng bào miền núi và làm nguyên liệu chế
biến thức ăn chăn nuôi. Theo số liệu của Cục Chăn nuôi năm 2010 hàng năm
nước ta vẫn phải nhập từ 900-1100 nghìn tấn ngô hạt làm thức ăn cho gia súc,
gia cầm. Vì vậy việc tăng năng suất ngô là điều cần thiết đòi hỏi ngành sản
xuất nông nghiệp đặc biệt là sản suất ngô phải đáp ứng.
Để sản xuất ngô của Việt Nam theo kịp các nước trong khu vực và đáp
ứng đủ nhu cầu ngô tiêu dùng trong nước cần phát triển sản xuất ngô theo 2
hướng: mở rộng diện tích và tăng năng suất. Tuy nhiên mở rộng diện tích
trồng ngô là bài toán rất khó khăn do diện tích sản xuất nông nghiệp hạn chế
và phải cạnh tranh với nhiều loại cây trồng khác, cho nên tăng năng suất là
phương án tối ưu để tăng sản lượng. Trong giải pháp tăng năng suất thì giống
được coi là hướng đột phá có ý nghĩa quyết định để nâng cao sản lượng và
chất lượng nông sản. Giống tốt sẽ cho sản lượng cao hơn giống bình thường
từ 20 - 25% (Ngô Hữu Tình, 2003)[5].
Hiện nay cơ cấu giống ngô sử dụng trong sản xuất ở tỉnh Thái Nguyên
cũng như các vùng trồng ngô còn rất hạn chế, đặc biệt là các giống ngô lai
Việt Nam, mặc dù những giống nội có ưu thế hơn giống nhập ngoại là có khả
năng chống chịu tốt hơn với điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
Chính vì vậy, để bổ sung các giống ngô lai mới, năng suất cao, chống
chịu tốt cho sản xuất ngô của tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành nghiên
cứu đề tài: "Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số tổ
hợp ngô lai vụ Xuân 2013 tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên". 3

2. Mục tiêu nghiên cứu
Chọn được tổ hợp ngô lai năng suất cao, có khả năng sinh trưởng phát
triển phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên.

suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất
lợi thì con đường hiệu quả nhất là chọn tạo giống. Trước khi đưa giống vào sản
xuất trên diện rộng nhất thiết phải trải qua khảo nghiệm ở các vùng sinh thái
khác nhau để xác định vùng thích nghi của giống. Công tác khảo nghiệm giống
là việc làm đầu tiên khi đưa một giống mới ra sản xuất đại trà.
Chính vì vậy việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của
một số tổ hợp ngô lai mới là cơ sở quan trọng để sử dụng giống mới cho sản
xuất ngô của tỉnh Thái Nguyên.
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên Thế giới
Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Có thể nói
rằng, trong 3 cây ngũ cốc chính của loài người: lúa nước, lúa mì và ngô thì
không có cây nào sánh kịp với cây ngô về tiềm năng năng suất, về quy mô và
hiệu quả của ưu thế lai. Từ những năm cuối thế kỷ 20, nghề trồng ngô trên thế
giới có những bước phát triển kỳ diệu nhờ ứng dụng rộng rãi ưu thế lai, kỹ thuật
nông học tiên tiến và những thành tựu của công nghệ sinh học, công nghệ chế
biến và bảo quản…vào sản xuất, vì vậy đã đưa sản lượng ngô thế giới vượt lên
trên lúa mì và lúa nước. Hiện nay trên thế giới có khoảng 140 nước trồng ngô,
trong đó có 38 nước là các nước phát triển còn lại là các nước đang phát triển
(Báo cáo tổng kết 29 của ISAAA) [1]. 5

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa mì
và lúa nước của thế giới năm 2012
Loại cây
trồng
Diện tích
(triệu ha)

2007 159,90 49,50 791,60
2008 156,40 50,30 787,30
2009 155,70 51,90 809,00
2010 162,30 50,60 820,60
2011 170,39 51,84 883.46
2012 177,4 49,2 877,1
Nguồn FAOSTAT, 2014[12]
Qua bảng 1.2 cho thấy năm 2011 diện tích, năng suất và sản lượng ngô
đều tăng. Có được kết quả trên, trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi ưu thế lai 6

trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật
canh tác. Đặc biệt từ năm 1996, cùng với những thành tựu mới trong chọn giống
ngô lai nhờ kết hợp phương pháp truyền thống với công nghệ sinh học thì việc
ứng dụng công nghệ cao trong canh tác ngô đã góp phần đưa sản lượng ngô thế
giới vượt lên trên lúa mì và lúa nước, năng suất ngô đã tăng 1,83 lần trong vòng
30 năm (1960 - 1990), nhất là các nước có điều kiện thâm canh như Mỹ, Trung
Quốc, Brazil.
Năm 2012 diện tích tăng, năng suất và sản lượng ngô giảm so với năm
2011. Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến đổi phức tạp của khí hậu, hệ quả của
hiệu ứng nóng lên toàn cầu.
Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới được trình bày ở
bảng 1.3:
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2012
Nước
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất

lượng ngô của Mỹ là 273,8 triệu tấn, năng suất đạt 77,4 tạ/ha trên diện tích 35,4
triệu ha.
Trung Quốc là nước đứng thứ 2 trên thế giới về diện tích trồng ngô và sản
lượng ngô. Năm 2012 tổng sản lượng ngô đạt 208,2 triệu tấn chiếm 23,9% tổng
sản lượng ngô thế giới. Năng suất đạt 59,6 tạ/ha trên tổng diện tích 34,97 triệu ha.
Mặc dù điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, diện tích trồng ngô nhỏ nhưng do
có trình độ khoa học kỹ thuật và thâm canh cao nên Israel là nước đứng đầu về
năng suất với 255,6 tạ/ha. Trong sản xuất hiện nay có sự khác biệt rõ ràng về năng
suất giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Năng suất ngô trung
bình của các nước phát triển là 7,8 tấn/ha, các nước đang phát triển là 2,7 tấn/ha.
Theo dự báo của Viện nghiên cứu chương trình Lương thực thế giới
(IPRI, 2003) [13] vào năm 2020 tổng nhu cầu ngô thế giới là 852 triệu tấn.
Trong đó, 15% dùng làm lương thực, 69% dùng làm thức ăn chăn nuôi, 16%
dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp. Ở các nước phát triển chỉ dùng 5%
ngô làm lương thực nhưng ở các nước đang phát triển tỷ lệ này là 22%, dự
báo nhu cầu ngô trên thế giới năm 2020 được trình bày ở bảng 1.4
Bảng 1.4. Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020
Vùng
Năm 1997
(triệu tấn)
Năm 2020
(triệu tấn)
% thay đổi
Thế giới

586

852

45

75

118

57
Tây và Bắc Phi

18

28

56
(Nguồn: IPRI, 2003) [13] 8

Như vậy đến năm 2020, nhu cầu ngô thế giới tăng 45% so với nhu cầu
năm 1997, chủ yếu tăng cao ở các nước đang phát triển (72%), riêng Đông Á
nhu cầu tăng 85% so với năm 1997.
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Ở nước ta ngô là cây trồng nhập nội và mới được đưa vào trồng khoảng
hơn 300 năm nhưng đã nhanh chóng trở thành một trong những cây trồng
quan trọng trong hệ thống cây lương thực của Việt Nam. Do có khả năng
thích ứng rộng với các điều kiện sinh thái khác nhau, nên cây ngô đã khẳng
định được vị trí của mình trong sản xuất nông nghiệp. Cây ngô đã trở thành
cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa, đồng thời là cây màu số một, góp
phần đáng kể trong việc giải quyết lương thực tại chỗ cho người dân Việt
Nam. Tình hình sản xuất ngô ở nước ta qua các giai đoạn lịch sử phát triển
không đồng đều. Quá trình phát triển của cây ngô ở Việt Nam được chia

(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
2001 729,5 29,6 2161,7
2002 816,00 30,8 2511,2
2003 912,70 34,4 3136,3
2004 991,10 34,6 3430,9
2005 1052,60 36,0 3787,1
2006 1033,10 37,3 3854,6
2007 1096,10 39,3 4303,2
2008 1140,20 40,1 4573,1
2009 1089,20 40,1 4371,7
2010 1125,70 41,1 4625,7
2011 1121,30 43,1 4835,6
2012 1118,30 43,0 4803,6
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014 )[7]
Trong 12 năm trở lại đây, Việt Nam đã phát triển mạnh cây ngô trên cả
3 mặt: diện tích, năng suất, sản lượng. Từ năm 2001 - 2012 tốc độ tăng trưởng
về diện tích là 32,4 nghìn ha/năm, năng suất là 1,12 tạ/ha/năm, sản lượng là
220,16 nghìn tấn/năm. Tổ chức lương thực thế giới FAO và Trung tâm cải tạo
Ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT đã đánh giá Chương trình phát triển ngô lai
của Việt Nam là một trong ba chương trình mạnh nhất ở Châu Á (Trung
Quốc, Việt Nam và Thái Lan), đó là kết quả rất đáng khích lệ.
Ở Việt Nam cây ngô được trồng khắp hai miền Nam - Bắc, song do yếu tố đất
đai, thời tiết, khí hậu nên năng suất và sản lượng ở các vùng có sự khác biệt rõ rệt. 10

