việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở nước ta trong giai đoạn hiện nay - Pdf 29

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một quốc gia có nền văn minh lúa nước lâu đời, vốn là 1 đất
nước thuần nông, lao động chủ yếu là thủ công, kỹ thuật còn thô sơ lạc hậu nên
trong một thời gian dài nền kinh tế còn phát triển chậm không theo kip với sự đi lên
nhanh chóng của các nước trên thế giới. Trong thời đại ngày nay, muốn phát triển
kinh tế nhanh thì trước hết phải xây dựng một nền tảng khoa học kỹ thuật vững
chắc. Do đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã đề ra chiến lược phát triển
kinh tế xã hội Việt Nam trong 10 năm tới là đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại
hoá (CNH-HĐH) theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020
nước ta cơ bản là một đất nước công nghiệp. Nước công nghiệp ở đây được hiểu là
một đất nước có nền kinh tế mà trong đó lao động công nghiệp trở thành phổ biến
trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
Để thực hiện muc tiêu tổng quát trên một cách thành công đòi hỏi phải có
các tiền đề cần thiết, phát huy được nội lực vốn có như tài nguyên thiên nhiên, cơ
sở hạ tầng kỹ thuật; huy động vốn và sử dụng vốn 1 cách có hiệu quả, mở rộng
kinh tế đối ngoại để tranh thủ nguồn vốn từ bên ngoài, để hoc tập khoa học kỹ thuật
của họ …, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước và đặc biệt
không thể thiếu là việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả vì muốn
thực hiện CNH-HĐH phải phát triển một cách tương xứng năng lực của người quản
lý và sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Nguồn nhân lực đó bao gồm
những người có đức có tài, ham học hỏi, được chuẩn bị tốt về kiến thức văn hoá và
kỹ năng nghề nghiệp…
Để có nguồn nhân lực phù hợp như vậy thì phải coi việc đầu tư cho giáo dục
đào tạo là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, giáo dục và đào tạo
phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, cần phải đào tạo ra một cơ cấu nhân lực
đồng bộ, bao gồm mọi lĩnh vực và với quy mô tốc độ phù hợp với từng thời kỳ
trong quá trình CNH-HĐH. Đi đôi với việc đào tạo phải bố trí và sử dụng tốt nguồn
1
nhân lực đã được đào tạo ấy để họ phát huy được đầy đủ khả năng, sở trường và
nhiệu tình lao động sáng tạo của họ.
Thực tế trong thời gian qua, nguồn nhân lực của ta tuy đã có sự nâng cao để

Có thể hiểu nguông nhân lực là tổng số người trong độ tuổi lao động. Theo
luật lao động Việt Nam thì người trong độ tuổi lao động gồm có: Nam từ 15 đến 60
tuổi và Nữ 15 đến 55 tuổi. Nguồn nhân lực là lực lượng chính tham gia vào quá
trình lao động, tạo ra của cải cho xã hội và thúc đẩy sự đi lên của xã hội. Do đòi hỏi
của quá trình CNH-HĐH nên nguồn lực này cũng phải có năng lực tương xứng: Có
đức có tài, ham học hỏi thông minh sáng tạo, làm việc quên mình vì tổ quốc, được
chuẩn bị tốt về kiến thức văn hoá, được đào tạo thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp,
về năng lực sản xuất kinh doanh điều hành vĩ mô nền kinh tế và toàn xã hội, có
trình độ khoa học kỹ thuật vươn lên ngang tầm thế giới…
Như chúng ta đã biết, từ khi xuất hiện con người đã tiến hành các hoạt động
khác nhau như hoạt động kinh tế-xã hội-văn hoá… trong đó hoạt động kinh tế luôn
luôn giữ vị trí trung tâm và là cơ sở cho các hoạt động khác… để tiến hành các hoạt
động đó, trước hết con người phải tồn tại, phải có thức ăn, đồ mặc, nhà ở, phương
tiện và các thứ cần thiết khác. Do đó, con người phải tạo ra chúng, hay noi cách
khác họ phải sản xuất không ngừng với quy mô ngày càng mở rộng. Sản xuất vật
chất chính là sự tác động của con người vào tự nhiên nhằm biến đổi nó cho phù hợp
với nhu cầu của mình. Đây là hoạt động cơ bản nhất trong tất cả các hoạt động của
con người, là cơ sở tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người. Con
người tác động vào tự nhiên, cải biến nó cho phù hợp với mình.
Ngay từ thời kỳ nguyên thuỷ họ đã biết sử dụng các công cụ lao động làm từ
gỗ, đá… để tác động vào tự nhiên. Dần dần họ sử dụng thành thạo các công cụ này,
3
cùng với việc phát hiện ra một số kim loại như săt, đồng… để tạo ra các dụng cụ
lao đông mới… nên năng suất lao đông tăng, đời sống của con người cũng được
nâng cao hơn và thúc đẩy xã hội phát triển một cách mạnh mẽ như ngày nay. Chính
vì vậy có thể khẳng định rằng nguồn nhân lực chính là lực lượng chính tham gia
vào quá trình sản xuất tạo của cải vật chất cho xã hội và thúc đẩy sự phát triển
không ngừng của xã hội.
Để quá trình sản xuất ấy có hiệu quả thì yêu cầu được đặt ra cho nguồn nhân
lực là không chỉ dồi dào về số lượng mà còn phải có chất lượng tốt. Đó là một yêu

