Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tại một số trường mầm non khu vực huyện đông anh thành phố hà nội - Pdf 31

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
********

PHÙNG BÍCH PHƢƠNG

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TÁC
PHẨM VĂN HỌC TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG
MẦM NON KHU VỰC HUYỆN ĐÔNG ANH
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học

HÀ NỘI – 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
********

PHÙNG BÍCH PHƢƠNG

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TÁC
PHẨM VĂN HỌC TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG
MẦM NON KHU VỰC HUYỆN ĐÔNG ANH
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động “cho trẻ làm quen với tác
phẩm văn học” tại một số trường mầm non khu vực huyên Đông Anh – thành
phố Hà Nội là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi. Đề tài nghiên cứu của tôi
không trùng với bất cứ đề tài nào của các tác giả khác. Các số liệu, kết quả thu
được trong khóa luận là: Rõ ràng, trung thực, chưa từng được công bố trong bất
kỳ một công trình ngiên cứu nào.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Phùng Bích Phƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài

.............................................................................................................. 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu vấn đề................................................................................................... 2
4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ..................................................................... 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................... 3
4.2 Khách thể nghiên cứu ........................................................................................................... 3
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3
6. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................................. 3
7. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................................. 3
8. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 4
8.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu .......................................................................................... 4
8.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi ................................................................................... 4

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM
VĂN HỌC TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON KHU VỰC HUYỆN
ĐÔNG ANH - HÀ NỘI ................................................................................................. 32
2.1. Vài nét về thực trạng điều tra, khảo sát ............................................................................. 32
2.2. Đặc điểm các trường mầm non khu vực huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội ............. 33
2.2.1. Về cơ sở vật chất ............................................................................................................ 33
2.2.2. Về đội ngũ giáo viên, công nhân viên ............................................................................ 33
2.3. Thực trạng nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt
động “cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” .............................................................. 34
2.3.1. Nhận thức của giáo viên mầm non về kĩ năng sống và tầm quan trọng của giáo
dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động “cho trẻ làm quen
với tác phẩm văn học” ..................................................................................................... 34
2.3.2. Thực trạng khai thác nội dung giáo dục kĩa năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn
thông qua hoạt động “cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” ..................................... 35
2.3.3. Nhận thức của giáo viên về các nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo
lớn thông qua hoạt động “cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” ............................... 37
2.3.4. Nhận thức của giáo viên về điều kiện, cách thức thực hiện nội dung giáo dục kĩ
năng sống ........................................................................................................................ 39
2.4. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học trong hoạt động “cho trẻ làm quen với
tác phẩm văn học” ........................................................................................................... 41
2.4.1. Nhận thức của giáo viên về hiệu quả của các phương pháp dạy học trong hoạt
động “cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” .............................................................. 41
2.4.2. Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học của giáo viên .............................................. 42
2.4.3. Mức độ sử dụng các hình thức dạy học của giáo viên .................................................... 44


2.4.4. Phương pháp hình thành, củng cố kĩ năng sống cho trẻ ................................................. 45
CHƢƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ GIÁO
DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM

dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non. Thông qua hoạt động này trẻ có thể hình thành
và hoàn thiện các kĩ năng sống phù hợp.
Hầu hết các nước trên thế giới hiện nay việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ rất
được chú trọng và cũng đem lại hiệu quả cao. Phần lớn các trẻ trong độ tuổi từ 5 –
6 tuổi đều có vốn kĩ nắng sống tốt hơn rất nhiều trẻ Việt Nam cùng độ tuổi.
Ở Việt Nam, trong nghị quyết 161 của Thủ tướng Chính phủ về các chính sách
phát triển giáo dục Mầm non có quy định Điều 3 về xây dựng và đổi mới chương
1


trình chăm sóc giáo dục mầm non. Trong chương trình giáo dục đó đã chú ý đến
giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non thông qua các tình huống đặt ra hàng ngày,
qua truyện kể và qua trò chơi. Tuy nhiên trong thực tế việc giáo dục kĩ năng sống
cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non chưa thực sự đạt hiệu quả vì vậy tôi mạnh
dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu
giáo lớn thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tại một
trường mầm non khu vực huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội”. Nhằm đưa ra
được những đề xuất tốt giúp trẻ mẫu giáo lớn hình thành và hoàn thiện các kĩ năng
sống cần thiết.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước tới nay, giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu
giáo lớn nói riêng đã có rất nhiều tài liệu, giáo trình đề cập đến một cách kĩ lưỡng.
Các giáo trình đã đưa ra rõ những yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình
thức…Nhưng việc vận dụng vào từng đối tượng trẻ ở các trường mầm non còn
chưa tốt việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ chưa đem lại hiệu quả cao. Do vậy đề
tài này đặt ra nhiệm vụ là đề xuất được một số biện pháp nhằm hình thành và hoàn
thiện một số kĩ năng sống phù hợp với trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động “cho
trẻ làm quen với tác phẩm văn học”.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng cũng như nguyên nhân

