Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại một số trường mầm non khu vực thành phố vĩnh yên vĩnh phúc - Pdf 31

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

HOÀNG THỊ HIỆU

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG
GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG
QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON KHU VỰC
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN – VĨNH PHÖC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
Th.S. TRẦN THANH TÙNG

HÀ NỘI - 2015
0


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại trƣờng ĐHSP Hà Nội 2, đƣợc sự dạy dỗ, chỉ
bảo tận tình của các thầy cô giáo em đã tiếp nhận đƣợc nhiều tri thức khoa
học, kinh nghiệm và phƣơng pháp học tập mới.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong tổ bộ
môn Tâm Lý Giáo Dục đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Thanh Tùng, ngƣời đã
trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian em
thực hiện khóa luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu, các thầy


5. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
8. Nội dung chính của đề tài .......................................................................... 4
9. Kế hoạch nghiên cứu.................................................................................. 5
PHẦN 2: NỘI DUNG ....................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO
TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI
THEO CHỦ ĐỀ ................................................................................................ 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu của đề tài ................................................................. 6
1.1.1. Ngoài nƣớc ........................................................................................... 6
1.1.2. Trong nƣớc ........................................................................................... 6
1.2. Kĩ năng và kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo nhỡ ................................ 7
1.2.1. Khái niệm kĩ năng ................................................................................ 7
1.2.2. Khái niệm kĩ năng giao tiếp ................................................................. 9
1.2.3. Đặc điểm của kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo nhỡ ....................... 10
1.3. Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ ................................. 12
1.3.1. Khái niệm giáo dục kĩ năng giao tiếp ................................................ 12
1.3.2. Phƣơng pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ......... 12
1.4. Trò chơi đóng vai theo chủ đề và vấn đề giáo dục kĩ năng giao tiếp cho
trẻ mẫu giáo nhỡ........................................................................................... 14


1.4.1. Khái niệm trò chơi ............................................................................. 14
1.4.2. Khái niệm trò chơi đóng vai theo chủ đề ........................................... 15
1.4.3. Vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề trong việc giáo dục kĩ năng
giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ ..................................................................... 16
1.5. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo nhỡ ............................................................ 17
1.5.1. Đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo nhỡ ............................................... 17

...................................................................................................................... 33
2.4.3. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo nhỡ tại một số trƣờng
mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc .................................. 39
2.5. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng .......................................................... 40
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP
CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI THEO
CHỦ ĐỀ .......................................................................................................... 42
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................... 42
3.2. Một số biện pháp ................................................................................... 44
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 48
PHỤ LỤC


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong cuộc sống con ngƣời có rất nhiều nhu cầu cần đƣợc thỏa mãn và
nhu cầu đầu tiên chính là nhu cầu giao tiếp. Giao tiếp có vai trò vô cùng quan
trọng trong đời sống của mỗi con ngƣời. Qua hoạt động giao tiếp con ngƣời
có thể lĩnh hội đƣợc nền văn hóa xã hội, nắm bắt đƣợc một số đặc điểm tâm
lí- nhân cách của ngƣời khác, chia sẻ hiểu biết và bộc lộ thái độ của bản thân.
Qua đó giao tiếp giúp con ngƣời hòa nhập vào các quan hệ xã hội và hình
thành nhân cách của bản thân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Trẻ em nhƣ búp trên cành, biết ăn
biết ngủ biết học hành là ngoan”. Lứa tuổi mẫu giáo là một quãng đời có tầm
quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển chung của trẻ em. Để đảm bảo
cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này cần trang bị đầy đủ cho trẻ các kĩ
năng cần thiết, trong đó sự chuẩn bị về những kĩ năng giao tiếp có ý nghĩa vô
cùng quan trọng để giúp trẻ hòa nhập vào các mối quan hệ mới. Những trẻ
đƣợc chuẩn bị chu đáo về kĩ năng giao tiếp thƣờng có tâm lí tự tin, mạnh dạn,

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, chúng tôi đề xuất
một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ
mẫu giáo nhỡ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại một số trƣờng mầm
non khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua trò
chơi đóng vai theo chủ đề.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ.
4. Mức độ và phạm vi nghiên cứu
2