trường có sự quản lý, điều tiết của nhà nước. Để thực hiện được mục tiêu này đòi
hỏi phải có sự vận dụng khách quan các quy luật kinh tế, mà trước hết là quy luật
thị trường. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế mở hiện nay, thực hiện cũng có thuận lợi
là nước ta có thể tận dụng, tranh thủ thành tựu của thế giới và sự giúp đữ quốc tế,
nhưng cũng có nhiều khó khăn như tác động tiêu cực từ nền kinh tế thế giới… có
thể thấy một trong những yêu cầu của CNH-HĐH là phải đảm bảo xây dựng nền
kinh tế nước ta là một nền kinh tế độc lập tự chủ.
Từ những đặc điểm trên ta thấy việc tiến hành CNH-HĐH là một tất yếu
khách quan.
Việt nam đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu cơ sở vật chất kỹ
thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển, quan hệ sản xuất
XHCN mới đựơc thiết lập còn chưa hoàn thiện, hơn nữa còn bỏ qua thời kỳ quá độ
lên CNXH nên gặp nhiều khó khăn. Mà CNXH muốn tồn tại, phát triển được cần
phả có một nền kinh tế phát triển và ổn định, có nền tảng cơ sở vật chất vững chắc.
Vì vậy quá trình CNH chính là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền
kinh tế quốc dân, để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, phát triển
mạnh mẽ lực lượng sản xuất, góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất chủ nghĩa.
5
Chính vì tầm quan trọng đó nên từ thập niên 60 của thế kỷ XX Đảng cộng
sản Việt Nam đã đề ra đường lối CNH và coi đó là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt
thời kỳ quá độ lên CNXH. Thực hiện CNH là tạo ra điều kiện vật chất kỹ thuật cần
thiết về con người và khoa học công nghệ, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế… để không ngừng tăng thêm năng suât lao động, tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao
được vai trò của con người-nhân tố trung tâm của nền kinh tế XHCN. CNH-HĐH
tạo điều kiện vật chất để xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ vững mạnh, tạo
tiền đề xây dựng nền quốc phòng an ninh… để xây dựng thành công CNXH ở Việt
Nam.
Chính vi vậy mà CNH-HĐH được coi là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời
kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Đảng ta đã đề ra các nội dung cơ bản, trước hêt
là “phát triển lực lượng sản xuất-cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH trên cơ sở thực

tập hợp và đoàn kết với các thành phần khác, phấn đấu xây dựng thành công sự
nghiệp CNH-HĐH. Chúng ta cần phải có 1 nguồn nhân lực đồng bộ trong mọi lĩnh
vực, phải được tiến hành với tốc độ và quy mô thích hợp với từng thời kỳ phát
triển.
Vì vậy xác định nguồn nhân lực phải được qua đào tạo và được bố trí sử
dụng tốt để họ có thể phát huy đầy đủ khả năng, sở trường và nhiệt tình lao động
sáng tạo để tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, đóng gop xứng
đáng vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng và không
kém phần khó khăn với Đảng và nhà nước.
II. Thực trạng của việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của nước ta
hiện nay
1. Thực trang của nguồn nhân lực
Như phần lý luận đã trình bày, việc đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp là
một vấn đề không đơn giản, đòi hỏi phải có những biện pháp, đường lối chính sách
cụ thể. Thực tế trong thời gian vừa qua nguồn lực này đã được Đảng và nhà nước
7
quan tâm hơn, đã có nhiều bước chuyển biến đáng kể. Có thể thấy Việt Nam là một
đất nước đang phát triển có dân số khá đông, lượng dân trong độ tuổi lao động cao.
Nêu được đào tạo đúng hướng và sử dụng có hiệu quả thì chắc chắn sẽ góp phần
thúc đẩy cho sự phát triển đi lên của CNH-HĐH đất nước.
Nhìn nhận một cách tổng thể khách quan, trong quá trình lao động sản xuất,
người Việt Nam mạng nhiều ưu điểm và cũng có những nhược điểm cần phải khắc
phục. Trước hết chúng ta được kế thừa truyền thống lâu đời của dân tộc. Đó là tính
cách chịu thương chịu khó, là sự cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi; không những thế,
họ còn là những người rất khéo léo trong công việc, có đầu óc thông minh và sự
sáng tạo… từ sưa đến nay ông cha ta luôn đề cao sự chăm chỉ cần cù trong lao
động, chịu đựng vất vả để sản xuất. Khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, máy
móc còn ít, lao động chủ yếu ở nước ta là lao động thủ công bằng tay chân và các
công cụ thô sơ, họ đã biết lợi dụng tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ mình, nhìn nhân
được một cách tổng quan về thiên nhiên để từ đó rút ra những kinh nghiêm quý báo


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status