Khảo sát sự hài lòng của người bệnh điều trị ngoại trú tại bệnh viện tâm thần - Pdf 30

BỆNH VIỆN TÂM THẦN
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

Đề tài:
KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ
NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH BR-VT
Người hướng dẫn: BSCKI, TTUT. Ngô Thành Phong
Người thức hiện: CN. Phạm Văn Sơn
Cộng sự: YS. Võ Thị Thanh1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất lượng dịch vụ y tế được cung cấp tại các cơ sở khám chữa bệnh
tốt hay kém là mối quan tâm hàng đầu của những nhà quản lý y tế, mọi người
dân và quan trọng nhất điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị của
người bệnh của các cơ sở y tế. Chất lượng dịch vụ y tế được phản ánh qua
nhiều yếu tố như các nội dung thủ tục khám chữa bệnh, cơ sở vật chất, trang
thiết bị của bệnh viện, tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên y tế và quan
trọng nhất là kết quả điều trị. Việc đánh giá chất lượng dịch vụ y tế có nhiều
hình thức; tuy nhiên đánh giá của khách hàng trực tiếp là những người bệnh
đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế là thước đo khách quan nhất để xác
định uy tín, chất lượng phục vụ dịch vụ ở bệnh viện, trong đó một phần quan
trọng là đánh giá tinh thần, thái độ, trách nhiệm phục vụ của nhân viên y tế và
khả năng hồi phục sức khoẻ nhanh chóng của người bệnh khi được điều trị tại
các cơ sở y tế. Ngày nay công tác y tế nói chung và công tác khám, chữa bệnh
nói riêng được xã hội hoá cao độ, hoạt động khám chữa bệnh được xem là
một lĩnh vực dịch vụ công, nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho
nhân dân, vì vậy người dân có quyền tiếp cận với những dịch vụ y tế tốt nhất
để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ly
và cộng sự tại Sở Y tế tỉnh Hải Dương, trong năm 2007 thì chất lượng chăm

định số 136/QĐ-UBND ngày 13/01/2006 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu. Cho đến nay, bệnh viện đã triển khai chương trình Chương
Trình Bảo vệ Sức khỏe Tâm thần Cộng đồng và Trẻ em cho 83/83 xã phường,
thị trấn (kể cả huyện Côn Đảo) đạt tỷ lệ 100%. Tổng số bệnh nhân tâm thần
được quản lý điều trị từ năm 2003 đến 30/11/2013 là: 3.556/3.763 bn/83 xã,
phường, thị trấn. Trung bình 230-250 bệnh nhân/ngày đến khám và điều trị
ngoại trú tại bệnh viện và khoảng 110-130/ngày bệnh nhân điều trị nội trú bao
gồm: rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm, rối loạn cảm xúc, hành vi, tâm thần
phân liệt và các rối loạn loạn thần khác. Nằm trong hệ thống quản lý chất
lượng Sở Y tế tỉnh BRVT; Bệnh viện Tâm thần tỉnh bà Rịa-Vũng Tàu đã
không ngừng đổi mới, đầu tư trang thiết bị, cải tạo cơ sở vật chất nhằm nâng
cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và ngày được sự tin tưởng của lãnh
đạo Sở Y tế và các bệnh viện trong tỉnh nhà và là điểm đến có thương hiệu
của người dân trong công tác khám chữa bệnh.
1.2.
Tổng quan về chất lượng dịch vụ y tế
Khái niệm sự hài lòng đối với dịch vụ y tế: là sự hài lòng chất lượng
chăm sóc không chỉ phụ thuộc vào máy móc, trang thiết bị mà còn phụ thuộc
vào cácyếu tố khách quan và chủ quan khác như tinh thần thái độ, kiến thức ,
kỹ năng, tay nghề của cán bộ y tế và có tính hợp lý của các quy trình chăm
sóc. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay nó còn phụ thuộc vào mô hình tổ chức
của cơ quan y tế đó, quy trình cải cách hành chính và các yếu tố quy định
khác nữa .
1.2.1. Các khái niệm
Tổng quan các tài liệu trong nước và quốc tế gần đây cho thấy trong lĩnh
vực y tế,
Việt Nam còn thiếu một hệ thống các khái niệm, quan niệm liên
quan đến chất lượng dịch vụ
y tế. Sự diễn đạt bằng tiếng Việt một số khái
4

