Đặc điểm nghệ thuật thơ Hoàng Cầm - Pdf 29



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoàng Cầm là một thi sĩ được đông đảo bạn đọc yêu mến. Thi điệu riêng, chất
men say cuốn hút độc giả đối với thơ ông trước hết là ở sự ngưng đọng văn hóa
Kinh Bắc, cũng chính văn hóa Kinh Bắc là ngọn nguồn khởi sinh ra thế giới nghệ
thuật thơ Hoàng Cầm. Nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp: “chính hồn vía
Kinh Bắc, chính niềm khao khát cháy bỏng về một tình yêu lớn dành cho quê
hương, cho cái đẹp một khi sâu sắc đến tràn bờ liền sẽ cất thành thơ”. Với một linh
khiếu đặc biệt, một tâm thức văn hóa gắn chặt với cội nguồn, Hoàng Cầm nhanh
chóng tìm thấy một không gian vĩnh cửu nằm ngoài mọi thời gian lịch sử. Thơ
Hoàng Cầm không chỉ có lịch sử, địa lý, thiên nhiên Kinh Bắc trong thực tế mà thực
sự sống động trong mảng hồn Kinh Bắc.
Là một kẻ đa tình, Hoàng Cầm yêu thơ ngay từ khi còn niên thiếu. Chính tình
yêu đã đem đến một thứ ánh sáng kì diệu cho cái thế giới mà người nghệ sĩ giao
tiếp. Để rồi, trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, Hoàng Cầm xuất hiện như một
bông hoa lạ giữa thi đàn. Bạn đọc yêu thơ đã quen với cái tên Hoàng Cầm- nhà thơ
của Bên kia sông Đuống, của Lá diêu bông, của Cây tam cúc. Ông đã tạo cho
mình một chỗ đứng riêng bằng phong cách thơ lạ, độc đáo, một cõi thơ riêng đầy ẩn
ức và tràn trề lối thoát. Cũng bằng tài thơ độc đáo, Hoàng Cầm đã có công làm “
phát sáng” và thăng hoa những nét đẹp tiềm ẩn của quê hương Kinh Bắc.
Có thể nói thơ Hoàng Cầm là sự đan cài giữa thực và mơ, giữa cuộc đời và
huyền thoại, giữa hiện tại và quá khứ, giữa bóng hình giai nhân và những con người
Kinh Bắc. Thơ Hoàng Cầm vì thế mãi là mảnh đất không bao giờ cũ, luôn mời gọi
bước chân khám phá của các nhà nghiên cứu, những người yêu thơ.
Làm nên giá trị của một tác phẩm văn học không phải chỉ ở giá trị nội dung tư
tưởng mà còn ở giá trị nghệ thuật độc đáo. Lêônôp khẳng định: “Tác phẩm nghệ
thuật đích thực, nhất là tác phẩm ngôn từ, bao giờ cũng là một phát minh về hình
thức và một khám phá về nội dung”. Hình thức mà Lêônốp nói ở đây chính là nghệ
thuật độc đáo, mới lạ. Điều này khẳng định vai trò quan trọng của nghệ thuật trong

[27,tr.92]

Nhà thơ gắn cả cuộc đời văn chương của mình với quê hương Kinh Bắc, Nam
Dao đã nhận định: “Thơ anh mang âm vận của đời Tống và những bài phú thời
Nguyên Minh, tự do hơn, phóng khoáng hơn, nhưng là thơ Việt Nam mang tính
quan họ đặc biệt Bắc Ninh”
[10,tr.123]
Hoài Việt nhận xét: “Ở Hoàng Cầm “chồi tâm” nẩy lên từ nền văn hiến truyền
thống Kinh Bắc, vùng đất cổ còn để lại đến đời nay bao nhiêu đình chùa, miếu mạo,
bao nhiêu ông trạng, ông nghè, bao “trai Cầu Vồng Yên thế, gái Nội Duệ- Cầu
Lim”. Hoàng Cầm đắm mình trong đó có lúc đến chệnh choạng”.
[27,tr.34]

Cùng quan điểm như Hoài Việt, Đỗ Đức Hiểu đã có những nhận xét khá tinh tế
về nghệ thuật thơ Hoàng Cầm: “sử dụng âm vang cuối cùng bài thơ, để ngỏ bài thơ,
kéo dài vô cùng nỗi đau của tình yêu đơn phương, của cái cô đơn (hay thân phận con
người), đó là một đặc trưng phong cách thơ Hoàng Cầm. [51,tr.284]
Đằng sau những con chữ là nỗi niềm, tình cảm của thiên nhiên gửi gắm vào.
Chu Văn Sơn lại đánh giá: “Bản lĩnh già dặn của một thi sĩ là biết tiết chế tình cảm
của mình, Hoàng Cầm đã nén chìm tính biểu cảm vào câu chữ, để nỗi nghẹn ngào
khuất chìm trong câu chữ, đặng ký thác trọn vẹn vết thương tủi cực của số phận
mình”. [51,tr.297]
Hoàng Cầm may mắn được sinh ra trên mảnh đất quan họ nên âm hưởng
những thi phẩm của ông luôn ngân lên làn điệu í a ngọt ngào níu chân du khách.
Nguyễn Đăng Điệp gọi đó là: “Điệu ngọc rung lên huyền diệu trên những sợi tơ
vàng trong sâu thẳm tâm hồn nhà thơ. Đó là tiếng lòng của một tâm hồn biết yêu đến
mê đắm, không tính toán so bì”

