Vận dụng trò chơi học tập vào phân môn khoa học lớp 5 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh - Pdf 30


Giáo viên
Giáo viên
:
: Đơn Vị:
Năm Học: -
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trò chơi là hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với con người, từ trẻ
em đến người lớn. Bất kì ai trong cuộc đời cũng đã từng tham gia vào những
trò chơi. Cũng như lao động, học tập, trò chơi là một loại hình hoạt động
sống của con người. Trò chơi có chứa đựng chủ đề, nội dung nhất định mà
người tham gia phải tuân thủ. Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi, giải trí
đồng thời cũng lại có ý nghĩa giáo dưỡng và giáo dục lớn lao đối với con
người.
Trò chơi có ý nghĩa đặc biệt đối với trẻ em. Trò chơi tạo tất cả những
điều kiện để trẻ em thể hiện nhu cầu tự nhiên về hoạt động, tạo ra ở trẻ em
những rung động thực tế và quan trọng cho cuộc sống. Trong khi chơi trẻ em
phản ánh hiện thực xung quanh đồng thời thể hiện thái độ nhất định đối với
môi trường. Đối với trẻ em, chơi có nghĩa là hoạt động, là khơi dậy trong
mình những cảm giác và mơ ước, là cố gắng thể hiện những ước mơ đó, là
cảm giác,tri giác, phản ánh một cách sáng tạo thế giới vào trong tưởng tượng
của mình. Đúng như Go-rơ-ki đã nhận xét: “Trò chơi là con đường để trẻ em
nhận thức thế giới, là nơi chúng đang sống và là cái chúng nhận thấy cần
phải thay đổi.” Cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu được ở học
sinh tiểu học. Dù không phải là hoạt động chủ đạo, song vui chơi vẫn giữ vai
trò rất quan trọng trong hoạt động sống của trẻ, vẫn có ý nghĩa lớn lao đối
với trẻ. Lý luận và thực tiễn chứng tỏ rằng nếu biết tổ chức cho các em vui
chơi hợp lý, đúng đắn thì đều mang lại hiệu quả giáo dục. Qua trò chơi, các

nữa, có đôi lúc khả năng sáng tạo của người giáo viên chưa cao và điều kiện
để đi tới việc vận dụng trò chơi như một phương pháp dạy học chưa sâu sắc
nên có nhiều người còn lúng túng khi vận dụng vào dạy trong môn Khoa
học. Qua dự giờ một số đồng nghiệp, tôi nhận thấy giáo viên đưa trò chơi
vào phân môn này có lúc còn “ vụng về” đôi lúc áp đặt, máy móc, nội dung
trò chơi còn nghèo, đa số là chơi củng cố sau bài học nên chưa thực sự phát
huy tính tích cực của học sinh.
II/ Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giáo viên chưa biết khai thác thế mạnh
của trò chơi vào dạy học để phát huy tính tích cực của các em. Theo tôi
những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Giáo viên vận dụng trò chơi vào giảng dạy chưa linh hoạt.
- Đa số chưa biết vận dụng trò chơi nào trong bài học cho phù hợp với
nội dung kiến thức.
- Giáo viên chưa có nhiều thời gian sưu tầm nhiều trò chơi lạ để vận
dụng vào dạy học, còn sử dụng nhiều trò chơi quen thuộc dẫn đến
học sinh nhàm chán, hiệu quả đạt không cao.
III/ Biện pháp:
1. Biện pháp1: Nắm mục đích của việc vận dụng trò chơi học tập.
Giáo viên cần thấy, đây là một phương pháp dạy học tích cực, có thể vận
dụng tốt vào môn học. Mặc dù trong trò chơi những nguyên tắc, luật lệ mà
người chơi phải phục tùng, song sự biểu hiện tự do của hoạt động được bắt
đầu, tiếp tục và kết thúc theo ý muốn riêng lẽ làm cho các em hứng thú, có
cảm giác thoả mãn rõ rệt. Vận dụng tốt trò chơi vào học tập giáo viên sẽ
giúp cho các em có cảm xúc: vui sướng do nhu cầu hoạt động tích cực của
bản thân mình thoả mãn, làm nẩy sinh ở các em tình bạn bè, tinh thần tập
thể, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau và cảm xúc thẫm mỹ có liên quan đến
nhịp điệu và động tác chơi.
2. Biện pháp 2: Nắm yêu cầu đối với người giáo viên trong việc soạn
giảng.

