Phân tích hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện đa khoa huyện tứ kỳ tỉnh hải dương năm 2013 - Pdf 29



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
PHẠM THỊ HẰNG
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG
THUỐC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN TỨ KỲ TỈNH HẢI DƯƠNG,
NĂM 2013

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI 2014 BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


LỜI CẢM ƠN!

Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà, người đã tận tình truyền đạt kiến
thức, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận
văn.
Xin chân thành cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo Ban giám hiệu,
Phòng đào tạo sau đại học, Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược Trường đại
học Dược Hà Nội.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Hà Văn Thuý và các thầy cô
giáo trong bộ môn Quản lý và Kinh tế dược đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc bệnh viện đa khoa huyện Tứ
Kỳ, khoa dược, cùng các phòng ban chức năng của bệnh viện đa khoa
huyện Tứ Kỳ đã giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các anh, chị đồng nghiệp đã nhiệt tình
hỗ trợ, giúp đỡ tôi hoàn thành công trình.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã luôn
quan tâm, chia sẻ đi cùng tôi trong cuộc sống và sự nghiệp!

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Học viên

Phạm Thị Hằng
MỤC LỤC


CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1.Phân tích hoạt động lựa chọn thuốc tại bệnh viện
đa khoa huyện Tứ Kỳ năm 2013 27
3.1.1. Quy trình các bước lựa chọn thuốc vào danh mục thuốc
bệnh viện 27
3.1.2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng của bệnh viện
Tứ Kỳ năm 2012 28
3.1.3. Xây dựng danh mục thuốc năm 2013 29
3.2. Phân tích hoạt động mua sắm thuốc tại bệnh viện
đa khoa huyện Tứ Kỳ năm 2013 32
3.2.1. Các hình thức mua thuốc 32
3.2.2. Quy trình mua thuốc 33
3.2.3. Quy trình kiểm nhập thuốc 35
3.2.4. Kết quả mua thuốc năm 2013 36
3.3. Phân tích hoạt động bảo quản, tồn trữ và cấp phát thuốc
tại bệnh viện đa khoa Tứ Kỳ năm 2013 39
3.3.1. Bảo quản thuốc 39
3.3.2. Tồn trữ tại kho của khoa dược 41
3.3.3. Cấp phát thuốc 42
3.4. Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện
đa khoa huyện Tứ Kỳ năm 2013 46
3.4.1 Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện 46
đa khoa huyện Tứ Kỳ năm 2013
3.4.1.1. Cơ cấu danh mục thuốc theo tác dụng dược lý 46
3.4.1.2. Cơ cấu tiêu thụ thuốc nội, thuốc ngoại 49
3.4.1.3. Cơ cấu danh mục thuốc theo tên generic và biệt dược 50
3.4.1.4. Cơ cấu tiêu thụ thuốc đơn thành phần và đa thành phần 51
3.4.1.5. Cơ cấu sử dụng thuốc theo phân tích ABC 53
3.4.2. Giám sát thực hiện danh mục thuốc 56 DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

BV : Bệnh viện
BVĐKTK : Bệnh viện đa khoa Tứ Kỳ
BHYT : Bảo hiểm y tế
BS : Bác sĩ
CĐHA : Chẩn đoán hình ảnh
CSKCB : Cơ sở khám chữa bệnh
DMTBV : Danh mục thuốc bệnh viện
DMTCY : Danh mục thuốc chủ yếu
DMTTY : Danh mục thuốc thiết yếu
GTTT : Giá trị tiêu thụ
HĐT&ĐT : Hội đồng thuốc và điều trị
HSCC : Hồi sức cấp cứu
MHBT : Mô hình bệnh tật
SLTT : Số lƣợng tiêu thụ
STT : Số thứ tự
TCKT : Tài chính kế toán
WHO : Tổ chức y tế thế giới
YHCT : Y học cổ truyền

DANH MỤC BẢNG
1 Bảng 1.1. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện Tứ Kỳ 17
DANH MC HèNH
1 Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện 3
2 Hình 1.2. S quy trỡnh cp phỏt thuc ca khoa dc 8
3 Hỡnh 1.3. Chu trỡnh s dng thuc trong bnh vin 10
4 Hỡnh 2.1. Thit k nghiờn cu 24
5 Hình 3.1. Quy trình các b-ớc lựa chọn thuốc vào DMTBV năm 2013 27
6 Hình 3.2. Quy trình mua thuốc của BVĐK Tứ Kỳ năm 2013 33
7 Hình 3.3. Quy trình kiểm nhập thuốc tại BVĐK Tứ Kỳ 35
8 Hỡnh 3.4. Giỏ tr tin thuc ó mua nm 2013 37
9 Hỡnh 3.5. Quy trỡnh cp phỏt thuc ti bnh vin 43
10 Hỡnh 3.6. Quy tỡnh a thuc ti khoa iu tr ti bnh vin T K 45
11 Hỡnh 3.7. Mi nhúm thuc cú giỏ tr tiờu th cao ti BVTK 48
12 Hình 3.8. Cơ cấu tiêu thụ thuốc nội, thuốc ngoại 49

quan tâm hàng đầu. Từ năm 2012 Sở Y tế đã tổ chức đấu thầu tập trung cho
các bệnh viện trong tỉnh nhằm thống nhất một giá thuốc. Góp phần ổn định giá

