Thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo bé tại một số trường mầm non khu vực thành phố vĩnh yên vĩnh phúc - Pdf 31

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-------------------------

CAO THỊ THU HUYỀN

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG
MẦM NON KHU VỰC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN –
VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. TRỊNH THỊ XINH

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, em luôn nhận được sự hướng dẫn chỉ
đạo nhiệt tình của Thạc sĩ Trịnh Thị Xinh - Giảng viên tổ tâm lý - giáo dục,
sự quan tâm động viên khích lệ của các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục
Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Em xin chân thành cảm ơn cô Trịnh Thị Xinh cùng toàn thể các thầy cô
đã giúp em hoàn thành khóa luận này.
Trong khuôn khổ thời gian có hạn nên khóa luận khó tránh khỏi những
thiếu xót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô
cùng bạn đọc để em tiếp tục hoàn thiện khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!

MẪU GIÁO....................................................................................................... 5
1.1. Tìm hiểu một số khái niệm cơ bản trong việc giáo dục thể chất cho trẻ
mẫu giáo ......................................................................................................... 5
1.1.1. Khái niêm về giáo dục ....................................................................... 5
1.1.2. Khái niệm về giáo dục thể chất ......................................................... 5
1.1.3. Khái niệm trẻ em ............................................................................... 6
1.1.4 Khái niệm về trẻ mẫu giáo ................................................................. 6
1.1.5. Khái niệm giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ................................. 6
1.1.6. Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo ................................. 7
1.2. Ý nghĩa của giáo dục thể chất đối với trẻ mẫu giáo ................................ 9
1.3. Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ....................................... 11


1.3.1. Nhiệm vụ bảo vệ tính mạng và tăng cường sức khỏe, đảm bảo sự
tăng trưởng hài hòa của trẻ....................................................................... 11
1.3.2. Rèn luyện các kĩ năng, kĩ sảo vận động cơ bản và những phẩm chất
vận động .................................................................................................... 12
1.3.3. Giáo dục nếp sống có giờ giấc, có thói quen và các kĩ năng kĩ xảo
vệ sinh ........................................................................................................ 12
1.4. Nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo .................................... 13
1.5. Nội dung và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo. ............ 14
1.5.1. Tổ chức cho trẻ ăn. .......................................................................... 14
1.5.2. Tổ chức cho trẻ ngủ. ........................................................................ 15
1.5.3. Giáo dục các kĩ xảo và thói quen vệ sinh. ....................................... 17
1.5.4. Sự phát triển vận động .................................................................... 18
1.5.5. Chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non .................................. 19
Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO
BÉ TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON KHU VỰC THÀNH PHỐ
VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC............................................................................. 22
2.1. Thực trạng về đội ngũ giáo viên và công tác quản lý ........................... 22

Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn
diện. Nhiệm vụ của giáo dục thể chất là rèn luyện sức khỏe cho trẻ, để trẻ có
thể thích nghi với môi trường sống, giúp trẻ có tính độc lập biết làm chủ vận
động của mình và định hướng trong không gian, khơi dậy ở trẻ lòng yêu thích
thể dục, có khả năng học tập ở trường phổ thông, có khả năng hoạt động sáng
tạo, tích cực trong những năm tiếp theo.
Cơ sở thực tiễn
Giáo dục thể chất giữ vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển
của trẻ. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần
đây đặc biệt chú trọng đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Tuy
nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, tình hình sức khỏe
của trẻ còn nhiều điều đáng lo ngại. Còn nhiều trẻ mắc bệnh còi xương suy
dinh dưỡng, các bệnh về đường ruột,... các điều kiện về đảm bảo chăm sóc
sức khỏe của trẻ còn nhiều thiếu thốn. Cơ sở vật chất ở trường và gia đình còn
hạn hẹp, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường cho trẻ sinh hoạt học tập. Vì vậy
giáo dục thể chất cho trẻ ở nước ta cần được tiến hành một cách mạnh mẽ
toàn diện, cần được sự quan tâm của toàn xã hội tạo điều kiện cho trẻ phát
triển tốt nhất.
Chính vì thế là một giáo viên mầm non tương lai tôi rất quan tâm đến
vấn đề giáo dục thể chất cho trẻ nên tôi chọn đề tài: “Thực trạng giáo dục thể

