Một số giải pháp hoàn thiện chính sách Marketing Mix nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Thương Mại Toàn Gia trên thị trường bán lẻ máy tính Nam Định - Pdf 29

Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Lương Thế Vinh
MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, tính cạnh tranh ngày
càng gay gắt. Các doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả phải có khả năng
nghiên cứu, dự báo thị trường tốt, từ đó đưa ra những chính sách về giá, sản phẩm,
hay hoạch định những chương trình truyền thông một cách ưu thế nhất. Marketing là
một hoạt động cần thiết với tất cả các doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển. Từ
việc tạo sự biết đến, thu hút, và duy trì khách hàng trung thành, Marketing đều đóng
vai trò quan trọng chủ đạo.
Sau hơn mười năm phát triển, đến nay thị trường máy tính Việt Nam vẫn có sức
hấp dẫn rất lớn. Khi khả năng chi trả cao hơn và với những tiện ích sử dụng khai thác
được ngày càng nhiều, hỗ trợ tối đa cho người sử dụng thì nhu cầu mua máy tính, các
linh kiện máy tính hay những phụ kiện đi kèm cũng không ngừng tăng lên, với mức
độ phong phú, đa dạng hơn trước. Hiện nay trên thị trường, đã có sự góp mặt của
nhiều hãng bán máy tính lớn nhỏ. Các hãng đều ra sức chạy đua với nhau về mẫu mã,
sự đa dạng của sản phẩm, chất lượng, dịch vụ cung cấp và liên tục đưa những chương
trình kích thích tiêu thụ lớn. Trước áp lực cạnh tranh như vậy và đặc biệt trong điều
kiện nền kinh tế thị trường đang bị khủng hoảng, một công ty bán lẻ như Công ty Cổ
Phần Thương Mại Toàn Gia rất khó khăn để có thể xây dựng, quảng bá và khẳng định
giá trị thương hiệu mình. Với quy mô còn nhỏ và với các nguồn lực còn hạn chế,
trong giai đoạn này năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Thương Mại Toàn Gia
nhìn chung còn chưa cao, trong khi các hoạt động Marketing còn chưa thể được đầu
tư đúng mức. Mặc dù Ban lãnh đạo công ty đã có những nhận thức đúng đắn về vai
trò quan trọng của Marketing đối với hoạt động kinh doanh của công ty, nhưng cho
đến nay do nhiều nguyên nhân vẫn chưa có một chiến lược cụ thể trong dài hạn. Các
hoạt động marketing còn nhỏ lẻ, không được tổ chức hệ thống, do đó chưa phát huy
được hết tác dụng.
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc - 1 - Lớp: QTKD A – k4
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Lương Thế Vinh
Sau một thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy rằng để có thể nâng cao

4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu:
a. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu của em đề xuất giải pháp Marketing hỗn hợp cho Công ty Cổ Phần
Thương Mại Toàn Gia trong giai đoạn từ 2011 - 2013. Đây là giai đoạn công ty vẫn
tập trung kinh doanh các sản phẩm thuộc về máy tính với mục tiêu là trở thành một
trong số 20 nhà bán lẻ máy tính uy tín nhất thị trường miền Bắc. Các giải pháp được
đề xuất ra trong đề tài chỉ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị
trường Nam Định.
b. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu của em chỉ gói gọn trong quá trình thực tập từ ngày 14/02
đến ngày 10/04 nhằm đưa ra một số giải pháp Marketing hỗn hợp nâng cao khả năng
cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Thương Mại Toàn Gia giai đoạn 2011 – 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là:
 Phương pháp nghiên cứu bàn giấy: tổng hợp và phân tích các thông tin
thứ cấp thu thập được.
 Phương pháp điều tra khảo sát trên bảng hỏi: thu thập các thông tin sơ
cấp bằng một cuộc điều tra bảng hỏi với quy mô mẫu là 120 khách hàng.

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc - 3 - Lớp: QTKD A – k4
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Lương Thế Vinh
6. Bố cục đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn của em được chia
thành 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung tại Công ty Cổ Phần Thương Mại Toàn Gia
Chương II: Thực trạng hoạt động Marketing hỗn hợp của Công ty Cổ Phần
Thương Mại Toàn Gia
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách Marketing hỗn hợp của
Công ty Cổ Phần Thương Mại Toàn Gia.