nông nghiệp. Tuy vậy so với thế giới thì năng suất ngô ở nước ta còn thấp hơn
nhiều, do đó rất cần có phương pháp phát triển một cách cụ thể để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng cũng như theo kịp thế giới và bè bạn năm châu.
* Khó khăn trong sản xuất ngô của Việt Nam
Năng suất ngô của nước ta còn thấp so với năng suất ngô trung bình của thế
giới (năm 2012 năng suất ngô của Việt Nam đạt 43 tạ/ha, bằng 87,4% năng suất 11
ngô thế giới), năng suất thực tế thấp hơn nhiều so với tiềm năng, giá thành sản
xuất ngô còn cao, cạnh tranh gay gắt giữa ngô và các cây trồng khác.
Khí hậu toàn cầu đang biến đổi phức tạp, đặc biệt là hạn hán, lũ lụt
ngày càng nặng nề hơn, nhiều sâu bệnh hại mới xuất hiện, sản xuất ngô ở
nhiều nơi đang gây nên tình trạng xói mòn, rửa trôi đất.
Các giống ngô thực sự chịu hạn và các điệu kiện bất thuận khác như đất
xấu, chua phèn, kháng sâu bệnh, có thời gian sinh trưởng ngắn đồng thời cho
năng suất cao và ổn định… nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho
người sản xuất vẫn chưa nhiều. Đặc biệt các biện pháp kỹ thuật canh tác, mặc
dù đã được cải thiện song vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của giống mới.
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh miền núi Trung du Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên
3.562.82km
2
, dân số hiện nay khoảng 1.046.000 người chiếm 1,13% diện tích
và 1,41% dân số so với cả nước [2].
Điều kiện đất đai phức tạp đã gây cản trở lớn trong việc sản xuất ngô
của tỉnh. Đại đa số các huyện còn nghèo nàn, cơ sở vật chất, trình độ thâm
canh còn thấp. Điều kiện tự nhiên phức tạp, hệ thống thuỷ lợi còn chưa đáp
ứng được nhu cầu nước tưới cho nên sản xuất nông nghiệp nói chung và sản
xuất ngô nói riêng còn nhiều hạn chế.

nghìn ha lên 20,6 nghìn ha (tăng trung bình 1,5 nghìn ha/năm). Tuy nhiên
năm 2009 diện tích lại giảm xuống chỉ còn 17,4 nghìn ha, năm 2012 diện tích
tăng đạt 17,9 nghìn ha.
Về năng suất cũng tăng từ 32,8 tạ/ha năm 2002 lên 42,0 tạ/ha năm 2007
(tăng trung bình 1,9 tạ/ha/năm). Năm 2008, 2009 năng suất ngô bị giảm đáng
kể, năm 2009 năng suất ngô chỉ đạt 39,1 tạ/ha, giảm 2,9 tạ/ha so với năm
2007. Nhưng chỉ một năm sau năng suất ngô lại tăng lên tương đương năng
suất ngô năm 2007. Đến năm 2012, năng suất ngô đạt 42,2 tạ/ha.
Do diện tích và năng suất đều tăng nên sản lượng ngô đạt cao nhất vào
năm 2008 là 84,6 nghìn tấn, tăng 46,6 nghìn tấn so với năm 2002. Đến năm
2009 do cả diện tích và năng suất ngô đều giảm nên sản lượng chỉ còn 68,0
nghìn tấn, năm 2012 là 75,5 nghìn tấn, giảm 9,1 nghìn tấn so với năm 2008.
1.3. Tình hình nghiên cứu ngô trên Thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngô trên Thế giới
Quá trình nghiên cứu tượng ưu thế lai ở cây ngô được các nhà khoa học
quan tâm từ rất sớm. John Lorain thực hành tạp giao đầu tiên ở ngô với mục
đích nâng cao năng suất hạt. Năm 1812 ông đã nhận thấy việc trộn lẫn các
loài ngô khác nhau như người da đỏ đã làm sẽ cho năng suất ngô cao. Tuy 13
nhiên người đầu tiên đưa ra lý thuyết về hiện tượng ưu thế lai là Charles
Darwin vào năm 1871. Bằng cách nghiên cứu hàng loạt các cá thể giao phối
và tự phối ở nhiều loài khác nhau như đậu đỗ, ngô, ông nhận thấy sự hơn hẳn
của các cây giao phấn với các cây tự thụ phấn về chiều cao, tốc độ nảy mầm
của hạt, số quả trên cây, sức chống chịu với điều kiện bất thuận và năng suất
hạt. Sử dụng ưu thế lai trong tạo giống ngô lai được Wiliam, Janes Beal bắt
đầu nghiên cứu từ năm 1876, ông thu được những cặp lai hơn hẳn các giống
bố mẹ về năng suất từ 10 - 15%. Shull là nhà khoa học dẫn chứng và nêu khái
niệm về ưu thế lai khá hoàn chỉnh trên ngô. Năm 1904, ông đã tiến hành tự