y khoa theo
cách thức nào đó để tối đa hóa lợi ích về sức khỏe mà không
làm gia tăng các rủi ro
tương ứng do ứng dụng các kỹ thuật này. Do đó,
chất lượng dịch vụ KCB chính là
mức độ mà dịch vụ y tế được kỳ vọng sẽ
đem lại sự cân bằng mong muốn nhất giữa
rủi ro và lợi ích.
+ Chất lượng dịch vụ KCB là mức độ theo đó các dịch vụ y tế mà cá nhân
và cộng đồng
sử dụng làm tăng khả năng đạt được kết quả sức khỏe mong
muốn và phù hợp với
kiến thức chuyên môn hiện tại.
+ Chất lượng dịch vụ KCB là hình thức tổ chức các nguồn lực một cách
hiệu quả nhất
nhằm đáp ứng nhu cầu CSSK của những người có nhu cầu
nhất nhằm mục đích phòng
bệnh và CSSK, an toàn, không gây lãng phí mà
vẫn đảm bảo đáp ứng được các yêu
cầu cao hơn (Ovretveit)
5
+
Chất lượng dịch vụ y tế là mức độ đạt được các mục đích bên trong của
một hệ thống
y tế nhằm nâng cao sức khỏe và đáp ứng được kỳ vọng chính
đáng của nhân dân.
Như chúng ta thấy, các định nghĩa trên đều có sự linh hoạt trong việc
xác định chất
lượng dịch vụ y tế tùy thuộc vào mục đích và vào điều kiện
hiện tại của hệ thống y tế; đều đề

An toàn, cung cấp dịch vụ y tế với sự giảm thiểu rủi ro và nguy hại cho
người sử
dụng dịch vụ.
Hiệu quả, cung cấp dịch vụ y tế dựa vào cơ sở bằng chứng và đem lại các
kết quả cải
thiện sức khỏe cho các cá nhân và cộng đồng, dựa trên nhu cầu;
Người bệnh là trung tâm, cung cấp dịch vụ y tế có tính đến sở thích và
nguyện vọng
của người sử dụng dịch vụ cá nhân và các nền văn hóa của các
6
cộng đồng;
Kịp thời, dịch vụ y tế được cung cấp kịp thời, hợp lý về mặt địa lý, và trong
các cơ sở
có kỹ năng và nguồn lực phù hợp với yêu cầu y học;
Hiệu suất, cung cấp dịch vụ y tế với việc sử dụng nguồn lực có hiệu quả
tối đa và
tránh lãng phí;
Công bằng, cung cấp dịch vụ y tế không có khác biệt về chất lượng theo
các đặc điểm cá nhân người bệnh như giới tính, chủng tộc, dân tộc, vị trí địa
lý, hoặc tình trạng kinh tế xã hội.
1.2.1.2 Khái niệm về quản lý và cải thiện chất lượng dịch vụ y tế
Trong các nghiên cứu và hoạt động thực tế về quản lý và cải thiện chất
lượng các sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ ở hầu hết các lĩnh vực, người ta
sử dụng nhiều khái niệm với
những nội hàm đã được thừa nhận chung,
trong đó có một số khái niệm thông dụng như sau.
Đảm bảo chất lượng (Quality assurance - QA) là tổng thể các hoạt động
được thực
hiện để thiết lập các tiêu chuẩn và để theo dõi và cải thiện kết quả

