đánh giá thực trạng phế thải đồng ruộng và đề xuất giải pháp quản lý tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang - Pdf 31

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

NGUYỄN THU OANH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHẾ THẢI ĐỒNG RUỘNG VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TẠI HUYỆN YÊN DŨNG,
TỈNH BẮC GIANG

CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
: 60.44.03.11

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS TRẦN ĐỨC VIÊN

HÀ NỘI – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công tình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ học vị nào
khác.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình


Nguồn phát sinh và thành phần phế thải đồng ruộng

3

2.2

Thực trạng phế thải đồng ruộng và kinh nghiệm xử lý trên thế giới

4

2.3

Thực trạng phế thải đồng ruộng và các biện pháp xử lý tại Việt Nam

17

2.3.1

Thực trạng phế thải đồng ruộng tại Việt Nam

17

2.3.2

Tình hình quản lý phế thải đồng ruộng tại Việt Nam

18

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU


26

3.4.2

Phương pháp xác định khối lượng phế thải đồng ruộng

27

3.4.3

Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu:

28

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

29

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


4.1

Điều kiện tự nhiên, kinh tế của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

29



4.3

Thực trạng quản lý phế thải đồng ruộng tại huyện Yên Dũng, tỉnh
Bắc Giang

50

4.3.1

Phế thải rơm rạ sau thu hoạch lúa

50

4.3.2

Thân và lá cây lạc sau thu hoạch

53

4.3.3

Phế thải đồng ruộng từ thu hoạch rau

53

4.3.4

Vỏ, túi thuốc BVTV, vỏ bao, túi nilon đựng phân bón: đạm, lân, kali


4.4.2

Giải pháp chính sách

58

4.4.3

Giải pháp kỹ thuật

58

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

66

5.1

Kết luận

66

5.2

Kiến nghị

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO


: Thị trấn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

3.1

Số phiếu điều tra phân theo từng đối tượng sản xuất nông nghiệp

27

4.1

Tình hình phát triển ngành chăn nuôi qua các năm

36

4.2

Dân số và phân bố dân cư tại các xã nghiên cứu:


Xuân tại các xã nghiên cứu

44

4.8

Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại các xã nghiên cứu

46

4.9

Loại thuốc và khối lượng vỏ thuốc BVTV phun cho cây lúa

46

4.10

Khối lượng vỏ thuốc BVTV trong vụ Đông Xuân tại 3 xã
nghiên cứu

47

4.11

Kết quả cân phế phẩm tươi từ cây lạc thực tế

48

4.12


Biểu đồ cơ cấu đất đai của huyện Yên Dũng năm 2012

32

4.2

Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Yên Dũng 5 năm 2008 -2012

34

4.3

Biểu đồ cơ cấu cây trồng nông nghiệp huyện Yên Dũng năm 2012

39

4.4

Biểu đồ so sánh phân bố rơm rạ tại 3 xã nghiên cứu

45

4.5

Biểu đồ so sánh các hình thức xử lý rơm rạ giữa phương thức gặt tay

5

và gặt máy

phẩm đồng ruộng sau thu hoạch như rơm rạ, vỏ trấu, thân cây... Số liệu hàng trăm
ngàn tấn nông sản xuất khẩu hàng năm tương ứng với con số gấp nhiều lần như thế về
phế thải nông nghiệp. Tất cả các nguồn phế thải này một phần bị đốt gây ô nhiễm
không khí gây ra hiệu ứng nhà kính, phần còn lại gây ô nhiễm nghiêm trọng môi
trường đất, nguồn nước và là ổ dịch bệnh lây lan rất nguy hiểm trên đồng ruộng. Mặt
khác, qua hoạt động sản xuất nông nghiệp, con người đã lấy đi khỏi đất hàng tỷ tấn vật
chất mỗi năm thông qua sinh khối của cây trồng. Nhưng lại không trả lại cho đất lượng
vật chất đã lấy đi nên đã làm cho đất ngày càng trở nên thoái hóa và bạc màu. Bên
cạnh đó, để đảm bảo năng suất của cây trồng thì người dân phải sử dụng đến phân hóa
học. Vì vậy việc quản lý tốt phế phẩm trên đồng ruộng không chỉ làm sạch môi
trường, mà còn có thể trả lại cho đất lượng chất dinh dưỡng mất đi trong quá trình
canh tác.
Yên Dũng là một huyện của tỉnh Bắc Giang, dân số sống chủ yếu bằng nghề
nông, vì vậy lượng phế thải nông nghiệp sau khi thu hoạch cây trồng là khá lớn.
Trước đây, phần lớn phế thải nông nghiệp sau thu hoạch dùng để đun nấu, làm thức ăn
cho gia súc nhưng mấy năm trở lại đây đời sống người dân được cải thiện, họ không
cần đến rơm rạ để đun nấu. Mặc dù vậy người dân vẫn cần giải phóng ruộng để chuẩn
bị cho vụ sau và giải pháp đốt rơm rạ trên đồng ruộng, cày vùi để chuẩn bị cho vụ sau
là lựa chọn phổ biến của bà con nông dân. Việc đốt rơm rạ gây ô nhiễm bầu không khí,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