4.1. Mức độ nghiên cứu
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu về thực trạng giáo dục kĩ năng giao
tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu tại các lớp mẫu giáo nhỡ trƣờng mầm non Hoa
Sen, trƣờng mầm non Ngô Quyền và trƣờng mầm non Đồng Tâm thành phố
Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc.
5. Giả thuyết khoa học
Kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo nhỡ ở một số trƣờng mầm non khu
vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc còn chƣa tốt do giáo viên chƣa nắm hết
đƣợc vai trò của việc sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề để giáo dục kĩ
năng giao tiếp cho trẻ. Nếu có những biện pháp tác động phù hợp và phƣơng
pháp giảng dạy hiệu quả thì thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, kĩ năng
giao tiếp của trẻ mẫu giáo nhỡ sẽ hình thành và phát triển tốt hơn.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài.

Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo
nhỡ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề
Chƣơng 2: Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông
qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại một số trƣờng mầm non khu vực thành
phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
Chƣơng 3: Đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ
thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

4


9. Kế hoạch nghiên cứu
- Tháng 11/ 2014- 12/2015: nhận đề tài và hoàn thành đề cƣơng.
- 12/2014- 2/2015: tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài.
- 2/2015- 4/2015: tìm hiểu thực trạng của đề tài nghiên cứu.
- 4/2015- 5/2015: hoàn thành đề tài nghiên cứu.

5


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ
NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG
QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
1.1. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
1.1.1. Ngoài nƣớc
Ngay từ thời cổ đại Arixtôt (384 – 322 TCN ) trong cuốn “ Bàn về tâm
hồn” cuốn sách đầu tiên của loài ngƣời bàn về tâm lí học đã quan tâm đến kĩ
năng nói chung. Theo ông, nội dung của phẩm hạnh là “ biết định hƣớng,
biết làm việc, biết tìm tòi”, điều đó có nghĩa là: Con ngƣời có phẩm hạnh là

ngƣời Việt Nam và những vấn đề phƣơng tiện giao tiếp. Trong các công
trình nghiên cứu của những tác giả này còn đề cập đến những kĩ năng giao
tiếp đặc trƣng, các nét tính cách biểu lộ qua giao tiếp, v.v…
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn trong “ Tâm lí học đại cƣơng” 1995, đã
quan niệm Tri thức- Kĩ năng- Kĩ xảo là điều kiện cần thiết để hình thành
năng lực trong một lĩnh vực nào đó.
Tác giả Trần Trọng Thủy trong giáo trình “ Tâm lí học lao động” đã làm
rõ khái niệm kĩ năng và điều kiện để hình thành kĩ năng hoạt động lao động.

1.2. Kĩ năng và kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo nhỡ
1.2.1. Khái niệm kĩ năng
Theo từ điển tâm lí học, kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quả những
tri thức về phƣơng thức hành động đã đƣợc chủ thể lĩnh hội để thực hiện
nhiệm vụ tƣơng ứng. [12, Tr 131].
7


Khái niệm này cho thấy
Kĩ năng là năng lực vận dụng những tri thức về phƣơng thức hành

-

động, tức kĩ năng luôn gắn liền với hành động và hoạt động cụ thể. Qua
việc cá nhân thực hiện các hành động khi làm một công việc, ta có thể
đánh giá đƣợc mức độ thông hiểu công việc cũng nhƣ khả năng vận
dụng tri thức của chủ thể.
Ở mức độ kĩ năng, thao tác chƣa thuần thục và còn phải tập trung chú