(Mai Xuân Huỳnh – ĐHSP Thái Nguyên – 2005).
- Không gian nghệ thuật trong thơ Hoàng Cầm – (Nguyễn Thị Thúy Hạnh
ĐHSPHN – 2003).
Những bài nghiên cứu trên là những đánh giá ban đầu về những đóng góp
trong thơ Hoàng Cầm. Đề tài “ Đặc điểm nghệ thuật thơ Hoàng Cầm” dựa trên sự
kế thừa, đi sâu vào nghiên cứu qua đó đánh giá sâu sắc về nghệ thuật thơ Hoàng
Cầm. Do vậy, tất cả những bài viết, những công trình nghiên cứu trên là cơ sở quan
trọng, kiến thức quí báu giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện Đặc điểm nghệ thuật thơ Hoàng Cầm,
qua đó khám phá giá trị nghệ thuật, chỉ ra những nét đặc sắc, giải thích vì sao thơ
Hoàng Cầm luôn là đối tượng thu hút các nhà nghiên cứu, độc giả quan tâm.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu một cách toàn diện Đặc điểm nghệ thuật thơ Hoàng Cầm .
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thơ Hoàng Cầm nói chung, trong đó
trọng tâm là một số tập thơ tiêu biểu:Lá diêu bông, Về Kinh Bắc, Mưa Thuận
Thành Phạm vi khảo sát của luận văn là tác phẩm thơ Hoàng Cầm in trong cuốn
“Hoàng Cầm- tác phẩm thơ” (2003) do NXB Hội nhà văn và trung tâm văn hóa
ngôn ngữ Đông Tây xuất bản.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau
đây:
Phương pháp thống kê, phân loại: Đây là hai phương pháp cần thiết để khảo
sát, tìm hiểu những chi tiết lặp lại có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định đặc
trưng độc đáo trong phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Cầm.
Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Vận dụng lý thuyết về thi pháp học, tiếp

ước mơ, cảm xúc bằng chính nhân vật trữ tình.
Theo tác giả Lê Lưu Oanh: Cái tôi trữ tình là một tập hợp rất nhiều quan hệ
trong mối quan hệ với chính nó, với cấu trúc tác phẩm mà mỗi cái tôi là một giới
hạn tiếp xúc với đời sống. Tùy theo từng tiêu chí ta có những cách phân loại sau:
Theo phương pháp sáng tác: Cái tôi cổ điển- Cái tôi lãng mạn- Cái tôi hiện
thực- Cái tôi cách mạng
Theo cấu trúc nhân cách: Cái tôi cá nhân- Cái tôi xã hội- Cái tôi tâm lí- Cái tôi
hành động- Cái tôi bản năng- Cái tôi nhu cầu
Theo các quan hệ của cái tôi với các phạm trù tinh thần: Cái tôi đạo đức- Cái
tôi chính trị- Cái tôi nghệ sĩ- Cái tôi văn hóa
Theo đặc điểm nhân cách: Cái tôi sầu- Cái tôi cô đơn- Cái tôi cảm giác- Cái tôi
hưởng lạc
Theo lọai hình nội dung: Cái tôi sử thi- Cái tôi thế sự- Cái tôi đời tư
Theo cấu trúc tác phẩm: Cái tôi tác giả- Cái tôi nhân vật
Theo phương thức bộc lộ: Cái tôi suy nghĩ- Cái tôi cảm xúc- Cái tôi triết lí
Theo thể thơ: Cái tôi Đường luật- Cái tôi ca dao
Về vận động của cái tôi trữ tình giai đoạn 1945-1975 ở Việt Nam, theo tác giả
Vũ Tuấn Anh: cái tôi trữ tình kiểu mới ra đời sau 1945, gắn với sự hình thành nền
thơ trữ tình cách mạng và kháng chiến. Nếu như Phong trào Thơ mới gắn với cái tôi
lãng mạn đã làm một cuộc cách mạng trong thi ca, đưa nền thơ dân tộc bước vào quỹ đạo hiện đại, thì với sự ra đời của cái tôi trữ tình cách mạng và kháng chiến, nó
tiếp tục mở ra một giai đoạn mới , “ Đưa thơ vào thẳng trung tâm của đời sống tinh
thần dân tộc trong những biến động lịch sử to lớn” [1,tr.63]. Cũng theo tác giả: bản
chất của cái tôi trữ tình kiểu mới hình thành trong thơ sau 1975 có thể được xác
định bởi những nét chính sau:
1. Cái tôi công dân- xã hội, hướng về những tình cảm chung của cộng đồng
2. Cái tôi hiện thực, hướng vào sự khai thác và thể hiện chất thơ của đời sống
3. Cái tôi đại chúng, hướng về người đọc, người nghe nhằm tạo ra cộng hưởng

