Hệ thống chính trị cơ sở với việc thực hiện chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta tại tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay - Pdf 31

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

PHAN CÔNG CHÍNH

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ VỚI VIỆC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG
VÀ NHÀ NƢỚC TA TẠI TỈNH HÀ TĨNH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Chính trị học

Hà Nội – 2013

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

PHAN CÔNG CHÍNH

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ VỚI VIỆC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG
VÀ NHÀ NƢỚC TA TẠI TỈNH HÀ TĨNH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

6

6. Ý nghĩa của luận văn

6

7. Kết cấu của luận văn

7

Chƣơng 1:
Hệ thống chính trị cơ sở thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước
tại tỉnh Hà Tĩnh

8

1.1. Chính sách tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
nước

8

1.1.1. Đảng và Nhà nước đề ra chính sách tôn giáo

8

1.1.2. Thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay



38

2.1. Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Hà Tinh thực hiện chính sách tôn giáo của

38

Đảng, Nhà nước
2.1.1. Thực hiện vai trò của hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Hà Tĩnh thực hiện

43

chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước
2.1.2. Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Hà Tĩnh thực hiện chính sách tôn giáo của

65

Đảng, Nhà nước hạn chế và nguyên nhân
2.2. Một số giải pháp cơ bản phát huy vai trò hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Hà

78

Tĩnh thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước hiện nay
2.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị cơ sở thực hiện
chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước

79

2.2.2. Thường xuyên củng cố xây dựng hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Hà Tĩnh
trong sạch vững mạnh đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt chính sách tôn giáo của


CSTG

Chính trị quốc gia

CTQG

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CNH, HĐH

Hệ thống chính trị

HTCT

Hệ thống chính trị cơ sở

HTCTCS

Kế hoạch hoá gia đình

KHHGĐ

Nhà xuất bản

Nxb


TN

Cựu chiến binh

CCB

Liên đoàn Lao động

LĐLĐ

v


A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tín ngưỡng tôn giáo là một vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp trong đời
sống chính trị trên phạm vi thế giới cũng như ở nhiều quốc gia dân tộc. Để đáp
ứng nhu cầu tôn giáo cuả một bộ phận quần chúng nhân dân, bất cứ một Nhà nước
nào, tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, cũng định ra một thái độ ứng xử với tôn
giáo, đó là chính sách tôn giáo.
Việt nam là một quốc gia đa tôn giáo, chỉ tính riêng 6 tôn giáo lớn đã có
hàng triệu tín đồ, ngoài ra còn hàng chục triệu người khác vẫn giữ những tín
ngưỡng dân gian, truyền thống hoặc hình thức tín ngưỡng nguyên thuỷ. Hoạt động
tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng, tình cảm, phong
tục tập quán của đông đảo quần chúng có đạo và tác động đến mọi lĩnh vực đời
sống xã hội. Cho nên, vấn đề tôn giáo ở nước ta qua các giai đoạn cách mạng luôn
là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt. Chính sách tôn giáo là một bộ
phận rất quan trong trong hệ thống chính sách của Đảng, tác động trực tiếp đến các
nhân tố xã hội, đến cộng đồng đồng bào có đạo, đến nhân tố con người nhằm giải

trương, chính sách về công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ có toạ độ địa lý từ
17053'50'' đến 18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến 106o30'20'' kinh độ Đông có
diện tích đất tự nhiên 6.019 km2, dân số 1.289.058 người; phía Bắc giáp tỉnh Nghệ
An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông với 137km bờ
biển, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với 145km đường biên
giới; có 12 huyện, thành phố, thị xã, có đường Quốc lộ 1A, 8A, đường Hồ Chí
Minh và đường sắt Bắc Nam đi qua; có nhiều cảng, cửa sông thuận lợi cho giao
thông đường bộ, đường thủy để phát triển kinh tế xã hội. Tỉnh Hà Tĩnh có nhiều tôn
giáo: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, các tôn giáo chiếm hơn 12 % dân số toàn tỉnh,
cá biệt có một số xã tôn giáo toàn tòng. Mấy năm gần đây, các tôn giáo ở địa bàn tỉnh
hoạt động có nhiều diễn biến phức tạp, tình trạng phát triển tín đồ không bình thường
2


