những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vũng tàu - Pdf 31

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
----------

NGUYỄN PHÚC MẪN

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HCM, tháng 04 năm 2015


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
---------------------------

NGUYỄN PHÚC MẪN

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU

Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
Mã số

: 60.340.201

LUẬN VĂN THẠC SĨ

kiện thuận lợi và nhiệt tình hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cám ơn tới Ban giám đốc, phòng khách hàng thể nhân, phòng quản lý
nợ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập dữ liệu nghiện cứu, cung cấp cho tôi tài
liệu, số liệu và những thông tin cần thiết khác để hoàn thành luận văn.
Tôi chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình đã luôn ở bên cạnh động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 04 năm 2015
Người thực hiện đề tài

Nguyễn Phúc Mẫn


TÓM TẮT
Luận văn này được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu “Các yếu tố ảnh hưởng tới
khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi
nhánh Vũng Tàu”. Trong đó, khả năng trả nợ được biểu hiện bởi hai biểu số là quy mô
trả nợ và thời hạn trả nợ (trả nợ đúng hạn/trễ hạn). Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng
trả nợ được nhóm thành năm nhân tố lớn là (i) Đặc điểm nhân khẩu học, (ii)Năng lực
người cho vay, (iii) Đặc điểm của khoản vay, (iv) Rủi ro đạo đức, và (v) Rủi ro tác
nghiệp.
Để thực hiện nghiên cứu này, luận văn đã sử dụng các nghiên cứu về lý thuyết
và nghiên cứu thực nghiệm trước đây về khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân,
trong đó đặc biệt chú trọng tới các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ.
Nghiên cứu đã sử dụng các thông tin dữ liệu nợ cá nhân của 503 khách hàng cá
nhân trong khoảng thời gian từ 01/2011 tới 12/2014 tại Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương chi nhánh Vũng Tàu. Nghiên cứu đã sử dụng hai mô hình để ước lượng, mô
hình hồi quy tuyến tính bội dùng để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả
nợ của khách hàng cá nhân xét ở khía cạnh quy mô trả nợ và mô hình Probit dùng để
tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân xét ở khía

2.1. Tổng quan về tín dụng cá nhân............................................................................... 8
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng cá nhân ....................................................... 8
2.1.2. Các loại rủi ro xuất phát từ hình thức tín dụng cá nhân ..................................... 10
2.1.2.1. Rủi ro tín dụng ................................................................................................. 10
2.1.2.2. Rủi ro về chi phí giao dịch .............................................................................. 11
2.1.2.3. Rủi ro thông tin bất cân xứng .......................................................................... 11
2.2. Khả năng trả nợ vay.............................................................................................. 11
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân ............ 11
2.3.1. Đặc điểm nhân khẩu học .................................................................................... 13
2.3.2. Đặc điểm nghề nghiệp ........................................................................................ 14
2.3.3. Đặc điểm trình độ học vấn.................................................................................. 14
2.3.4. Đặc điểm thu nhập .............................................................................................. 14
2.3.5. Đặc điểm khoản cho vay .................................................................................... 15
2.3.6. Rủi ro đạo đức của người vay............................................................................. 16
2.3.7. Rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng ................................................................... 17
2.3.8. Một số hành vi chi tiêu bất thường ..................................................................... 17
2.4 Các nghiên cứu trước đây ....................................................................................... 17
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................... 21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 22


3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................. 22
3.2. Mô tả dữ liệu.......................................................................................................... 24
3.2.1. Các biến số phụ thuộc......................................................................................... 24
3.2.2. Các biến số độc lập ............................................................................................. 24
3.3. Mô hình nghiên cứu ( định lượng) ........................................................................ 31
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 33
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 34
4.1. Phân tích thống kê mô tả đặc điểm cá nhân, đặc điểm nợ vay và khả năng trả nợ
của khách hàng cá nhân ................................................................................................ 34


34

2

Bảng 4.2: Đặc điểm giới tính

35

3

Bảng 4.3: Trình độ học vấn

35

4

Bảng 4.4: Đặc điểm hôn nhân

36

5

Bảng 4.5: Đặc điểm nghề nghiệp

36

6

Bảng 4.6: Mục đích vay vốn


42

12

Bảng 4.12: Phân tích hiện tượng đa cộng tuyến

44

13

Bảng 4.13. Kết quả hồi quy

44

14

Bảng 4.14. Tác động biên của các biến số có ý nghĩa thống kê

46

15

Bảng 4.15. Phân tích mục đích vay theo yếu tố giới tính

47

16

Bảng 4.16. Phân tích lãi suất theo mục đích vay và hình thức vay

72

3

Phụ lục 3: Kiểm định vi phạm giả thuyết của mô hình hồi quy tuyến
tính

74

4

Phụ lục 4: Tác động biến của các biến số độc lập tại mô hình Probit

75

5

Phụ lục 5: Kiểm định Anova sâu lãi suất vay theo mục đích vay

76

6

Phụ lục 6: Kiểm định Anova sâu lãi suất vay theo hình thức vay

77

2




3


Đề tài này sẽ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách
hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu thông qua mô
hình hồi quy OLS xét ở khía cạnh quy mô trả nợ và mô hình Probit xét ở khía cạnh
thời hạn trả nợ, từ đó khuyến nghị các giải pháp để ngân hàng quản trị rủi ro tốt hơn
trong lĩnh vực tín dụng cá nhân.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
i.

Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân
tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu

ii.

Định lượng sự tác động của các yếu tố trên đến khả năng trả nợ của khách
hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu

iii.

Khuyến nghị một số giải pháp về quản trị rủi ro trong lĩnh vực tín dụng cá
nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu

4


3. Phạm vi, đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ


5


-

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của
khách hàng cá nhân. Nội dung chương nêu lên tổng quan về cơ sở lý thuyết và
các nghiên cứu trước về sự tác động của các nhân tố khác nhau tới khả năng trả
nợ của khách hàng cá nhân.

-

Chương 3: Phương Pháp nghiên cứu. Mục đích của chương mô tả mô hình
nghiên cứu, giải thích các biến số trong mô hình và dữ liệu nghiên cứu.

-

Chương 4: Phân tích kết quả thống kê và hồi quy. Chương này đưa ra một số
phân tích tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng
Tàu, các kết quả phân tích thống kê mô tả , phân tích tương quan và phân tích
hồi quy đồng thời đưa ra các nhận xét trong quá trình phân tích.

-

Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này nêu lên các kết luận rút ra từ quá
trình phân tích đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với các đối tượng liên quan
dựa trên các kết luận đã nêu. Chương 5 cũng nêu lên những hạn chế của đề tài
trong quá trình nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định
với một khoản chi phí nhất định“. Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì “Cấp
tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết
sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên
tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán,
bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.Các khoản vay cá nhân
thường có độ rủi ro cao do chất lượng thông tin tài chính khách hàng cung cấp thường
không cao.
Giá (lãi suất) của khoản vay do ngân hàng ấn định cho khách hàng vay là mức
lợi tức mà khách hàng phải trả trong suốt khoản thời gian tồn tại của khoản vay.
Tín dụng ngân hàng được thực hiện trên 3 nguyên tắc sau:
-

Tiền cho vay phải được hoàn trả sau một thời gian nhất định cả vốn lẫn lãi:
Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu vì đại bộ phận vốn kinh doanh của ngân
hàng là nguồn vốn huy động từ nền kinh tế. Nếu trong quá trình hoạt động kinh
doanh, các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cung cấp không được hoàn trả
đúng hạn sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán và thu nhập của ngân hàng. Do
đó, khách hàng khi vay vốn phải cam kết trả cả gốc và lãi trong một thời hạn
nhất định.

8


-

Vốn vay phải có tài sản với giá trị tương đương làm đảm bảo: Trong nền kinh
tế thị trường, các hoạt động kinh tế diễn ra hết sức đa dạng, phức tạp, vì thế mọi
dự đoán về rủi ro của ngân hàng chỉ mang tính tương đối, do đó, bảo đảm tín
dụng là một tiêu chuẩn xét duyệt cho vay để bổ sung những mặt hạn chế của


-

Cho vay nhà dự án.

9


-

Cho vay tín chấp (dành cho cán bộ công nhân viên và cán bộ quản lý điều
hành).

-

Cho vay mua ô tô.

-

Kinh doanh tài lộc.

-

Cho vay cầm cố giấy tờ có giá.

-

Cho vay khác.
Với các sản phẩm vay như trên, có thể thấy dịch vụ tín dụng thể nhân có vai trò




 Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn (Đủ khả năng thu hồi nợ đúng hạn)
 Nhóm 2: Nợ cần chú ý (Nợ quá hạn < 90 ngày, nợ cơ cấu)
 Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ quá hạn từ 90-180 ngày; nợ cơ cấu)
 Nhóm 4: Nợ nghi ngờ (Nợ quá hạn từ 181-360 ngày; nợ cơ cấu)
 Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (Nợ quá hạn > 360 ngày)
2.1.2.2. Rủi ro về chi phí giao dịch
Rủi ro về chi phí giao dịch là rủi ro xảy ra khi chi phí cấu thành giao dịch tăng
với tốc độ tăng lớn hơn lợi nhuận. Theo Nguyễn Ngọc Lê Ca (2011) thì tín dụng cá
nhân thường có quy mô giao dịch nhỏ nhưng số lượng giao dịch lớn và phân tán rộng
khắp khiến cho việc giao dịch không được thuận tiện (Nguyễn Minh Kiều, 2007) và
như vậy ngân hàng phải mở thêm nhiều chi nhánh hoặc các dịch vụ trực tuyến khác để
phục vụ cho đặc điểm này của khách hàng cá nhân.
2.1.2.3. Rủi ro thông tin bất cân xứng
Khi tiến hành giao dịch với khách hàng cá nhân, thông thường tổ chức tín dụng
gặp rủi ro về thông tin bất cân xứng (Heffernan, 2005) hơn so với khách hàng tổ chức
do việc thu thập chính xác thông tin về loại khách hàng này là rất khó khăn đồng thời
nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng cá nhân là từ thu nhập ổn định ở thời điểm hiện
tại. Do vậy, nếu người vay gặp vấn đề về sức khỏe, mất việc làm hay gặp các biến cố
bất ngờ ảnh hưởng đến thu nhập thì sẽ không trả được nợ vay cho ngân hàng.
2.2. Khả năng trả nợ vay
Theo các quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là quyết định 493/2005/QĐNHNN, quy định về phân loại khoản nợ theo phương pháp định lượng định tính, nợ
đủ tiêu chuẩn là các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi
đầy đủ các nợ gốc và lãi đúng hạn, như vậy một khoản vay được đánh giá là có hiệu
quả khi khoản vay đó được khách hàng trả lãi và trả nợ gốc đúng thời hạn.
Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới khi xét về khả năng trả nợ vay, ở góc
độ đối lập là rủi ro trả nợ vay của khách hàng cá nhân được biểu hiện ở hai góc độ
chính là quy mô trả nợ gốc ( Số tiền gốc trả nợ được) và thời hạn trả nợ. Một số gốc
nghiên cứu thực nghiệm gốc như Maharjan và ctg (1983) đúng hạn hay trễ hạn và

rằng những nhóm tín dụng vi mô có nhóm trưởng là nữ giới thì khả năng trả nợ của
nhóm càng cao. Trong khi đó một số nghiên cứu như của Antwi(2012) đã không tìm
thấy mối liên hệ này.
Độ tuổi là một yếu tố có mặt trong hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm chứng tỏ
tầm quan trọng của biến số này trong vấn đề nghiên cứu. Phần lớn các nghiên cứu có
liên quan đã đưa ra giả thiết rằng độ tuổi người vay càng lớn thì rủi ro của khoản nợ
càng thấp do tính thận trọng, kinh nghiệm và trải nghiệm tăng lên theo độ tuổi.
Chapman(1990) và Kohansal và Mansoori(2009) tìm thấy mối tương quan thuận giữa
biến số này và khả năng trả nợ đúng hạn.
Tình trạng hôn nhân là một biến số ít được ưa dùng trong các nghiên cứu thực
nghiệm về vấn đề tín dụng cá nhân. Về mặt lý thuyết, thông thường những người đã
lập gia đình sẽ ít ưa mạo hiểm và có hành động chín chắn hơn so với những người
chưa lập gia đình, vì vậy khả năng trả nợ đúng hạn của họ là cao hơn. Tuy nhiên khi
nghiên cứu trên thực nghiệm thì Chapman (1990), Duygan-Bump và Grant (2008) hay
Antwi và ctg (2012) và một số tác giả khác không tìm thấy mối liên hệ này.
Biến số kích cỡ hộ gia đình được cho là tương quan nghịch với khả năng trả nợ
do sự lý giải rằng những người chủ nợ phải tốn nhiều thu nhập của mình vào việc nuôi
sống các thành viên trong gia đình thay vì dùng nó để trả nợ (Zeller, 1996). Nghiên
cứu trên thực nghiệm của Chapman(1990) đã ủng hộ giả thuyết này. Ở một khía cạnh
khác, nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình(2011) khi tìm hiểu
các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tỉnh Hậu Giang –
Việt Nam đã đưa ra kết luận rằng nếu trong một nông hộ, càng có nhiều thành viên tạo
ra thu nhập thì xác suất trả nợ đúng hạn càng lớn.
13


2.3.2. Đặc điểm nghề nghiệp
Đặc điểm của nghề nghiệp có thể là một nhân tố ảnh hưởng nhất định tới khả
năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng cá nhân. Đối với những cá nhân có nghề
nghiệp ổn định, có vị trí xã hội, có kinh nghiệm lâu năm hoặc ở những lĩnh vực đòi hỏi