1


chất cho trẻ mẫu giáo bé tại một sớ trường mầm non khu vực thành phố Vĩnh
Yên - Vĩnh Phúc” nhằm phát hiện ra thực trạng giáo dục thể chất, tìm nguyên
nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất
cho trẻ mầm non.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
- Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu thực trạng
giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo bé tại một số trường mầm non khu vực
thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc. Gồm trường mầm non Đống Đa, mầm non
Hoa Sen và mầm non Ngô Quyền.
7. Giả thuyết khoa học của đề tài
Nếu phát hiện được thực trạng giáo dục thể chất chưa cao, tìm ra nguyên
nhân dẫn đến tình trạng đó và đề ra được giải pháp khắc phục thì kết quả giáo
dục thể chất được nâng cao.
8. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chương 1: Một số vấn đề giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
Chương 2:Thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo bé tại một số
trường mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên - vĩnh Phúc.
Chương 3:Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng giáo dục thể chất
cho trẻ mẫu giáo tại một số trường mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên –
Vĩnh Phúc và đề xuất giải pháp.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiê cứu lý luận.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (dành cho giáo viên và phụ huynh)
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp thống kê toán học

3


10. Cấu trúc công trình nghiên cứu
Gồm 4 phần:Phần 1: Mỏ đầu
Phần 2: Nội dung
Phần 3: Kết luận và kiến nghị

nhiệm vụ giáo dục thể chất.
Giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục mà đặc trưng của nó thể hiện
ở việc giảng dạy các động tác nhằm hoàn thiện về mặt hình thể và chức năng
sinh học của cơ thể người; hình thành, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận động và
phát triển các tốt chất thể lực của cơ thể người.

5


1.1.3. Khái niệm trẻ em
Có quan niệm cho rằng trẻ em là “người lớn thu nhỏ” lại, sự khác nhau
(về cơ thể, tư tưởng, tình cảm) chỉ ở tầm cỡ, kích thước chứ không khác nhau
về chất. Theo J.J Rutxo (1712 - 1778) trẻ em không phải là người lớn cũng có
thể thu nhỏ lại và người lớn không phải lúc nào cũng có thể hiểu được trí tuệ,
nguyện vọng, tình cảm độc đáo của trẻ vì trẻ có những cách nhìn, suy nghĩ và
cảm nhận riêng.
Tâm lí học duy vật biện chứng khẳng định: Trẻ em là đứa trẻ, nó vận
động, phát triển theo quy luật riêng của trẻ. Ngay từ khi ra đời là một con
người, có nhu cầu giao tiếp với người lớn. Sự khác biệt giữa trẻ và người lớn
là về chất.
1.1.4 Khái niệm về trẻ mẫu giáo
Trẻ mẫu giáo là trẻ có độ tuổi từ 3 - 6 tuổi. Từ lúc lọt lòng cho đến 6 tuổi
nói chung và trẻ mẫu giáo (3 - 6 tuổi) nói riêng là một quãng đời có tầm quan
trọng đặc biệt trong quá trình phát triển chung của trẻ em. Đúng như
L.N.Tônxtôi đã nhận định khi nhấn mạnh ý nghĩa của thời kì đó rằng: “Tất cả
những cái gì mà đứa trẻ sẽ có sau này khi trở thành người lớn đều nhận được
trong thời thơ ấu. Trong quãng đời còn lại những cái mà nó thu nhận được chỉ
đáng một phần trăm những thứ đó mà thôi”. Với sự nhạy cảm, trực giác của
nhà văn, ông đã nêu ra một phép so sánh như sau: “Nếu từ đứa trẻ 5 tuổi đến
người lớn, khoảng cách chỉ là một bước thì đứa trẻ sơ sinh đến đứa trẻ 5 tuổi

trẻ có nhiều nước và chất hữu cơ hơn chất vô cơ so với người lớn, nên có
nhiều sụn xương, xương mềm, dễ bị cong, gẫy.
Hệ xương của trẻ mẫu giáo phát triển yếu, tổ chức cơ bắp còn ít, các sợ
cơ nhỏ, mảnh, thành phần nước trong xương tương đối nhiều nên sức mạnh
cơ bắp còn yếu, cơ nhanh mệt mỏi. Vì vậy cần có sự xen kẽ hợp lý giữa hoạt
động và nghỉ ngơi cho trẻ.
Khớp của trẻ có đặc điểm là ổ khớp còn nông, cơ bắp xung quanh khớp
còn mềm yếu, dây chằng lỏng lẻo, tính vững chắc của khớp còn tương đối

