Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã đồng liên huyện phú bình tỉnh thái nguyên - Pdf 30

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG THÁI SƠN

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ ĐỒNG LIÊN –
HUYỆN PHÚ BÌNH – TỈNH THÁI NGUYÊN
” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2010 – 2014
Người hướng dẫn :
PGS.TS ĐỖ THỊ LAN

Thái Nguyên, năm 2014

LỜI CẢM ƠN

Bảng 4.8: Bảng thể hiện chất lượng nước sinh hoạt xã Đồng Liên 42
Bảng 4.7. Bảng thể hiện tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hệ thống cống thải ở xã
Đồng Liên 43
Bảng 4.12: Tỷ lệ sử dụng các kiểu nhà vệ sinh 44
Bảng 4.9 Chất lượng môi trường không khí xã Đồng Liên 45
Bảng 4.11. Tỷ lệ lượng rác của các hộ gia đình ở xã Đồng Liên 46
Bảng 4.13. Các hình thức xử lý rác thải rắn tại xã Đồng Liên 46
Bảng 4.15 Đánh giá về nguồn tiếp nhận thông tin VSMT của nhân dân xã
Đồng Liên 49
Bảng 4.17 Bảng thể hiện các loại bệnh thường gặp của người dân xã Đồng
Liên 50
DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng các nguồn nước sinh hoạt của
người dân xã 41
Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ chất lượng nước sinh hoạt 42
Hình 4.5: Biểu đồ tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hệ thống cống thải 43
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
QCCP : Quy chuẩn cho phép
QĐ : Quyết định
CP : Chính phủ
NĐ : Nghị định
BTNMT : Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
TT : Thông tư
BYT : Bộ Y Tế
BXD : Bộ xây dựng

3.1. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 22
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 22
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 22
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 22
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 22
3.2.2. Thời gian nghiên cứu 22
3.3. Nội dung nghiên cứu 22
3.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tại xã Đồng Liên, huyện Phú Bình -
tỉnh Thái Nguyên 22
3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện tiêu chí
môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Đồng Liên, huyện Phú Bình
- tỉnh Thái Nguyên 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu 24
3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn 24
3.4.3. Phương pháp thu thập thông tin, thống kê 24
3.4.4. Phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh và xử lý số liệu 24
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
4.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội và môi trường của xã Đồng Liên,
huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên 25
4.1.1. Điều kiện Tự nhiên 25
4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 26
4.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 27
4.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn tại xã Đồng Liên, huyện Phú
Bình - tỉnh Thái Nguyên 40
4.2.1. Hiện trạng môi trường nước 40
4.2.2. Hiện trạng môi trường không khí 45
4.2.3.Hiện trạng môi trường đất 45
4.2.4. Rác thải 46
4.2.5. Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật 47
4.2.6. Vệ sinh môi trường và sự quản lý của các cấp chính quyền trong vấn đề

hơn đến cuộc sống mưu sinh, khi đời sống chưa thực sự đảm bảo thì việc bảo
vệ môi trường chỉ là thứ yếu. Các nguồn chủ yếu gây ra hiện tượng ô nhiễm
môi trường ở nông thôn đầu tiên phải kể đến là việc lạm dụng và sử dụng
không hợp lý các loại hóa chất trong sản xuất nông nghiệp; do chất thải của
các nhà máy; rác thải từ sinh hoạt; chăn nuôi việc xử lý chất thải của các làng
nghề thủ công truyền thống chưa triệt để; nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường
của con người sinh sống ở nông thôn còn hạn chế. Tiếp đó là sự quan tâm
chưa đúng mức của các cấp, các ngành. Ô nhiễm môi trường gây ra nhưng
hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu đến hệ sinh thái nông nghiệp, ảnh hương
trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Vì vậy bảo vệ môi trường nông thôn là
một vấn đề cấp bách hiện nay.
“Nông thôn mới” là chương trình mục tiêu quốc gia lớn và dài hơi của
Chính phủ. Với quy mô lớn, kỳ vọng cũng nhiều, thế nhưng nhìn nhận nông
thôn trong năm qua, ngành nông nghiệp đã thừa nhận về những bước đi chậm