3


- Đề xuất một số biện pháp nhằm hình thành và hoàn thiện một số kĩ năng
sống phù hợp với trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động “cho trẻ làm quen với tác
phẩm văn học”.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tìm kiếm, đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu
như: sách giáo khoa, sách chuyên ngành, tạp chí, trang web…
8.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Sử dụng phiếu hỏi để thu thập các thông tin về đề tài từ các giáo viên trong
một số trường mầm non khu vực huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội .
8.3. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn một số giáo viên tại một số trường mầm non khu vực huyện Đông
Anh – thành phố Hà Nội.
8.4. Phương pháp quan sát
 Đặt mục đích quan sát
 Lập kế hoạch quan sát
 Tiến hành quan sát
 Ghi kết quả quan sát
 Xử lí kết quả thu thập được
8.5. Phương pháp trò chuyện
8.6. Phương pháp xử lí số liệu

4


9.


- Giải quyết vấn đề
- Tư duy phê phán
- Tư duy sáng tạo
- Giao tiếp
- Quan hệ liên nhân cách
- Ra quyết định
- Đàm phán
- Tự nhận thức
- Đối phó với strees và cảm xúc
- Từ chối
- Kiên định và hài hòa
1.1.1.2. Giáo dục kĩ năng sống tại Philipin
Với quan niệm coi kĩ năng sống là những năng lực thích nghi và tích cực của
hành vi giúp cho cá nhân có thể ứng phó một cách hiệu quả với những yêu cầu,
những thay đổi, những trải nghiệm và những tình huống của đời sống hàng ngày và
vì vậy những kĩ năng cần thiết khi giáo dục kĩ năng sống cho người học cần có là:
6


- Tự nhận thức
- Đồng cảm
- Giao tiếp hiệu quả
- Quan hệ liên nhân cách
- Ra quyết định
- Tư duy sáng tạo
- Tư duy phê phán
- Ứng phó
- Làm chủ cảm xúc
- Kinh doanh
1.1.1.3. Giáo dục kĩ năng sống tại Indonesia

tiểu học là cung cấp cho người học những kĩ năng thực tế cơ bản để họ có thể thực
hiện các nhiệm vụ và có xu hướng kinh doanh. Còn ở bậc Trung học cơ sở thì mục
tiêu là tạo ra những cá nhân có thể tự thực hiện, được xóa mù về công nghệ và kinh
tế, là người có sự tự tin, sáng tạo, khả năng tương tác hiệu quả với người khác.
Tóm lại có nhiều quan điểm khác nhau nhưng tựu chung lại hầu hết các nước
đều thấy vai trò quan trọng của việc hình thành kĩ năng sống cho người học.
1.1.2. Vấn đề giáo dục kĩ năng sống tại Việt Nam[2, tr42]
Bắt đầu từ chương trình của UNICEF năm 1996 “giáo dục kĩ năng sống để
bảo vệ sực khỏe và phòng chống HIV AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài
trường”. Thuật ngữ kĩ năng sống được người Việt Nam biết đến. Lúc đó quan niệm
về kĩ năng sống được giới thiệu trong chương trình này thì chỉ bao gồm những kĩ
năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng các định giá trị, kĩ năng ra quyết định,
8