Em xin chân thành cảm ơn!

- Marketing giúp người tiêu dùng có hiểu biết sâu hơn về sản phẩm và doanh
nghiệp cũng như so sánh được các sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhau, hơn
nữa người tiêu dùng còn tìm hiểu được nhiều thông tin khác có lợi cho bản thân.
- Mặt khác các nỗ lực Marketing từ phía nhà kinh doanh có thể mang lại những
thiệt hại cho người tiêu dùng như làm tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ, sự tác động
mạnh mẽ vào tâm lý, tạo nhu cầu không thiết thực.
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MARKETING
1. Môi trường kinh tế
Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang rơi vào tình trạng khủng hoảng
kinh tế trầm trọng lớn nhất trong lịch sử 60 năm trở lại đây. Điều này không chỉ ảnh
hưởng đến ngành công nghệ thông tin mà còn ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh tế
khác. Marketing cũng không phải là ngoại lệ trong tình hình lạm phát tăng cao, tình
trạng người thất nghiệp ngày càng nhiều, sức tiêu thụ giảm mạnh do người tiêu dùng
thắt chặt chi tiêu hơn. Họ hạn chế mua sắm và mua sắm có chọn lọc hơn trước. Cho
đến nay, chi tiêu cho công nghệ thông tin nói chung trên thế giới tăng 2.6%, thấp hơn
so với dự báo tăng 5.9% vào thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng. Theo tập đoàn
dữ liệu quốc tế (IDC), năm 2009 sẽ là một năm không mấy thành công cho ngành sản
xuất máy tính cá nhân, năm 2010 thị trường sẽ tăng trưởng trở lại, nhưng ở mức thấp.
Và người tiêu dùng sẽ cắt giảm chi tiêu trong vòng bốn năm tới (nguồn: báo điện tử
vnexpress)
Là một lĩnh vực mới mẻ tại Việt Nam, hơn nữa nền kinh tế thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng đang khủng hoảng nghiêm trọng thì việc mang lại hiệu quả cao
cho các doanh nghiệp ứng dụng Marketing lại càng khó khăn hơn.
2. Môi trường chính trị, pháp luật
Môi trường chính trị ở Việt Nam bình ổn đã tạo điều kiện kinh doanh tốt cho
các tất cả các doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên các chính sách mà Chính phủ Việt
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc - 6 - Lớp: QTKD A – k4
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Lương Thế Vinh
Nam đưa ra thường không ổn định. Những thay đổi này dù được báo trước hay không
đều có ảnh hưởng rất mạnh và trực tiếp đến các quyết định Marketing của doanh

nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng.
5. Môi trường khoa học kỹ thuật
Những thành tựu khoa học kỹ thuật xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới,
việc ứng dụng các thành tựu này trong các ngành sản xuất kinh doanh càng phổ biến,
vì vậy hoạt động Marketing phải thật sự linh hoạt để theo kịp sự thay đổi này. Ngành
công nghệ tin học là một ngành có sự thay đổi công nghệ liên tục và nhanh chóng
nhất. Chính tốc độ thay đổi chóng mặt này làm cho sản phẩm tin học trở nên lỗi thời
và giảm giá mạnh trong một thời gian rất ngắn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc
nhập hàng và tiêu thụ sản phẩm của các công ty bán lẻ.
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng kéo theo sự ra đời các phương tiện
truyền thông ngày càng phong phú và đa dạng với chất lượng truyền tin cao. Đây là
điều kiện thuận lợi thúc đẩy các hoạt động khuếch trương, quảng bá thương hiệu và
sản phẩm của công ty đến với mọi tầng lớp công chúng, một cách nhanh chóng và
đúng thời điểm.
III. CHÍNH SÁCH MARKETING MIX
1. Khái niệm Marketing Mix
“ Marketing Mix là việc bố trí, sắp xếp phối hợp các thành phần của Marketing
phù hợp với những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và thị trường, đảm bảo thực
hiện tốt nhất các mục tiêu của chiến lược Marketing đã lựa chọn. ”
2. Các bước xây dựng chương trình Marketing Mix
Bước 1: Phân tích môi trường kinh doanh
- Phân tích thị trường:
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc - 8 - Lớp: QTKD A – k4
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Lương Thế Vinh
- Phân tích các nguồn lực của doanh nghiệp
- Phân tích các yếu tố môi trường khác
Bước 2: Xác định mục tiêu của chiến lược
Mục tiêu chiến lược marketing được xác định theo định tính hoặc định lượng.
Đồng thời vừa có những mục tiêu khái quát, vừa có những mục tiêu cụ thể trong từng
mặt hoạt động.

