hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện mỹ hào - Pdf 30


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VŨ XUÂN HÙNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ HÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực
và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hưng Yên, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Vũ Xuân Hùng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

Mục lục iv
Danh mục chữa viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục biểu đồ, sơ đồ ix
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1 Cơ sở lý luận về quản lý Ngân sách xã 5
2.1.1 Ngân sách nhà nước 5
2.1.2 Tổng quan về ngân sách xã 6
2.1.3 Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách xã 9
2.1.4 Quản lý ngân sách xã 13
2.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý Ngân sách xã 22
2.2.1 Kinh nghiệm quản lý ngân sách địa phương của một số quốc gia trên thế
giới 22
2.2.2 Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã tại một số địa phương trong nước 25
2.2.3 Bài học kinh nghiệm 28
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1 Đặc điểm địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên 31
3.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Mỹ Hào 31
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 35
3.1.3 Tình hình thu, chi NSX huyện Mỹ Hào 42
3.1.4 Những thuận lợi và khó khăn từ thực tiễn cơ bản ảnh hưởng tới
quản lý ngân sách xã 42

5.2.1 Đối với Nhà nước và Bộ Tài chính 112
5.2.2 Đối với tỉnh Hưng Yên 112
5.2.3 Đối với UBND huyện Mỹ Hào 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
PHỤ LỤC 116
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC CHỮA VIẾT TẮT

CNH Công nghiệp hóa
HĐH Hiện đại hóa
HĐND Hội đồng nhân dân
KBNN Kho bạc nhà nước
KTXH Kinh tế xã hội
NSĐP Ngân sách địa phương
NSNN Ngân sách nhà nước
NSTW Ngân sách trung ương
NSX Ngân sách xã
UBND Ủy ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa

địa bàn huyện Mỹ Hào giai đoạn 2011-2015 53
4.3 Số lượng cán bộ quản lý NSX trên địa bàn huyện Mỹ Hào 56
4.4 Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ điều tra về công tác ban
hành chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức quản lý ngân sách
xã 58
4.5 Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ điều tra về định mức phân
bổ ngân sách xã qua các năm 59
4.6 Tổng hợp tình hình dự toán thu ngân sách xã huyện Mỹ Hào giai
đoạn 2012-2014 60
4.7 Dự toán chi NSX huyện Mỹ Hào giai đoạn 2012-2014 63
4.8 Tình hình thực hiện thu ngân sách xã thuộc huyện Mỹ Hào giai
đoạn 2012-2014 67
4.9 Kết quả thực hiện thu ngân sách 68
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

4.10 Tình hình quản lý hoạt động thu ngân sách tại các xã trong năm
2014 70
4.11 Đánh giá của người dân về tình hình quản lý thu NSX 72
4.12 Tình hình thực hiện chi ngân sách xã huyện Mỹ Hào giai đoạn
2012-2014 74
4.13 Kết quả thực hiện chi ngân sách tại các xã thuộc huyện Mỹ Hào
giai đoạn 2012-2014 75
4.14 Tình hình quyết toán ngân sách xã tại huyện Mỹ Hào năm 2014 77
4.15 Tình hình quản lý chi đầu tư XDCB từ ngân sách xã huyện Mỹ
Hào năm 2014 78
4.16 Đánh giá của người dân tình hình quản lý chi NSX 79
4.17 Tình hình quyết toán ngân sách xã trên địa bàn huyện Mỹ Hào
năm 2014 80
4.18 Đánh giá của cán bộ điều tra về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách nhà nước (NSNN) là một công cụ chính sách tài chính quan
trọng của một quốc gia, là một khâu trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội,
định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời
sống xã hội. Ngân sách xã (NSX) là cấp ngân sách cơ sở của hệ thống NSNN. Tổ
chức bộ máy cấp xã hoạt động tốt là do công tác quản lý NSX hoạt động tốt tạo
phương tiện vật chất cho chính quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình
và xây dựng con người mới, nông thôn mới, xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở địa
phương.
Trong bối cảnh chung của đất nước, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.
Hơn 10 năm thực hiện Luật NSNN, cân đối NSX đang ngày càng vững chắc,
nguồn thu ngân sách ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, không những
đảm bảo được yêu cầu chi thiết yếu của bộ máy quản lý nhà nước, sự nghiệp kinh
tế, văn hóa xã hội, an ninh, quốc phòng mà còn dành một phần cho đầu tư phát
triển. Mặc dù nguồn thu của NSX được khai thác tương đối triệt để nhưng do ảnh
hưởng của cơ chế cũ nên vẫn còn dựa nhiều vào số bổ sung từ ngân sách cấp
trên. Trình độ quản lý của cán bộ cấp xã còn nhiều hạn chế, chưa thực hiện được
yêu cầu đặt ra. Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm trong lĩnh vực tài chính tuy đã
được cải thiện nhưng vẫn chưa khuyến khích được cán bộ tâm huyết trong công
việc. Biên chế tổ chức chưa hợp lý, số lượng tuy nhiều nhưng những người có
khả năng đánh giá được sự biến động của thị trường ảnh hưởng đến thu chi như
thế nào còn rất ít, chủ yếu làm việc theo thói quen và kinh nghiệm sẵn có. Chính
quyền cấp xã mặc dù đã được tăng cường tính tự chủ song vẫn còn mang tính
hình thức, tâm lý quản lý theo cơ chế cũ, trông chờ ỷ lại vào ngân sách cấp trên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2



