Một số giải pháp nhằm khuyến khích – thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam - Pdf 30

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Trong quá trình quốc tế hoá, ĐTTT ra nước ngoài là đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thế giới.
Sự vận động cả về vốn, con người, dịch vụ, thông tin và văn hoá của nó có tác dụng to lớn và ảnh
hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển và tính bền vững của nền kinh tế toàn cầu. Đối với từng quốc
gia, ĐTTT ra nước ngoài có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó không chỉ tác động đến tăng trưởng và
phát triển cho nền kinh tế quốc dân, mà còn giúp các DN trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh,
tránh các rào cản thuế quan, phi thuế quan, mở rộng được thị trường, thiết lập mối quan hệ với các
quốc gia khác, từ đó nâng cao vị thế của DN trên thị trường...
Nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và các nước ĐPT nói chung cũng không nằm ngoài dòng
chảy xu thế này. Song riêng đối với nền kinh tế Việt Nam thì ĐTTT ra nước ngoài quả thực là một
lĩnh vực khá mới mẻ. Dự án đầu tiên ĐTRNN của Việt Nam là năm 1989 nhưng cũng không được
đưa vào thực hiện. Cho đến nay mới chỉ hoạt động được 19 năm, thực tế đã đạt được một số kết
quả nhất định, song chắc chắn cũng còn tồn tại không ít hạn chế. Với mong muốn tìm hiểu và
nghiên cứu cụ thể về cả những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động ĐTTT ra nước
ngoài của các DNVN trong thời gian qua, cũng như các chính sách, quy định của Chính phủ đã ban
hành (bắt đầu từ năm 1999). Em đã quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm khuyến
khích – thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam”
Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm hệ thống hoá lý luận về việc ĐTRNN của DN các
nước ĐPT nói chung và Việt Nam nói riêng. Đồng thời, xem xét, giới thiệu, đánh giá thực trạng
các chính sách của Việt Nam, các kinh nghiệm của một số nước ĐPT trong lĩnh vực khuyến khích
ĐTTT ra nước ngoài. Và thực trạng ĐTTT ra nước ngoài của các DNVN trong thời gian từ 1989
đến nay qua các số liệu thực tế; qua đó đưa ra một số giải pháp kiến nghị từ phía Nhà nước và các
DN theo hướng khuyến khích, thúc đẩy các DNVN ĐTRNN.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận các tài liệu và số liệu ĐTRNN
của Việt Nam và các nước trong khu vực; nhưng do tính chất mới mẻ của đề tài, là một vấn đề khá
mới của nền Kinh tế nước ta; do hạn chế về khả năng và thời gian của người thực hiện. Trong
khuôn khổ hạn hẹp của đề tài này, khó lòng đề cập đầy đủ các khía cạnh của vấn đề đưa ra, và chắc
chắn không tránh khỏi những sai sót. Chính vì vậy em rất mong nhận được sự quan tâm và ý kiến
đóng góp quý báu từ thầy cô và các bạn sinh viên, để vấn đề ngày càng được hoàn thiện. Em cũng
xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Trần Mai Hương - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.

định này."
Đầu tư nước ngoài là đặc trưng cơ bản của nền kinh tế quốc tế hoá như hiện nay. Đây là hình
thức đem lại lợi nhuận khá cao cho các nhà đầu tư. Sự vận động của nó có tác động to lớn và ảnh
Vũ Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế Đầu tư 47C
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển và tính bền vững của kinh tế toàn cầu. Theo quan điểm cúa cá
nhân tôi, ĐTRNN là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ trong nước
ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư.
Theo Nghị định số 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ ra ngày 9/8/2006. Chương I, điều 3 có quy
định “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực
hiện hoạt động đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó ở nước ngoài.”
2. Các hình thức ĐTRNN – Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
2.1. Đầu tư gián tiếp (FPI)
Đầu tư nước ngoài gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái
phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung
gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện các hoạt
động đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư.
• Đặc điểm của đầu tư nước ngoài gián tiếp
Chủ đầu tư nước ngoài không kiểm soát các hoạt động kinh doanh.
VĐT là của các tổ chức quốc tế thường đi kèm với các điều kiện ưu đãi và gắn chặt với thái độ
chính trị của các chính phủ và tổ chức quốc tế khác. Chẳng hạn như vốn tài trợ phát triển chính
thức ODF trong đó ODA chiếm tỷ trọng lớn. ODA mang tính ưu đãi cao, ngoài các điều kiện về lãi
suất, thời hạn cho vay, khối lượng vốn vay tương đối lớn, ODA còn có yếu tố không hoàn lại (còn
gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 15%. Nếu VĐT là của tư nhân thì bị giới hạn bởi tỷ lệ góp vốn
theo Luật Đầu tư của các nước sở tại, thường từ 10% - 25% vốn pháp định.
Chủ đầu tư nước ngoài kiếm lời qua lãi suất cho vay hay lợi tức cổ phần.
VĐT được phân tán trong vô số cổ đông và trái phiếu, nên chủ đầu tư có thể phân tán được rủi
ro trong kinh doanh, hay độ rủi ro của đầu tư nước ngoài gián tiếp là thấp.
• FPI được thực hiện dưới các dạng sau:
Viện trợ quốc tế không hoàn lại: Các chính phủ, các tổ chức tài chính, kinh tế xã hội của các