 Vai trò của chính sách sản phẩm
- Trong hệ thống các chính sách Marketing, chính sách sản phẩm là
bộ phận giữ vị trí xương sống, trụ cột, quyết định trực tiếp đến hiệu quả và uy tin của
nhà kinh doanh. Chính sách sản phẩm sẽ quyết định những vấn đề chủ yếu nhất trong
hoạt động kinh doanh đó là: phương pháp sản xuất, quy mô và tốc độ phát triển của
hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Nó còn giúp doanh nghiệp xây dựng được một cơ cấu sản phẩm tối ưu, làm cơ
sở để đầu tư hợp lý, có hiệu quả, góp phần quyết định trong việc thực hiện các mục
tiêu của chiến lược chung Marketing.
- Chiến lược sản phẩm còn ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu chi phí vị trí và
thế lực của doanh nghiệp, bên cạnh đó chính sách sản phẩm còn có ảnh hưởng to lớn
đến việc triển khai và thực hiện các chính sách khác trong hệ thống Marketing Mix.
 Các hoạt động chủ yếu của chính sách sản phẩm
- Các quyết định về nhãn hiệu
Đây là một trong những quyết định quan trọng khi soạn thảo chiến lược
Marketing cho chúng.Quyết định đó có liên quan trực tiếp tới “lời hứa” của các doanh
nghiệp về những giá trị lợi ích cung cấp cho khách hàng và ý đồ định vị của doanh
nghiệp trên thị trường.
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc - 10 - Lớp: QTKD A – k4
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Lương Thế Vinh
Nhãn hiệu sản phẩm là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp
giữa chúng, được dùng để xác nhận hàng hóa hay dịch vụ của một người bán và để
phân biệt chúng với hàng hóa và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
Các bộ phận cơ bản của nhãn hiệu:
• Tên nhãn hiệu: đó là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể đọc được.
• Dấu hiệu của nhãn hiệu (bao gồm biểu tượng, hình vẽ, màu sắc hay kiểu
chữ đặc thù...) đó là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể nhận biết được
nhưng không thể đọc được.
Có nhiều quyết định liên quan đế việc đặt nhãn hiệu:
• Có gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của mình hay không?

• Quyết định về các loại dịch vụ
• Quyết định về mức độ dịch vụ
• Quyết định về hình thức cung cấp dịch vụ
- Các quyết định về phát triển sản phẩm
Sản phẩm mới có thể là những sản phẩm lần đầu tiên được sản xuất và tung vào
thị trường, nó mới cả với nguời tiêu dùng và cả các doanh nghiệp. Cũng có thể là
những sản phẩm đã được người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác biết đến, nó chỉ
mới dối với doanh nghiệp mà thôi.
Các giai đoạn thiết kế và Marketing sản phẩm mới:
• Hình thành ý tưởng
• Lựa chọn ý tưởng
• Soạn thảo và thẩm định dự án sản phẩm mới
• Soạn thảo chiến lược Marketing cho sản phẩm mới
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc - 12 - Lớp: QTKD A – k4
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Lương Thế Vinh
• Thiết kế sản phẩm hàng hóa mới
• Thử nghiệm trong điều kiện thị trường
• Triển khai sản xuất hàng loạt và quyết định tung hàng hóa mới ra thị
trường
- Các quyết định về chủng loại sản phẩm
Chủng loại sản phẩm là nhóm các sản phẩm được đa dạng hóa từ sản sản phẩm
ban đầu. Cũng thỏa mãn một loại nhu cầu, giống nhau về nguyên vật liệu chế tạo và
quy trình công nghệ.
Việc đưa ra quyết định về chủng loại sản phẩm có liên quan chặt chẽ đến các
quyết định phân đoạn thị trường và các mục tiêu của doanh nghiệp:
• Nếu doanh nghiệp lựa chọn đáp ứng thị trường hàng chiến lược không
phân đoạn thì có thể chỉ cần cung cấp cho cả thị trường bằng một loại sản
phẩm.
• Nếu doanh nghiệp đưa ra số chủng loại quá lớn vì phân đoạn thị trường
quá nhỏ hoặc có một số chủng loại có mức lợi nhuận thu được thấp thì họ sẽ