lượng và đặt ra các mục tiêu chất lượng. Quản lý chất
lượng cũng bao
hàm cả lập kế hoạch về chất lượng, kiểm soát chất lượng, bảo đảm chất
lượng và cải thiện chất lượng. Trong cung ứng dịch vụ y tế, quản lý chất
lượng tạo ra khuôn
khổ chung giúp các cơ sở cung ứng dịch vụ tổ chức,
kiểm soát và liên tục cải thiện tất cả các
khía cạnh của cung ứng dịch vụ y tế
[30].
1.3 Khung lý thuyết xây dựng chiến lược quản lý chất lượng dịch
vụ y tế
Tương ứng với những định nghĩa và cách tiếp cận khác nhau về chất
lượng dịch vụ y
tế, các khung lý thuyết về quản lý, cải thiện chất lượng
cũng rất đa dạng và được áp dụng ở
các mức độ khác nhau tùy theo mục
đích và điều kiện thực tế của từng nước, từng cơ sở y tế. Với mục đích của
báo cáo JAHR 2012, các nội dung trong “Hướng dẫn xây dựng chiến lược
chất lượng và an toàn theo cách tiếp cận hệ thống y tế” của WHO năm 2008
là phù hợp [27].
Theo Hướng dẫn này, khung xây dựng chiến lược quản
lý chất lượng có thể sử dụng làm
khung tham chiếu để đánh giá công tác
quản lý chất lượng y tế, xác định các khoảng trống
trong quản lý chất
lượng dịch vụ y tế hiện nay ở Việt Nam và các ưu tiên trong xây dựng các
chính sách, giải pháp nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ y tế. Các nội dung
chi tiết của khung
hướng dẫn này cũng đã được thể hiện trong nội dung của
Khung chất lượng và an toàn dịch

điều tiết trực tiếp nhưng lại trao quyền tự chủ cho các
cơ sở y tế tự tổ chức công tác quản lý
chất lượng tại cơ sở của mình.
Người bệnh có thể tác động tới chất lượng dịch vụ ngay cả
trong khuôn
khổ các quy định hiện có với sự hỗ trợ và giúp đỡ của các tổ chức khác.
Cuối
cùng, cơ chế tài chính y tế có tác động quan trọng tới chất lượng dịch
vụ thông qua các hình
thức khuyến khích gắn theo cách thức mà các nhà
cung cấp dịch vụ y tế được chi trả.
Quản lý vĩ mô về chất lượng tức là quản lý và đánh giá chất lượng từ bên
ngoài nhưng
có thể bao gồm các hình thức hỗ trợ khác như đào tạo và vận
động. Cách tiếp cận này nhằm
mục đích thiết lập hệ thống quốc gia khác
nhau về cấp chứng chỉ về năng lực chuyên môn
cho cán bộ y tế hoặc cơ sở
y tế, để cấp phép hành nghề cho người hành nghề hoặc cơ sở cung
cấp dịch
vụ KCB, về khai báo các sai sót, sự cố, về cơ sở dữ liệu chuẩn hóa quốc
gia, và về
chứng nhận chất lượng hoặc phổ biến thông tin về các chỉ số hoạt
động thể hiện mức độ chất
lượng mà các đơn vị/tổ chức cung ứng dịch vụ
đạt được [32]. Cách tiếp cận này bao gồm
phản biện độc lập (peer review),
cấp chứng chỉ (certification), cấp phép (licensing) và chứng
nhận chất lượng
(accreditation). Mục đích của quá trình này là giảm tác hại cho người bệnh

giải quyết các vấn đề chất
lượng, và quản lý chất lượng tại cơ sở KCB dựa
trên các chuẩn mực. Cách tiếp cận dựa trên
chuẩn mực có thể được áp dụng
ngay tại cơ sở y tế và không phải là một phần của phản biện
độc lập, cấp
chứng chỉ chuyên khoa, cấp phép và chứng nhận chất lượng.