- Trò chơi phục vụ cho những hoạt động của từng nhóm bài.
Các trò chơi ở nhóm thứ nhất tôi đã sưu tầm được:
Trò chơi 1 : Hái hoa dân chủ.
Mục tiêu:
- Củng cố nội dung kiến thức đã học. Rèn cho học sinh kĩ năng giao tiếp, tự
tin, hứng thú học tập.
Chuẩn bị:
- Một số cây cảnh hoặc cành cây có hoa, lá.
- Hệ thống câu hỏi theo nội dung bài học hoặc theo chủ đề ôn tập.
Tiến hành:
- Giáo viên gọi từng học sinh lên hái hoa hoặc chuyền hộp và hát đến tay ai
người đó lên hái hoa và trả lời. Có thể chia lớp thành hai nhóm để các em thi
đua, nhóm nào trả lời đúng, lưu loát sẽ được khen. Trò chơi này có thể dùng
cho tất cả các bài trong phần củng cố hoặc ôn tập.
Trò chơi 2: Đố bạn.
Mục tiêu
- Giúp học sinh nhớ lại những đặc điểm chính của nội dung bài học.
- Học sinh được thực hành kỹ năng đặt câu hỏi loại trừ.
Tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, học sinh oẳn tù tì xem nhóm nào được
chơi trước. Một nhóm ra câu đố, nhóm kia trả lời câu đố của bạn, nếu trả lời
được thì có quyền đố lại, nếu không trả lời được thì bị thua và nhóm kia
được hỏi tiếp. Cứ mỗi câu trả lời đúng thì ghi một điểm, trả lời sai không
ghi điểm. Trò chơi này dùng trong các bài mới, ở phần củng cố bài.
Trò chơi 3: Chí lớn gặp nhau.
Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu được những nguyên nhân và điều kiện có những hậu
quả mà các em đã nắm được trong bài học.
- Rèn cho các em kĩ năng tư duy nhanh nhẹn.
Tiến hành:

Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận biết một số đặc điểm về chiều cao của cơ thể người, sự
phát triển của cơ thể người qua từng giai đoạn.
Chuẩn bị:
- Khoảng trống cho các nhóm hoạt động.
Tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm bốn đến sáu học sinh.
Cách chơi:
- Đo xem ai cao hơn. Lần lượt từng cặp đứng áp sát lưng, đầu và gót chân
chạm nhau, cặp kia quan sát bạn nào cao hơn.
- Mỗi nhóm chọn ra bạn cao nhất của nhóm mình để thi với bạn cao nhất của
nhóm khác. Giáo viên giúp học sinh nhận thấy cùng một lứa tuổi có bạn cao
bạn thấp đó là điều bình thường. Từ đó các em chú ý giữ gìn sức khoẻ,ăn
uống đủ chất để cơ thể phát triển cân đối. Trò chơi này có thể vận dụng vào
hoạt động hai sau khi học sinh đã hiểu được sự lớn lên và phát triển của cơ
thể người.
Trò chơi 2: Đố bạn hoa gì? (Các bài sự sinh sản ở thực vật có hoa).
Mục tiêu:
- Giúo học sinh phân biệt được hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
Chuẩn bị:
- Học sinh chuẩn bị nhiều loại hoa đem đến lớp.
Tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, các loại hoa học sinh sưu tầm được
cắm vào hai lọ nhỏ, giáo viên hô “chuẩn bị” thì mỗi bạn cử ra hai bạn nhanh
tay lên chọn hoa và xếp chúng thành hai loại hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
Trò chơi diễn ra trong thời gian hai phút, nếu nhóm nào chọn được nhiều
hoa và đúng thì nhóm đó thắng.
Trò chơi 3: Đố bạn con gì? (Các bài sinh sản và nuôi con của động vật)
Mục tiêu:
- Giúp học sinh nắm lại đặc điểm chính về sự sinh sản và nuôi con của động