doanh khác trên thị trường, trước hết là những người trung gian trong mạng
lưới phân phối của doanh nghiệp.
Giá cả phải phù hợp với các thông lệ tập quán bán hàng trên thị trường.
• Các yêu cầu từ phía môi trường
Giá cả phải đảm bảo các yêu cầu từ pháp luật, các chính sách can thiệp
của chính phủ, các đường lối định huongs giá cả của nhà nước trong mỗi thời
kỳ.
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc - 14 - Lớp: QTKD A – k4
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Lương Thế Vinh
Giá cả phải đáp ứng các yêu cầu từ phía các bộ phận môi trường khác
như xã hội, khoa học kỹ thuật...
 Các chiến lược giá trong kinh doanh
- Chiến lược giá thấp
Đây là một hướng chiến lược mà ở một số doanh nghiệp theo đuổi để cạnh
tranh về giá với các đối thủ khác trên thị trường. Chính sách này đặc biệt thành công
đối với các thị trường có tiềm năng nhu cầu lớn nhưng khả năng trả giá thấp, như ở thị
trường các nước nghèo, các khu vực kinh tế kém phát triển, các tầng lớp khách hàng
bình dân...
Nó có khả năng thực hiện được đối với những ngành công nghiệp có tính kinh
tế của quy mô tức là sản lượng càng lớn thì chi phí bình quân càng thấp. Nó có thể mở
rộng thị trường tạo khả năng tăng quy mô sản xuất kinh doanh khai thác tối đa hiệu
suất sử dụng các nguồn lực làm cho chi phí sản xuất giảm, từ đó tăng hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
Chiến lược giá thấp cũng sẽ làm nản lòng các đối thủ cạnh tranh, dễ dàng tạo
thế độc quyền của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, chiến lược này cũng có
giới hạn của nó. Nó có thể gây ra các nguy cơ:
• Sự trả đũa của đối thủ cạnh tranh
• Sự nghi ngờ về chất lượng, uy tính của sản phẩm trong khách hàng do
tâm lý gắn chất lượng với giá cả.
• Khả năng thu lợi nhuận thấp nếu không phát huy được tính kinh tế của

lượng sản phẩm ở thời điểm khác nhau không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được
mà cả đến sự an toàn, khả năng tăng trưởng doanh nghiệp.
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc - 16 - Lớp: QTKD A – k4
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Lương Thế Vinh
c. Chính sách phân phối
 Khái niệm và vai trò của phân phối
- Khái niệm:
“ Phân phối là quá trình kinh tế, tổ chức, kỹ thuật nhằm điều hành và vận
chuyển hàng hóa từ người tiêu dùng đạt hiệu quả kinh tế cao.”
- Vai trò:
• Đảm bảo cho qua trình kinh doanh an toàn hơn.
• Tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh.
• Giảm được sự cạnh tranh, lưu thông hàng hóa nhanh và có hiệu quả.
 Kênh phân phối
- Kênh phân phối trực tiếp:
Kênh phân phối trực tiếp (hay còn gọi là kênh phân phối không cấp) là kênh
phân phối không có sự tham gia của các phần tử trung gian, người sản xuất bán hàng
trực tiếp cho người tiêu dùng.
Hàng hóa chỉ có một lần thay đổi quyền sở hữu tài sản, mô hình của kênh phân
phối trực tiếp:
Hình vẽ 1: Kênh phân phối trực tiếp
Sử dụng kênh phân phối trực tiếp là hình thức phân phối đơn giản nhất, được áp
dụng phổ biến nhất khi phân công lao động xã hội chưa phát triển. Cách thức phân
phối này đảm bảo mối quan hệ trực tiếp giữa người sản xuất với người tiêu dùng,
người sản xuất nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, nâng cao được tính thích
ứng của sản phẩm với thị trường.
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc - 17 - Lớp: QTKD A – k4
Người sản xuất Người tiêu dùng cuôi cùng
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Lương Thế Vinh
Sử dụng kênh phân phối trực tiếp gây ứ dọng vốn làm ảnh hưởng đến tốc độ