- Đề xuất định hướng, các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
NSX có hiệu quả trên địa bàn huyện Mỹ Hào trong thời gian tới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Vấn đề nghiên cứu (khách thể nghiên cứu) của luận văn bao gồm cơ sở
lý luận và thực tiễn về quản lý NSX trong nước và một số quốc gia trên thế giới;
thực trạng quản lý NSX trên địa bàn huyện Mỹ Hào bao gồm các chính sách và
quy định về quản lý NSX, công tác lập dự toán, tổ chức thực hiện và kiểm tra
giám sát về thu, chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Mỹ Hào.
- Chủ thể nghiên cứu của luận văn bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước
về NSX như phòng Tài chính - KH huyện, Ban tài chính xã, Đồng thời tác giản
cùng tiến hành nghiên cứu các các bộ quản lý NSX cấp tỉnh, huyện và xã và một
số cán bộ xã có liên quan trong quá trình quản lý NSX.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi các xã, thị
trấn trên địa bàn huyện Mỹ Hào trong mối quan hệ với cả tỉnh.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trong khoản thời gian
từ tháng 5/2014-6/2015. Các số liệu nghiên cứu thu thập trong khoản thời gian từ
năm 2012-2014
- Phạm vi về nội dung: Những vấn đề chung về NSNN và quản lý NSX.
Thực trạng công tác quản lý NSX tại huyện Mỹ Hào trong những năm
2012-2014.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

PHẦN II


Nhận thức NSNN là những quan hệ kinh tế giúp cho chúng ta có cái nhìn
rộng hơn, toàn diện hơn về NSNN; đồng thời biết gắn hoạt động của NSNN với
môi trường ra đời, tồn tại và phát triển của chính nó.
2.1.2 Tổng quan về ngân sách xã
2.1.2.1 Khái niệm ngân sách xã
Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 thì hệ thống Ngân sách nhà
nước ở nước ta bao gồm: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân
sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng
nhân dân (HĐND) và Uỷ ban nhân dân (UBND). Phù hợp với mô hình tổ chức
chính quyền nhà nước ta hiện nay, Ngân sách địa phương bao gồm: ngân sách
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh); ngân
sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp
huyện); và ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã). Cơ
cấu tổ chức của hệ thống Ngân sách nhà nước ta có thể mô tả theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Hệ thống Ngân sách nhà nước Việt Nam
(Nguồn: Tô Thiện Hiền, 2012)
Tại điều 2, Thông tư số 60/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày
23/6/2003 Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của