ảnh hưởng đến sức khỏe và làm mất an toàn giao thông trên nhiều tuyến
đường. Cày vùi rơm rạ làm phát sinh khí Metan; các hình thức xử lý hiện tại làm mất
đi lượng sinh khối lớn mà đáng lẽ chúng có thể được tận dụng. Xuất phát từ thực tế
trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng phế thải đồng ruộng và đề
xuất giải pháp quản lý tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”
1.2. Mục đích nghiên cứu

Phế thải đồng ruộng thông thường là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản
xuất nông nghiệp như: trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ,...), thu hoạch nông
sản (rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô), bao bì đựng phân bón, thuốc BVTV.
Phế thải đồng ruộng dạng nguy hại chủ yếu phát sinh từ các hoạt động nông
nghiệp (chai lọ đựng hoá chất BVTV và thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng). Bao bì
hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón. Trong hoạt động trồng trọt, tình trạng sử dụng hóa
chất trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đang diễn ra tràn
lan, thiếu kiểm soát. Do đó, các CTR như chai lọ, bao bì đựng hóa chất bảo vệ thực
vật, vỏ bình phun hóa chất: thuốc trừ sâu; thuốc trừ nấm; thuốc trừ chuột; thuốc trừ
bệnh; thuốc trừ cỏ tăng lên đáng kể và không thể kiểm soát. (Báo cáo môi trường quốc
gia, 2011)
Theo thống kê, 95% lượng chất thải rắn hữu cơ trong nông nghiệp có khả năng
tận dụng làm phân bón hoặc thu hồi năng lượng. Do đó trong vấn đề xử lý phế thải
đồng ruộng người ta thường tập trung nghiên cứu phương pháp để quá trình phân giải,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


chuyển hoá các hợp chất cacbon khó phân giải, chuyển hoá các hợp chất cacbon khó
phân giải diễn ra thuận lợi nhất.
2.2. Thực trạng phế thải đồng ruộng và kinh nghiệm xử lý trên thế giới
Với sự gia tăng sản lượng lúa gạo và đẩy mạnh trồng trọt, việc quản lý các sản
phẩm phụ của cây lúa đang trở thành một vấn đề nhưng cũng có thể mở ra một cơ hội.
Trong các hệ thống trồng lúa truyền thống, rơm rạ thường được chuyển dời ra khỏi các
cánh đồng khi thu hoạch lúa và người dân thường đem về nhà đánh đống để đun nấu
hoặc làm thức ăn cho gia súc, trong thời gian gần đây do lượng phế thải quá lớn, người
dân không sử dụng hết nên rơm rạ được đốt ngay ngoài đồng ruộng. Việc đốt rơm rạ
trên đồng vẫn còn thực hiện ở nhiều nước và ngày càng trở nên không thể chấp nhận

