Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm - Pdf 30

LỜI MỞ ĐẦU
Trong số những năm gần đây trường Trung Học Nghiệp Vụ Quản Lý
Lương Thực Thực Phẩm là trường dẫn đầu trong khối trường trung học đào
tạo về kinh tế nói chung và ngành lương thực thực phẩm nói riêng. Sở dĩ đạt
được kết quả đó là nhờ trường đã có một đội ngũ cán bộ, viên chức mạnh, có
trình độ tương đối cao. Để giữ vững được thành tích này trong điều kiện nền
kinh tế thị trường hoạt động không ngừng thì yếu tố quyết định là phải không
ngừng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ viên chức cả về trình độ lẫn
chuyên môn, quản lý và chính trị. Trong thời gian vừa qua trường Trung học
nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm đã thực hiện nhiều biện pháp đồng
bộ nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo và phát triển đội ngủ của mình
nên đã dành được nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên cũng tồn tại nhiều vấn đề
cần phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa. Với tầm quan trọng đó mà em chọn đề
tài: "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội
ngũ cán bộ, viên chức trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực
phẩm."
Để phục vụ cho đề tài này em đã khai thác từ nguồn số liệu khác nhau
trong đó chủ yếu là nguồn số liệu từ phòng Tổ chức cán bộ, phòng Quản lý
đào tạo trường, từ các văn bản của bộ giáo dục và đào tạo,chính phủ, của các
bộ ngành....
Đề tài này gồm các phần chính sau đây:
Chương I: Những cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên
chức trường Trung Học
Chương II: Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán
bộ, viên chức trường Trung Học nghiêp vụ quản lý lương thực thực phẩm
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương III: Những giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế
trong công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường
Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực tập nhưng do
thời gian có hạn và tính chất phức tạp của vấn đề nghiên cứu mà trong đề tài

cán bộ giảng viên của trường.Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên; xây dựng
đội ngũ giảng viên của trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ
cấu ngành nghề , cơ cấu tuổi và giới.Tuyển sinh và quản lý người học.Phối
hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục. Tổ
chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động
xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu xã hội.Quản lý, sử dụng
đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
SV: Phạm Văn Cảnh Lớp:QLKT 46A
3
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2 Quyền hạn và trách nhiệm của trường trung học.
Trường trung học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy
định của pháp luật và điều lệ về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ
chức các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, tài chính, quan hệ quốc
tế, tổ chức và nhân sự. Cụ thể là:
Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà
trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới
các trường trung học của nhà nước.
Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với
các ngành nghề nhà trường được phép đào tạo trên cơ sở chương trình khung
do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành; tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu của nhà
nước, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp, in ấn và cấp văn bằng
theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu
giáo dục, hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục,
thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với việc làm, phục vụ sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội.

trọng để nhà nước quản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Qua quá trình thực hiện công tác quản lý cán
bộ, công chức đã đi dần vào nề nếp trình độ cán bộ, công chức ngày càng
được nâng cao.
Tuy nhiên, do yêu cầu đổi mới và nâng cao trình độ cán bộ công chức
cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội, ngày 29/04/2003 Ủy ban
thường vụ quốc hội đã thông qua pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của
pháp lệnh cán bộ, công chức. Theo đó công chức là công dân Việt Nam trong
biên chế:
SV: Phạm Văn Cảnh Lớp:QLKT 46A
5
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
a. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ trong các cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung Ương; ở tỉnh; thành
phố, huyện quận, thị xã.
b. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thường
xuyên trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung Ương; ở
tỉnh; thành phố; huyện; quận; thị xã.
c. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ
thường xuyên trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung
Ương; ở tỉnh; thành phố; huyện(quận; thị xã).
d. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức
hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên trong các tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội ở Trung Ương, ở tỉnh, thành phố, huyện, quận; thị xã.
e. Thẩm án toà án nhân dân, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân.
g. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ
thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị quân đội nhân dân mà không
phải là sĩ quan , hạ sĩ quan chuyên nghiệp
h. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong

- Viên chức tương đương với ngạch cán sự.
Thứ ba: Theo vị trí công tác gồm:
- Viên chức lãnh đạo
- Viên chức chuyên môn nghiệp vụ.
SV: Phạm Văn Cảnh Lớp:QLKT 46A
7
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3. KHÁI NIỆM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN.
Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể
đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Do đó trong các tổ chức,
công tác đào tạo và phát triển cần phải được thực hiện một cách có tổ chức và
kế hoạch.
Phát triển nguồn nhân lực theo nghĩa rộng nghĩa là tổng thể các hoạt
động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất
định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động.
Xét về nội dung, phát triển nguồn nhân lực bao gồm 3 loại hoạt động là:
giáo dục, đào tạo và phát triển.
Giáo dục: được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người
bước vào nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới, thích hợp hơn trong
tương lai.
Đào tạo: được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao
động có thể thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là
quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của
mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao
dộng để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.
Phát triển: là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc
trước mắt của người lao động nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa
trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức

khỏi các điều bất trắc hoặc nhu cầu tự bảo vệ.
+ Nhu cầu xã hội: đó là các nhu cầu được quan hệ với những người
khác để thể hiện và chấp nhận tình cảm, sự chăm sóc và hợp tác. Hay nói cách
khác là nhu cầu bạn bè, giao tiếp.
SV: Phạm Văn Cảnh Lớp:QLKT 46A
9
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+Nhu cầu được tôn trọng: là nhu cầu có địa vị trong xã hội, được người
khác công nhận và tôn trọng cũng như nhu cầu tôn trọng mình.
+ Nhu cầu tự hoàn thiện mình: là nhu cầu được trưởng thành và phát
triển, được biến các năng lực của mình thành hiện thực, hoặc nhu cầu đạt
được thành tích mới có ý nghĩa, nhu cầu sáng tạo.
Thứ ba: Đào tạo và phát triển là những giải pháp có chiến lược tạo ra lợi
thế cạnh tranh của tổ chức . Thế giới ngày càng có xu hướng toàn cầu hoá do
đó mọi người trên thế giới đều có khả năng tiếp cận với các nguồn lực vật
chất và giá cả là giá cả chung trên toàn thế giới do đó yếu tố cạnh tranh mang
tính chất quyết định đó là nguồn lực con người. Như vậy phải không ngừng
đào tạo họ để họ đáp ứng tốt yêu cầu của tổ chức.
5. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỐI
VỚI TỔ CHỨC.
5.1 Kèm cặp và chỉ bảo
Phương pháp này thường dùng để giúp cho các cán bộ quản lý và các
nhân viên giám sát có thể học được kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt
và công việc cho tương lai thông qua sự kềm cặp và chỉ bảo của người quản
lý giỏi hơn. Có 3 cách để kèm cặp đó là:
Thứ nhất: kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp
Thứ hai: kèm cặp bởi người cố vấn
Thứ ba: Kèm cặp bởi người quản lý có điều kiện hơn.
Phương pháp này là ưu điểm là: việc học dễ dàng hơn, học viên được


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status