Những trò chơi trên đây giáo viên có thể thay đổi cho phù hợp với
từng kiểu bài, từng chương hoặc có thể thay đổi tên trò chơi để gây sự mới
lạ cho học sinh.
5. Biện pháp 5: Vận dụng vào bài học để phát huy tính tích cực của học
sinh.
Như trên đã nêu, đa số giáo viên còn lúng túng trong việc phải vận
dụng trò chơi vào bài học như thế nào cho phù hợp. Bản thân tôi nhận thấy,
muốn thực hiện được điều đó, trước hết cần làm tốt việc thiết kế bài dạy. Vì
trong quá trình thiết kế bài giáo viên chủ động về các hoạt động, nắm vững
mục tiêu, lựa chọn phương pháp, từ đó giáo viên sẽ định hướng được cách
vận dụng trò chơi vào hoạt động nào cho phù hợp với bài học. Trước khi lựa
chọn trò chơi cho bài học của mình, tôi thực hiện các bước sau:
Bước 1: Phân tích yêu cầu giáo dục của trò chơi.
Bước 2: Chọn lựa trò chơi để phân tích khả năng giáo dục của nó đối với bài
học.
Bước 3: Đối chiếu nội dung và khả năng giáo dục của trò chơi xem có phù
hợp với hoạt động nào thì lựa chọn, nếu không phù hợp thì lựa chọn lại.
Bước 4: Thiết kế trò chơi đó vào giáo án.
Bước 5: Chuẩn bị thực hiện “giáo án”: chuẩn bị phương tiện, phân công cho
học sinh chuẩn bị.
IV/ Kết quả:
Sau khi thực hiện các biện pháp trên vào việc vận dụng trò chơi học tập
trong phân môn Khoa học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh,
tôi nhận thấy:
- Học sinh học tập tích cực hơn, nhanh hiểu bài và hiểu bài sâu hơn.
- Lớp học sôi nổi, hoà đồng, những học sinh trước đây còn rụt rè thì nay
đã tích cực tham gia trò chơi.
- Khả năng nói của các em cũng được phát triển, học sinh nói lưu loát
hơn, mạnh dạn hơn.
- Các em rất thích các trò chơi trong phân môn Khoa học mà giáo viên

2. Đối với học sinh:
- Học sinh cần tham gia tự giác, tích cực vào các trò chơi.
- Cần hợp tác với giáo viên và các bạn trong lớp khi chơi để trò chơi đạt
hiệu quả.
- Học sinh cần thực hiện tốt phần chuẩn bị của mình khi được giáo viên
giao nhiệm vụ để trò chơi ở lớp được tiến hành tốt.
C/ KẾT LUẬN:
Trong xã hội hiện nay giáo dục cho học sinh tiểu học là giáo dục toàn
diện trong tất cả chín môn học. Vậy mỗi một môn học đều đảm bảo chất
lượng của nó thì ở từng phân môn chúng ta phải áp dụng một phương pháp
dạy học phù hợp để đạt hiệu quả cao. Vậy trò chơi học tập cũng là một
phương pháp dạy nhằm phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo
của học sinh phù hợp đặc điểm của từng lớp, môn học. Mặt khác nó còn bồi
dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập của học sinh.
Trò chơi học tập còn có tác dụng làm thay đổi hình thức hoạt động trên lớp,
làm cho không khí lớp học thoải mái dễ chịu hơn.
Trên đây là những biện pháp để vận dụng trò chơi học tập vào môn
Khoa học lớp 5 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, mặc dù
bản thân đã có nhiều cố gắng song không tránh khỏi những sai sót mong các
đồng nghiệp góp ý để tôi có thể dạy môn Khoa học đạt hiệu quả cao hơn.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status