2
của chương trình mà rõ nét nhất là nguồn thu của nông dân chưa được cải
thiện, diện mạo nông thôn mới vẫn chưa rõ hình hài Vậy đâu là nguyên
nhân làm chậm bước đi của chương trình. Có nhiều nguyên nhân như: sự
quản lý lỏng lẻo, chưa tập trung vào những vấn đề chính trong sự phát triển
của nông thôn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với điêu kiện của địa
phương chưa hợp lý,… trong đó công tác bảo vệ môi trường và hệ sinh thái
tại địa phương là khá quan trọng trong sự phát triển bền vững của địa phương.
Công tác quản lý, thực hiện bảo vệ môi trường và hệ sinh thái tại nhiều
địa phương chưa được coi trọng nên dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường
và suy giảm hệ sinh thái còn diễn ra nhiều gây bức xúc cho người dân. Nhiều
nơi tình trạng vứt rác bừa bãi ra đường, nơi công cộng, sông suối…; xả nước
thải từ hoạt động công nghiệp, sinh hoạt ra ngoài môi trường mà không được
xử lý, nước sinh hoạt bị ô nhiễm do kim loại nặng, do xâm mặn tại các địa
phương ven biển… Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình

những thuận lợi và khó khăn.
-Đề xuất các giải pháp trong công tác thực hiện thực hiện tiêu chí môi
trường nông thôn mới tại xã Đồng Liên, huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên:
+ Tỉ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn
đạt 85%.
+ Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường.
+ Không có các hoạt động làm suy giảm thoái môi trường.
+ Chất thải, nước thải được thu gom, xử lý theo quy định.
+ Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch.
- Làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện 19 tiêu chí cho nông thôn mới.
- Đẩy mạnh công tác quản lý và bảo vệ môi trường, nâng cao chất
lượng môi trường tại địa phương.

4
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Tìm hiểu Luật Bảo Vệ Môi Trường 2005, các văn bản, nghị định,
thông tư… có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường.
- Thu thập tài liệu một cách trung thực, chính xác, khách quan.
- Đưa ra những giải pháp và những kiến nghị phù hợp, khách quan và
có tính khả thi.
- Phải có thái độ nghiêm túc, khắc phục mọi khó khăn để học hỏi,
nghiên cứu, biết tận dụng sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên tại đơn vị thực tập.
- Có tinh thần, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, hoàn thành tốt mọi
công việc một cách chính xác, kịp thời.
- Chủ động thu thập và chuẩn bị tài liệu để viết báo cáo thu hoạch sau
đợt thực tập.
- Giữ mối quan hệ tốt với cán bộ, nhân viên trong đơn vị thực tập.
- Tham gia đầy đủ tích cực mọi hoạt động phong trào của đơn vị thực tập.
- Hoàn thành chuyên đề thực tập đúng thời hạn quy định.
1.4 Ý nghĩa của đợt thực tập

* Chức năng của môi trường.
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống
và sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong hoạt
động sống và hoạt động sản xuất.
- Giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh
vật trên Trái Đất
- Lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
* Ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người,
sinh vật.
(Theo Luật BVMT Việt Nam 2005)
- Ô nhiễm môi trường đất : Là sự biến đổi thành phần ,tính chất của đất
gây ra bởi những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động sản xuất nông
nghiệp và những phương thức canh tác khác nhau và do thải bỏ không hợp lý
các chất cặn bã đặc và lỏng vào đất. Ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự lắng
đọng của các chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống đất.

7
- Ô nhiễm môi trường nước : Là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính
chất vật lý - hóa học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể
lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, làm
giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.
(Theo Giáo trình ô nhiễm môi trường của Hoàng Văn Hùng, 2012 -
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên)
- Ô nhiễm môi trường không khí : Là hiện tượng làm cho không khí
sạch thay đổi thành phần và tính chất dưới bất kỳ hình thức nào, có nguy cơ
gây tác hại tới thực vật và động vật, gây hại đến sức khỏe con người và môi

đến con người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền
vững và sử dụng hợp lý tài nguyên”.
- Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp:
+ Luật pháp.
+ Chính sách.
+ Kinh tế.
+ Công nghệ.
+ Xã hội.
+ Văn hoá.
+ Giáo dục…
Các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tuỳ theo
điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra.
- Việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô:
+ Toàn cầu.
+ Khu vực.
+ Quốc gia.
+ Tỉnh.