Cả quê mẹ, quê cha đều thuộc xứ Kinh Bắc- cái nôi văn hóa lớn của dân tộc.
Môi trường gia đình và quê hương đã ảnh hưởng trực tiếp đến cách sống, cách cảm,
cách nghĩ và cách sáng tạo của nhà thơ Hoàng Cầm.
Trong kháng chiến chống pháp, Hoàng Cầm gia nhập vệ quốc quân, tham gia
thành lập đội văn nghệ tuyên truyền cách mạng thuộc chiến khu Việt Bắc, làm
trưởng đoàn văn công Tổng cục chính trị , hoạt động biểu diễn phục vụ các chiến
dịch và quân dân vùng kháng chiến, làm trưởng đoàn kịch nói Quân đội. Cuối năm
1955 ông chuyển ngành sang Hội văn nghệ Việt Nam, làm công tác xuất bản. Tháng
4-1957 Hoàng Cầm tham gia Đại hội thành lập Hội nhà văn Việt Nam, được bầu vào
ban chấp hành ( khoá I) của Hội, được cử vào ban giám đốc Nhà xuất bản Hội nhà
văn. Năm 1958, sau đợt học tập đấu tranh chống Nhân văn Giai phẩm, Hoàng cầm
rút khỏi Ban chấp hành Hội nhà văn. Từ đó ông sống như một công dân bình thường
tại Hà Nội. 1988, trong cao trào đổi mới, Hoàng Cầm và một số nhà văn khác được
khôi phục tư cách hội viên Hội nhà văn Việt Nam, được khôi phục quyền công bố,
đăng tải tác phẩm. Ngày 10-3-2007 ông được vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước
về Văn học Nghệ thuật, do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định.
1.2.1.2. Sự nghiệp văn học.
Hoàng Cầm có duyên với văn học ngay từ khi còn nhỏ. Năm 1936, lúc còn là
cậu học trò phổ thông, Hoàng Cầm đã có một chùm thơ đăng báo với bút danh Bùi
Hoài Việt trên trang văn nghệ( do nhà thơ Thâm Tâm phụ trách) của báo Bắc Hà.
Cùng thời gian đó ông cũng có truyện ngắn đăng ở báo Đông Pháp và kí bút danh là
Hoài Sơn. Cái tên Hoàng Cầm bắt đầu xuất hiện trên tạp chí Tiểu thuyết thứ 7 của
nhà xuất bản Tân Dân vào khoảng tháng 8-1939 với hai truyện ngắn Vết thương thứ
nhất, Khi lòng đã chết. Chất nghệ sĩ tài hoa hình thành, tuy chưa quy tụ vào thể loại nào nhưng những tác phẩm đầu tay gồm thơ, văn xuôi, kịch đã bộc lộ một tài năng
đa dạng ở nhà thơ trẻ tuổi này.
Trước Cách mạng Tháng Tám, hồn thơ Hoàng Cầm chưa gắn với đất vùng quê
nào. Ông đã mở đầu sự nghiệp của mình bằng những vở kịch lịch sử. Hoàng Cầm là