-


lẫn nhau . Tuy nhiên quan niệm thứ hai đƣợc các nhà nghiên cứu sử dụng
nhiều hơn cả.
1.2.2. Khái niệm kĩ năng giao tiếp
Trong khoa học, thƣờng có nhiều quan điểm khác nhau về một thuật
ngữ. Thuật ngữ “ kĩ năng” cũng đƣợc tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, có
tác giả tiếp cận những thuật ngữ này thuần túy từ góc độ kĩ thuật - nhìn nhận
kĩ năng là sự “thành thạo các khuôn mẫu hành vi nhất định”; có tác giả thì
nhìn nhận kĩ năng nhƣ là “ phƣơng thức hoạt động những gì con ngƣời đã
nắm vững”, một số tác giả khác lại chú ý nhiều hơn tới hiệu quả của hoạt
động. Mỗi góc nhìn đều có những giá trị và những hạn chế nhất định. Kế
thừa và tiếp cận phức hợp nhiều góc độ có thể định nghĩa kĩ năng giao tiếp
nhƣ sau: “ Kĩ năng giao tiếp là sự nhận biết mau lẹ những dấu hiệu bên
ngoài và đoán biết những diễn biến tâm lí bên trong của đối tƣợng giao tiếp
đồng thời biết sử dụng có hiệu quả các phƣơng tiện ngôn ngữ và phi ngôn
ngữ nhằm đạt đƣợc mục đích giao tiếp”. Thuật ngữ “kĩ năng giao tiếp” còn
đƣợc hiểu nhƣ là khả năng (năng lực) thực hiện có hiệu quả một lĩnh vực
hoạt động - hoạt động giao tiếp. Do đó, kĩ năng giao tiếp còn đƣợc nhìn
nhận nhƣ là một nhóm kĩ năng trong giao tiếp bao gồm:
+ Kĩ năng nhận thức và phán đoán về đối tƣợng giao tiếp. Chủ thể giao tiếp
nhanh chóng phán đoán đƣợc đặc điểm tâm lí của đối thƣợng giao tiếp dựa
9


trên vốn hiểu biết về tâm lí con ngƣời và những biểu hiện hành vi của nó
nhƣ thông qua lời nói, qua hành vi, cử chỉ, diện mạo ( ăn mặc, đầu tóc...)
của đối tƣợng giao tiếp. Ở mức độ cao hơn chủ thể giao tiếp còn có thể phán
đoán đƣợc những hành vi hoặc diễn biến tâm lí tiếp theo của đối tƣợng giao
tiếp sau một tác động nào đó.
+ Kĩ năng thu nhận, khai thác thông tin từ đối tƣợng giao tiếp. Nhóm kĩ năng
này bao gồm: kĩ năng lắng nghe, kĩ năng đặt câu hỏi,...

chức năng của giao tiếp. Giao tiếp của trẻ mẫu giáo nhỡ thực hiện các chức
năng sau:
- Chức năng thông tin: Qua giao tiếp trẻ trao đổi, truyền đạt cho nhau
những tri thức và kinh nghiệm.
- Chức năng cảm xúc: Giao tiếp không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra
những ấn tƣợng, những cảm xúc mới giữa chủ thể này với chủ thể khác.
- Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau: Trong giao tiếp mỗi trẻ lại tự
bộc lộ ý nghĩ, thái độ, thói quen của mình; do đó các chủ thể có thể nhận thề
nhận thức đƣợc về nhau và làm cơ sở để đánh giá lẫn nhau. Điều quan trọng
hơn là trẻ mẫu giáo nhỡ đã có thể đánh giá đƣợc mình.
-Chức năng điểu chỉnh hành vi: Trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo
nhỡ nói riêng bƣớc đầu đã có thể điều chỉnh đƣợc hành vi của mình thông
qua lời nhận xét của ngƣời lớn và bạn bè xung quanh.
- Chức năng phối hợp hoạt động: Nhờ có quá trình giao tiếp mà trẻ mẫu
giáo nhỡ có thể phối hợp hoạt động để cùng nhau giải quyết đƣợc nhiệm vụ
chung. Điều này làm xuất hiện loại giao tiếp mới ở trẻ đó là giao tiếp “ công
việc tình huống” với bạn bè cùng trang lứa.
11


1.3. Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ

1.3.1. Khái niệm giáo dục kĩ năng giao tiếp
Giáo dục đƣợc hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dƣới
ảnh hƣởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài, đƣợc thực hiện một cách
có ý thức của con ngƣời trong nhà trƣờng, gia đình và ngoài xã hội.
Nhƣ vậy giáo dục kĩ năng giao tiếp là quá trình hình thành, phát triển
những kĩ năng giao tiếp.
1.3.2. Phƣơng pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ
* Phƣơng pháp giáo dục bằng trò chơi

tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử giao tiếp trong cuộc
sống. Qua trò chơi, trẻ sẽ đƣợc rèn luyện cách ứng xử đúng đắn, phù hợp
với tình huống chơi. Qua trò chơi trẻ đƣợc lôi cuốn vào những tình huống
trong qua trình học tập một cách tự nhiên, hứng thú. Và đặc biệt trò chơi
giúp làm tăng khả năng giao tiếp giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với giáo viên.
- Tập luyện thƣờng xuyên: để hình thành và có đƣợc các kĩ năng giao tiếp
một cách bền vững trẻ cần đƣợc tập luyện thƣờng xuyên trong cuộc sống
hàng ngày.
- Giải quyết tình huống: Dựa vào các tình huống thực xảy ra để dạy trẻ biết
giải quyết tình huống.
Có thể tận dụng các tình huống thực trong cuộc sống hàng ngày để dạy
trẻ . Ví dụ: Hai trẻ nói chuyện với nhau: tớ không thích chơi với bạn, tớ “ ê
xì “ bạn. Cô có thể nói với trẻ “ con không đƣợc ê xì bạn nhƣ vậy là không
tốt, chúng mình phải chơi đoàn kết với nhau”. Dần dần tạo cho trẻ biết hòa
đồng và chơi đoàn kết với nhau.
13


- Thông qua các hoạt động nghệ thuật nhƣ vẽ, nặn, xé dán, ca hát, nhảy
múa trẻ sẽ đƣợc trao đổi ý kiến, nói lên suy nghĩ, ý tƣởng của mình với các
bạn.
- Khen ngợi động viên trẻ: Đây là hình thức giáo dục hiện đại và hiệu quả
giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ đƣợc tiến hành trong tất cả các hoạt
động giáo dục hàng ngày nhƣ: vui chơi, học tập, chăm sóc dinh
dƣỡng…Mỗi hoạt động lại có ƣu thế riêng trong việc giáo dục cho trẻ những
kĩ năng giao tiếp. Để đứa trẻ có đƣợc kĩ năng giao tiếp tốt cần phải có thời
gian, luyện tập thƣờng xuyên, đặc biệt phải có sự hỗ trợ của ngƣời lớn và
bạn bè.
1.4. Trò chơi đóng vai theo chủ đề và vấn đề giáo dục kĩ năng giao tiếp

chơi. Trò chơi của trẻ là một hoạt động phản ánh sáng tạo độc đáo thực hiện
tác động qua lại giữa trẻ với môi trƣờng xung quanh. Qua đó làm thỏa mãn
nhu cầu vui chơi của trẻ. Trò chơi với tƣ cách là một hình thức hoạt động
đặc biệt của trẻ em, có lịch sử phát triển riêng gắn liền với sự biến đổi địa vị
của đứa trẻ trong xã hội. Không thể gắn liền trò chơi của đứa trẻ với cái gọi
là trò chơi của các “động vật non”. Cái gọi là trò chơi của các “động vật
non” là sự luyện tập các hình thức hành vi bản năng đƣợc truyền lại bằng
con đƣờng di truyền. Hành vi của con ngƣời không có bản chất bản năng, trẻ
em lấy nội dung của các trò chơi của mình từ cuộc sống xung quanh ngƣời
lớn.
1.4.2. Khái niệm trò chơi đóng vai theo chủ đề
Trò chơi đóng vai theo chủ đề hay còn gọi là trò chơi giả bộ, có tính tƣợng
trƣng độc đáo, mô tả lại những sự việc diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt của
trẻ. Đây là một hoạt động chủ đạo vui chơi của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo,
15


giúp trẻ hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách. Khi trẻ lên ba tuổi trẻ
bắt đầu có ý thức về bản thân mình, biết phân biệt mình với ngƣời khác
trong cộng đồng nhỏ.Mối quan hệ giữa trẻ em với ngƣời lớn mang tính chất
mới( hoạt động cùng nhau đƣợc thay thế bằng việc thực hiện những nhiệm
vụ độc lập theo lời chỉ dẫn của ngƣời lớn). Quan hệ giữa trẻ và bạn bè cùng
tuổi đƣợc hình thành. Trẻ bắt đầu để ý và bắt chƣớc ngƣời lớn về mọi mặt.
Trẻ muốn tự khẳng định mình bằng cách tập làm ngƣời lớn. Nhƣng trên
thực tế, trẻ chƣa có đủ năng lực, kĩ năng kĩ xảo cần thiết với những công
việc của ngƣời lớn. Trò chơi đóng vai theo chủ đề ra đời thay thế cho hoạt
động với đồ vật ở lứa tuổi nhà trẻ. Trò chơi giúp trẻ tái tạo lại đời sống lao
động của ngƣời lớn cùng với những mối quan hệ xã hội, làm trẻ thỏa mãn
khát vọng đƣợc sống nhƣ ngƣời lớn. Trong trò chơi trẻ đƣợc phân những vai
khác nhau nhƣ vai bác sĩ- bệnh nhân, vai cô giáo- học sinh, vai mẹ con, vai