9
+ Huyện.
+ Cơ sở sản xuất.
+ Hộ gia đình…
* Tiêu chuẩn môi trường:
“ Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất
thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định làm căn cứ để quản lý và
bảo vệ môi trường.”
(Theo Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2005)
* Các khái niệm CTR.
- CTR: Là toàn bộ các loại tạp chất được con người loại bỏ trong các

2.1.1.3. Khái niệm về phát triển bền vững
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ
tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm
bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
2.1.2. Cơ sở pháp lí
- Căn cứ luật BVMT Việt Nam 2005 được quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá 11 kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006.
- Căn cứ vào nghị định số 80/2006 NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính
Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật BVMT.
- Nghị định 59/2007/ NĐ - CP ngày 09/04/2007 về quản lí CTR.
- Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế
về việc ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu.

11
- Căn cứ quyết định số 17/2001/ QĐ - BXD ngày 07/08/2001 của Bộ
Xây Dựng định mức dự toán chuyên nghành vệ sinh môi trường - công tác thu
gom vận chuyển, xử lí rác
- Quyết định số 22/2006 QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc áp dụng TCVN về Môi trường.
- Căn cứ quyết định số 17/2001/ QĐ - BXD ngày 07/08/2001 của Bộ
Xây Dựng định mức dự toán chuyên nghành vệ sinh môi trường - công tác thu
gom vận chuyển, xử lí rác
- Quy định số 367-BVTV/QĐ về việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ
thực vật sử dụng ở Việt Nam do Cục Bảo vệ thực vật ban hành.
- Chỉ thị số 36/2008/CT - BNN ngày 20/02/2008 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn về việc tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường
trong Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 04 năm 2009 của Thủ tướng

- Chúng ta biết rằng ô nhiễm môi trường sẽ dẫn tới nhiều bệnh tật, gây
ra các bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy, phụ khoa
- Trên thực tế, nhiều năm qua các cấp, các ngành từ trung ương đến
tỉnh, huyện, xã, thôn, bản đã chú trọng đến việc triển khai công tác tuyên
truyền, bảo vệ môi trường như:
+ Vệ sinh đường làng ngõ xóm.
+ Khơi thông cống, rãnh thoát nước.
+ Làm nhà tiêu hai ngăn hợp vệ sinh.
+ Đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt …
- Những vấn đề này vẫn còn rất khiêm tốn. Hầu hết những thôn vùng
cao, vùng dân tộc thiểu số, vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đã ở mức độ
cảnh báo. Một phần do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa

13
nắm được tác hại của sự ô nhiễm môi trường, một phần do thói quen của đồng
bào. Việc sử dụng nhà tiêu một ngăn không những luôn phải chịu đựng mùi
nồng nặc, khó chịu bốc lên, trở thành những điểm "lý tưởng" cho các loài
ruồi, muỗi tụ tập, trời mưa nước chảy từ nhà trên xuống nhà dưới gây ô nhiễm
môi trường Những hộ có điều kiện tự đầu tư chỉ có ở vùng thấp, còn các
thôn vùng cao hầu hết là nhà tiêu một ngăn, thậm chí không có.
2.2.1.2. Ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt
- Nhiều thôn bản chưa được Nhà nước đầu tư nguồn nước sinh hoạt,
thường chỉ sử dụng nguồn nước bắc trong khe, gánh ở sông, giếng đào…
không qua hệ thống xử lý nào. Thậm chí, một số thôn bản được Nhà nước đầu
tư xây dựng công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhưng do ý thức trách
nhiệm quản lý kém nên hiệu quả không cao.
- Nhiều người cho biết: Mùa khô còn đỡ, khi trời mưa xuống nước vừa
đục vừa có mùi không thể sử dụng được, nhiều hộ dù có nguồn nước này
nhưng vẫn phải đi gánh nhờ nước giếng đào để sử dụng.
- Một số xã có nhiều thôn hiện nay vẫn còn sử dụng nước sông, suối để