án cuãng như VĐT trích từ lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động của DN.
ĐTTT nước ngoài hiện nay gắn liền với các hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty đa
quốc gia.
VĐT trực tiếp nước ngoài tạo ra một nguồn vốn dài hạn cho nước chủ nhà và ít chịu sự chi
phối của chính phủ cũng như các quan hệ chính trị giữa chủ đầu tư với chính phủ nước tiếp nhận
đầu tư
• Theo mục tiêu của chủ đầu tư, FDI được chia thành:
Đầu tư theo chiều rộng: Hình thức đầu tư mà chủ đầu tư có lợi thế cạnh tranh trong việc sản
xuất một sản phẩm nào đó (lợi thế về công nghệ, kỹ năng quản lý,...) và chuyển sản phẩm này ra
nước ngoài.
Đầu tư theo chiều sâu: Chủ đầu tư thường chú ý đến việc khai thác nguồn tài nguyên vật liệu tự
Vũ Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế Đầu tư 47C
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nhiên dồi dào và lao động rẻ ở nước ngoài để sản xuất các sản phẩm có thể nhập lại về nước mình
hoặc xuất khẩu sang nước khác.
• Căn cứ vào chiến lược đầu tư, có 2 hình thức ĐTTT nước ngoài của DN
FDI được thực hiện thông qua hai kênh chủ yếu: đầu tư mới (Greesnield Investment – GI) và
Liên minh và sáp nhập (Mergers & Acquisition – M&A).
Đầu tư mới – GI là hình thức các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài thông qua việc xây
dựng một DN mới. Đây là kênh đầu tư truyền thống và thường gặp ở các nước ĐPT.
Liên minh và sáp nhập (M&A) là hình thức mà chủ đầu tư tiến hành thông qua mua lại, liên
minh và sáp nhập các DN hiện có ở nước ngoài. Kênh đầu tư này chủ yếu được thực hiện ở các
nước phát triển, NICs và là hình thức đầu tư rất phổ biến chi phối luồng vận động của VĐT quốc
tế trong những năm cuối của thế kỷ 20.
3. Vai trò của ĐTTT ra nước ngoài đối với các nước ĐPT
3.1. ĐTTT ra nước ngoài giúp cho nước đầu tư – các nhà đầu tư nâng cao tỷ suất lợi
nhuận đầu tư và khai thác có hiệu quả lợi thế của quốc gia trên trường quốc tế.
Các quốc gia đều phát triển nền kinh tế với những lợi thế riêng, nếu biết khai thác những lợi thế
đó một cách hợp lý thì sẽ tạo được bước nhảy vọt cho nền kinh tế khi nền kinh tế thế giới ngày
càng tiến sâu vào quá trình nhất thể hoá. Với các nước ĐPT việc sử dụng các nguồn lực trong nước