7


kém. Hoạt động vận động phù hợp với lứa tuổi của trẻ sẽ giúp khớp được rèn
luyện, từ đó tăng dần tính vững chắc của khớp.
c. Hệ tuần hoàn
Đây là hệ thống đường ống khép kín do tim và mạch cấu tạo thành, còn
gọi là hệ tim mạch. Vận động của tim chủ yếu dựa vào co bóp của tim. Sức co
bóp cơ tim của trẻ yếu, mỗi lần co bóp chỉ chuyển đi được một lượng máu rất
ít, nhưng mạch đập nhanh hơn ở người lớn. Trẻ càng nhỏ tuổi thì tần số mạch
đập càng nhanh. Điều hòa thần kinh tim ở trẻ còn chưa hoàn thiện nên nhịp co
bóp dễ mất ổn định, cơ tim dễ hưng phấn và chóng mệt mỏi khi tham gia vận
động kéo dài. Nhưng khi thay đổi hoạt động, tim của trẻ nhanh hồi phục.
Để tăng cường công năng của tim, khi cho trẻ luyện tập,nên đa dạng hóa
các bài tập, năng dần lượng vận động cũng như cường độ vận động, phối hợp
động và tĩnh một cách nhịp nhàng.
d. Hệ hô hấp
Hệ hô hấp được cấu thành bởi đường hô hấp gồm: mũi, mồm, họng, khí
quản, nhánh phế quản và phổi.
Đường hô hấp của trẻ em tương đối hẹp, niêm mạc đường hô hấp mềm
mại, mao mạch phong phú, dễ phát sinh nhiễm cảm. Khí quản của trẻ em nhỏ,

nhóm cơ riêng lẻ xuất hiện nếu kéo dài hoạt động liên tục của từng nhóm cơ.
Do đó cần thường xuyên thay đổi vận động của các cơ, chọn hình thức vận
động phù hợp với trẻ.
1.2. Ý nghĩa của giáo dục thể chất đối với trẻ mẫu giáo
Sức khỏe là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là
nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Để đảm bào
cho sự tăng trưởng của xã hội mai sau, việc phát triển nhân tố con người,
nguồn lực con người phải tiến hành không ngừng ngay khi từ khi trẻ mới
sinh, thậm trí ngay từ khi trẻ vẫn đang còn là bào thai bé nhỏ nằn trong bụng
mẹ. vì vậy công tác chăm sóc - giáo dục trẻ, đặc biệt là giáo dục thể chất có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nói riêng và nguồn lực
nói chung.

9


Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn
diện. Đó là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể thông qua việc rèn luyện cơ
thể và hình thành nên các kĩ xảo vận động, tổ chức sinh hoạt và giữ gìn vệ
sinh nhằm làm cho cơ thể phát triển hài hòa, cân đối, sức khỏe được tăng
cường làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện về nhân cách.
Giáo dục thể chất cho trẻ trước tuổi đến trường có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Trước hết đây là giai đoạn trẻ phát triển mạnh mẽ về cả hệ thần kinh,
hệ xương, bộ máy hô hấp đang dần hoàn thiện và phát triển mà cơ thể trẻ quá
non nớt, dễ bị lệch lạc, mất cân đối. Vì thế nếu không được chăm sóc, giáo
dục thể chất đúng đắn thì sẽ gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể
của trẻ mà sau này khó có thể khắc phục được. Ngoài ra, sự phát triển thể chất
còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý và sự phát triển toàn diện
nhân cách trẻ. Và có thể nói, mọi hoạt động của trẻ có thể thành công được
đều dựa vào trạng thái sức khỏe của trẻ. Do đó, nếu cơ thể trẻ được khỏe

sơ đẳng (quan sát, phân tích, tổng hợp, suy luận,…) cần thiết để vào trương
phổ thông, thích đi học.
- Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở
xung quanh.”
Thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non là chuẩn bị tiền đề quan trọng
đảm bảo những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non thì giáo dục thể chất trong trường
mẫu giáo cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
1.3.1. Nhiệm vụ bảo vệ tính mạng và tăng cường sức khỏe, đảm bảo sự
tăng trưởng hài hòa của trẻ
- Rèn luyện cơ thể, nâng cao miễn dịch đối với các loại bệnh trẻ thường
mắc phải, đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển đúng lúc và hoàn chỉnh của
trẻ.
- Cần đảm bảo chế độ ăn uống chế, độ sinh hoạt (ăn, ngủ, học tập, vận
động) hợp lý, phù hợp với từng độ tuổi, từng đối tượng trẻ. Bên cạnh đó phải