- Môi trường nông thôn còn bị đe dọa bởi tình trạng lạm dụng hóa chất
trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và việc sử
dụng phân tươi, nhất là trong sản xuất các loại rau ăn. Điều này vừa có hại
cho môi trường, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.
2.2.1.4. Trách nhiệm của cấp uỷ chính quyền địa phương
- Một thực trạng hiện nay, dường như cấp uỷ, chính quyền các cấp, các
cơ quan chức năng ở các địa phương nông thôn, miền núi thường chỉ tập
trung vào các vấn đề lớn như: Xoá đói giảm nghèo, hạn chế việc sinh đẻ, xây
dựng cơ sở hạ tầng đường, trường học, trạm y tế… chưa chú ý quan tâm đến
vấn đề ô nhiễm môi trường, vệ sinh, một việc làm rất cần thiết. Tránh ô nhiễm
môi trường để chủ động phòng bệnh, chứ không thể để phát bệnh, phát dịch
rồi mới chữa chạy phòng tránh.
- Mặc dù những năm gần đây, các địa phương đưa việc bảo vệ môi
trường vào hương ước, quy ước làng bản, vệ sinh công cộng, khơi thông cống
rãnh, xây dựng chuồng trại chăn nuôi xa nhà… song vấn đề này chưa thực sự
trở thành phong trào thu hút toàn dân, tham gia.
- Đặc biệt, ở các thôn vùng cao, đồng bào dân tộc Mông, Dao có vận
động, tuyên truyền phát động xong chỉ bỏ đó, không mang lại hiệu quả.
- Trước tình hình bệnh tiêu chảy cấp đã và đang xảy ra trên địa bàn cả
nước, thậm chí đã xảy ra ở một số địa phương trong tỉnh như hiện nay, các địa
phương, các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng cần có sự quan tâm, đưa
ra giải pháp quyết liệt hơn nữa đến vấn đề vệ sinh, ô nhiễm môi trường ở các
vùng nông thôn, vùng núi; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao hơn
nữa nhận thức cho đồng bào tham gia làm cho môi trường ngày càng trong
sạch nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

15
2.2.2. Tình hình quản lý và thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới
tại xã Đồng Liên và - Huyện Phú Bình – Tỉnh Thái Nguyên.
2.2.2.1. Tình hình môi trường và công tác quản lý bảo vệ môi trường trên địa

Thái Nguyên là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế khá, số lượng doanh
nghiệp tăng lên rất nhanh, từ chỗ 200 - 300 doanh nghiệp, đến nay đã tăng lên
hơn 2.000 doanh nghiệp.
Việc phát triển các cơ sở sản xuất nhanh chóng đã tạo sức ép lên môi
trường. Nhiều doanh nghiệp không thực hiện các biện pháp xử lý gây ô nhiễm
môi trường.
- Trong vòng hai năm trở lại đây, tỉnh Thái Nguyên đã thống kê và đưa
vào danh sách 35 cơ sở gây ô nhiễm môi trường, 29 cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng.Hiện nay, đã có một số đơn vị hoàn thành kế hoạch xử
lý ô nhiễm, tuy nhiên vẫn chưa có đơn vị nào báo cáo kết quả hoàn thành kế
hoạch xử lý triệt để ô nhiễm
* Môi trường đất
- Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang
phát triển nhanh chóng, tuy nhiên, do sử dụng công nghệ lạc hậu, đa phần
khai thác theo kiểu lộ thiên… nên đất tại các khu vực khai khoáng đều bị ô
nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đất và gián tiếp ảnh hưởng đến sức
khỏe, đời sống của người dân trong khu vực.
- Thái Nguyên hiện có 66 đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản với
tổng số mỏ được cấp phép khai thác lên tới 85, trong đó có 10 điểm khai thác
than, 14 điểm khai thác quặng sắt, 9 điểm khai thác quặng chì kẽm, 24 điểm
khai thác đá vôi, 3 điểm khai thác quặng titan…Tổng diện tích đất trong hoạt
động khai thác chiếm hơn 3.191 ha, tương ứng gần 1% diện tích đất tự nhiên
của tỉnh.

17
- Trong quá trình khai thác, các đơn vị đã thải ra một khối lượng lớn đất
đá thải, làm thu hẹp và suy giảm diện tích đất canh tác, điển hình là các bãi
thải tại mỏ sắt Trại Cau (gần 2 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than Khánh Hòa
(gần 3 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than Phấn Mễ (hơn 1 triệu m3 đất đá
thải/năm)…


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status