nước ngoài một cách có hiệu quả hơn ở trong nước.
Nhu cầu về nguồn nguyên nhiên liệu tự nhiên, thị trường và đặc biệt là những “tài sản” có giá
trị chiến lược khác như kỹ thuật, công nghệ và thương hiệu đã khiến nhiều công ty lớn tiến hành
mua lại quyền kinh doanh của những công ty khác. Theo học thuyết nội bộ hoá do giới hạn về điều
kiện tự nhiên (ngành lâm nghiệp không có đất thích hợp để trồng cao su), nên ĐTRNN đã là một
giải pháp kinh tế cao. Lợi ích của việc nội bộ hoá là tránh được độ trễ về thời gian, việc mặc cả khi
mua bán nguyên nhiên liệu từ nước ngoài, và tình trạng thiếu người mua. Ví dụ, một DN thép có
thể đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu cung cấp và chị phí giao dịch cao khi mua quặng sắt từ
nước ngoài, đặc biệt khi DN phải mua từ châu lục khác. Nếu DN này mua lại mọtcông ty khai mỏ
nước ngoài, tứclà tiến hành việc nội bộ hoá bao gồm cả việc mua luôn quặng sắt và chi phí vận
chuyển, sẽ loại bỏ được tình trạng thiếu thốn nguyên liệu. Hay một ví dụ khác như ngành lâm
nghiệp trồng cây cao su; Điều kiện tự nhiên, đất đai ở Lào rất thích hợp cho cây cao su, nên có thể
đạt năng suất cao, đồng thời giá thành đầu tư thấp hơn so với trồng cao su ở Tây Nguyên và duyên
hải miền Trung.
Hiệu quả sử dụng nguồn lực là vấn đề đóng góp vai trò quan trọng để giảm thiểu chi phí trong
quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi DN, nâng cao được sức cạnh tranh và tăng lợi nhuận. Vì
khi tận dụng được nguồn lực ở nước ngoài, giảm được chi phí vận chuyển, chi phí do thuế nhập
khẩu khi mua nguyên liệu từ nước ngoài, tận dụng những ưu đãi của nước tiếp nhận đầu tư; giảm
được chi phí quảng cáo và Marketing (do sản phẩm ở gần người tiêu dùng và thị trường tiêu thụ).
Vũ Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế Đầu tư 47C
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tức là giảm được chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm. Hạn chế được phần nào khó khăn
thiếu vốn của các nước ĐPT khi ĐTRNN do giảm được tổng chi phí sản xuất. Một trong những
giải pháp tốt nhất cho vấn đề này là ĐTTT ra nước ngoài. Do LLSX phát triển không đều giữa các
quốc gia và sự phân bổ nguồn lực không đều trên thế giới đã tạo ra lợi thế và sự khác nhau giữa
nhu cầu, khả năng khai thác và hiệu quả khai thác nguồn lực ở mỗi nước. Có hiện tượng “thừa”
nguồn lực ở một số nước và “thiếu” nguồn lực ở một số nước khác, dẫn đến hiện tượng tìm kiếm
và khai thác nguồn lực lẫn nhau giữa các nước nhằm tối ưu hoá hiệu quả sử dụng và phục vụ cho
mục đích tăng lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh, từ đó thúc đẩy nền kinh tế nước đầu tư phát
triển nhanh chóng. ĐTTT ra nước ngoài tạo cơ hội cho các DN sử dụng một cách có hiệu quả

3.4. ĐTTT ra nước ngoài giúp các nhà đầu tư tránh được hàng rào thuế quan và hàng rào
bảo hộ phi thuế quan của nước nhận đầu tư.
Mặc dù nhận thức được rằng tự do hoá đầu tư, tự do hoá thương mại góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và phân bổ nguồn lực trên thế giới một cách có hiệu qủa nhất. Song, do nhiều lý do
khác nhau, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đặt ta các hàng rào bảo hộ khác nhau nhằm thực hiện
các mục đích bảo hộ của mình như: Hàng rào thuế quan, giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch nhập
khẩu…hay các hàng rào tinh vi khác như: các yêu cầu về vệ sinh môi trường, vệ sinh sản xuất, về
điều kiện làm việc của người sản xuất hàng hoá, về tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật của hàng hoá…
ĐTRNN là biện pháp hữu hiệu để các DN tránh hàng rào bảo hộ thương mại và dễ dàng hơn trong
việc đưa hàng hoá thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Không những thế, ĐTRNN các DN còn
có thế tận dụng những ưu đãi trong chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước tiếp
nhận đầu tư; tận dụng những thuận lợi về luật đầu tư, các chính sách thuế của Chính phủ các nước
tiếp nhận đầu tư.
ĐTRNN cũng giúp các DN, các nhà đầu tư khẳng định được khả năng, bản lĩnh, trình độ của
mình nói riêng và của nước chủ đầu tư nói chung đối với nước tiếp nhận đầu tư. Qua đó, nâng cao
uy tín chính trị của các nước đầu tư trên trường quốc tế.
3.5. ĐTTT ra nước ngoài có thể kéo dài vòng đời sản phẩm - đổi mới công nghệ
Mỗi sản phẩm có một vòng đời, từ khi xuất hiện cho đến khi bị đào thải; vòng đời này dài hay
ngắn tuỳ vào từng sản phẩm. Theo lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm (International
product life cycle – IPLC) của Raymond Vernon, ban đầu phần lớn các sản phẩm mới được sản
xuất tại nước phát minh ta nó và được xuất khẩu đi các nước khác. Nhưng khi sản phẩm mới đã
được chấp nhận rộng rãi trên thị trường thì sản xuất bắt đầu được tiến hành ở các nước khác. Cụ
thể vòng đời quốc tế của một sản phẩm gồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Sản phẩm mới xuất hiện. Giai đoạn này, người tiêu dung chú trọng đến chất
lượng và độ tin cậy hơn là giá sản phẩm. Quy trình sản xuất chủ yếu là sản xuất nhỏ.
+ Giai đoạn 2: Sản phẩm chín muồi, nhu cầu tăng, xuất khẩu tăng mạnh, các đối thủ cạnh tranh
trong và ngoài nước xuất hiện vì thấy có thể kiếm được nhiều lợi nhuận. Nhưng dần dần nhu cầu
Vũ Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế Đầu tư 47C
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
trong nước giảm, chỉ có nhu cầu ở nước ngoài tiếp tục tăng. Xuất khẩu nhiều (đạt đến đỉnh cao) và