Sản xuất điện

Sản xuất Biogas

Làm phân ủ

Biện pháp xử lý
phế thải nông
nghiệp

Phương pháp
khác

Sản xuất vật
liệu xây dựng

Tổng hợp vật
liệu nanosilic
và nanocacbon

Hình 2.1. Sơ đồ các phương pháp xử lý phế thải nông nghiệp
(Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Nguồn phế thải nông nghiệp rơm rạ
và kinh nghiệm thế giới về xử lý và tận dụng, 2010).
• Biện pháp vùi rơm rạ vào đất
Rơm rạ còn lại trên cánh đồng sau khi thu hoạch lúa được phơi khô một phần, sau
đó đến vụ tiếp theo chúng bị vùi xuống mặt ruộng do quá trình cày bừa.
• Biện pháp chế tạo tấm panel cách nhiệt
Từ xưa tới nay nhân dân ta đã biết sử dụng rơm rạ để lợp mái nhà. Xuất phát từ
nhu cầu làm nhà ở của nhân dân chúng ta đã nghiên cứu ra một biện pháp tận dụng
nguồn phế thải nông nghiệp rất lớn là vỏ trấu để nghiên cứu sản xuất tấm cách nhiệt

- Tách chiết nguồn silic và cacbon từ chất thải nông nghiệp vỏ trấu.
- Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mới nanosilic và cacbon sử dụng nguồn silic và
cacbon tách chiết từ vỏ trấu
- Biến tính và chức năng hoá của những vật liệu nano mới này.
- Sử dụng vật liệu mới đã được biến tính và chức năng hoá để chuyển hoá chất
phế thải nông nghiệp (cặn dầu thực vật) thành nhiên liệu sinh học bằng phương pháp
cracking xúc tác.
- Sử dụng vật liệu mới đã được biến tính và chức năng hoá làm chất hấp phụ
chọn lọc để tạo etanol tuyệt đối (Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia,
Nguồn phế thải nông nghiệp rơm rạ và kinh nghiệm thế giới về xử lý và tận dụng, 2010)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


• Biện pháp sản suất điện
Phế phụ phẩm nông nghiệp tưởng như bỏ đi (vỏ trấu, lõi ngô, bã mía…)đã được
sử dụng để sản xuất ra một lượng điện năng tương đối lớn, đồng thời làm sạch môi
trường. Ngay từ năm 90 của thế kỉ trước, GS.TSKH. Phạm Văn Lang đã nắm bắt được
nhu cầu sử dụng điện và năng lượng dùng trong khâu làm khô, chế biến nông, lâm,
thuỷ sản ở nước ta là rất lớn mà ngành điện chưa đáp ứng được. Trong khi đó, nguồn
phế thải sinh khối, các phụ phẩm trong chế biến nông lâm nghiệp như trấu, vỏ cà phê,
vỏ hạt điều, mùn cưa, bã mía…rất nhiều nhưng chưa có cách tận dụng, vứt bừa bãi gây
ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người, nhất là trấu thường
trôi nổi trên sông, rạch khu vực đồng bằng Sông Cửu Long – nơi bà con nông dân
thường sinh sống.
Sau thời gian nghiên cứu công nghệ của nước ngoài, năm 1994 Giáo sư Phạm
Văn Lang về tận các tỉnh Trà Vinh, Đồng Tháp, Long An,..phối hợp cùng địa phương
điều tra , thu thập số liệu về nguồn trấu cũng như chất thải sinh khối khác: Vỏ quả dừa,
bã mía…nhằm ứng dụng công nghệ “ Sử dụng chất thải sinh khối trong sản xuất nông

hỏng…Bên cạnh đó khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta cũng rất thuận lợi cho vi sinh
vật phát triển, sinh trưởng tốt trong tất cả các mùa.
Phương pháp khí sinh học có rất nhiều ưu điểm với khí metan là khí sạch giúp
tận dụng được nguồn năng lượng với nhiệt lượng cao và không gây ô nhiễm môi
trường. Bên cạnh đó, phương pháp này góp phần bảo vệ môi trường trong việc xử lý
chất thải hữu cơ. Song nhược điểm của nó là khó lấy và xử lý bã thải sau khi lên men,
cần vốn đầu tư, công nghệ…(Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Nguồn
phế thải nông nghiệp rơm rạ và kinh nghiệm thế giới về xử lý và tận dụng, 2010)
• Biện pháp làm phân ủ
Từ rất lâu, con người đã biết ủ lá cây, phân gia súc thành phân hữu cơ để bón
cho cây trồng, tiết kiệm được chi phí cho sản xuất.
Quá trình ủ là quá trình phân giải một loạt các chất hữu cơ có trong chất thải
nông nghiệp, chất thải sinh hoạt dưới tác dụng của các chủng vi sinh vật bao gồm:
Nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn. Quá trình ủ phân hữu cơ có thể thực hiện trong điều kiện
hiếu khí và điều kiện kị khí. Ủ hiếu khí là quá trình chuyển hoá các chất hữu cơ nhờ
vi sinh vật khi có mặt oxi. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải hiếu khí là
CO2, NH3, nước, nhiệt, các chất hữu cơ đã ổn định và sinh khối vi sinh vật. Ủ kị khí
là quá trình chuyển hoá các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật khi không có mặt của oxi.
Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải kị khí là CH4, CO2, NH3, các axit hữu
cơ, nhiệt, các chất ổn định và sinh khối vi sinh vật (Lê văn Nhương và Cộng sự, Báo
cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KHCN – 02 – 04, 1998).
Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống bằng nghề nông.
Do đó, phế thải nông nghiệp sau thu hoạch khá lớn và thích hợp cho việc làm phân ủ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