Các chuẩn mực về cách thức cung ứng dịch vụ hiệu quả và an toàn
được xác định rõ
ràng và phổ biến rộng rãi, và được sử dụng như là một
thước đo để theo dõi và đo lường chất
lượng dịch vụ KCB. Ví dụ như các
hướng dẫn hoặc quy trình kỹ thuật và nhiều loại chuẩn
mực khác. Nhân
viên được giúp đỡ để tuân thủ theo các chuẩn thông qua đào tạo, hướng dẫn,
xây dựng và áp dụng quy trình chuyên môn và giám sát. Quá trình này được
ghi chép lại, và
khi phát hiện ra các chuẩn mực không được tuân thủ thì
người giám sát và các nhà quản lý có trách nhiệm đưa ra các biện pháp điều
10
chỉnh. Ngoài ra, các chuẩn mực còn được xác định cho
các hoạt động quản
lý và cung ứng dịch vụ [33]. Cách tiếp cận dựa trên chuẩn mực gồm các
bước như sau: (i) Xây dựng các chuẩn mực nhằm đảm bảo dịch vụ KCB
hiệu quả và an toàn,
và khả thi với nguồn lực hiện có; (ii) Triển khai các
chuẩn mực: phổ biến và giám sát việc
tuân thủ các chuẩn mực, và ghi chép
lại các khâu chuẩn mực không được tuân thủ; (iii) Tiến

khỏi bệnh, có
sức khỏe tốt hơn và/hoặc để không bị tàn tật hoặc khó chịu
nhiều hơn. Để giải quyết vấn đề
của người bệnh, cần xây dựng khung pháp
lý về quyền của người bệnh/người tiêu dùng về
các vấn đề như thông tin y
tế, bảo mật, tham gia vào các quyết định, đánh giá các dịch vụ y
tế. Cần
theo dõi và đánh giá trải nghiệm lâm sàng của người bệnh để tìm hiểu xem
cái gì tạo nên chất lượng dịch vụ tốt, hoặc kém từ phía người bệnh; công bố
11
thông tin rộng rãi và minh
bạch về năng lực hoạt động, chất lượng dịch vụ
của các cơ sở y tế để làm căn cứ cho người
bệnh lựa chọn nhà cung cấp
dịch vụ.
Các bên có liên quan khác đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt là Cơ
quan bảo hiểm
xã hội (BHYT) - đơn vị mua dịch vụ y tế chủ yếu. Đặc
biệt là tài chính y tế tạo ra yếu tố
khuyến khích hoặc không khuyến khích
quan trọng về chất lượng. Để giải quyết vấn đề tài
chính, các chiến lược có
thể là tập trung vào việc coi trọng chất lượng dưới hình thức tiền tệ, tạo ra
thông tin về hoạt động, cấu trúc khuyến khích tài chính thúc đẩy chất lượng
và an toàn
và ban hành báo cáo quốc gia về hoạt động.
Lựa chọn các cách tiếp cận cụ thể đòi hỏi phải có sự dịch chuyển và thích
ứng với
điều kiện và văn hóa địa phương. Việc xây dựng khung pháp lý,

12
mỗi quốc gia hay tổ chức cung ứng dịch vụ.
Tiếp cận của WHO tương tự với cách tiếp cận của Viện Y học Hòa Kỳ
(Institute of
Medicine), trong đó không chú trọng tới các chỉ số đo lường
trực tiếp mà tập trung nhìn nhận
chất lượng dịch vụ y tế theo các quan niệm
về thành phần cấu thành của dịch vụ. Cách tiếp cận chất lượng dịch vụ khác
dựa trên ba khía cạnh chất lượng liên quan đến:
(i)
chất lượng cho người bệnh,
(ii)
chất lượng chuyên môn,
(iii)
chất lượng quản lý lại có thể đo lường, đánh giá thông qua các
chỉ số theo dõi đo lường khá cụ thể - các đo lường dựa vào
đầu vào,
các chỉ số quá trình và đo lường kết quả:
Chất lượng và an toàn từ phía người bệnh có thể được đo lường qua các
phản hồi,
mức độ hài lòng và các khiếu nại về dịch vụ y tế từ phía người
bệnh.
Chất lượng và an toàn chuyên môn có thể được đo bằng số người
bệnh không nhận
được đầy đủ các dịch vụ chuyên môn KCB hoặc phòng
bệnh hoặc đo bằng cách theo
dõi các chỉ số lâm sàng đầu ra, báo cáo về các
sai sót chuyên môn.
Chất lượng trong quản lý có thể đo bằng đơn vị giá thành, thời gian nằm
viện trung