là một yếu tố cấu thành nên nền tảng trả nợ thành công trong tương lai của người vay.
Chapman (1990) khi phân loại thu nhập của người đi vay và tìm hiểu ảnh hưởng của
biến số này tới khả năng trả nợ đã thấy rằng khả năng trả nợ thành công được sắp xếp
theo thứ tự sau: thu nhập cao,thu nhập thấp, và thu nhập trung bình. Đối với những
người thu nhập thấp nhưng xác suất trả nợ vẫn lớn hơn người có thu nhập trung bình
được lý giải là do tính thận trọng trong việc sử dụng khoản vay của họ vì họ biết khả
năng chi trả của họ là rất thấp nên nếu lãng phí khoản vay thì rủi ro không trả được nợ
là rất cao. Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) tìm hiểu khía cạnh thu
nhập của tất cả các thành viên trong gia đình và thấy rằng nếu gia đình nào càng có
nhiều thành viên có thu nhập cao thì khả năng trả nợ thành công càng lớn. Một số tác
giả khác như Kohansal và Mansoori(2009) hay Sileshi và ctg (2012) cũng tìm thấy
những bằng chứng ủng hộ giả thuyết trên.
2.3.5. Đặc điểm khoản cho vay
Đặc điểm của khoản cho vay thông thường được thể hiện ở ba yếu tố chính là
kích cỡ khoản vay, lãi suất, và thời hạn vay. Trong đó về mặt lý thuyết nêu như kích
cỡ khoản vay càng lớn thì rủi ro trả nợ không đúng hạn càng cao, điều này tương tự
với lãi suất của khoản cho vay. Trong khi đó nếu thời hạn của khoản vay càng kéo dài
thì khả năng trả được nợ càng cao.
Chapman (1990) đã cung cấp một số thống kê khá thú vị khi cho thấy những
khoản vay được phân loại ở kích cỡ nhỏ lại thường hay có rủi ro không trả nợ cao
nhất, kế đến mới tới khoản vay lớn nhất và sau cùng là những khoản vay có kích cỡ
trung bình. Kohansal và Mansoori (2009) cũng bác bỏ giả thuyết được nêu ở phần trên
khi tìm thấy bằng chứng rằng những khoản vay lớn lại có mối tương quan thuận với
khả năng trả nợ đúng hạn. Sharma và Zeller (1997) đã đưa ra kết luận rằng các khoản
vay càng lớn, khả năng vỡ nợ (không trả được khoản nợ) càng thấp. Các tác giả giải
thích rằng những khoản vay lớn sẽ giúp cho người vay dễ dàng tạo ra giá trị hơn so với
những khoản vay nhỏ, những khoản vay mà thường là thuần về chi tiêu hoặc dùng để
xử lý những tình huống khẩn cấp.
Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm khi đưa yếu tố lãi suất khoản vay vào mô
hình đã cho kết quả đúng như giả thuyết là lãi suất khoản vay càng cao thì khả năng trả

dụng. Có hai nguyên nhân chính dẫn tới rủi ro này, thứ nhất là do cán bộ tín dụng. Cán
bộ tín dụng có năng lực yếu, làm việc bất cẩn hoặc do tư lợi móc ngoặc với người đi
vay dẫn đến đánh giá tín dụng không đúng đối với người đi vay. Thứ hai là do hệ
thống chấm điểm tín dụng không chính xác hoặc không hiệu quả cũng có thể dẫn đến
rủi ro đánh giá không đúng khả năng của người đi vay. Trên thực tế vấn đề này chỉ
được nêu lên như một giả định (Macana,2006) mà không thấy xuất hiện trên nghiên
cứu thực nghiệm.
2.3.8. Một số hành vi chi tiêu bất thường
Những hành vi chi tiêu bất thường không nằm trong dự kiến của người vay sẽ
khiến cho người đi vay phải tiêu tốn nguồn lực tích lũy vào những khoản này thay vì
dùng nó để trả nợ vì vậy khiến cho rủi ro không trả được nợ vay lên Rodrigues và ctg
(2008) liệt kê một số khoản chi tiêu bất thường như chi tiêu cho ốm đau, tai nạn, hay
mất việc đã khiến cho khả năng trả nợ giảm xuống.
2.4 Các nghiên cứu trước đây
Maharjan và ctg (1983) nghiên cứu về khả năng trả nợ của những người nông
dân tại Nepal trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp trong một mẫu khảo sát điều tra
gồm 150 nông dân trong năm 1982. Các tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu hồi quy
bội như sau:
Y= f(X1, X2, X3,X4,D1,D2,D3,D4)
Trong đó:
Y: Khoản tiền vay đã trả được trên tổng số tiền vay
X1: Kích cỡ trang trại mà người nông dân sở hữu
X2: Thu nhập của người nông dân
X3: Tỷ lệ sản phẩm của người nông dân so với tổng sản lượng của thị trường;
X4: Tỷ lệ chi phí của cả hộ gia đình trên tổng thu nhập
D1: Biến giả, đạt giá trị 1 nếu khoản vay được thẩm định trước khi cho vay, bằng
0 nếu ngược lại.
D2: Biến giả đạt giá trị bằng 1 nếu khoản vay được kiểm soát để sử dụng đúng
mục đích, bằng 0 nếu ngược lại.
17


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status