2
thuốc nhưng tỷ lệ thuốc đấu thầu còn một số hạn chế chưa đáp ứng đầy đủ nhu
cầu điều trị trong toàn tỉnh.
Bên cạnh đó, việc dùng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý trong bệnh
viện làm ảnh hưởng tới độ an toàn và chất lượng chăm sóc người bệnh gây
lãng phí.
Bệnh viện đa khoa huyện Tứ Kỳ là bệnh viện hạng III, trực thuộc Sở Y
tế Hải Dương, chỉ tiêu được giao 165 giường bệnh với 172 cán bộ trong đó có
10 cán bộ Dược. Bệnh viện có nhiệm vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức
khoẻ cho nhân dân 27 xã, thị trấn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương và các vùng
lân cận.
Do nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao, đòi hỏi công
tác cung ứng thuốc cần được quan tâm và nâng cao hơn nữa. Với mong muốn
có những đóng góp cho công tác cung ứng thuốc trong bệnh viện hiệu quả
hơn, đảm bảo cung cấp thuốc đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả điều trị, an toàn và
hợp lý , chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Phân tích hoạt động cung ứng
thuốc của bệnh viện đa khoa huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dƣơng, năm 2013”.
Với các mục tiêu sau:
1. Phân tích các chỉ tiêu của bốn nhiệm vụ cung ứng thuốc: lựa chọn,
mua, tồn trữ cấp phát và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Tứ Kỳ
tỉnh Hải Dương, năm 2013
2. Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải
Dương.

Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện

Lựa chọn

Sử dụng
Các lĩnh vực quản lý:
Tổ chức
Tài chính
Quản lý thông tin
Nguån nhân lực
Mô hình bệnh tật
Khoa học, công nghệ
Mua thuốc

Cấp phát

4
Nguồn cung ứng thuốc cho bệnh nhân điều trị nội, ngoại trú chủ yếu do
khoa dược cung cấp, nguồn kinh phí mua thuốc chủ yếu từ nguồn ngân sách
nhà nước, bảo hiểm y tế, viện phí. Trong đó nguồn bảo hiểm y tế chiếm nhiều
nhất trong các bệnh viện tuyến III.
1.1.1. Lựa chọn thuốc
Lựa chọn thuốc trong chu trình cung ứng thuốc, là việc xác định chủng loại
thuốc để cung ứng.
Lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện là việc làm cần
thiết của quá trình hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện, là cơ sở cho việc
điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả và kinh tế [22], [24].

- Thuốc ghi tên gốc hoặc tên chung quốc tế, tránh đề cập đến tên biệt dược
hoặc nhà sản xuất cụ thể.
- Các tiêu chí lựa chọn thuốc cũng như toàn bộ thủ tục đề xuất đưa thuốc
vào trong danh mục thuốc cần phải được công khai và nên đưa ra vào các buổi
họp HĐT và ĐT bệnh viện. Việc đánh giá các yêu cầu bổ sung thuốc mới vào
danh mục thuốc phải dựa trên các tiêu chí có cơ sở bằng chứng rõ ràng cụ thể:
- Chỉ có bác sỹ, dược sỹ mới có quyền yêu cầu bổ sung hoặc loại bỏ một
dược phẩm.
- Bản yêu cầu bằng văn bản gửi cho thư kí của Hội đồng thuốc và điều trị.
- Thành viên Hội đồng thuốc và điều trị đánh giá thuốc bằng cách rà soát
lại thông tin trong y văn và chuẩn bị một bản báo cáo viết.
- Đưa ra những đề xuất cho danh mục.
- Trình bày kết quả đánh giá tại cuộc họp của Hội đồng thuốc và điều trị.
- Hội đồng thuốc và điều trị chấp nhận hoặc bác bỏ yêu cầu kể trên (việc
đưa ra quyết định phải minh bạch và quy trình nhất quán)