như
bộ chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ CSSK ban đầu, trong lâm sàng lại xây
dựng bộ chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ tại cơ sở KCB theo các giai
đoạn như:
- Quan hệ giữa người với người, tính liên tục và sự tiện nghi
Tương tác cá nhân rất quan trọng trong cung ứng chăm sóc y tế có chất
lượng. Chăm
sóc y tế do các cá nhân có kỹ năng tinh tế và có trình độ học
vấn cao đảm trách, tuy nhiên
những cá nhân này không thể đem đến cho
người bệnh một sự chăm sóc tổng thể nếu họ
không hợp tác theo nhóm.
Quan hệ giữa người với người vì thế đóng một vai trò rất lớn trong việc
hình thành các quy trình chăm sóc và bảo đảm kết quả tích cực cho người
bệnh.
Một vấn đề khác liên quan đến chất lượng là chăm sóc y tế phải được
cung ứng liên
tục. Điều đó có nghĩa là chăm sóc cần phải được bắt đầu,
được thực hiện, được đánh giá, cải
thiện và liên tục theo dõi kể cả khi
người bệnh đã được điều trị khỏi bệnh. Chăm sóc được
mở rộng bao hàm
cả việc duy trì sự khỏe mạnh, nâng cao sức khoẻ và phòng bệnh. Hơn thế
nữa, trong những trường hợp phải chuyển viện, cần phải bảo đảm các cơ sở
y tế sau tiếp nhận
và tiếp tục chăm sóc người bệnh để bảo đảm tính liên
tục của việc chăm sóc. Sự chăm sóc
ngắt quãng và một hệ thống tách rời
không phải là hệ thống chất lượng. Chất lượng y tế
không bao giờ có thể

công thông qua cải cách tài chính y tế,
phân bổ lại nguồn lực, phân cấp
quản lý. Tuy nhiên, việc cải cách hệ thống đòi hỏi thời gian,
sự quan tâm
và đầu tư từ hệ thống chính trị.
Cách tiếp cận thứ ba là tăng cường năng lực quản lý thông qua đào
tạo các nhà quản
lý để có thêm kỹ năng quản lý. Nếu các nhà quản lý
thiếu kỹ năng, việc đầu tư thêm nguồn
lực hoặc cải cách hệ thống có thể
thất bại.
Cách tiếp cận chuyên biệt
Cải tiến chất lượng đòi hỏi kiến thức, sự lựa chọn và sử dụng các phương
pháp chất
lượng với sự điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Có 4
nhóm phương pháp khác
nhau:
1) Tăng cường vai trò của người bệnh và cộng đồng. Phương pháp tiếp
15
cận này có thể thực hiện thông qua các quy định pháp luật về quyền
người bệnh, bảo vệ quyền lợi người
bệnh hoặc thông qua các chương
trình có sự tham gia của người bệnh và cộng đồng trong
việc nâng cao
chất lượng và an toàn theo nhiều cách khác nhau.
2) Các quy định và đánh giá chất lượng chuyên môn và dịch vụ. Thực
hiện cấp phép, cấp chứng chỉ, công nhận bởi cơ quan nhà nước hoặc tổ
chức độc lập đối với các tổ chức, cá
nhân cung cấp dịch vụ KCB. Có thể
công bố hoặc không công bố danh sách các tổ chức, cá