ở Đạo Công giáo; hiện tượng đòi lại đất đai cơi nới cơ sở vật chất nơi thờ tự, cùng với
các hoạt động lễ hội, từ thiện nhân đạo xã hội đang gia tăng…ảnh hưởng nhất định
đến mọi mặt của đời sống xã hội; các thế lực thù địch luôn lợi dụng tôn giáo để chống
phá cách mạng và sự nghiệp đổi mới ở nước ta đã làm cho vấn đề tôn giáo càng thêm
phức tạp.
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng đó, thời gian qua HTCTCS tỉnh Hà
Tĩnh đã triển khai và thực hiện tốt CSTG của Đảng và Nhà nước, góp phần giữ
vững ổn định tình hình chính trị - xã hội trên địa bàn, tạo bước phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân cũng như đồng bào tín
đồ các tôn giáo.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chính sách tôn giáo, còn nhiều hạn chế,
nhất là phát triển kinh tế - xã hội trong địa bàn đồng bào có đạo. Đời sống của một
bộ phận đồng bào có đạo còn nhiều khó khăn, đời sống vật chất, tinh thần chưa
được nâng lên ngang tầm với yêu cầu phát triển. Sự chỉ đạo của các cấp, các ngành
còn nhiều hạn chế, đầu tư cho công tác tôn giáo thiếu đồng bộ và vững chắc. Các
thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để thực hiện âm mưu chia rẽ khối đại

Tôn giáo, 2003) “Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam lý luận và thực tiễn”
(GS.TS. Đỗ Quang Hưng, Nxb Lý luận chính trị Hà Nội, năm 2008).
Nhiều nhà khoa học, nhà quản lý xã hội cũng đã quan tâm đến lĩnh vực này:
“Thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng nhằm củng cố tăng cường khối đại đoàn
kết toàn dân” của Nguyễn Văn Ngọc, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 9 năm 2001;
“Nghiên cứu tôn giáo trong bối cảnh thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân và
công tác tôn giáo ở thời kỳ mới” của Trịnh Xuân Giới, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo,
số 4 năm 2004; “Những âm mưu lợi dụng tôn giáo và vấn đề dân tộc chống lại sự
nghiệp cách mạng nước ta hiện nay” của Lê Bỉnh, Tạp chí Cộng sản, số 10, tháng 5
năm 2004.
4


Những công trình khoa học trên đã phân tích khá sâu sắc về đặc điểm, cấu trúc,
vai trò của từng thành tố trong HTCTCS; xu hướng vận động, giải pháp xây dựng
HTCTCS; đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau tới việc thực hiện CSTG của Đảng và
Nhà nước ta, xây dựng khối đoàn kết lương - giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân,
khơi dậy và phát huy vai trò của đồng bào tín đồ các tôn giáo, nhằm thực hiện thắng
lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước vì dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng văn minh.
Nhưng đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện
và có hệ thống về HTCTCS với việc thực hiện CSTG của Đảng và Nhà nước ở tỉnh
Hà Tĩnh hiện nay. Vì vậy, đề tài luận văn không trùng lặp với các công trình khoa
học đã được công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của HTCTCS với
việc thực hiện CSTG của Đảng và Nhà nước ta, tại Hà Tĩnh từ đó đề xuất một số giải
pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò đó trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ

Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về vai trò của
HTCTCS tỉnh Hà Tĩnh với việc thực hiện CSTG của Đảng, Nhà nước nhằm phát huy
vai trò đó trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu, giảng dạy ở các trường trong và ngoài tỉnh; làm tài liệu tham khảo cho
đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp hiện nay.

