MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC SINH LỚP 3 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT - Pdf 29

MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC SINH LỚP 3
VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong quá trình dạy môn Tiếng Việt, nhiệm vụ của GV Tiểu học là hình
thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Chính tả
có nhiệm vụ rèn kĩ năng viết, nghe, đọc. Qua chữ viết đúng, đẹp GV bồi dưỡng
tình
yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt
cho HS.
Phân môn Chính tả trong nhà trường có nhiệm vụ giúp HS nắm vững các
qui tắc chính tả và hình thành kĩ năng chính tả. Ngoài ra, nó còn rèn cho học sinh
một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mĩ.
Ngoài việc nắm vững vị trí, nhiệm vụ, tính chất, nội dung, chương trình,
phương pháp giảng dạy phù hợp, GV còn phải nắm vững các nguyên tắc dạy
chính tả Tiếng Việt.
Dạy chính tả theo khu vực phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính
tả của học sinh ở từng khu vực, từng vùng miền để hình thành nội dung giảng dạy
khi xác định được trọng điểm chính tả cần dạy cho HS ở từng khu vực, từng địa
phương. Như vậy, trước khi dạy, GV cần tiến hành điều tra cơ bản để nắm lỗi
chính tả phổ biến của HS từ đó lựa chọn nội dung giảng dạy thích hợp với đối
tượng HS lớp mình dạy.
II/ THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG VIỆT Ở LỚP 3
Đơn vị trường Tiểu học nơi tôi ở đa số người dân làm nông . Tình hình
thực tế học sinh lớp 3 ở đây vốn từ của các em còn hạn chế . Các em chỉ hiểu
nghĩa của các từ ngữ ở mức độ đơn giản trong khi từ ngữ tiếng Việt vô cùng
phong phú. Đa số gia đình các em còn nghèo, cha mẹ còn lo đi làm để kiếm sống,
chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của các em.
Phân môn Chính tả có một vị trí rất quan trọng ở bậc tiểu học bởi vì giai
đoạn Tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả
cho học sinh. Chính tả được bố trí thành một phân môn độc lập, có tiết dạy riêng
trong khi bậc trung học cơ sở không có.

- Lỗi do phát âm sai ( at - ac, an - ang, iu - iêu…)
- Lỗi do không hiểu nghĩa của từ ( để dành - tranh giành )
- Lỗi do không nắm được qui tắc chính tả ( gh, ngh chỉ đứng trước i, e, ê.
Cách ghi âm đệm )
Qua thống kê các loại lỗi, tôi thấy học sinh thường mắc phải các loại lỗi
sau:
a/ Về thanh điệu: Học sinh không phân biệt được hai thanh hỏi, ngã.
Ví dụ: sữa chữa , suy nghỉ
b/ Về âm đầu:
Học sinh còn viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:
+ g / gh: đua ge
+ ng / ngh : củ ngệ
+ c / k: cây céo
+ ch / tr: con chăn
+ s / x: chim xẻ
+ v / d / gi: dụ lúa
+ r / g: cá gô
Qua thực tế giảng dạy trong nhiều năm tôi nhận thấy lỗi về ch/ tr; s/ x; r/ g ;
v/d/ gi là phổ biến hơn cả.
c/Về âm chính:
Học sinh hay mắc lỗi khi viết chữ ghi các âm chính trong các vần sau đây:
+ ai / ay / ây: mây bai
2
+ ao / au / âu: lao bàn
+ oe/ eo: mạnh khẻo
+ iu/ êu / iêu: chìu chuộng
+ oi/ ôi / ơi: kêu gội
+ ăm/ âm: con tầm
+ im/ iêm :lúa chim
+ ăp/ âp: gập gỡ

Ngoài ra trong qui ước về chữ quốc ngữ, một âm ghi bằng 2 hoặc 3 dạng.
Ví dụ : / k / ghi bằng c, k, q, âm gờ ghi bằng / g /, gh; âm / ng / ghi bằng ng, ngh.
Do sự phức tạp của chữ quốc ngữ, ví dụ: / ă / lại được ghi bằng chữ a trong
các vần ay, au. Các nguyên âm đôi iê, ươ, uô lại được ghi bằng các dạng iê, yê, ia,
3
ya, ươ, ưa, uô, ua (chia-khuya; chiến-tuyến; lương- lửa; buôn-mua).Âm đệm lại
được ghi bằng hai con chữ o và u ( ví dụ: hoa - huệ ).
III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ:
1- Biện pháp :
Trước tình hình HS viết còn sai nhiều lỗi chính tả, tôi đã áp dụng một số
biện pháp khắc phục như sau :
1.1/ Luyện phát âm:
Muốn học sinh viết đúng chính tả, trước hết giáo viên phải chú ý luyện phát
âm cho mình và cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm
cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với
nhau. Do đó có đọc đúng và ghi nhớ âm đúng thì khi giáo viên đọc, học sinh sẽ tái
hiện và viết đúng. Giáo viên phải cố gắng phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có
thể giúp học sinh viết đúng.
1.2/ Phân tích so sánh:
-Với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng,
so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh
ghi nhớ.
Ví dụ: Khi viết tiếng “nặng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “nặn” giáo viên
yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này.
- Nặng = N + ăng + thanh nặng
- Nặn = N + ăn + thanh nặng
So sánh để thấy sự khác nhau, tiếng “nặng”có âm cuối là “ng”,tiếng “nặn”
có âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ cách phát âm và cách viết sẽ không viết sai.
1.3/ Giải nghĩa từ:
Do phương ngữ của từng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi chưa thống

ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã. Nếu yếu tố đứng trước mang thanh
ngang, sắc, hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi (hoặc ngược lại ).
Có thể cho học sinh thuộc hai câu thơ sau:
Chị huyền mang nặng ngã đau
Anh sắc không hỏi bị đau chỗ nào.
Ví dụ: Bổng:
 Ngang + hỏi : vui vẻ, trong trẻo…
 Sắc + hỏi : mát mẻ, vất vả…
 Hỏi + hỏi : lỏng lẻo, thủ thỉ…
Trầm:
 Huyền + ngã : sẵn sàng, vững vàng…
 Nặng + ngã : mạnh mẽ, vội vã…
 Ngã + ngã : nhõng nhẽo, dễ dãi…
1. 5/ Làm các bài tập chính tả:
Giáo viên có thể đưa ra các dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp học
sinh tập tận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn
cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp các em rút ra các qui tắc chính tả để
ghi nhớ.
1- Bài tập trắc nghiệm :
Khoanh tròn chữ cái trước từ ngữ viết đúng :
a- căn dặn b- căng nhà c- kiêu căng
d- nhọc nhằn e- lằng nhằng g- cằng nhằng
h- vắng mặt i- vắn tắt k- vuông vắng
2- Điền chữ Đ vào ô trống trước những chữ viết đúng chính tả và chữ
S vào ô trống trước những chữ viết sai chính tả.
 chung sức  chung thành
5


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status