(compost). Nhưng cho đến nay, nguồn cacbon vô tận đó chủ yếu bị bỏ phí. Trước đây,
bà con nông dân thường mang phế thải nông nghiệp sau thu hoạch (rơm rạ, lõi ngô…)

Page 9


dụng rơm hiện tại trong lĩnh vực năng lượng sinh khối được thực hiện theo một số khía
cạnh sau:
- Đốt cháy trực tiếp: Đây là cách sử dụng chính và truyền thống của rơm cho
năng lượng sinh khối. Một số cải tiến công nghệ như hình dạng của khoang đốt, kích
cỡ cửa tiếp nhiên liệu, lò và hầm tro đều đã đóng góp thành tựu cho thế giới. Hiệu suất
của lò cải tiến hiện nay đã đạt hơn 20-25% trong khi các loại lò cũ chỉ đạt 10-12%. Tới
cuối năm 2000, hơn 189 triệu hộ nông dân đã thay thế các loại lò cũ của họ bằng lò cải
tiến, chiếm tới 78,4% trong các hộ nông thôn.
- Phân hủy kị khí: (hay công nghệ biogas) là công nghệ chuyển hóa sinh học
được áp dụng rộng rãi ở Trung Quốc, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Tới cuối năm
2000 đã có 7,64 triệu bể biogas ở hộ gia đình. Sản lượng biogas đã tăng từ 31,46 lên
37,49 m3 trong giai đoạn 2000 tới 2002. Từ giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, nông
dân bắt đầu xây dựng các bể biogas bằng nguồn tiền của chính mình cộng với một tỷ
lệ tài trợ nhỏ của chính phủ. Sau giai đoạn này, hướng dẫn kỹ thuật chuẩn đã được
tăng cường. Công nghệ mới và các sản phẩm mới như đèn biogas và đồng hồ đo áp
xuất bếp lò đã được áp dụng vào hàng trăm nghìn gia đình. Bể phân hủy biogas được
sử dụng rộng rãi ở các vùng nông thôn là bể phân hủy biogas thủy lực, chiếm tới 90%
và được đánh giá trên toàn thế giới là “Mô hình bể phân hủy biogas của Trung Quốc”.
Hiện tại, ở Trung Quốc có các mô hình “4 trong 1”: kết hợp bể chứa biogas, chuồng
lợn, nhà kính và nhà vệ sinh (ở miền Bắc), mô hình “3 trong 1” gồm: “Lợn-biogas-trái
cây”, hoặc “Lợn-sinh khối-rau”, hoặc “Lợn-sinh khối-hạt” (ở miền Nam).
- Khí hóa rơm rạ: Công nghệ này sử dụng để chiết xuất nhiên liệu khí từ rơm
trong bộ khí hóa. Từ kế hoạch 5 năm lần thứ 7 tới lần thứ 9, hàng trăm dự án thí điểm
khí hóa rơm rạ đã được thiết lập và vận hành thành công. Hiện nay, có hơn 40 nhà máy
và xí nghiệp cung cấp các phương tiện và dụng cụ khí hóa sinh khối ở Trung Quốc.
Tới cuối năm 2000, 388 bộ hệ thống khí hóa rơm rạ để cung cấp khí tập trung đã được
xây dựng, cung cấp biogas tới 150 triệu mét khối, tiêu thụ 8,7x107tấn.

