HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP - Pdf 29

Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ
~~~~~~*~~~~~~
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Đề tài:
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Sinh viên thực hiện : LỮ PHƯƠNG DUNG
Chuyên ngành : KINH TẾ QUỐC TẾ
Lớp : KINH TẾ QUỐC TẾ B
Khóa : 48
Hệ : CHÍNH QUY
Giảng viên hướng
dẫn
: ThS. ĐỖ THỊ HƯƠNG
HÀ NỘI - 05/2010
SV: Lữ Phương Dung Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B
1
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo chuyên ngành
Kinh tế quốc tế, khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế đã chỉ dạy cho em những kiến
thức hữu ích trong suốt thời gian học tập tại trường.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp “Hoạt động đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam – thực trạng và giải pháp”, em xin được
cám ơn các cán bộ phòng Đăng ký kinh doanh, Cục Phát triển Doanh nghiệp – Bộ
Kế hoạch và Đầu tư đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc tìm kiếm và tiếp cận các
nguồn tài liệu tham khảo cần thiết.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo, ThS.Đỗ Thị Hương vì đã

Đông Nam Á
3 APEC
Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế
châu Á - Thái Bình Dương
4 ASEM Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu
5 AFTA Asean Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Asean
6 CEPT
The Common Effective
Preference Tariff
Chương trình ưu đãi thuế quan
có hiệu lực chung
7 EU European Unions Liên minh Châu Âu
8 FIA
Foreign Investment
Agency Cục Đầu tư nước ngoài
9 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
10 FPI
Foreign Potfolio
Investment Đầu tư gián tiếp nước ngoài
11 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
12 IMF
International Monetary
Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
13 NAFTA
North American Free
Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do Bắc
Mỹ

ngoài nổi lên như một xu thế chung của các quốc gia, nhằm mở rộng thị trường,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng nguồn tài nguyên và nhân lực ở
nước tiếp nhận, tránh hàng rào bảo hộ và tận dụng các chính sách ưu đãi của nước
sở tại,….Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Từ năm 1988, đã có một số các doanh nghiệp trong nước triển khai dự án
đầu tư ở nước ngoài. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định số 22/1999/NĐ-CP về hướng
dẫn và quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài được Chính phủ ban hành ngày
14/4/1999, hệ thống pháp luật về đầu tư ra nước ngoài chính thức được ban hành,
mở đường cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong
nước. Từ đó đến nay, hoạt động này đã có những bước phát triển mạnh mẽ, có
những đóng góp nhất định cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu tích cực, hoạt động đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn tồn tại khá nhiều vướng mắc,
khó khăn. Có thể kể đến một số những khó khăn chính mà các doanh nghiệp phải
đối mặt như: khuôn khổ pháp lý thiếu đồng bộ và minh bạch, tình trạng thiếu thông
tin, hiệu quả của dự án đầu tư còn chưa cao, số lượng các dự án đầu tư còn hạn chế,
….
Do đó, cần có sự nhìn nhận, đánh giá cụ thể và khách quan về thực trạng
hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời
gian qua, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm khắc phục những
vướng mắc còn tồn tại, củng cố và phát huy thành tựu đã đạt được, thúc đẩy đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
SV: Lữ Phương Dung Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B
6
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
2. Mục đích nghiên cứu
Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước, chuyên đề “Hoạt động đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam – thực trạng và giải pháp”
tập trung xem xét tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp

TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
1.1.1. Mở rộng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp Việt Nam hội nhập sâu
rộng với thị trường trong nước và quốc tế
Vươn ra thị trường nước ngoài để tìm kiếm lợi nhuận, khai thác lợi thế so
sánh và nâng cao vị thế trên trường quốc tế đang là mục tiêu chung của các quốc gia
trên thế giới. Và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chính là cách thức hiệu quả để đạt
được các mục tiêu trên, bởi những lợi ích to lớn nó đem lại cho cả nước đầu tư và
nước tiếp nhận. Có thể nói đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đang là xu thế tất yếu
khách quan và ngày càng phát triển trên phạm vi toàn thế giới, và Việt Nam cũng
không nằm ngoài xu thế đó.