dương trập trùng sóng gió miên man huyền diệu dĩ vãng rồi xé ngang vạch chéo, vút
cao, xoáy sâu không biết bao nhiêu những nét rung động”[2,tr.194]. Có thể nói thời
kì này là lúc hồn thơ Hoàng Cầm đọng sâu nhất, chín nhất, sống dậy mãnh liệt trong
hồi ức, trong kỉ niệm để thăng hoa thành những vần thơ sống mãi với thời gian.
Quả thật, giữa lúc ta tưởng như ông có thể gục ngã trong giông bão cuộc đời
thì đó lại là thời gian ông làm thơ nhiều nhất, tâm hồn ông đắm chìm trong mạch
sống dạt dào của quê hương, toát lên niềm tin yêu với cuộc đời, ngập tràn ý nghĩa
nhân văn.
Thơ Hoàng Cầm lúc này là những khoảng sáng hắt lên những mộng ước, đắng
cay, đớn đau đời người. Bản chất nghệ sĩ mãnh liệt đã tạo nên bản lĩnh cho hồn thơ
ông- bản lĩnh tồn tại. Thơ ca đã trở thành vị thuốc chữa lành nỗi buồn đau và niềm
cô đơn của kiếp người trong cõi dương gian. Chính vì vậy, tuy không phải là người
tiên phong đưa thơ Việt Nam vào thế giới hiện đại nhưng ông đã biết thẩm thấu tâm
hồn qua “ màu dân tộc” để đưa thơ tiến về phía trước hòa nhịp với thời đại.
Kinh nghiệm cho thấy, nhiều khi những mất mát, bất hạnh của đời sống bất
ngờ ập đến lại là lúc bắt đầu của những khám phá, những thành công nghệ thuật của
người nghệ sĩ. Có người đã có lý khi nói rằng không cô đơn không thể là nghệ sỹ
thực thụ. Người ta sáng tạo nghệ thuật trong cô đơn. Nghệ sĩ hết cô đơn thì không
thể làm nghệ thuật được nữa. Với Hoàng Cầm đó là một minh chứng. Từ 1960
Hoàng Cầm “ trở về” với bao nỗi niềm suy tư, u uất. Vì vậy hồn thơ nghe thật da
diết lắng sâu. Thơ Hoàng Cầm lúc này là sự dẫn dắt của cõi vô thức, tâm linh, sự kết
hợp giữa hiện thực và siêu thực, những tìm kiếm ngôn từ và liên tưởng táo bạo làm
cho hình ảnh thơ hòa quyện lung linh giữa quá khứ và hiện tại, giữa thực và mơ.
Tập thơ Về Kinh Bắc- được viết từ lập thu 1959 đến giữa xuân 1960 là viên
ngọc kết tinh của muôn vàn nỗi niềm, cảnh sắc, hương vị, âm thanh, tiết tấu của
cuộc sống, vừa xa xưa vừa đương đại, lúc huyền ảo, lúc hiện thực, như mê mà như
tỉnh, như ngủ mà như thức, hư hư thực thực. Có thể xem Về Kinh Bắc là đỉnh cao
của thơ Hoàng Cầm. Những bài thơ Cây tam cúc, Lá diêu bông, Quả vườn ổi, Cỏ
Bồng Thi, Về với ta đã trở thành món ăn tinh thần của bao thế hệ người yêu thơ,
ăn sâu vào trí nhớ của họ, khẳng định một tên tuổi Hoàng Cầm. Tập thơ cho đến bây

mặt không nhìn” nhưng chính những bất hạnh gian truân của cuộc đời đã kích thích sự sáng tạo trong ông, đã nâng cánh thơ ông làm cho thơ ông có phong cách riêng và
sắc điệu độc đáo. Thời gian đã trả lại giá trị đích thực cho thơ Hoàng Cầm. Ông hy
vọng rất chân thành được gặp những tâm hồn bầu bạn, có độ lượng để bao dung, có
tấm lòng nhân ái để thông cảm, có tri thức đủ để thấu đáo tác phẩm và tác giả, hiểu
cả điểm mạnh và điểm yếu của một người suốt đời lấy thơ làm cứu cánh, làm mục
đích, làm lẽ sống chứ không bao giờ lấy thơ làm phương tiện để đạt mục đích mà
tâm hồn mình không chấp nhận
1.2.2. Cái tôi đậm bản sắc văn hóa Kinh Bắc.
“Người ta gọi tôi là đa tình có lẽ vì biết phần nào những câu chuyện tình yêu
hơn tuổi của tôi. Nhưng nếu không có cái đa tình ấy thì sẽ không có Cây tam cúc, Lá
Diêu Bông và cũng không có thơ Hoàng Cầm. Những người con gái luôn ở trong
tiềm thức của tôi và là cảm hứng trực tiếp cho những bài thơ. Mà cái đa tình ở đây
đau chỉ đơn thuần là tình yêu lứa đôi. Bản chất của thi sĩ vẫn sẵn máu phong tình,
cho đến bây giờ tôi vẫn thế. Tôi còn dành cái tình đậm sâu cho một vùng quê sinh ra
mình” (Hoàng Cầm- người thơ Kinh Bắc).
“Vùng quê sinh ra mình”- vùng Kinh Bắc, một trong những cái nôi văn hóa
lớn, vùng văn hóa thẩm mĩ lớn có ảnh hưởng sâu sắc đến ngòi bút Hoàng Cầm. Đọc
thơ ông, ta nhận thấy một cái tôi đậm đà bản sắc văn hóa Kinh Bắc.
Giáo sư Trần Quốc Vượng coi xứ Bắc là không gian điển hình đan xen, hỗn
dung tiếp xúc, hội tụ và kết tinh văn hóa Việt cổ với văn hóa Việt Ấn, Nam Á và
Trung Á, Văn hóa Nho, Trung Hoa để rồi sinh thành bản sắc văn hóa Việt.
Đào Duy Anh và Nguyễn Văn Thuyên khẳng định: “Xứ Bắc là cái nôi sinh
thành tộc người Việt- dân tộc chủ thể, là không gian sinh thành nền tảng và bản sắc
văn hóa Việt Nam”.
Có thể nói, làm nên đặc trưng sắc thái văn hóa vùng Kinh Bắc là những điều
kiện tự nhiên, vị thế địa lý, lịch sử, với những phong tục tập quán, ngôn ngữ rất
riêng của con người vùng đất này.