thuẫn trong bƣớc phát triển từ tuổi ấu nhi lên tuổi mẫu giáo. Trò chơi là
phƣơng tiện góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Do đó tổ chức trò
chơi chính là tổ chức cuộc sống của trẻ. Trò chơi là phƣơng tiện để trẻ học
làm ngƣời.
1.5. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo nhỡ

1.5.1. Đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo nhỡ
Đối với các bậc phụ huynh nói chung và các cô giáo mầm non nói riêng
để xử lí các tình huống xảy ra trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ là cả
một nghệ thuật nhất là khi trẻ ở độ tuổi còn thơ dại. Chính vì vậy để vận
dụng khả năng sƣ phạm của mình trong việc giải quyết tốt các tình huống
xảy ra giáo viên ở các trƣờng mầm non ngoài tình yêu nghề, yêu trẻ, tinh
thần trách nhiệm, kiên trì còn cần phải có sự hiểu biết nhất định về đặc điểm
tâm lí của trẻ.
17


- Sự phát triển tƣ duy của trẻ: Trẻ mẫu giáo nhỡ tƣ duy chủ yếu là tƣ duy
trực quan hành động, tuy nhiên ở lứa tuổi này tƣ duy trực quan hình tƣợng
đã có sự phát triển mạnh và trẻ đã có khả năng suy luận. Cùng với sự hoàn
thiện hoạt động vui chơi và sự phát triển các hoạt động khác ( vẽ, nặn, kể
chuyện…) vốn biểu tƣợng của trẻ mẫu giáo nhỡ đƣợc giàu lên thêm nhiều,
chức năng kí hiệu phát triển mạnh, lòng ham hiểu biết và hứng thú nhận
thức tăng lên rõ rệt. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tƣ duy trực
quan hình tƣợng. Trẻ mẫu giáo nhỡ tƣ duy trực quan sơ đồ phát triển mạnh
đã giúp trẻ giải quyết đƣợc một số bài toán thực tiễn.
- Sự phát triển đời sống tình cảm:
Trong lứa tuổi mẫu giáo thì tình cảm thống trị tất cả các mặt trong hoạt
động tâm lí của trẻ, nhƣng đặc biệt ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ thì đời sống tình
cảm của trẻ có một bƣớc chuyển biến mạnh mẽ , vừa phong phú, vừa sâu

phải lựa chọn bạn “tâm đầu ý hợp” với mình.
+ Trong việc tự do tham gia vào trò chơi nào mà mình thích và tự do rút ra
khỏi những trò chơi mà mình đã chán: Khi tự nguyện tham gia vào các cuộc
chơi thì trẻ chơi một cách say sƣa, chơi hết mình, nhƣng khi đã chán thì
cũng sẽ bỏ cuộc một cách nhẹ nhàng.
Trong hoạt động vui chơi, trẻ đã biết thiết lập những quan hệ rộng rãi và
phong phú với các bạn cùng chơi: Một xã hột trẻ em đƣợc hình thành.
Hoạt động vui chơi, mà đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại
hoạt động cùng nhau đầu tiên của trẻ. Không có sự phối hợp với nhau giữa
các thành viên thì không thành trò chơi. Ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, việc chơi
của các em tƣơng đối thành thạo và chơi với nhau trong nhóm bạn đã trở
thành một nhu cầu cấp bách. Đã chơi thì phải có vai nọ vai kia mới thú vị.
Một trò chơi của trẻ mẫu giáo nhỡ thƣờng có nhiều vai hơn trẻ mẫu giáo bé
19


Trích đoạn Mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ Nguyên nhân dẫn đến thực trạng Nguyên tắc đề xuất biện pháp
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status