Soạn bài khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng Tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX - Pdf 31

Soạn bài khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng Tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
I. Kiến thức cơ bản
Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX là bài học mở đầu cho
chương trình văn học lớp 12 nên rất quan trọng. Do đó, các em cần nắm vững những kiến thức cơ bản của
bài học, với dung lượng kiến thức của một thời kì văn học nửa thế kỉ được khai sinh và trưởng thành trong
chế độ mới, kỉ nguyên mới của đất nước – từ đó có thể soi sáng cho việc học các tác phẩm cụ thể về thơ,
truyện, kịch, nghị luận… trong suốt năm học.
Kiến thức của bài học khá nhiều nên các em cần đọc kĩ SGK để nắm được những kiến thức cơ bản, sau đó trả
lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài. Bài học chia làm hai nội dung tương ứng với hai giai đoạn
phát triển của văn học và trong từng giai đoạn lại chia làm từng thời kì nhỏ. Nền văn học Việt Nam trong giai
đoạn này nổi bật lên những vấn đề sau;
1. Giai đoạn Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975
1.1. Những nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
Đây là giai đoạn cả dân tộc thực hiện hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mĩ. Văn học phản ánh cuộc đấu
tranh anh hùng của dân tộc.
1.2. Các thời kì phát triển.
- Thời kì từ năm 1945 đến 1954
- Thời kì năm 1955 đến 1964
- Thời kì năm 1965 đến 1975
1.3. Những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn này
- Nền văn học vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vện mệnh của đất nước, của dân
tộc.
- Nền văn học hướng về quần chúng nhân dân.
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
2. Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỉ XX
2.1. Những nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
Đây là giai đoạn đất nước được thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ năm 1986, nước ta tiến hành
công cuộc đổi mới, mở cửa.
2.2. Các thời kì phát triển
- Thời kì từ 1975 đến 1985
- Thời kì từ 1986 đến cuối thế kỉ XX

- 1945 – 1946: Văn học ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng trong những ngày giành được độc lập với
những tác phẩm tiêu biểu như Dân khí miền Trung (Hoài Thanh), Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt (Tố Hữu),
Ngọn quốc kì, Hội nghị non sông (Xuân Diệu), Tình sông núi (Trần Mai Ninh)
- 1947 – 1954: Văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng thời thể
hiện sự gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến, hướng tới quần chúng nhân dân. Văn học
thời kì này đạt được những thành tựu mới trên nhiều thể loại như truyện ngắn, kí, tiểu thuyết, thơ kịch, và lí
luận, nghiên cứu, phê bình văn học. Một số tác phẩm tiêu biểu như truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao, Làng
của Kim Lân, tiểu thuyết Vùng mỏ của Vũ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Đất nước đứng lên của
Nguyên Ngọc, tập truyện Truyện Tây Bắc của Tô Hoài, tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu, các bài thơ kháng chiến
của Hồ Chí Minh (Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Báo tiệp…), Tây Tiến của Quang Dũng, Đồng chí của Chính
Hữu… và đặc biệt là bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam của Trường Chinh.
b. Thời kì từ năm 1955 đến năm 1964
- Đây là thời kì văn học tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước
trên phạm vi cả nước. Văn học tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ca ngợi những đổi thay của đất
nước và con người trong bước đầu xâu dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời thể hiện tình cảm sâu nặng với
miền Nam ruột thịt, nói lên nỗi đau chia cắt và thể hiện ý chí thống nhất đất nước.
- Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực cuộc sống. Thơ
cũng phát triển mạnh mẽ với nhiều cảm hứng lớn từ đất nước, dân tộc trong sự hòa hợp giữa cái riêng và cái
chung của nhà thơ, và đã có được một mùa gặt bội thu.
- Văn học đạt nhiều thành tựu trên cả ba thể loại: truyện, thơ và kịch.
c. Thời kì từ năm 1965 đến năm 1975


- Thời kì văn học chống Mĩ cứu nước ở hai miền Bắc, Nam có chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước
và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Thời kì này văn học miền Nam có nhiều tác phẩm tiêu biểu của những tác giả như truyện của Nguyễn Thi,
Nguyễn Trung Thành, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Trần Hiếu Minh, Phan Tứ, thơ của Lê Anh Xuân,
Nguyễn Khoa Điềm, Giang Nam, Thanh Hải…
- Miền Bắc cũng có những tác phẩm của những tác giả như truyện kí của Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long,
Nguyễn Kiên, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Hữu Mai, Chu Văn… và nhiều tập thơ của Tố Hữu, Chế Lan

bằng lời văn trang trọng và đẹp một cách hào hùng, tráng lệ. Đó là vẻ đẹp của Người mẹ cầm súng, của
Người con gái Việt Nam, của Dáng đứng Việt Nam…
- Khuynh hướng sử thi thường được kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm
nhuần tinh thần lạc quan, tạo nên nét thẩm mĩ đặc trưng cho nền văn học chống Pháp và chống Mĩ của dân
tộc.
Câu 4. Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử xã hội và văn hóa, hãy giải thích vì sao văn học Việt Nam từ năm 1975
đến hết thế kỉ XX phải đổi mới?


- Ngày 30-4-1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta kết thúc thắng lợi vẻ vang. Lịch sử
dân tộc lại mở ra một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
- Tuy nhiên, từ năm 1975 đến năm 1985, đất nước ta lại gặp những thử thách không nhỏ, nhất là khó khăn
về kinh tế do hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài. TÌnh hình đó đòi hỏi đất nước phải đổi mới, đó là “vấn
đề có ý nghĩa sống còn” của toàn dân tộc.
- Từ 1986, với công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta từng
bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hóa nước ta cũng có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với văn hóa
nhiều nước trên thế giới.
- Đất nước đổi mới đã thúc đẩy nền văn học đổi mới. Điều này phù hợp với nguyện vọng của người cầm bút
và người đọc, cũng như quy luật phát triển khách quan của nền văn học.
Câu 5. Hãy nêu những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
Giai đoạn văn học từ năm 1975 đến hết thể kỉ XX có thể chia làm hai thời kì nhỏ là từ năm 1975 đến năm
1985 và từ sau năm 1986 trở đi. Từ năm 1975 đến năm 985 là chặng đường chuyển tiếp, trăn trở; từ năm
1986 trở đi là chặng đường văn học có nhiều đổi mới. Văn học trong giai đoạn này bộc lộ tiếng lòng và
những trắc ẩn đối với con người; nó nở rộ những trường ca với mục đích tổng kết, khái quát về chiến tranh;
chất nhân dân, nhân văn được đề cao hơn, đi sâu vào những nỗi đau và bất hạnh của từng thân phận con
người sau chiến tranh.
Đổi mới văn học trong giai đoạn này có thể hiểu là đổi mới cách viết về chiến tranh, đối mới cách nhìn nhận
về con người, khám phá ra trong con người những mối quan hệ đa dạng, phức tạp chứ không đơn điệu như
trước đây.
Các tác giả tiêu biểu của giai đoạn này có thể kể đến là Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Trần



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status