kĩ năng đạt mục tiêu…nhằm vào những chủ đề giáo dục sức khỏe do các chuyên
gia Úc tập huấn.
Đến giai đoạn hai với chương trình “Giáo dục sống khỏe mạnh và kĩ năng
sống” thì quan niệm về kĩ năng sống sống cơ bản đối với từng nhóm đối tượng
được vận dụng đa dạng hơn. Đó là những kĩ năng cần cho bảo vệ sức khỏe, phòng
tránh các tệ nạn xã hội dành cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao để đương đầu với
thách thức của xã hội, vận dụng để giải quyết các vấn đề xã hội khác nhau trong
tình huống khác nhau của từng đối tượng.
Sau hội thảo “Chất lượng giáo dục và kĩ năng sống” do UNESCO tài trợ được
tổ chức năm 2003 thì khái niệm kĩ năng sống được hiểu với nội hàm đầy đủ và đa
dạng. Từ đó, những người làm công tác giáo dục Việt Nam đã hiểu đầy đủ hơn về
kĩ năng sống và có trách nhiệm phải giáo dục kĩ năng sống cho người học
1.2. Một số vấn đề về kĩ năng sống
1.2.1. Khái niệm kĩ năng sống[8, tr.8]
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống.

bản thân, đặt mục tiêu, xác định giá trị…
+ Kĩ năng đương đầu với cảm xúc: Bao gồm động cơ, ý thức trách nhiệm, cam
kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lí, tự giám sát và tự
điều chỉnh…
+ Kĩ năng xã hội hay kĩ năng tương tác: Bao gồm kĩ năng giao tiếp; tính quết
đoán; kĩ năng thương thuyết từ chối; lắng nghe tích cực, hợp tác, sự thông cảm,
nhận biết sự thiện cảm của người khác…
10


Tài liệu về giáo dục kĩ năng sống hợp tác với UNICEF đã giới thiệu cách phân
loại khác, trong đó kĩ năng sống cũng chia thành 3 nhóm:
+ Kĩ năng nhận biết và sống với chính mình gồm: Kĩ năng tự nhận thức; lòng
tự trọng; sự kiên định; đương đầu với cảm xúc; đường đầu với căng thẳng.
+ Những kĩ năng nhận biết và sống với người khác bao gồm các kĩ năng: Tư
duy phê phán; tư duy sáng tạo; ra quyết định; giải quyết vấn đề.
Theo Tổ chức Y tế thế giới(WHO) gồm 3 nhóm kĩ năng :[8, tr10]
- Nhóm kĩ năng nhận thức gồm các kĩ năng:
+ Tự nhận thức bản thân: bao gồm sự nhìn nhận về bản thân, tính tình, mặt
mạnh, mặt yếu, ước muốn của chúng ta cũng như những điều mà chúng ta không
thích. Ý thức về bản thân giúp chúng ta nhận ra stress hay tình trạng bị áp lực để
ứng phó kịp thời. Ý thức về bản thân là một tiền đề quan trọng để truyền thông và
giao tiếp có hiệu quả cũng như để thấu cảm với người khác.
+ Kĩ năng sáng tạo: góp phần vào việc đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề
bằng cách giúp chúng ta xem xét tất cả các biện pháp khác nhau và suy nghĩ về các
hậu quả của việc ta hành động hay không hành động.
+ Kĩ năng ra quyết định: giúp chúng ta chọn những quyết định tích cực liên
quan đến cuộc sống của chúng ta.
+ Kĩ năng giải quyết vấn đề: giúp ta xử lỹ nững khó khăn gặp phải một cách
tích cực nhất. Những vấn đề gặp phải nếu không quan tâm giải quyết sẽ gây ra

cho ta thấy được sự đa dạng, phức tạp, phong phú về những biểu hiện cụ thể của kĩ
năng sống của con người.

12


1.3. Một số vấn đề cơ bản của giáo dục kĩ năng sống
1.3.1. Khái niệm giáo dục kĩ năng sống [5, tr.82]
Giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là
xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực
trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng thích hợp.
Giáo dục kĩ năng sống có mục tiêu chính là làm thay đổi những hành vi của
người học từ thói quen thụ động, có thể gây ra rủi ro, mang lại hiệu quả tiêu cực
chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực và có hiệu quả để nâng
cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển bền vững cho xã hội.
Đồng thời giáo dục kĩ năng sống cần được thực hiện thống nhất trong nhiệm
vụ giáo dục nhân cách toàn diện thông qua quá trình dạy học và giáo dục vừa
hướng tới mục tiêu hình thành kĩ năng tâm lí xã hội để người học có thể vượt qua
những thách thức của cuộc sống; vừa phát triển toàn diện kiến thức, thái độ, hành
động; phát triển toàn diện các chỉ số thông minh và các lĩnh vực trí tuệ cảm xúc, trí
tuệ xã hội…
1.3.2. Nội dung cơ bản của giáo dục kĩ năng sống
Giáo dục kĩ năng sống bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Kĩ năng tự nhận thức: tự nhận thức, tự đánh giá về bản thân, phải biết mình
là ai, sống trong hoàn cảnh nào, yêu thích gì, ghét điều gì, điểm mạnh và điểm yếu
của mình, mình có thể thành công ở những lĩnh vực nào…
- Kĩ năng kiên định: là khả năng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của bản
thân để bảo vệ quyền của mình, giá trị của mình, quyết định của mình nhưng không
làm tổn thương đến cảm xúc và quyền của người khác.