được than củi dạng khuôn.
+ Than sinh học: Được tán nhỏ và sấy khô ở một nhiệt độ nhất định, rơm và
than, được trộn với chất sunphua hấp thụ trong máy đổ khuôn, có thể sản sinh ra than
sinh học ở áp suất cao. Khi đốt cháy than sinh học, rơm bị đốt cháy trước tạo ra các lỗ
rỗ, sau đó quá trình này sẽ làm cho than sinh học cháy hết hoàn toàn. Tuy nhiên, cho
tới nay, các trang thiết bị chủ chốt vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thương mại hóa và
sản xuất đại trà ở Trung Quốc do trang thiết bị công nghệ này tiêu tốn năng lượng rất
cao, có độ tin cậy và ứng dụng thấp, chi phí cho tiền xử lý cao. (Jingyi Han, Arthur
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


P.J. Mol, Yonglong Lu: Small-scale bioenergy projects in rural China: Lessons to be
learnt. Energy Policy 36, 2008, Elsevier)
Tại Nhật Bản
Tại Nhật Bản, rơm lúa hiện được sử dụng và tiêu hủy theo các cách sau: để cày xới
lại vào đất trên đồng 61,5%, làm thức ăn cho động vật 11,6%, làm phân xanh 10,1%, lợp
mái cho chuồng nuôi gia súc 6,5%, vật liệu che phủ trên ruộng 4%, đồ thủ công từ rơm
1,3%, các loại khác 0,3%, đốt cháy 4,6%. Chỉ có 4,6%, tỷ lệ tiêu hủy thông qua đốt cháy
hiện tại, là có thể được sử dụng làm nguồn năng lượng. Cách chính để phân hủy rơm rạ
hiện tại ở Nhật vẫn là bón lại cho đồng.
Để sử dụng rơm rạ làm nguồn năng lượng, chúng phải được bảo quản bên ngoài
đồng ruộng và được thu thập với khối lượng thích hợp với quy trình chuyển hóa năng
lượng. Hiện tại, 60% rơm rạ được sản xuất ra theo cách cắt khúc tự động bằng các máy
gặt liên hợp, được trải lên ruộng và sau đó được cày lẫn vào với đất. Khi nông dân
muốn thu thập rơm rạ mà không cắt khúc họ phải gắn một thiết bị được gọi là
“knotter” lên máy gặt liên hợp để bó rơm lại thành bó và sử dụng máy “roll bailer” để
nhặt những bó rơm trên đồng.
Các công nghệ chuyển hóa năng lượng đối với rơm rạ

người nông dân chưa thấy được lợi ích của việc thu gom và sử dụng rơm rạ trong công
nghiệp, điều này dẫn đến việc họ thường đốt ngay trên đồng những phế thải nông
nghiệp này. Tuy nhiên Thái Lan đã tiến hành nhiều nghiên cứu đánh giá cho thấy có
thể sử dụng rơm rạ để tạo ra điện năng, đặc biệt là dùng trong đun nóng các nồi hơi để
thay vì dùng các nhiên liệu hoá thạch. Thái Lan cũng đang nghiên cứu các công nghệ
sử dụng phụ phẩm nông nghiệp để tạo ra điện năng và dùng trong đốt nóng nồi hơi
công nghiệp, các nước đi đầu ở châu Âu trong lĩnh vực này mà Thái Lan tham khảo là
Đan Mạch và Anh.
Tại Thái Lan, hàng năm có từ 8-14 triệu tấn chất thải rơm rạ được đốt ngoài đồng
sau khi thu hoạch lúa, gây ô nhiễm môi trường. Việc đầu tư cho các phương pháp tận
dụng rơm rạ tỏ ra tốn kém và hiệu quả không cao nên phương pháp phổ biến nhất là
đốt ngay tại đồng ruộng để chuẩn bị cho canh tác vụ sau. Việc đốt rơm rạ lộ thiên phổ
biến nhất ở các vùng thuộc miền Trung nước này. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu,
nếu được quản lý tốt rơm rạ này có thể là nguồn cung cấp năng lượng đáng kể. Các
nghiên cứu cho thấy, rơm rạ có thể được sử dụng để đốt nóng và sản xuất điện. Tại
Thái Lan, chi phí để sản xuất điện từ rơm rạ là từ 1,36 Baht/kWh (với giá rơm rạ từ
930-1500 Baht/tấn) không cạnh tranh so với than (1,07 Baht/kWh), nhưng lại cạnh
tranh so với biomass khác (1,27-1,92 Baht/kWh). Tuy nhiên, việc sử dụng rơm rạ cho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