11


tích cực phòng bệnh cho trẻ, tiêm cho trẻ đúng, đủ các loại vắc-xin theo quy
định của Bộ y tế. Cần làm tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh quần áo
thân thể sạch sẽ, đảm bảo sự luân phiên hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý, đảm
bảo trạng thái cân bằng của hệ thần kinh, giúp cơ thể trẻ phát triển tốt.
- Tổ chức cho trẻ vận động, rèn luyện sức khỏe cho trẻ một cách hợp lý
nhằm nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho trẻ, giúp cơ thể trẻ phát triển một
cách cân đối, hoàn chỉnh, tăng cường khả năng vận động, sự định hướng trong
không gian và thích ứng của trẻ đối với sự thay đổi của thời tiết, tăng cường
khả năng miễn dịch cho trẻ.
1.3.2. Rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo vận động cơ bản và những phẩm
chất vận động

trường xung quanh tới trẻ. Tuy nhiên, khả năng nhận thức cũng như vận động
của trẻ còn hạn chế nên chúng ta cần hình thành, rèn luyện những thói quen
đó một cách tỉ mỉ, kiên trì trong thời gian dài để thói quen được dần hình
thành và ổn định.
1.4. Nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
Nguyên tắc giáo dục thể chất là những quy định có tính chất chỉ đạo
trong quá trình giáo dục thể chất mà những người tham gia vào quá trình đó
phải tuân theo.
Nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo xuất phát từ những
nguyên tắc giáo dục thể chất nói riêng, là các luận điểm có tính quy luật của
lý luận giáo dục, có tác dụng chỉ đạo toàn bộ tiến trình giáo dục nhằm thực
hiện tốt nhất mục đích nhiệm vụ giáo dục.
Các nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo dựa trên nhiều cơ sở
khác nhau, song phải hợp thành một hệ thống chặt chẽ, thống nhất với nhau
và quy định lẫn nhau.
Các nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo dựa trên các cơ sở sau:
- Mục tiêu giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng.
- Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức

13


- Đặc điểm phát triển sinh lý lứa tuổi.
- Những kinh nghiệm của các nhà giáo dục đã được đúc kết trong lịch sử
giáo dục thể dục thể thao.
Trong lĩnh vực giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo thường có các nguyên
tắc sau:
+ Nguyên tắc hệ thống
+ Nguyên tắc tự giác và tích cực
+ Nguyên tắc vừa sức và giáo dục cá biệt

- Không cho trẻ vận động quá nhiều, ăn vặt trước khi ăn, cho trẻ rửa tay
rửa mặt trước khi ăn.
- Cho trẻ ăn vào những thời điểm nhất định trong ngày tạo phản xạ có
điều kiện, kích thích cảm giác ngon miệng.
Trong khi ăn:
- Cho trẻ ăn theo nhu cầu của cơ thẻ trẻ, cần tạo không khí thoải mái, dễ
chịu trong bàn ăn.
- Cần rèn luyện cho trẻ ăn hết xuất của mình và các thói quen ăn uống có
văn hóa. Không ăn vội vàng, ăn phải nhai kĩ, không nói chuyện, đùa nghịch
trong khi ăn, cầm thìa, bát, đĩa đúng cách.
- Khi cho trẻ ăn cần quan sát xem trẻ ăn có ngon miệng hay không, trẻ có
ăn hết xuất không, trẻ có biểu hiện gì khác thường không,... Nếu trẻ có biểu hiện
khác thường giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục.
Sau khi ăn:
- Cho trẻ lau miệng, rửa tay, uống nước, súc miệng bằng nước muối.
- Cho trẻ ngủ nghỉ ngơi sau khi ăn.
1.5.2. Tổ chức cho trẻ ngủ.
Ngủ là một nhu cầu sinh lý không thể thiếu được của cơ thể. Trung ương
thần kinh của trẻ hoạt động còn rất yếu và rất dễ bị mệt mỏi khi trẻ thức. Để
có thể khôi phục lại trạng thái hoạt động bình thường của các tế bào thần