Đàm Thuận Huy, Đàm Văn Lễ, Thái Thuận
Thế kỉ XVI-XVIII, đất Kinh Bắc có thêm những tác giả tiêu biểu: Ngô Chi
Lan, Nguyễn Đăng Đạo, Hoàng Sĩ Khải, Trịnh Thị Ngọc Trúc cuối thế kỉ XVIII
sang thế kỉ XIX có Nguyễn Gia Thiều, Lê Ngọc Hân, Phạm Thái Cuối thế kỉ XIX có các danh sĩ nổi tiếng đánh giặc giỏi, làm thơ hay: Nguyễn Cao, Đề Thám. Ở độ
rực rỡ nhất của văn học trung đại có Đoàn Thị Điểm, Cao Bá Quát
Đầu thế kỉ XX, vùng đất Kinh Bắc đã sớm xuất hiện những chiến sĩ cộng sản
ưu tú, cũng sớm có những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa: Nguyễn Ngọc
Tuyết, Trần Minh Đức, Nguyễn Văn Cừ. Năm 1932, Phong trào Thơ mới nổi lên,
đất Kinh Bắc cũng góp vào làng thơ mới các tên tuổi rạng rỡ: Bàng Bá Lân, Anh
Thơ, Thế Lữ sau này có thêm một loạt nhà văn nổi danh: Ngô Tất Tố, Nguyễn Huy
Tưởng, Kim Lân và nhà thơ mang đậm chất Kinh Bắc- Hoàng Cầm.
Kinh Bắc còn là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, xã hội: Kinh Bắc xưa là
một trong những vùng có nhiều sự kiện phong phú trong sự nghiệp dựng nước và
giữ nước của dân tộc. Nơi đây không những nổi tiếng về truyền thống anh dũng
chống giặc ngoại xâm, nổi tiếng về truyền thống hiếu học khoa bảng, về di tích lịch
sử văn hóa, danh lam thắng cảnh mà còn có một khối lượng rất lớn các thần tích,
truyền thuyết, những lễ hội, những phong tục cổ truyền.
Trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, vùng đất Kinh
Bắc còn giữ lại nhiều di tích lịch sử, đình chùa miếu mạo, đền lăng, thành quách. Di
tích lịch sử dày đặc trên xứ Bắc: Chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp, Bách
Môn, Đình Bảng Mỗi địa danh này gắn liền với sinh hoạt lễ hội nói lên cảnh sống
thanh bình của dân tộc hiền hòa. Nơi đây, mỗi ngọn núi tên sông, mỗi ngôi làng con
xóm đều gắn với một huyền thoại, một truyền thuyết mà di tích để lại là đền chùa cổ
tích, là những lễ hội truyền thống tất cả làm cho đất Kinh Bắc trở thành một trong
những cái nôi của văn hóa dân tộc, quê hương của những cô gái xinh đẹp tình tứ,
chăm chỉ
Có thể nói, Kinh Bắc- quê hương Hoàng Cầm là mảnh đất mà đời sống tâm