đồng nhân dân xã quyết định và giám sát thực hiện theo nhiệm vụ quyền hạn của
Luật Ngân sách nhà nước quy định.
2.1.2.2 Đặc điểm ngân sách xã
Trong công cuộc côgn nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước,
hệ thống NSNN ngày càng được hoàn thiện và nền tài chính quốc gia đã và đang
được nâng cao hiệu quả. Song song với quá trình này, NSX ngày càng chứng
minh tầm quan trọng, tính hiệu quả trong hoạt động của mình góp phần vào sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN,
nên NSX cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của ngân sách các cấp chính
quyền địa phương đó là:
- Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

- Được quản lý, điều hành theo dự toán và theo chế độ, tiêu chuẩn, định
mức do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Bên cạch các đặc điểm chung, NSX còn có các đặc điểm riêng:
Một là, NSX là một loại quỹ tài chính của cơ quan chính quyền nhà nước cấp
cơ sở. Hoạt động của quỹ tiền tệ được thể hiện trên hai phương diện: huy động
nguồn thu vào quỹ gọi là thu NSX, phân phối và sử dụng quỹ gọi là chi NSX.
Hai là, các khoản thu, chi NSX luôn mang tính pháp lý (các chỉ tiêu thu, chi
này được quy định bằng văn bản pháp luật và được pháp luật đảm bảo thực hiện).
Ba là, đằng sau quan hệ thu, chi NSX là quan hệ lợi ích phát sinh trong quá
trình thu, chi NSX giữa hai chủ thể: một bên là lợi ích chung của cộng đồng cấp cơ
sở mà đại diện là chính quyền cấp xã, một bên là các chủ thể kinh tế - xã hội.
Bốn là, NSX vừa là một cấp ngân sách lại vừa là một đơn vị dự toán đặc
biệt (dưới xã không có đơn vị dự toán trực thuộc). Đặc điểm này có ảnh hưởng
chi phối lớn đến quá trình tổ chức lập, chấp hành và quyết toán NSX.
Xã là một cấp cơ sở trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, gắn bó trực
tiếp với người dân và nền kinh tế - xã hội. NSX mang tính chất lưỡng tính, vừa là

số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật NSNN; căn cứ Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003
của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6
tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
NSNN; căn cứ Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính
Quy định về quản lý NSX và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị
trấn. Trong đó phân định nguồn thu cho NSX như sau:
a) Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%
Đây là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn
tài chính đảm bảo các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển. Căn cứ
quy mô giữa nguồn thu, chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và nguyên tắc
đảm bảo tối đa nguồn tại chỗ cân đối cho các nhiệm vụ thu, chi thường xuyên.
Khi phân cấp nguồn thu HĐND cấp tỉnh xem xét dành cho NSX hưởng 100%
các khoản thu sau:
- Các khoản phí, lệ phí thu vào NSX theo quy định.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

- Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào NSNN theo chế độ
quy định;
- Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và đất công
khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý;
- Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản huy
động đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự
nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND xã quyết định đưa vào NSX
quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác;
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước trực
tiếp cho NSX theo chế độ quy định;
- Thu kết dư NSX năm trước;
- Các khoản thu khác của NSX theo quy định của pháp luật.

xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể.
Ngoài các khoản thu trên, chính quyền xã không được đặt ra các khoản
thu trái với quy định của pháp luật.
2.1.3.2 Nhiệm vụ chi ngân sách xã
Chi NSX gồm: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. HĐND cấp tỉnh
quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho NSX. Căn cứ chế độ phân cấp quản lý
kinh tế - xã hội của nhà nước, các chính sách chế độ về hoạt động của các cơ
quan nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã, khi phân cấp nhiệm vụ chi cho NSX, HĐND
cấp tỉnh xem xét giao cho NSX thực hiện các nhiệm vụ chi dưới đây:
a) Chi đầu tư phát triển
Chi đầu tư phát triển là tập hợp tất cả các nội dung chi có liên quan đến
việc cải tạo, nâng cấp hay xây mới các công trình thuộc hệ thống cơ sở vật chất
kỹ thuật của xã như: đường Giao thông, Trường học, Trạm y tế, Trụ sở nhà làm
việc,… Do vậy, các khoản chi này phát triển thể hiện rõ mục đích tích lũy nên
cần phải ưu tiên đầu tư vốn nhiều hơn.
Nội dung chi đầu tư phát triển hiện nay của NSX xã gồm:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của xã,
không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của tỉnh (Nguồn NSNN).
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của xã
từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án, công trình
nhất định theo quy định của pháp luật, do HĐND cấp xã quyết định đưa vào quản
lý qua NSX.
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
b) Chi thường xuyên
- Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã:
+ Tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức cấp xã;