Bauman năm 1981, ở Mỹ các nhà tạo giống đã sử dụng 15% quần thể có nguồn
di truyền rộng, 16% từ quần thể có nền di truyền hẹp, 14% từ quần thể của các
dòng ưu tú, 39% từ tổ hợp lai của các dòng ưu tú và 17% từ quần thể hồi giao
để tạo dòng (Bauman,1981) [10].
Việc nghiên cứu tạo giống ngô lai ở Châu Âu bắt đầu muộn hơn ở Mỹ 20
năm nhưng cũng đạt được thành công rực rỡ. Công tác tạo dòng thuần và giống
lai ở Bungaria được bắt đầu từ năm 1951. Năm 1956- 1958 những giống lai kép
đầu tiên là VIR-42, Wiscosin - 641 và Ohio- 92 đã được thử nghiệm và khu vực
hóa. Giống lai đơn đầu tiên được đưa vào sản xuất năm 1956 là SK-4, và sau đó
một số lượng lớn giống lai giữa các dòng thuần được tạo ra và đưa thử nghiệm.
Theo FAOSTAT (2014) [12], năm 2012 một số nước có năng suất ngô bình
quân cao là Hà Lan (12,3 tấn/ha), Tây Ban Nha (10,9 tấn/ha), Hy Lạp (10,9
tấn/ha), Áo (10,7 tấn/ha), Bỉ (10,2 tấn/ha).
Việc nghiên cứu tạo giống ngô lai ở một số nước đang phát triển bắt
đầu từ những năm 60 như Achentina, Braxin, Colombia, Chile, Mehico, Ấn
Độ, Pakistan, Hylap, Zimbabwe, Kenya, Tanzania và một số nước ở Trung
Mỹ. Trong thời kì 1966 - 1990 có 852 giống ngô được tạo ra, trong đó 59% là
giống thụ phấn tự do, 27% là giống lai quy ước, 10% là giống ngô lai không
quy ước và 4% là các giống khác (S.K.Vasal, cs, 1999) [16]. Từ con số trên
cho thấy giai đoạn này số giống lai được tạo ra ít hơn giống thụ phấn tự do.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ngô ở Việt Nam
Ở Việt Nam ngay từ những năm 60 đã có những nghiên cứu về chọn tạo
và sử dụng ngô lai vào sản xuất. Song do vật liệu khởi đầu của chúng ta còn
nghèo nàn và không phù hợp, vì vậy ngô lai đã không phát huy được vai trò
của nó. Những năm đầu của thập kỷ 90 công tác chọn tạo giống ngô lai được
các nhà khoa học coi là nhiệm vụ chiến lược chủ yếu. Trong những năm 1992 - 15
1994, Viện nghiên cứu ngô đã lai tạo ra các giống ngô lai không quy ước là:
16
đầu tạo ra một số tổ hợp lai có triển vọng. Nhờ nguồn nguyên liệu tạo dòng khá
phong phú, được thử nghiệm trong nhiều điều kiện sinh thái và mùa vụ nên các
giống ngô lai mới tạo ra đã tỏ ra có ưu thế hơn như: chịu hạn, chống đổ, ít
nhiễm sâu bệnh, chất lượng và màu dạng hạt tốt hơn. Điển hình là các giống
dài ngày, tỷ lệ 2 bắp/cây cao như: LVN98, LVN145 có màu dạng hạt đẹp, thời
gian sinh trưởng ngắn; một số giống ngô chịu hạn tốt, thích nghi với nhiều
vùng sinh thái như: VN8960, LCH9, LVN61, LVN14.
Nhờ sự nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu và ứng dụng ngô lai
trong sản xuất, đến năm 2007 giống ngô lai chọn tạo của Việt Nam chiếm
32,5% diện tích, giống nước ngoài chiếm 52,3%. Số giống ngô có mặt trong
sản xuất là 114 giống, trong đó 10 giống được ưa chuộng nhất là LVN10,
CP888, B9698, CP999, C919, G49, B9681, P11. LVN4, CP989 với diện tích
chiếm gần 73% diện tích gieo trồng, riêng giống LVN10 chiếm 25%.

Trích đoạn Khả năng chống chịu sâu bệnh của các tổ hợp ngô lai tham gia thí Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp Số hạt trên hàng
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status