Đối với Việt Nam nói riêng, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đóng vai trò cực
kì quan trọng. Trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất
nước và hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài góp phần
giúp Việt Nam mở rộng thị trường, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các
nước trong khu vực và trên thế giới, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
1.1.2. Mở rộng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp Việt Nam thúc đẩy quá
trình phát triển kinh tế - xã hội
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công
nghệ và xu thế mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là
một trong những biện pháp nhanh nhất và ít tốn kém nhất mà Việt Nam có thể áp
dụng để tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm của các quốc gia
trên thế giới. Đây cũng là một cách thức đi tắt đón đầu rất hiệu quả, đáng được quan
SV: Lữ Phương Dung Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B
8
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
tâm khuyến khích phát triển. Đặc biệt trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, với
xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, lại chịu sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, thì
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một cách thức hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, mở rộng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tận dụng
được lợi thế của các nước tiếp nhận về lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên, từ đó

ngoài đã và đang dần được hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc
xúc tiến đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
1.2. HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA
NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
1.2.1. Quá trình xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động đầu
tư ra nước ngoài
Ngày 29/12/1987, Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam chính thức được
Quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 11/01/1988. Đây được coi là
mốc son của hoạt động đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Lượng vốn FDI bắt đầu đổ
vào trong nước và tăng dần lên qua các năm.
Từ năm 1988, đã có một số doanh nghiệp trong nước đi tiên phong trong
hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, thông qua việc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại
một số nước láng giềng trong khu vực, điển hình là các dự án đầu tư sang Lào và
Campuchia của một số doanh nghiệp tư nhân ở các vùng biên giới, theo thỏa thuận
hợp tác song phương giữa chính quyền địa phương của hai nước.
Trước thực tế đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày
14/4/1999 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
để hướng dẫn và quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Như vậy, có thể
nói sau hơn 10 năm thực thi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, pháp luật về đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài mới bắt đầu hình thành, mở đường cho các nhà đầu tư
trong nước vươn ra thị trường thế giới. Mặc dù hành lang pháp lý cho đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài mới được ban hành đầu năm 1999, nhưng trước thời điểm này
một số doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai các dự án đầu tư ở nước ngoài.
SV: Lữ Phương Dung Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B
10
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
Để triển khai Nghị định 22/1999/NĐ-CP nói trên, các Bộ, ngành liên quan đã
ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
doanh nghiệp Việt Nam (Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30/8/2001 của Bộ Kế

78/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
doanh nghiệp Việt Nam được ban hành ngày 09/9/2006 nhằm hướng dẫn thi hành
Luật Đầu tư năm 2005 với 4 mục tiêu chủ đạo là (i) phù hợp với thực tiễn hoạt
động; (ii) quy định rõ ràng, cụ thể hơn; (iii) tăng cường hiệu quả của quản lý nhà
nước và (iv) đơn giản hóa thủ tục hành chính. Đồng thời, kế thừa và phát huy có
chọn lọc những mặt tích cực, cũng như khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp
luật hiện hành về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhằm mở rộng và phát triển quyền
tự chủ, tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Nghị định 78/2006/NĐ-CP còn quy
định các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đều có quyền triển khai dự án đầu tư ở nước
ngoài, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh, được lựa
chọn hay thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ, hình thức đầu tư thích ứng với
yêu cầu kinh doanh và được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Giảm thiểu các quy định
mang tính “xin-cho” hoặc “phê duyệt” bất hợp lý, không cần thiết, trái với nguyên
tắc tự do kinh doanh, gây phiền hà cho hoạt động đầu tư, đồng thời, có tính đến với
lộ trình cam kết trong các thoả thuận đa phương và song phương trong hội nhập
kinh tế quốc tế, nhất là các nguyên tắc đối xử quốc gia và tối huệ quốc. Bên cạnh
đó, Nghị định 78/2006/NĐ-CP còn quy định rõ về trách nhiệm, các quan hệ giữa cơ
quan nhà nước đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp, về việc thực hiện các mối quan
hệ đó cũng như chế tài khi có những vi phạm từ hai phía (nhà đầu tư và cơ quan,
công chức nhà nước) nếu không thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Như vậy, khuôn khổ pháp lý của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã
dần dần được hoàn thiện hơn thông việc ban hành Luật Đầu tư năm 2005, đồng
thời, Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 đã thay thế thế Nghị định số
22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 và thủ tục đầu tư ra nước ngoài đã được hướng dẫn
cụ thể, rõ ràng, đơn giản tại Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
SV: Lữ Phương Dung Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B
12
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương

13
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
động của doanh nghiệp phải được thực hiện thông qua tài khoản này. Đồng thời
doanh nghiệp còn phải làm thủ tục đăng ký với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại
địa phương mình có trụ sở chính về việc mở tài khoản ngoại tệ và tiến độ chuyển
vốn đầu tư ra nước ngoài.