6
- Phổ biến quyết định của Hội đồng thuốc và điều trị đến tất cả các cá nhân
có liên quan.
1.1.2. Mua thuốc
Mua sắm thuốc có liên quan đáng kể tới chất lượng thuốc, Hội đồng thuốc
và điều trị bệnh viện phải đảm bảo rằng thuốc được mua có chất lượng phù
hợp. Các tiêu chí về thực hành mua thuốc tốt trong bệnh viện được WHO,
UNICEF, UNFPA và Ngân hàng thế giới thông qua [23]:
Phải quản lý rõ ràng và hiệu quả: phân chia chức năng và trách nhiệm mua
thuốc cho các khoa phòng, HĐT và ĐT có trách nhiệm trong việc lựa chọn và
xác định các thông số kỹ thuật của thuốc và chịu trách nhiệm về phòng ban
chuyên trách mua sắm thuốc đối với các hoạt động khác. Khi đánh giá các gói
thầu và thực hiện hợp đồng mua thuốc cần phải tuân theo những quy định đã
được ban hành chính thức. Phòng ban chịu trách nhiệm mua thuốc sẽ thực

biên bản, sổ sách kiểm nhập theo đúng quy chế.
* Thanh toán
Thanh toán bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản theo đúng số lượng và giá đã
trúng thầu.
* Thu thập thông tin về sử dụng
Thông qua các báo cáo sử dụng, đánh giá lại những thuốc đã lựa chọn để
chuẩn bị cho chu kỳ mua thuốc tiếp theo.
1.1.3. Tồn trữ, cấp phát thuốc
Thuốc sau khi nhập vào kho được khoa dược tồn trữ, bảo quản và cấp
phát đến các khoa lâm sàng và sau đó đến người bệnh.
Quy trình giao phát thuốc từ khoa dược đến khoa lâm sàng, từ khoa lâm
sàng đến người bệnh được xây dựng cụ thể căn cứ vào tình hình nhân lực của

8
từng khoa và căn cứ vào nhu cầu điều trị của mỗi bệnh viện trên nguyên tắc
phục vụ thuốc kịp thời, thuận tiện cho điều trị bệnh nhân.
Tồn trữ, bảo quản thuốc bao gồm cả quá trình xuất, nhập kho hợp lý,
quá trình kiểm tra, kiểm kê và các biện pháp bảo quản hàng hoá. Việc thực
hiện các quy chế dược là nhiệm vụ của tất cả các khoa có nhận và phát thuốc.
Trong đó khoa dược có trách nhiệm hướng dẫn các bác sỹ, điều dưỡng thực
hiện nghiêm túc các quy chế này và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các
quy chế tại bệnh viện.
Sau khi thuốc vào nhập kho, khoa dược tồn trữ, bảo quản, cấp phát
thuốc, hoá chất, vật tư y tế tiêu hao. Thông thường khoa dược các bệnh viện
cấp phát thuốc theo sơ đồ hình 1.4 [3]:

Thuốc Y cụ Hoá chất

9
- Nhãn thuốc
- Chất lượng thuốc
3 đối chiếu:
- Tên thuốc trong đơn, phiếu và nhãn thuốc.
- Nồng độ, hàm lượng thuốc trong đơn, phiếu với số thuốc sẽ
giao.
- Số lượng, số khoản thuốc ở đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao
Về tổ chức chia thành kho chính và những kho lẻ.
+ Kho chính: Là nơi tồn trữ, bảo quản thuốc của toàn bệnh viện để cấp
phát cho các kho lẻ.
+ Kho cấp phát lẻ: cấp phát cho các khoa điều trị, khoa khám bệnh.
Một nhiệm vụ quan trọng khác trong quản lý cấp phát thuốc đó là công
tác tồn trữ, bảo quản thuốc, (quá trình xuất nhập kho an toàn, hợp lý, quá trình
kiểm kê, dự trữ và các biện pháp kỹ thuật bảo quản thuốc theo quy định)
Ở nước ta, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm là điều kiện không thuận lợi cho
công tác tồn trữ, bảo quản thuốc. Điều kện kho tàng và các trang thiết bị phục
vụ cho công tác bảo quản thuốc chưa đầy đủ, vì vậy cần thấy được tầm quan
trọng của công tác bảo quản, để thiết kế kho, sắp xếp hàng hoá trong kho một
cách hợp lý góp phần đảm bảo cấp phát thuốc kịp thời đầy đủ cho nhu cầu
điều trị của bệnh viện.
1.1.4. Sử dụng thuốc
Hướng dẫn sử dụng thuốc là hoạt động chuyên môn nhằm giúp bệnh nhân
sử dụng thuốc được an toàn, hợp lý đảm bảo phát huy được chất lượng của
thuốc đạt hiệu quả điều trị cao. Đó cũng luôn là tiêu chuẩn đầu tiên trong công
tác điều trị.
Tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an toàn hiện nay là vấn đề quan tâm
chung của toàn cầu. Việc sử dụng thuốc không hợp lý sẽ gây ra một số hậu