tinh hoa của những thơ ca bác học để tạo nên sắc thái riêng của bài ca quan họ.
Tiếng hát quan họ có vai trò tích cực trong cuộc sống. Những làn điệu dân ca kì diệu
tồn tại bền lâu từ bao đời nay tắm đẫm thiên nhiên, đất trời Kinh Bắc, đem đến hơi
thở nồng nàn cho trái tim con người, làm nên một hồn thơ Kinh Bắc đa tình, tinh tế,
trong trẻo mà đậm đà tình người.
Từ những tìm hiểu ở trên, có thể khẳng định: Kinh Bắc là một trong những cái
nôi văn hóa lớn, vùng thẩm mĩ lớn. Do vậy, muốn tiếp cận thơ Hoàng Cầm, chúng ta
không thể không tìm hiểu vùng văn hóa Kinh Bắc. Bởi trong mọi thăng trầm của
cuộc đời Hoàng Cầm, bóng dáng con người, xứ sở Kinh Bắc đều xuất hiện. Môi
trường văn hóa gia đình và vùng quê Kinh Bắc là dòng sữa ngọt ngào thấm sâu vào máu thịt, chảy trong huyết quản, nuôi dưỡng hồn thơ Hoàng Cầm. Thể hiện tình cảm
với quê hương mình, đất nước mình thi nhân nào mà chẳng có. Nhưng thể hiện một
cách sâu sắc và toàn diện với nhiều chiều không gian, thời gian nghệ thuật để vẻ đẹp
quê hương mình được thăng hoa thì ít ai làm được như Hoàng Cầm. Thật dễ hiểu,
những câu hỏi mà Hoàng Cầm đã thốt lên trong Bên kia sông Đuống: “Bây giờ tan
tác về đâu/ Bây giờ đi đâu về đâu?” như xoáy vào tâm khảm người đọc qua bao
thăng trầm của thời gian tạo nên dư ba không dứt với một mối tình sâu nặng với quê
hương của thi sĩ. Hoàng Cầm chỉ nói về một vùng quê cụ thể nhưng lại động thấu tới
gan ruột của bất cứ ai đã có một quê hương . Bởi bài thơ gợi nhớ đến cảnh quê, hồn
quê, hương quê, nghề quê, người nhà quê, âm sắc quê hương Do đó mà hình ảnh
quê hương Kinh Bắc có ý nghĩa khái quát cho mọi miền quê Việt Nam.
Hoàng Cầm là nhà thơ được sinh ra và lớn lên ở vùng quê “phên dậu kinh
thành”, một vùng “quê thiêng Kinh Bắc”. Nơi đây xốn xang, tưng bừng những hội
hè, chùa chiền, lễ hội, đó là một đặc trưng tiêu biểu của đời sống Kinh Bắc. Kinh
Bắc tự hào với tài hoa của con người để lại những công trình kiến trúc cổ kính. Đó
vừa là giá trị vật chất, vừa là giá trị tinh thần tôn vinh sự thông minh, tài hoa và trái
tim nghệ sĩ của người dân nơi đây, trong đó phải kể đến: Chùa Phật Tích- một công
trình kiến trúc tuyệt đẹp. Hoàng Cầm đã khắc sâu vẻ đẹp đó bằng hình ảnh:

Tam Sơn. Chùa được xây dựng vào thời Lê Trung Hưng, trên núi Tam Sơn theo một
quần thể kiến trúc hình chữ nhật, giữa là lầu gác chuông. Từ chân núi lên có nhiều
bậc xây bằng gạch. Đây là ngôi chùa chứa đựng cả một vốn liếng văn hóa vật chất
và tinh thần. Năm 1965, máy bay Mĩ bắn phá đã phá hủy toàn bộ ngôi chùa. Sau đó
nhân dân dựng lại, cơ bản thì giống nhưng không đẹp như cũ. Khi còn nhỏ tuổi,
Hoàng Cầm đã theo mẹ đến lễ chùa, sau này trở lại, nhìn cảnh quan đổi khác, một
nỗi buồn rưng rưng nhớ tiếc dâng lên:
Em giờ lạc giữa Quan Âm
Em giờ cứ nhớ lang thang
Rằng ai rằng ấy rằng đang thế rồi
Chùa trăm gian cửa mồ côi
(Vô Phương)
Chỉ hai từ “mồ côi” đã diễn tả thật đắt nỗi đau trước những di sản văn hóa quý
giá bị mất mát. Câu thơ khơi gợi tình yêu quê hương nồng nàn, yêu và trân trọng giá
trị văn hóa quý giá của dân tộc. Có thể nói, lòng yêu quê hương tha thiết, sự gắn bó sâu nặng khiến cho cõi linh
thiêng của chốn chùa chiền hiện về thật gần gũi giữa đời thường, không hề thoát tục
mà rất trần thế trong thơ Hoàng Cầm.
Đến với thơ Hoàng Cầm, người đọc như đang được tìm về với không gian
Kinh Bắc, thăng hoa cùng với hội hè Kinh Bắc và thật đúng khi có ai đó đã nhận xét
rằng: trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, khó ai hơn được Hoàng Cầm khi viết về
Kinh Bắc, đặc biệt về lễ hội Kinh Bắc. Không hẳn Kinh Bắc là vùng đất cổ còn lưu
giữ được nhiều truyền thống văn hóa dân gian, mà hội hè còn là mặt chủ yếu của đời
sống phi chính thức, đời sống thứ hai. Chính hội hè điểm trang , cân bằng lại đời
sống thường ngày. Tất cả những hình thức hội hè ấy, nằm ngoài phạm vi sinh hoạt
nhà nước, mang tính chất mua vui chứ không mang hơi hướng tôn giáo cần sự trang
nghiêm. Chúng tạo ra bên cạnh cuộc sống chính thức một thế giới thứ hai-cuộc sống
thứ hai. Những hội hè chính thức được thể hiện trong thơ của Hoàng Cầm như: Hội