Người
tiêu dùng
Người
bán lẻ
Người
tiêu dùng
Người
bán buôn
Người
đại lý
Người
bán
buôn
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Lương Thế Vinh
Với kênh phân phối này hàng hóa sẽ được phân phối rộng rãi trên nhiều vùng
thị trường khác nhau. Do chuyên môn hóa trong sản xuất và hoạt động thương mại
nên sử dụng kênh phân phối này người sản xuất tập trung được mọi nguồn lực vào sản
xuất đồng thời phát huy hết được những phần tử trung gian để nâng cao hiệu quả của
hoạt động thương nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng việc chi phối thị
trường.
Tuy nhiên, sử dụng kênh phân phối gián tiếp này sẽ kéo dài khoảng cách giữa
người sản xuất và người tiêu dùng cả về không gian và thời gian, làm cho hàng hóa
đến tay người tiêu dùng chậm, người sản xuất sẽ khó nắm bắt được thông tin về thị
trường và khách hàng. Hơn nữa chi phí cho hoạt động thương mại sẽ tăng, giá bán
hàng hóa bị đẩy lên cao gây khó khăn trong quá trình cạnh tranh.
Kênh phân phối này thường được sử dụng để phân phối những hàng hóa phục
vụ nhu cầu thường xuyên ổn định như lương thực, thực phẩm, đồ dùng gia đình, các
doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn cũng dùng kênh phân phối này.
d. Chính sách xúc tiến - yểm trợ
 Sự cần thiết của hoạt động xúc tiến - yểm trợ

Mục tiêu của quảng cáo:
• Quảng cáo giới thiệu: dùng trong giai đoạn đầu của một loại sản phẩm
mới xâm nhập vào thị trường. Muc tiêu chủ yếu là làm nảy sinh nhu cầu ban
đầu của người tiêu dùng về sản phẩm.
• Quảng cáo thuyết phục: nó trở nên rất quan trọng ở giai doạn cạnh tranh,
khi mục tiêu của doanh nghiệp là tạo nên nhu cầu có chọn lọc trong người
tiêu dùng.
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc - 20 - Lớp: QTKD A – k4
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Lương Thế Vinh
• Quảng cao nhắc nhở: cần thiết trong giai doan trưởng thành của sản
phẩm. Mục đích là nhắc nhở khách hàng nhớ về một loại sản phẩm của mình.
Yêu cầu và nguyên tắc quảng cáo:
• Quảng cáo phải tiêu biểu, đặc trưng, độc đáo và có lượng thông tin cao.
• Quảng cáo phải đảm tính nghệ thuật, kích thích mua hàng.
• Quảng cáo phải trung thực, đảm bảo tính pháp lý.
• Quảng cáo phải nhắc lại thường xuyên và đúng thời cơ.
• Quảng cáo phải thiết thực, hiệu quả và phù hợp với chi phí dành cho
quảng cáo.
Phương tiện quảng cáo: báo, tạp chí, ấn phẩm gửi trực tiếp, phát thanh truyền
hình, quảng cáo ngoài trời và các phương tiện quảng cáo khác.
- Xúc tiến bán hàng
Bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện trong một phạm vi
không gian và thời gian nhất định nhằm thu hút sự chú ý của người mua và lôi kéo
tiêu thụ sản phẩm.
Các hoat động xúc tiến bán hàng chủ yếu được dụng là:
• Các hoạt động trưng bày, triển lãm.
• Các hoạt động xúc tiến tại nơi bán hàng.
• Các hoat dộng văn hóa, giải trí.
• Đánh giá hiệu quả của chương trình.
Nhờ vậy, xúc tiến bán hàng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động xúc