10


Kê đơn
Hướng dẫn
theo dõi việc
dùng thuốc

Giao phát

QUẢN LÝ SỬ
DỤNG THUỐC

11
Theo đánh giá của Bộ Y tế, ngành dược đã đảm bảo được nhu cầu về thuốc
chữa bệnh cho nhân dân, khắc phục tình trạng thiếu thuốc. Các bệnh viện vẫn
tiếp tục tăng cường và duy trì thực hiện tốt chỉ thị 05/2004/CT - BYT ngày
16/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về chấn chỉnh công tác cung ứng thuốc, sử
dụng thuốc trong bệnh viện. Hội đồng thuốc và điều trị trong các bệnh viện rất
tích cực trong hoạt động xây dựng DMT. Theo báo cáo của 721 bệnh viện cho
thấy: 97% HĐT và ĐT xây dựng DMTBV; 76% bệnh viện tổ chức đấu thầu
mua thuốc [27].
Hầu hết DMT các bệnh viện được xây dựng đa dạng về các nhóm dược lý,
số hoạt chất trong mỗi nhóm và số biệt dược cho mỗi hoạt chất để đáp ứng
nhu cầu điều trị. Bên cạnh đó có những nhóm thuốc chiếm tỷ trọng cao do mô
hình bệnh tật của từng bệnh viện. DMT bệnh viện tuân thủ danh mục thuốc
chủ yếu của Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư 31/2011/TT - BYT ngày
11/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế có 900 hoạt chất [26].
Năm 2008, tổng giá trị mua thuốc tại các bệnh viện trên toàn quốc là
12.322 tỷ đồng chiếm khoảng 50% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng. Tuy nhiên,
từ kết quả kết quả phân tích đánh giá về cơ cấu DMT của một số bệnh viện
cho thấy, hiện nay việc xây dựng DMT của các bệnh viện còn nhiều vấn đề

2005 là 32,2 tỷ; cho tới năm 2010 là 56,8 tỷ gấp 348% so với năm 2004
[26],[27].
Tỉnh Hải Dương từ năm 2012, Sở Y tế đã tổ chức đấu thầu thuốc tập trung
cho toàn tỉnh, do vậy các thuốc do ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế chi
trả, nguồn viện phí cung ứng tại cơ sở khám chữa bệnh trong toàn tỉnh thực
hiện thông qua thầu với giá cả hợp lý, ổn định trong vòng 1 năm, chất lượng
đảm bảo. Đối với những thuốc không trúng thầu hoặc không có trong danh

13
mục thầu của Sở y tế Hải Dương và các thuốc phát sinh, các đơn vị tổ chức
mua sắm theo hướng dẫn của Sở y tế Hải Dương.
* Về hoạt động bảo quản, tồn trữ và cấp phát thuốc
Cơ sở vật chất khoa dược ở hầu hết các bệnh viện được bố trí ở vị trí trung
tâm hoặc thuận tiện của bệnh viện. Các trang thiết bị tại kho tương đối đầy đủ.
Hệ thống kho tồn trữ bảo quản thuốc đạt các tiêu chuẩn cơ bản:
Hệ thống nhà kho thuốc tân dược, kho thuốc đông dược, dược liệu, kho
hóa chất, các kho cấp phát nội trú, ngoại trú, các trang bị bảo quản, pha chế
thuốc như: điều hòa, máy hút ẩm, giá kệ, tủ thuốc chuyên dụng, tủ lạnh, nồi
cất nước, tủ sấy [26].
Bên cạnh đó các phòng cấp phát thuốc còn chật chội và hệ thống điều hòa
chưa đảm bảo, chưa có tủ lạnh chuyên dụng kiểm soát nhiệt độ cho các thuốc
bảo quản đặc biệt, phần lớn các kho thuốc đều chưa đạt GSP.
Lượng thuốc tồn kho tại khoa dược luôn đảm bảo đủ thuốc sử dụng như:
bệnh viện Hữu Nghị lượng thuốc tồn kho khoảng 1,4 đến 3,9 tháng sử dụng
bình quân, bệnh viện Phụ Dực - Thái Bình năm 2010 là 1,8 tháng sử dụng,
tuy nhiên số lượng này còn tăng vào cuối đợt thầu do khoa dược gọi tăng hàng
để chờ phê duyệt kết quả thầu năm sau [26],[28].
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, trang thiết bị hiện đại đã góp
phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành dược nói chung và công tác bảo
quản, sử dụng thuốc nói riêng. Tại một số bệnh viện lớn như: Bệnh viện 108,

còn rất hạn chế, hầu như chưa có chuyển biến rõ rệt. Tình trạng sử dụng kháng
sinh phổ biến (50% đơn thuốc ngoại trú, tại tuyến huyện lên tới 60%), tỷ lệ
dùng kháng sinh tiêm, kết hợp các kháng sinh khá cao trong điều trị nội trú,
trong khi không đảm bảo thực hiện kháng sinh đồ, dẫn đến tình trạng kháng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status