lực trong quản lý sản xuất, trong kỹ thuật sản xuất đối với lực lượng lao động trong nước; các DN
Vũ Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế Đầu tư 47C
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
ĐTTT ra nước ngoài có điều kiện học hỏi kinh nghiệm trong việc xây dựng và hoạch định chính
sách quản lý kinh tế, trong việc tạo lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng với các
thành phần kinh tế, các chủ thể khác nhau trên thị trường trong nước.
II. ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
1. Xu thế tất yếu của đầu tư nước ngoài
Khi nói đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Việt Nam nói riêng và các nước ĐPT nói chung
vẫn quen nghĩ đến các công ty nước ngoài đầu tư vào trong nước chứ dường như không nghĩ đến
các công ty trong nước ĐTRNN. Tại sao không khi mà hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã
và đang diễn ra mạnh mẽ không những chỉ ở các nước phát triển mà cả ở các nước ĐPT. Theo báo
cáo của Liên Hiệp Quốc năm 2005 thì xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các nước ĐPT đang gia
tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. ĐTRNN nói chung và ĐTTT ra nước ngoài nói riêng
là một xu thế tất yếu, khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay. Quá trình phân
công lao động và quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới diễn ra ngày càng sâu rộng, giúp các quốc
gia phát huy lợi thế so sánh của mình khi tham gia ĐTRNN, đồng thời khắc phục được mặt hạn
chế về công nghệ và năng lực quản lý và làm tăng hiệu quả hoạt động kinh tế trong nước thông qua
việc tiếp nhận ĐTTT từ nước ngoài. Như vậy có sự tác động đồng thời của bản thân hoạt động đầu
tư đối với cả nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Đây là cơ sở của sự gia tăng xu hướng đầu
tư cả hai chiều thay cho khuynh hướng đơn phương, một chiều trước đây; Là minh chứng cho sự
mạnh dần lên của xu hướng đầu tư lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới và nó là một xu hướng
mang tính tất yếu khách quan.
Ta thấy rằng, mỗi nền kinh tế của mỗi quốc gia lại có những thế mạnh riêng. Thế mạnh cơ bản
mà các nước phát triển chiếm lĩnh và phát huy ở các nước ĐPT là VĐT lớn cũng như trình độ
KHCN hiện đại, phát triển ở mức cao. Còn điểm mạnh mà các nước ĐPT có thể phát huy ở các
nước phát triển là môi trường kinh doanh của các nước này rộng lớn, khiến cho nhiều lĩnh vực đầu
tư còn bị bỏ ngỏ hoặc chi phí để thực hiện một số lĩnh vực đầu tư đối với họ còn tương đối cao so
với các nước ĐPT khi các nước này trực tiếp thực hiện chúng. Các nước ĐPT cũng có thể đầu tư
sang các nước kém phát triển hơn; khai thác thế mạnh mình ở các quốc gia khác.