15


kinh, việc tổ chức giấc ngủ tốt cho trẻ là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn đối với
việc bảo vệ sức khỏe của trẻ
Phương pháp tổ chức giấc ngủ cho trẻ mầm non.
Ngủ là một phản xạ có điều kiện, vì vậy cần cho trẻ ngủ đúng giờ để tạo
thói quen cho trẻ. Để tạo ra nhu cầu ngủ của trẻ một cách đúng đắn thì chúng
ta cần vận dụng một chế độ sinh hoạt hợp lý với từng lứa tuổi, đồng thời tạo

Giáo dục các kĩ xảo và thói quen vệ sinh là một nội dung không thể thiếu
trong việc giáo dục thể chất và hình thành nhân cách cho trẻ. Trong cuộc sống
sinh hoạt hằng ngày, trẻ cần biết đến nhiều thói quen khác nhau. Đối với trẻ
mầm non, cần giáo dục trẻ các loại thói quen sau đây:
- Vệ sinh thân thể: Trẻ biết giữ gìn thân thể sạch sẽ, có thói quen đánh
răng, rửa mặt, rửa tay, rửa chân, chải tóc gọi gàng, sạch sẽ; trẻ không nghịch
bẩn, cho đồ chơi hay bất kì vật gì vào miệng, tai, mũi; có thói quen vệ sinh
thân thể sạch sẽ hằng ngày.
- Vệ sinh quần áo: Trẻ phải biết tại sao phải mặc quần áo sạch sẽ. Trẻ
cần biết lúc nào nên mặc thêm hoặc cởi bớt quần áo, trẻ biết giữ gìn quần áo
sạch sẽ, không lê la làm bẩn quần áo.
- Vệ sinh ăn uống: Vệ sinh ăn uống không những nhằm đáp ững nhu cầu
sinh lý của cơ thể, mà còn có khía cạnh đạo đức, thẩm mỹ. Trẻ cần nắm được
các quy định về vệ sinh ăn uống như:
+ Trước khi ăn: Rửa mặt, rửa tay, ngồi đúng vị trí, mời mọi người xung
quanh trước khi ăn.
+ Vệ sinh trong khi ăn: Biết sử dụng các dụng cụ ăn uống, biết nhai kỹ
và nuốt, ăn hết xuất, không làm rơi vãi thức ăn.
+ Vệ sinh sau khi ăn: Lau miệng, súc miệng, rửa tay, dọn dẹp dụng cụ ăn
uống, bàn ghế vào nơi quy định.
- Vệ sinh môi trường: Đi vệ sinh đúng nơi quy định, không vứt rác bừa
bãi, không làm bẩn nhà, lớp học. Trẻ biết giúp đỡ người lớn trong một số
công việc nhẹ nhàng như nhổ cỏ, quét nhà, nhặt lá trong trường, nhặt rác
trong lớp,...

17


Chúng ta cần giáo dục cho trẻ cả bốn thói quen trên, đồng thời cần tăng
dần tích phức tạp và mức độ yêu cầu và tính độc lập khi thực hiện các thói

cơ thể tăng nhanh. Ngoài ra những đứa trẻ “đói vận động” còn có các biểu
hiện: Giảm khả năng chịu đựng của cơ thể, hay mắc bệnh về đường hô hấp
(qua các kết quả điều tra cho thấy, trẻ thiếu vận động có nguy cơ mắc các
bệnh về đường hô hấp cao hơn trẻ bình thường 20%).
Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể,
ở mỗi giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy, khi lập
chương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những
cơ sở sau:
- Các bài tập vận động phù hợp với từng độ tuổi, làm sao gây được hứng
thú với trẻ.
- Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích
được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan
trong cơ thể.
- Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động, chúng ta cũng phải chú ý
đến việc phát triển các kỹ năng và tố chất vận động cho trẻ.
- Cần tăng cường, ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và
giáo dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác
nhanh nhẹn, chính xác.
Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong
phú, phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động,
thể dục buổi sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao và các hình
thức hoạt động hấp dẫn trẻ em có tác dụng giáo dục nhiều tới các vận động cơ
bản và sự phối hợp các vận động ấy.
1.5.5. Chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non
Chế độ sinh hoạt là một điều kiện quan trọng để giáo dục thể chất cho trẻ
có kết quả. Nó là sự luân phiên rõ ràng và hợp lý các dạng hoạt động và nghỉ

19



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status