Trao quyền và thực thi quyền người bệnh, xây dựng cơ chế phản hồi về
16
chất lượng
dịch vụ, đánh giá sự hài lòng của người bệnh, người bệnh tham
gia vào việc ra quyết
định điều trị.
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, ví dụ theo ISO.
Đánh giá và công nhận chất lượng nội bộ hoặc từ bên ngoài, tự nguyện hay
bắt buộc
bởi tổ chức chứng nhận chất lượng độc lập hoặc của nhà nước
(hospital accreditation).
Áp dụng quản lý chất lượng toàn diện (TQM), cải tiến chất lượng liên tục
(CQI) trong đó nhấn mạnh đến việc quan tâm đến nhân viên, làm việc theo
nhóm, trao quyền, cam
kết của lãnh đạo, sử dụng các công cụ và phương
pháp chất lượng để cải tiến quy
trình.
Hợp tác chất lượng.
Đo lường và so sánh các chỉ số chất lượng.
Định chuẩn (Benchmarking): sử dụng các thông tin so sánh về chất
lượng với các
phương pháp bổ trợ giúp nhà cung cấp dịch vụ quyết định
làm thế nào để cài tiến chất lượng.
Quản lý nguy cơ và an toàn: xác định các quy trình và nội dung thực hành có
nguy cơ
cao, tìm nguyên nhân gốc mang tính hệ thống để đưa ra giải pháp
khắc phục.
17
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Mã hóa số liệu, kiểm tra và làm sạch số liệu trước khi đem phân tích.
2.4. Nội dung thực hiện:
- Thực hiện khảo sát theo 05 chỉ số trong bảng khảo sát.
+ Tiếp cận dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện
+ Thủ tục, quy định hành chính liên quan đến khám chữa bệnh.
+ Điều kện vật chất phục vụ của bệnh viện.
+ Chi phí dịch vụ khám chữa bệnh
+ Sự phục vụ của đội ngũ y, bác sĩ và nhân viên y tế.
Đánh giá chung về kết quả khám dịch vụ khám, chữa bệnh
2.5. Phương pháp đánh giá:
Xác định mức độ hài lòng của khách hàng đối với từng chỉ số:
Dựa theo thang điểm điều tra xã hội học (thang điểm hai chiều - phản ánh tất
cả ý kiến nhận xét của khách hàng đối với từng chỉ số từ tiêu cực đến tích
cực) để định lượng đối với mỗi phương án trả lời và thông qua đó xác định tỷ
lệ hài lòng của từng chỉ số.
Thang điểm điều tra xã hội học là một biến số liên tục từ -1 đến 1 (trung bình
bằng 0). Các câu hỏi về sự hài lòng của khách hàng được đo theo thang đo 5
bậc. Trọng số của từng bậc được xác định như sau:
+ Bậc cao nhất: trọng số từ 0,5 đến 1 (trung bình là 0,75).
+ Bậc cao thứ hai: trọng số từ 0 đến 0,5 (trung bình bằng 0,25)
+ Bậc thứ 3 “bình thường”: trọng số bằng 0
+ Bậc thứ 4: trọng số từ 0 đến -0,5 (trung bình là - 0,25)
+ Bậc thứ 5: trọng số từ -0,5 đến -1 (trung bình là -0,75)
Tỷ lệ hài lòng chung của mỗi chỉ số: Lấy tỷ lệ ý kiến của khách hàng theo
từng bậc đối với mỗi chỉ số nhân với trọng số tương ứng sau đó cộng 5 bậc lại
với nhau.
Tùy theo nhu cầu cần cải thiện thực trạng cung cấp dịch vụ của từng cơ sở tại
mỗi thời điểm có thể tính trọng số của các chỉ số thành phần trong từng nhóm
19
hoặc chọn trọng số cho mỗi nhóm bởi kết quả thu được sẽ cho thấy sự ảnh