- Trải nghiệm: Người học cần được đặt vào các tình huống để trải nghiệm và
thực hành.
- Tiến trình: Giáo dục kĩ năng sống không thể tiến hành trong ngày một ngày
hai mà đỏi hỏi cả quá trình:
Nhận thức – Hình thành thái độ – Thay đổi hành vi
- Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục kĩ năng sống là giúp
người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực.
- Thời gian – môi trường giáo dục: Cần thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi và thực
hiện cáng sớm càng tốt đối với trẻ.
* Các nguyên tắc quan trọng của giáo dục kĩ năng sống
- Tổ chức hoạt động cho người học để phản ánh tư duy, suy nghĩ và phân tích
các trải nghiệm trong cuộc sống của họ.
- Khuyến khích người học thay đổi giá trị, thái độ, cách ứng xử cũ để chấp
nhận những giá trị, thái độ, cách ứng xử mới.
- Đặt tầm quan trọng vào giải quyết vấn đề, không chỉ là ghi nhớ những thông
điệp hoặc các kĩ năng.
- Cung cấp cơ hội cho người học tóm tắt tổng kết việc học của mình, giáo viên
không tóm tắt thay họ.
- Người học vận dụng kĩ năng và kiến thức mới vào các tình huống thực trong
cuộc sống.
- Tổ chức các hoạt động học tập dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau giữa người
dạy và người học.
* Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non nói chung và trẻ lớp mẫu
giáo lớn nói riêng cần:
15


- Đảm bảo tính khoa học,tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ

các tình huống. Qua trò chơi, trẻ được quan sát đánh giá hành vi. Bằng trò chơi việc
học của trẻ được tiến hành nhẹ nhàng, sinh động. Trẻ được lôi quấn vào những tình
huống trong quá trình học một cách tự nhiên, hứng thú. Ngoài ra trò chơi còn giúp
tăng khả năng giao tiếp giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với giáo viên.
Ví dụ: Trong chủ đề giao thông ở góc chơi phân vai khi trẻ chơi trò chơi: “bố
mẹ chở con đi học’ có thể dạy trẻ cách đổi mũ bảo hiểm đứng cách và an toàn.
- Phương pháp trò chuyện, đàm thoại
Là phương pháp giáo viên sử dụng hệ thống các câu hỏi đàm thoại nhằm hình
thành những biểu tượng đúng về kĩ năng cho trẻ.
- Phương pháp luyện tập thường xuyên
Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ không chỉ hình thành trong ngày một ngày hai
mà cần có thời gian để củng cố, luyện tập. Để thực hiện phương pháp này đỏi hỏi
người lớn cần quan tâm thường xuyên đến trẻ, nhắc nhở trẻ mọi lúc, mọi nơi trong
sinh hoạt hàng ngày. Trước tiên cần làm mẫu những lỹ năng mới sau đó tạo tình
huống để trẻ luyện tập các kĩ năng đó. Và dần dần nâng cao yêu cầu luyện tập giúp
trẻ tự hoàn thiện cá kĩ năng đó.
- Phương pháp khen chê
Trong quá trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ người lớn cần biết khen chê
đúng mức và đúng lúc. Nếu trẻ thể hiện được các kĩ năng thì cần khen ngay bằng
lời biểu dương hay những món quà mang ý nghĩa tinh thần hơn là vật chất, Ngược
lại nếu như trẻ thực hiện chưa tốt người lớn cần nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ để trẻ biết
như vậy là không tốt. Trẻ nhỏ rất thích được khen và không muốn bị chê, do vậy
người lớn cần phải khéo léo, biết cách khơi gợi lòng tự hào và tính xấu hổ của trẻ
đúng lúc, đúng chỗ để hình thành kĩ năng cho trẻ.
17



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status