Nhẩn nha thôi
Ôi đùi nhẹ buông tênh Tang vờ câm
Ai nện xin thượng ngầm
Gõ hờ đôi ba tiếng cuối buồn vang âm
Vì tay ải tay tay ai
Chưa nguôi tê mê thầm
( Hội Chen Nga Hoàng)
Trong Hội Chen Nga Hoàng, chúng ta nghe Hoàng Cầm thầm thì với ngữ điệu
và trong những đam mê huyền ảo đó, giới tính không còn phân biệt được nữa.
Những nốt trầm trong thơ ông quấn quýt không gian êm ái trong hơi thở đêm của bất
tận.
Thi thổi cơm, thường được tổ chức vào dịp các lễ hội làng, hội chùa tháng
giêng. Hội qui định về cách chơi và giải thưởng. Khi nấu mỗi người đeo một cần
trúc ở sau lưng, đầu cần vắt ra trống đánh vây quanh. Hoàng Cầm đã mượn bài thơ
Thi ăn mía thổi cơm để gợi về câu chuyện dân gian xưa:
Cơm vừa chín tới
Má xuân hồng
Dầm khói tím
Chợt sang thu
( Thi ăn mía thổi cơm) Quả thật nấu cơm mà như một nghệ sĩ tài hoa.
Thi dệt vải năm nào cũng diễn ra ở Hội Lim. Xưa vùng Nội
Duệ Cầu Lim vốn nổi tiếng nghề dệt. Các cô gái đi thi đều là gái chưa chồng. Khi
mọi người đã ngồi vào khung cửi, chờ trống hiệu lệnh thì bắt tay đưa thoi dệt. Người
xem thì đánh trống vỗ tay nếu ai bị rơi thoi coi như bị loại. Các cô gái vừa dệt vải
vừa hát quan họ. Các gia đình coi việc đi thi dệt của con gái mình là hệ trọng cho
nên phải chuẩn bị chu đáo. Các chàng trai, cô gái đi hội cũng náo nức xem thi. Vì
thế thi dệt vải càng hấp dẫn. Và thơ Hoàng Cầm đã làm hiện về những cô gái Kinh

Từ Thức”, câu thơ nhấn mạnh một ý quan trọng: Thơ Hoàng Cầm luôn lấy tình yêu
làm lăng kính soi ngắm lễ hội hè đình đám ở Kinh Bắc.
Đến với hội đền Gióng, Hoàng Cầm làm sống lại truyền thống bất khuất của tổ
tiên. Nhờ có hội mà nhân dân ta có dịp hồi tưởng, thành kính, làm hồi sinh những
nhân vật anh hùng trong cuộc sống. Và năm nào cũng thế, cứ đến lễ hội là nhân vật
ấy lại hiện về. Thơ Hoàng Cầm gợi về một bản lĩnh, một tư tưởng dân tộc mà làm
sống dậy thần tượng “ ngựa hồng, gươm thần, phun lửa” oai hùng đánh giặc thuở
xưa.
Về hội làng Vân, Hoàng Cầm nhấn mạnh vào một nghề vừa đem lại hiệu quả
kiến thức cao cho làng, vừa ghi dấu trí óc tài hoa của con người, đó là nghề nấu rượu
và nuôi lợn:
Lợn ba trăm cân
kềnh xuân lún ngõ
Khói bếp lun phun mưa
Mép chàng trai lún phún đương thì
Tết Vân Hà làng mở hội thi
Núc ních từng đôi chật đường nghẽn lối
(Hội Vân Hà)
Việc chăn nuôi giỏi, nấu rượu tài là điều tự hào của làng Vân. “Hội đền tám
vua triều Lý” với Hoàng Cầm là nỗi hoài nhớ, ngưỡng vọng một thời lịch sử huy
hoàng và cái kết cục đầy bi kịch của cuộc sống:
Còn đâu thớ gỗ phượng rồng
chen chúc khoảng trời thương nhớ
Tạnh thời gian
(Hội đền tám vua thời Lý) Có thể nói làng nào ở Kinh Bắc cũng có lễ hội, nhiều nhất là về mùa xuân. Đọc
thơ Hoàng Cầm ta thấy hội hè nào ở Kinh Bắc cũng đều rất lành mạnh, nhà thơ luôn
lấy tình yêu làm tâm điểm để soi chiếu, gửi vào đó là những tình cảm trong trẻo, lối