2.7. Kỹ thuật phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được nhập và quản lý trên máy tính với sự hỗ trợ của phần
mềm Epidata, được xử lý thống kê dựa trên phần mềm SPSS16.0
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu
Bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu trên cơ sở thoả thuận đồng ý hợp tác
giữa chủ nhiệm đề tài với bệnh nhân và hoặc thân nhân bệnh nhân.
Các đối tượng được mời tham gia nghiên cứu đều có ký cam kết tự
nguyện tham gia, sau khi được giải thích về yêu cầu, mục đích nghiên cứu.
21
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Kết quả:
3.1.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu
Nội dung
N %
Giới
Nam 16 44,4
Nữ 20 55,6
Trình độ
Biết đọc, biết viết 7 19,4
THPT 13 36,1
Dạy nghề, trung cấp 5 13,9
Cao đẳng/Đại học 8 22,1
Trên đại học 3 8,3
Nhóm tuổi
18-30 tuổi 13 31,1
31-50 tuổi 17 47,2
51-80 tuổi 6 16,7
Nhận xét: Mẫu nghiên cứu chủ yếu là Nữ chiếm tỷ lệ 55,6%, có trình độ

9 25
5 Nhân viên y tế chủ động, nhanh chóng cung cấp đầy
đủ thông tin
27 75
Nhận xét: 75% thân nhân bệnh nhân cho rằng nhân viên y tế chủ động, nhanh
chóng cung cấp đầy đủ thông tin
Bảng 4. Đánh giá quy trình khám, chữa bệnh
Theo ông/bà, quy trình khám, chữa bệnh và thực hiện
các dịch vụ khác tại cơ sở y tế này có rõ ràng không?

N %
1 Bệnh nhân không được cung cấp thông tin về quy trình
khám, chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ khác
0 0
2 Thông tin về quy trình khám, chữa bệnh và thực hiện
các dịch vụ khác không rõ ràng
0 0
3 Thông tin về quy trình khám, chữa bệnh và thực hiện
các dịch vụ khác tuy rõ ràng nhưng hơi phức tạp
1 2,8
4 Thông tin về quy trình khám, chữa bệnh và thực hiện
các dịch vụ khác tương đối rõ ràng.
21 58,3
5 Thông tin về quy trình khám, chữa bệnh và thực hiện các
dịch vụ khác rất rõ ràng
14 38,9
Nhận xét: Thông tin về quy trình khám, chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ
khác tương đối rõ ràng chiếm tỷ lệ cao nhất là 58,3%.
23
Nhóm II: Về thủ tục, quy định hành chính liên quan đến khám, chữa


N %
1 Quá lâu 0 0
2 Tương đối lâu 0 0
3 Bình thường. 11 30,6
4 Nhanh chóng. 19 52,8
5 Rất nhanh chóng 6 16,7
24
Nhận xét: Thời gian phải chờ đến lượt khám, chữa bệnh; chờ bác sỹ ở phòng
khám; chờ đến lượt lấy mẫu xét nghiệm; chờ kết quả siêu âm, xét nghiệm,
Xquang; chờ nhận thuốc nhanh chóng là 52,8%, rất nhanh chóng là 16,7% và
30,6% thân nhân cho rằng là bình thường.
Nhóm III: Về điều kiện vật chất, phục vụ của cơ sở y tế
Bảng 8: Nơi đón tiếp của người bệnh
Nơi đón tiếp, hướng dẫn người bệnh và phòng đợi dành
cho người bệnh, thân nhân người bệnh có thoải mái
không?

N %
1
Không bố trí nơi đón tiếp, hướng dẫn và phòng đợi.
0 0
2 Không bố trí phòng đợi. 2 5,6
3 Phòng đợi không có ghế/giường cho bệnh nhân
ngồi/nằm
2 5,6
4 Nơi đón tiếp, hướng dẫn và phòng đợi được bố trí
bình thường
18 50
5 Nơi đón tiếp, hướng dẫn và phòng đợi rất thoáng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status