chính viễn thông…
2.2. Hình thức doanh nghiệp liên doanh:
DN liên doanh là DN được thành lập do một hặc nhiều chủ đầu tư nước ngoài góp chung vốn
với FN nước sở tại trên cơ sỏ hợp đồng liên doanh.
Đặc điểm:
- Thành lập DN có tư cách pháp nhân.
- Các bên cùng tham gia điều hành DN, chia lợi nhuận và chịu tủi ro theo tỷ lệ góp vốn của
mỗi bên. Có nước quy định mức góp vốn tối đ a, có nước quy định mức góp vốn tối thiểu vào vốn
pháp định của chủ đầu tư nước ngoài.
Vũ Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế Đầu tư 47C
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Quy định tối đa nhằm bảo vệ chu quyền quốc gia, dân tộc và cũng do nước sở tại không quá
thiếu vốn. Nhật Bản quy định mức góp tối đa là 49% vốn pháp định vào nhiều lĩnh vực.
Quy định tối thiểu nhằm mục đích thu hút càng nhiều vốn càng tốt. Ví dụ như Việt Nam mức
vốn góp tối thiểu chủ đầu tư nước ngoài là 30% vốn pháp định của DN liên doanh.
Ở Trung Quốc, hình thức liên doanh chiếm 63,7% số dự án, và 48,4% số VĐT vào. Ở Viêt
Nam, là 49,1% số dự án và 66,1% số VĐT vào trong thời gian qua.
2.3. Hình thức DN 100% vốn nước ngoài:
DN 100% vốn nước ngoài là DN do chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ vốn để thành lập.
Đặc điểm:
- Chủ đầu tư nước ngoài có quyền điếu hành toàn bộ DN theo quy định của pháp luật nước sở
tại. DN hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự
thành lập, quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
- DN 100% vốn nước ngoài là một pháp nhân của nước nhận đầu tư. Ở Trung Quốc, loại hình
DN này chiếm 21,1% số dự án, 25,7% số VĐT vào. Ở Việt Nam là 45,2% số dự án và 23,6% số
VĐT vào trong thời gian qua.
2.4. Hình thức hợp đồng xây dưng – kinh doanh - chuyển giao BOT.
Đây là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại với nhà đầu tư
nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cầu hạ tầng trong một thời hạn nhất định. Hết
thời hạn, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn hoặc với một giá tượng trưng công

hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí
tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên
chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
2.6.2. Vốn tìm kiếm hiệu quả
Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá
nguyên liệu và giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất: điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao
thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v...
2.6.3. Vốn tìm kiếm thị trường
Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh
tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế
giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập
vào các thị trường khu vực và toàn cầu.
3. Những điều kiện cần thiết để các DN tiến hành ĐTTT ra nước ngoài
3.1. Những điều kiện về phía DN
Mặc dù khi ĐTTT ra nước ngoài gặp nhiều rủi ro hơn khi đầu tư trong nước (như rủi ro chính
trị, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro văn hoá – xã hội…), nhưng các nhà đầu tư vẫn tích cực tìm khai
thác lợi thế so sánh của nước sở tại với hy vọng tìm được mảnh đất mà ở đó tiền vốn có khả năng
Vũ Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế Đầu tư 47C
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
sinh lời cao hơn, tạo ta một “chiếc bánh thứ hai” cho nền kinh tế. Tuy nhiên, để có thể tiến hành
ĐTTT ra nước ngoài, điều kiện tiên quyết đầu tiên là phải tuân theo đúng quy định của pháp luật
ghi rõ trong Luật đầu tư ra nước ngoài của mỗi nước (ở Việt Nam hoạt động ĐTRNN được quy
định trong chương VIII trọng bộ Luật Đầu tư của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và đã được bổ sung sửa đổi năm 2006); bên cạnh đó các
DN của các nước ĐPT cần đảm bảo một số yêu cầu như:
 Thứ nhất, các DN cần có tiềm lực tài chính mạnh.
ĐTRNN thực chất là quá trình di chuyển vốn ở phạm vi quốc tế từ nước đầu tư tới nước nhận
đầu tư. VĐT bao gồm các nguồn lực tài chính và nguồn lực hiện vật để sử dụng trong quá trình sản
xuất kinh doanh, xây dựng các nhà máy mới, duy trì và mở rộng các tiềm lực sẵn có… Vốn là yếu
tố không thể thiếu đối với bất kỳ DN, tổ chức nào. Muốn cạnh tranh được trên thị trường thì các


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status