Như vậy, cùng một việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài doanh nghiệp phải
hai lần đăng ký mở tài khoản, với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và với ngân hàng
thương mại khác hoạt động tại Việt Nam. Doanh nghiệp chỉ được phép sử dụng
nguồn ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của mình mở tại ngân hàng được
phép để chuyển ra nước ngoài góp vốn đầu tư trên cơ sở quy định tại giấy phép đầu
tư do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Ngoài ra, để mở được tài khoản tại ngân hàng phục vụ việc chuyển tiền ra
nước ngoài đầu tư doanh nghiệp phải chứng minh được dự án đầu tư, giấy phép đầu
tư do nước ngoài cấp,
1.2.4. Thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1.2.4.1. Quy trình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với dự án
đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam
Để triển khai hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nhà đầu tư sẽ tiến
hành làm thủ tục tại Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các doanh
nghiệp gửi bộ hồ sơ dự án đầu tư bao gồm:
• Văn bản giải trình về dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (mục tiêu đầu tư,
địa điểm đầu tư, nguồn vốn…)
• Văn bản đề nghị thẩm tra dự án đầu tư.
• Bản sao có công chứng: Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu;
hoặc Giấy phép đầu tư.
• Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ
phần hoặc hợp tác đầu tư đối với dự án đầu tư có đối tác khác cùng tham gia
đầu tư.

tiếp nhận dự án đầu tư, thời hạn thực hiện dự án đầu tư thì nhà đầu tư phải làm thủ
tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định.
SV: Lữ Phương Dung Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B
15
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
1.3. CÁC NHÂN TỐ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA
NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI
GIAN QUA
1.3.1. Nhân tố đẩy
1.3.1.1. Mức độ cạnh tranh trên thị trường trong nước ngày càng gay gắt
Từ khi đổi mới mở cửa nền kinh tế năm 1986, Việt Nam đã đạt được
những thành tựu đáng kể trong tiến trình hội nhập: chính thức gia nhập Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á vào ngày 25/7/1995; kí kết thành công Hiệp định
Thương mại song phương Việt – Mỹ năm 2000; trở thành thành viên Tổ chức
Thương mại thế giới vào ngày 7/11/2006, Những thành tựu trên mang lại cho
Việt Nam những cơ hội lớn, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức
đáng kể, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trong nước bởi hội nhập kinh tế
quốc tế cũng đồng nghĩa với việc áp lực cạnh tranh trên thị trường nội địa
ngày càng gia tăng. Mở cửa thị trường, thực hiện tự do hóa thương mại là sức
hút các nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính lớn và trình độ công nghệ
hiện đại mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường trong nước.
Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn đều là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, năng lực cạnh tranh còn
yếu kém, đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt này quả là không dễ dàng. Bên
cạnh đó, việc mở cửa thị trường làm gia tăng số lượng, nâng cao chất lượng, đa
dạng hóa chủng loại sản phẩm tại thị trường trong nước, và người tiêu dùng
cũng khó tính hơn khi lựa chọn sản phẩm. Chính vì vậy, một số doanh nghiệp
đã chọn giải pháp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nhằm khai thác các thị
trường mới nơi họ có thể tận dụng các lợi thế của mình. Thực tế cũng chứng
minh rằng, áp lực cạnh tranh trong nước càng lớn thì số lượng các doanh

nghiệp, lại bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, Việt Nam còn khá lạc hậu so với các
quốc gia về khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Theo xếp hạng của Ngân hàng thế
giới (WB) năm 2001 về năng lực khoa học và công nghệ, Việt Nam hiện xếp thứ
94 trên thế giới, khá xa sau Malaysia (xếp thứ 71), Thái Lan (73), Philippine (80)
và đứng sau cả Srilanka (85), Nepal (86), , sau cả Iraq (90) và Siri (92). Cho đến
SV: Lữ Phương Dung Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B
17
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
nay, thứ tự này cũng không mấy thay đổi. Theo đánh giá của các chuyên gia,
cùng là các quốc gia đang phát triển, nhưng khoa học Việt Nam mới đạt trình độ
của Thái Lan cách đây 20 năm, nhưng phải mất 100 năm nữa mới đuổi kịp họ. Nếu
so với các nước khác thì còn tụt hậu quá xa.
Khi tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trình độ khoa học công nghệ
của nhà đầu tư là một trong các yếu tố được các đối tác nước ngoài quan tâm hàng
đầu. Tuy nhiên đây lại là điểm hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
Chính vì lý do đó mà các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu đầu tư sang các thị
trường khu vực ASEAN và châu Á, bởi nhìn chung đây là các thị trường mà yêu
cầu về trình độ khoa học công nghệ thấp hơn so với các quốc gia phát triển như Hoa
Kỳ, Anh, Nhật Bản,
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp tiến hành đầu tư ra nước ngoài không
chỉ vì mục tiêu lợi nhuận mà còn để tiếp cận các công nghệ tiên tiến và nâng
cao trình độ quản lý, bởi đây là một cách thức đi tắt đón đầu rất hiệu quả. Do
đó, thị trường đầu tư ra nước ngoài ngày càng được mở rộng đa dạng hơn,
không chỉ dừng lại ở các đối tác truyền thống như Lào, Campuchia, Liên bang
Nga mà còn khai thác các thị trường mới đầy tiềm năng với trình độ khoa
học công nghệ tiên tiến hiện đại như Hà Lan, Cộng hòa Séc, Đức,
1.3.1.4. Khai thác lợi thế của Việt Nam về mối quan hệ tốt đẹp với các nước tiếp
nhận vốn đầu tư
Mặc dù có xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, trình độ khoa học công nghệ
còn yếu kém, nhưng Việt Nam cũng có một số lợi thế nhất định, tạo điều kiện thuận

một trong những xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Những phát
triển mạnh mẽ về khoa học và công nghệ đã góp phần đẩy nhanh quá trình quốc tế
hoá đời sống kinh tế thế giới. Thương mại và đầu tư quốc tế phát triển với tốc độ
nhanh chóng. Với sự ra đời của các thể chế toàn cầu và khu vực như WTO (Tổ chức
thương mại thế giới), EU (Cộng đồng châu Âu), APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương), NAFTA (Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ)…, thế
giới ngày nay đang sống trong quá trình toàn cầu hoá mạnh mẽ. Quá trình này thể
hiện không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà cả trong các lĩnh vực sản xuất, dịch
vụ, tài chính, đầu tư cũng như các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường với các hình
SV: Lữ Phương Dung Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B
19
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
thức đa dạng và mức độ khác nhau. Toàn cầu hoá và hội nhập tạo ra những quan hệ
gắn bó, sự tuỳ thuộc lẫn nhau và những tác động qua lại hết sức nhanh nhạy giữa
các nền kinh tế. Thông qua quá trình tự do hoá, toàn cầu hoá tạo ra những lợi thế
mới thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các
nước, góp phần khai thác tối đa lợi thế so sánh của các nước tham gia vào nền kinh
tế toàn cầu.
Quá trình toàn cầu hoá đang thúc đẩy mạnh mẽ sự hội nhập của các nước vào
nền kinh tế thế giới và khu vực. Hoà trong bối cảnh đó cùng với phương châm "đa
dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại" và “Việt Nam mong muốn
là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập
và phát triển", Việt Nam đã và đang từng bước vững chắc hội nhập sâu rộng vào
nền kinh tế khu vực và thế giới.