• Hoạt động bảo hành sản phẩm.
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc - 22 - Lớp: QTKD A – k4
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Lương Thế Vinh
CHƯƠNG II
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TẠI CÔNG TY CPTM TOÀN GIA
I. LỊCH SỬ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1. Quá trình hình thành và phát triển
a. Tên và quy mô hiện tại của Công ty
Tên Công ty: Công ty Cổ Phần Thương Mại Toàn Gia
Tên thương gọi: Công ty Toàn Gia
Địa chỉ: Km2 đường Trần Huy Liệu, TP. Nam Định, T. Nam Định
Điện Thoại: 03503638401
Mã số thuế: 0600385954 chi cục thuế TP Nam Định
Website : toangiapc.com
Công ty Cổ Phần Thương Mại Toàn Gia đặt trụ sở kinh doanh chính tại: Km 2
đường Trần Huy Liệu, TP. Nam Định, T. Nam Định với nghề kinh doanh chủ yếu là
cung cấp các loại máy tính, các thiết bị văn phòng
b. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
Công ty Cổ Phần Thương Mại Toàn Gia được thành lập ngày 07/05/2007 theo
quyết định số 0703000779 của sở kế hoạch và đầu tư Nam Định. Sau một thời gian
chuẩn bị vào ngày 14/05/2007 Công ty đã chính thức mở cửa khai trương.
Trụ sở chính của Công ty cũng chính là showroom trưng bày sản phẩm, được
đặt tại đường Trần Huy Liệu, TP. Nam Định, T. Nam Định.
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc - 23 - Lớp: QTKD A – k4
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Lương Thế Vinh
Công ty Cổ Phần Thương Mại Toàn Gia hoạt động theo mô hình Công ty Cổ
Phần, với số vốn pháp định là 500.000.000 VNĐ. §ược huy động từ ba cổ đông là:
• Ông Trẩn Phó Trung – Chức vụ: Giám Đốc,với số vốn góp là
25.000 cổ phần tương đương 250.000.000 VNĐ.
• Ông Trần hà Chung – Chức vụ: Phó Giám Đốc,với số vốn góp là

mở rộng sang kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong giai đoạn đầu mới thành
lập, Công ty Cổ Phần Thương Mại Toàn Gia tập trung vào kinh doanh bán lẻ và phân
phối các sản phẩm công nghệ tin học gồm: máy tính, linh kiện máy tính và các thiết bị
văn phòng, kinh doanh internet với khách hàng mục tiêu là sinh viên, nhân viên văn
phòng, các hộ gia đình. Trong đó, hướng vào phục vụ nhu cầu phổ thông (những sản
phẩm bình dân, với những tính năng này đã được thể hiện năng sử dụng thông
thường). Danh mục các sản phẩm chính mà công ty cung ứng hiện nay gồm có:
• Máy tính bộ để bàn.
• Linh kiện máy tính bộ để bàn (màn hình, bàn phím, chuột, CPU, RAM,
HDD, card màn hình, ổ quang…).
• Các phụ kiện đi kèm máy tính (loa, tai nghe, usb, thiết bị mạng…).
• Các thiết bị văn phòng (máy in, máy quét, máy chiếu…).
• Thiết bị chơi game, phòng game.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý
Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Thương Mại Toàn Gia được xây dựng theo
mô hình trực tuyến – chức năng, đứng đầu là Hội đồng quản trị, các phòng ban được
chuyên môn hoá theo chức năng, các vị trí có thể làm việc kiêm nhiệm. Một mặt là do
những điều kiện về quy mô, tài lực và vật lực chưa cho phép, một mặt là để phù hợp
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc - 25 - Lớp: QTKD A – k4

Trích đoạn Khả năng sinh lợi Phõn tớch Swot về khả năng cạnh tranh của cụng ty
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status