xanh (đối với phường do ngân sách cấp trên chi).
- Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: khuyến nông,
khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định.
- Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.
- Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
2.1.4 Quản lý ngân sách xã
2.1.4.1 Khái niệm quản lý ngân sách xã
Quản lý nói chung được quan niệm như một quy trình công nghệ mà chủ
thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích
hợp nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động phát triển phù hợp
với quy luật khách quan và đạt tới mục tiêu đã định. Trong hoạt động quản lý các
vấn đề về: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, công cụ và phương pháp quản lý,
mục tiêu quản lý là những yếu tố trung tâm đòi hỏi phải xác định đúng đắn (Tô
Thiện Hiền, 2012).
Quản lý NSNN nói chung là một nội dung trọng yếu của quản lý tài chính,
do nhà nước điều hành và là một mặt của quản lý kinh tế - xã hội quan trọng, do
đó quản lý NSNN cần được nhận thức đầy đủ.
Điều 3 Luật NSNN năm 2002 quy định, NSNN được quản lý thống nhất
theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm. Vì vậy, các khoản thu, chi NSX phải
đảm bảo sự cân đối, theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức, dự toán trên cơ sở pháp
luật quy định, theo phân cấp quản lý. Cũng như các cấp ngân sách khác, hoạt
động của NSX không mang tính tự phát mà nó được quản lý theo dự toán và
được kiểm soát một cách chặt chẽ qua Kho bạc Nhà nước.
Có thể hiểu, quản lý NSX là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà
nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật đối
với các hoạt động thu, chi NSX là hành vi hoạt động của con người trong các cơ

2.1.4.3 Nguyên tắc quản lý ngân sách xã
Quản lý NSX và các hoạt động tài chính khác của xã phải được thực hiện
theo nguyên tắc dân chủ, công khai, hiệu quả và tiết kiệm.
- Nguyên tắc một ngân sách duy nhất: Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các
khoản thu, chi của nhà nước đều phải phản ánh đầy đủ, rõ ràng trong dự toán,
quyết toán ngân sách để Hội đồng nhân dân xã quyết định.
- Nguyên tắc niên độ: Nguyên tắc này yêu cầu dự toán ngân sách phải
được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho từng năm và việc sử dụng kinh phí
đã được duyệt cũng giới hạn trong năm theo dự toán đã được duyệt.
- Nguyên tắc chuyên dụng: Các khoản chi chỉ được sử dụng cho đối
tượng và mục đích đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định. Tính chuyên
dụng này được thể hiện qua việc phân bổ chi tiêu theo cách phân loại trong mục
lục ngân sách và các đơn vị chi tiêu phải tuân thủ theo đúng dòng, mục đã được
ghi trong dự toán ngân sách.
- Nguyên tắc đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước: Về nguyên tắc, ngân
sách xã được cân đối với tổng số chi không được vượt quá tổng số thu. Nghiêm
cấm đi vay hoặc chiếm dụng vốn dưới mọi hình thức để cân đối NSX. Tại khoản
3, Điều 8 của Luật NSNN quy định “Về nguyên tắc, NSĐP được cân đối với tổng
số chi không được vượt quá tổng số thu” (Quốc hội, 2002). Như vậy, NSX hàng
năm được cân đối theo nguyên tắc tổng số chi (chi đầu tư phát triển, công tác xã
hội, an ninh, quốc phòng, hoạt động nhà nước và đoàn thể, các sự nghiệp và các
khoản chi khác theo quy định phân cấp của HĐND cấp tỉnh) không được vượt

Trích đoạn Cơ sở thực tiễn về quản lý Ngân sách xã Điều kiện tự nhiên huyện Mỹ Hào Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại trong quản lý ngân sách xã huyện Mỹ Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân Đối với UBND huyện Mỹ Hào
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status