Cùng với xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt
động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài càng ngày càng phát triển mạnh mẽ trên phạm
vi toàn thế giới. Hòa cùng với xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang
tích cực triển khai các dự án đầu tư ở nước ngoài, không chỉ với mục tiêu lợi nhuận,
mở rộng thị trường mà còn nhằm học hỏi khoa học công nghệ, kinh nghiệm và nâng
cao năng lực cạnh tranh, vươn ra thị trường thế giới.

SV: Lữ Phương Dung Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B
21
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
Từ năm 1989 đến nay, qua hơn 20 năm thực hiện, hoạt động đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng
kể. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (FIA) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính
đến hết 2009, vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đạt 7,73 tỷ
USD với 465 dự án. Hiện các nhà đầu tư Việt Nam đã có mặt tại 51 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ năm 1989 đến nay đã trải qua các
giai đoạn phát triển chính sau đây:
Giai đoạn 1989-1998, trước khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP
ngày 14/4/1999 của Chính phủ quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh
nghiệp Việt Nam, dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
còn nhỏ. Thời kỳ này, có 18 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên
13,6 triệu USD; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 0,76 triệu USD/dự án.
Giai đoạn 1999-2005, sau khí ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP, có
131 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt 731,4 triệu USD, gấp 7 lần
về số dự án và gấp 53 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với thời kỳ 1989-1998; quy
mô vốn đầu tư bình quân đạt 5,58 triệu USD/dự án, cao hơn giai đoạn 1989-1998.
Giai đoạn từ 2006 đến nay, sau khi ban hành Nghị định 78/2006/NĐ-CP
ngày 09/9/2006 của Chính phủ quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh
nghiệp Việt Nam, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ngày càng phát triển.
Trong hai năm 2006 và 2007, có 100 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng

Dự án có quy mô lớn nhất thời kỳ này là hai dự án đầu tư sang Liên Bang Nga vào
lĩnh vực sản xuất kinh doanh hải sản xuất khẩu với quy mô 4 triệu USD năm 1991.
SV: Lữ Phương Dung Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B
23
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
Đơn vị tính: triệu USD
Biểu đồ 2.1: Quy mô bình quân các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 1989-2007
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Bước sang giai đoạn 1999-2005, sau khi ban hành Nghị định số
22/1999/NĐ-CP, quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 5,58 triệu USD/dự án, cao hơn
giai đoạn 1989-1998. Năm 1999, quy mô bình quân một dự án đầu tư ra nước ngoài
đạt trên 1,2 triệu USD. Dự án có quy mô lớn nhất là dự án về xây dựng nhà ở và
công trình công cộng ở Campuchia với quy mô vốn là 6,467 triệu USD của Công ty
Đầu tư và Xây dựng Đô thị. Với sự ra đời của Nghị Định 22/NĐ-CP ngày
14/4/1999 hướng dẫn và quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, từ năm
2000 số lượng các dự án tăng lên nhưng quy mô các dự án lại có xu hướng giảm
xuống do nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ nên yêu cầu về vốn không cao.
Năm 2000, không có một dự án nào có quy mô vượt quá 1 triệu USD. Năm 2001,
dự án có quy mô lớn nhất cũng chỉ đạt mức 1, 9 triệu USD. Năm 2002 được coi là
năm đột biến về số vốn đầu tư, đồng thời quy mô các dự án tăng vọt so với các năm
SV: Lữ Phương Dung Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B
24
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
trước. Quy mô bình quân một dự án là 11,46 triệu USD, trong đó có một số dự án
đầu tư sang Iraq với quy mô 100 triệu USD vào lĩnh vực khai thác dầu khí của Tổng
công ty Dầu khí Việt Nam; dự án khai thác dầu mỏ tại Angieri, Năm 2003, 2004,
số lượng các dự án triển khai ở nước ngoài có tăng lên, tuy nhiên quy mô lại giảm
xuống so với năm 2002, quy mô bình quân một dự án trong năm 2003 và 2004 lần
lượt là 1,092 triệu USD và 0,733 triệu USD/dự án. Nhưng bước sang 2005, số


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status