6


7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn
được kết cấu 2 chương và 4 tiết.
Chương 1. Hệ thống chính trị cơ sở thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và
Nhà nước tại tỉnh Hà Tĩnh
Chương 2. Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Hà Tĩnh thực hiện chính sách tôn giáo
của Đảng, Nhà nước thực trạng và giải pháp

7


B. NỘI DUNG
Chƣơng 1
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO
CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC TẠI TỈNH HÀ TĨNH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆNNAY
1.1. Chính sách tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà
nƣớc ta
1.1.1. Đảng, Nhà nước ta đề ra Chính sách tôn giáo
CSTG của Đảng, Nhà nước ta là một hệ thống các chủ trương, sách lược, kế

yếu đó là:
- Công dân có quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào
Đây là nội dung cơ bản nhất của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, do đó mọi
người đều có quyền lựa chọn theo một tôn giáo cụ thể nào đó, quyền thay đổi tôn
giáo và quyền không theo hoặc từ bỏ tôn giáo mà mình theo. Công dân có quyền tự
do hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo như thờ cúng tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh
những người có công với đất nước với dân tộc, với cộng đồng, thờ cúng thần thánh,
những biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác.
Mọi công dân theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo đều bình đẳng trước
pháp luật, được hưởng đầy đủ các quyền công dân và phải làm tròn nghĩa vụ đối với
Tổ quốc. Các tổ chức, các cơ sở tôn giáo, các tín đồ, chức sắc các tôn giáo có quyền
sinh hoạt tôn giáo theo giáo lý, giáo luật và lễ nghi tôn giáo mà mình theo. Công dân
thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng không cản trở việc thực hiện
nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải theo đúng
quy định của pháp luật. Không được lợi dụng tôn giáo để hoạt động mê tín dị
đoan, không được ép buộc người dân theo đạo,
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo không có nghĩa là hoạt động tôn giáo nằm ngoài
khuôn khổ pháp luật, đi ngược lại lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân; cũng không
9


có nghĩa là lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng. Đây là một quyền cơ bản của
con người, cần phải được tôn trọng và bảo vệ không chỉ trong Hiến pháp, mà cả
trong thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, trong khi thực hiện nhất quán chính sách “tự do
tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng” phải kiên quyết đấu tranh chống mọi sự lợi
dụng tín ngưỡng, tôn giáo phá hoại cách mạng. Người có tín ngưỡng, tôn giáo và
người không có tín ngưỡng, tôn giáo phải tôn trọng lẫn nhau, không ai được quyền
xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Tín đồ và các chức sắc tôn giáo không tuyên truyền lôi kéo, công kích chống
đối lẫn nhau. Mọi người đều phải tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người

các tôn giáo khác nhau. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành trung ương khóa IX
Đảng ta chỉ ra: Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn
dân tộc, đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo, đoàn
kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau. Trong giai đoạn hiện nay khối đại đoàn
kết ấy là động lực chủ yếu của sự nghiệp đổi mới đất nước, của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Đoàn kết phải trên cơ sở lợi ích quốc gia dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng đã từng nêu rõ: “Trong khi thực dân Pháp và can thiệp Mỹ tìm mọi cách chia
rẽ lương giáo, hòng cướp nước ta, thì việc đoàn kết toàn dân, đoàn kết lương giáo
để cứu nước, cứu dân là vô cùng cần thiết” [23, tr. 559]. Hiện nay trong công cuộc
đổi mới đất nước và Hội nhập kinh tế Quốc tế và nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, đoàn kết lương - giáo phải lấy mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh” làm điểm tương đồng.
Đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như đồng bào không có tín ngưỡng,
tôn giáo đều phải tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với
lợi ích của dân tộc; xóa bỏ những mặc cảm, tự ti, định kiến hoặc phân biệt đối xử; xây
dựng tinh thần cởi mở, tin tưởng lẫn nhau, có trách nhiệm chung sức, chung lòng
đoàn kết gắn bó với nhau, ra sức củng cố, xây dựng và tăng cường khối đại đoàn kết
toàn dân tộc.
11


Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân phải đi đôi với việc đấu tranh
chống những hành động chia rẽ, làm suy yếu khối đoàn kết dân tộc. Đây là vấn đề
có tính nguyên tắc trong quan điểm CSTG của Đảng và Nhà nước ta. Cần phân
biệt rõ hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh của nhân dân với thủ đoạn lợi
dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá CNXH… Mọi biểu hiện nóng vội, chủ
quan hoặc giản đơn trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo đều có thể dẫn
đến nguy cơ chia rẽ, làm rạn nứt khối đoàn kết thống nhất dân tộc, suy yếu sức
mạnh quốc gia.

đồng thời phải làm tròn bổn phận của một công dân đối với đất nước; làm cho các
tôn giáo gắn bó với dân tộc, với đất nước và CNXH hăng hái thi đua xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Bốn những hoạt động tôn giáo ích nước, lợi dân phù hợp với nguyện vọng và lợi
ích chính đáng, hợp pháp của các tín đồ được bảo đảm; những giá trị văn hóa, đạo đức
tốt đẹp của các tôn giáo được tôn trọng và khuyến khích phát huy.
Đó là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Xét về mặt lịch sử, các
đức tin tôn giáo xuất hiện đều có mục tiêu hướng tới những mong muốn tốt đẹp về
con người có thể sống hòa đồng với nhau, cùng nhau xây dựng cuộc sống hạnh
phúc. Trong giáo lý, giáo luật của các tôn giáo đều có những nội dung giới răn
hướng thiện, trị ác có những giá trị nhân văn vì cuộc sống của cá nhân, của cộng
đồng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét: Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là
sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của chúa Giêsu có ưu điểm là lòng nhân ái
cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp biện chứng. Chủ nghĩa Tôn
Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta. Khổng
Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải có những ưu điểm chung đó sao. Họ đều
muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội, nếu hôm nay
họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin chắc rằng nhất định họ sẽ
chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết.
13


Thực tế trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng cho thấy đồng bào các tôn giáo đã có những đóng góp tích cực vào công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhìn chung, các tổ chức tôn giáo được Nhà
nước công nhận đã hoạt động theo pháp luật, xây dựng được đường hướng hành
đạo gắn bó với dân tộc, sống “phúc âm giữa lòng dân tộc”; “đạo pháp, dân tộc và
CNXH”, tập hợp được đông đảo tín đồ, chức sắc các tôn giáo trong khối đại đoàn
kết toàn dân.
Đảng, Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách giữ gìn và phát huy những

đạo, tổ chức nhân dân thực hiện. Như vậy, thực hiện CSTG của Đảng và Nhà nước
là toàn bộ hoạt động của HTCT lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nhân dân quán triệt và
thực thi quan điểm, chính sách tôn giáo nhằm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo góp phần tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam XHCN.
Thứ nhất HTCTCS thực hiện CSTG của Đảng, Nhà nước ta được thể hiện
thông qua vai trò chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nhân dân thực hiện CSTG đó là
toàn bộ HTCT. “Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả HTCT do Đảng lãnh đạo”
[3, tr. 123].
Tổ chức Đảng các cấp: thường xuyên có những chủ trương, chính sách đúng
đắn về tôn giáo và công tác tôn giáo, đồng thời phải xác định rõ những giải pháp
khả thi để giải quyết phù hợp những nhu cầu tự do tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ
phận quần chúng nhân dân, lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện những chủ
trương chính sách đó đạt hiệu quả.
Có kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra các quan điểm, chủ trương, biện pháp cụ
thể, thích hợp và đồng thời tổ chức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, liên tục trong
toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, nhất là những cơ quan, những cán bộ chuyên trách
làm công tác tôn giáo và đồng bào tín đồ, chức sắc các tôn giáo về những chủ trương
15


chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Làm cho mọi người có nhận thức đầy đủ, đúng
đắn về CSTG của Đảng, Nhà nước.
Chính quyền các cấp: cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của
Đảng thành hệ thống pháp luật của Nhà nước nhằm tổ chức thực hiện đạt hiệu quả
những quan điểm, chủ trương, chính sách đó, và đồng thời quản lý tốt mọi hoạt
động của tôn giáo trên địa bàn theo pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho tín đồ,
chức sắc các tôn giáo hoạt động; kiên quyết xử lý mọi hành vi lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để làm mất trật tự an toàn xã hội, làm phương hại đến độc lập

Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và
sẽ tồn tại lâu dài trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Nhu cầu đó phải được
bảo đảm. Nhưng các thế lực thù địch lại luôn tìm cách lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo
để chống phá cách mạng, vì vậy đi đôi với việc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo phải thường xuyên nêu cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm
mưu, thủ đoạn và làm thất bại những lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch.
Thứ tư, thực hiện CSTG của Đảng, Nhà nước ta hiện nay là phải thực hiện tốt
nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo.
Công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, công tác đối với con
người, thực chất đây là công tác vận động quần chúng cách mạng của Đảng, công tác
đối với đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo, là sự thể hiện mối quan hệ giữa Đảng với
một bộ phận quần chúng trong tiến trình cách mạng XHCN. Mọi hoạt động quản lý
Nhà nước đối với tôn giáo và công tác đấu tranh chống những hành vi lợi dụng tôn
giáo chỉ thành công nếu thực hiện tốt công tác vận động quần chúng.
Công tác tôn giáo nhằm bảo đảm vận động đồng bào theo đạo thực hiện tốt
nghĩa vụ và quyền lợi công dân, sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần tăng cường và
phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục
tiêu của cách mạng. Chỉ có làm tốt công tác vận động quần chúng mới tập hợp và
khai thác được tiềm năng, thế mạnh trong đồng bào các tôn giáo để xây dựng và bảo
17


vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo
của các thế lực thù địch.
Thứ năm, thực hiện CSTG của Đảng, Nhà nước ta hiện nay là thực hiện tốt 6
nhiệm vụ cơ bản mà Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa
IX) đã đề ra:
Một là, thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách, và các chương trình
phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, trong
đó có đồng bào tín đồ các tôn giáo.

Ba là, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt
đời, đẹp đạo” trong quần chúng tín đồ, chức sắc tôn giáo nhằm xây dựng khối
đại đoàn kết dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
hầu hết là những người lao động, cần cù, chất phác có lòng yêu quê hương, đất
nước và ý thức tự hào, tự tôn dân tộc. Phát huy tinh thần yêu nước của họ, động
viên họ sống “tốt đời, đẹp đạo”, “kính chúa, yêu nước” “đạo pháp dân tộc và
CNXH” gắn bó với dân tộc là một nhiệm vụ cơ bản trong thực hiện CSTG. Nhiệm
vụ này đòi hỏi quá trình thực hiện CSTG phải có chủ trương, giải pháp để tập hợp,
khai thác tiềm năng sáng tạo của đồng bào tôn giáo thực hiện thắng lợi các phong
trào hành động cách mạng ở địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN.
Bốn là, phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo, tự giác và
phối hợp đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của các
thế lực thù địch.
Đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo là một hoạt động đặc biệt, chỉ thắng lợi khi
quần chúng nhân dân nhận thức rõ được bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực
thù địch, tự giác ủng hộ và cùng tham gia với các cơ quan Nhà nước để đấu tranh.
19


Bởi vậy, cần phải phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào, làm cho đồng bào nhận
thức rõ mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch để phá hoại
đoàn kết dân tộc, chống đối chế ðộ.
Năm, hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường
lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về CSTG, đấu
tranh làm thất bại các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù
địch đối với CSTG ở nước ta.
Các tôn giáo ngoại nhập như: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, có quan hệ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status