Cầm luôn có ý thức truyền tải cái hay, cái đẹp, cái truyền thống văn hóa của người
quan họ và khẳng định quan họ là bản sắc văn hóa, văn hiến cần bảo lưu, gìn giữ và
phát triển. Ông coi văn hóa quan họ chính là chất men – thơ để làm dậy lên những
giọng điệu ngọt ngào sắc màu ngôn ngữ đậm chất Kinh Bắc.
Quan họ là loại hình ca hát dân gian đặc trưng của người Kinh Bắc, người hát
đối nhau bằng các làn điệu truyền thống và rất ứng biến. Hội quan họ diễn ra ở trong
nhà, trên sân đình, trước cửa chùa, hay bồng bềnh trên những chiếc thuyền thúng
giữa ao hồ.Vào hội, các liền anh áo the khăn xếp, các liền chị nón thúng quai thao,
áo mớ ba mớ bảy, họ gặp nhau với những tình cảm nồng ấm, thân tình, tinh tế và
lịch lãm theo lối riêng của người quan họ. Họ hát lên những làn điệu trong kho ngôn
ngữ dân ca đạt tới trình độ nghệ thuật cao. Ngôn ngữ quan họ là sự hội tụ tuyệt vời
của ngôn ngữ và nhạc họa trong những tình cảm giao hòa giữa nam và nữ, giữa con
người với con người, con người với thiên nhiên tạo vật và thần linh thể hiện khát
vọng vươn tới cuộc sống hạnh phúc, phồn thịnh , thủy chung như nhất.
Có thể nói Hoàng Cầm là nhà thơ tiếp thu và tạo nhịp điệu quan họ bằng một
hàng liên tưởng thẩm mỹ kì lạ để làm nảy sinh thứ ngôn ngữ thơ ca dân gian Kinh
Bắc:
Trầu têm cánh phượng lỡ thề tử sinh
Lý cây đa Lý huê tình
Nguyệt cầm ngại gảy dỗ dành ai ca
Người ơi người ở Hay là
(Thể phách tinh anh)
Viết về quan họ, Hoàng Cầm tập trung nhiều vào không gian văn hóa quan họ
trong hội Lim. Có thể nói, chưa hội nào ở Kinh Bắc hội tụ nhiều làng quan họ, nhiều
canh hát quan họ như hội Lim – Lễ hội quan họ nổi tiếng nhất vùng.

Hội Lim mở màn với cuộc thi hát quan họ chính thức ở chùa Hồng Vân trên
đồi lim. Sau đó người ta vào các cuộc thi hát không chính thức với các màn biểu
diễn mang đậm chất quê hương từ các làng quan họ cổ Kinh Bắc mang đến như: cô
gái làng Xim, người gái thôn Dương, rồi các làng Bồ Sơn, Tiêu, Viềng, Chè Dọc, Ý

về Nội Duệ để mời bạn hát. Quan họ coi việc mời được bạn hát về nhà trong ngày
hội là một điều may mắn. Họ có thể hát trên đồi Lim, hát trên thuyền bơi trên ao làng, quanh đình chùa,
trên đồi núi, từng tốp quan họ nam và nữ say sưa hát : Lời khoan trên mái rạ/ Điệu
cao ngoài ngõ tre. Tiếng hát đối nhau vang vọng cả không gian một vùng văn hóa,
tiếng hát vang xa cùng: cánh cò bay mỏi, trên lúa chín đồng quê Về với hội Lim là
về với không gian của một thời thơ và nhạc, với sắc thái của một không gian văn
hóa truyền thống riêng biệt ở xứ Bắc – Kinh Bắc.
Không trực tiếp hoặc đi sâu miêu tả tiếng hát, nhưng Hoàng Cầm đã nói được
các linh hồn của văn hóa quan họ. Đó là những giai điệu: hư, hừ ,là đầy nghẹn ngào ,
ẩn ức, thứ ngôn ngữ riêng biệt chỉ có trong lời ca quan họ: ứ hự tình ơi! Đố ai lấp
được Ngân Hà/Để em về lấp lời ca đêm trường/ Bụi nào vẩn được mặt gương/ Vẫn
soi nắm lại khăn vuông đợi mình (Chân trời tua tủa mảnh chai) Trong: ứ hự
.hề hi ha u ơi ỡi ới a ( Chân dung tự thú). Đọc thơ Hoàng Cầm, đâu đâu
ta cũng gặp thứ ngôn ngữ ấy, nhất là cái giọng điệu quan họ ấy như: chuốt rơm bện
ổ, nhai trầu, chùm cau, têm trầu cánh phượng, ngực yếm, đêm trăng, mùa xuân, con
thuyền, se chỉ trắng, con thoi dệt sợi, ba mươi sáu khúc bổng trầm
Hoàng Cầm lại tiếp tục miêu tả trong tâm trạng hào sảng vô cùng:
Từng giọng hát dăng hàng
trước luồng điện truyền đi bốn hướng
Yếm đào lụa nõn Bắc Ninh
vù vù bay quanh trái đất
Đồi Lim bốc lên với cả rừng người
lượn tròn trong gió tiếng hát tiếng cười
vang vang điện dài thế giới
(Quan họ lại bắt đầu)
Âm vang của tiếng hát quan họ như muốn vượt khỏi không gian cả một vùng
quê rộng lớn, vượt không gian sông Cầu, sông Đuống, sông Thương vượt Kinh Bắc


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status