các nồi hơi công nghiệp lại là lựa chọn linh hoạt và cạnh tranh, với hai phương án: (1)
lắp đặt các nồi hơi mới được đốt nóng bằng rơm rạ thay vì bằng dầu hoặc khí gas tự
nhiên; (2) chuyển từ dùng than sang dùng rơm rạ đối với các lò hơi hiện có. Dựa trên
các đặc điểm, rơm rạ không có nhiều khác biệt trong quy trình vận hành khai thác và
phát thải so với rơm lúa mì và vỏ trấu. Theo các chuyên gia, để nhanh chóng sử dụng
rơm rạ có hiệu quả, tránh việc đốt ngoài trời gây ô nhiễm hiện nay, thì Chính phủ
phảicó biện pháp hỗ trợ khuyến khích phát triển, đồng thời phải tổ chức các sự kiện để

máy điện chạy bằng vỏ trấu hiện có ở nước này. Do vậy, công suất của nhà máy điện
chạy bằng rơm rạ phải được đánh giá và so sánh dựa trên những điều kiện hiện thời về
phát triển nhà máy điện chạy bằng vỏ trấu. Xét về mặt hiệu quả kinh tế, việc xây dựng
các nhà máy điện chạy bằng rơm rạ phải đặt chính tại những nơi có khối lượng rơm rạ
lớn, vì việc vận chuyển sẽ rất tốn kém. Có thể đặt mỗi tỉnh một nhà máy như vậy. Trên
thực tế nguồn cung rơm rạ đủ cho các nhà máy điện hoạt động liên tục giữa hai mùa
vụ. Công suất chung của các nhà máy điện chạy bằng biomass, kể cả chạy bằng rơm
rạ, là khoảng từ 20-28%. Các nhà máy điện chạy bằng vỏ trấu ở nước này cũng có hiệu
suất hơn 20%. Việc sản xuất điện từ rơm rạ bao gồm cả việc thu gom và phân phối tới
các nhà máy điện để sản xuất. Cơ quan Điện lực Thái Lan (EGAT) đang theo đuổi kế
hoạch chiến lược xây dựng các nhà máy điện biomass. Các nhà máy này được đòi hỏi
phải hoạt động ít nhất là 80% công suất, 24h mỗi ngày trong ít nhất 346 ngày trong
một năm. Cây lúa gồm hạt lúa, phần rơm và rạ (gốc lúa), trong đó chỉ có phần rơm là
thường được sử dụng cho nhà máy điện. Rơm được đóng thành kiện, khoảng 35, 47
hoặc 100 cm, nặng trung bình khoảng 15-18kg. Các kiện này được chuyển từ cánh
đồng đến nhà máy điện, khoảng cách trong vòng 120km. Việc đưa vào hoạt động của
nhà máy điện từ rơm rạ cũng tạo ra khoảng 2195,9 tấn CO2 mỗi năm ứng với tổng
công suất 147.627 MWh điện được tạo ra mỗi năm. Ngoài ra, việc thu gom rơm rạ và
vận chuyển cũng thải ra khoảng 1911,6 tấn CO2 tương ứng. Để chuyển đổi được
1MWh điện từ rơm rạ, thì nhà máy điện chạy bằng rơm rạ sẽ thải ra khoảng 0,028 tấn
CO2, so với khoảng 0,78 tấn CO2, CH4 và N2O khi đốt bỏ rơm rạ lộ thiên. Lượng
năng lượng được chuyển đổi này từ rơm rạ cũng tránh được 0,5 tấn CO2 phát thải từ
nhà máy điện chạy bằng gas tự nhiên. Tại Thái Lan, có từ 8-14 triệu tấn chất thải rơm
rạ. Nếu 8,5 triệu tấn rơm rạ hàng năm có thể được sử dụng để tạo ra khoảng 786 MW
điện, giảm được đáng kể khí gây hiệu ứng nhà kính và thay thế được 1837 triệu m3 khí
gas tự nhiên, tiết kiệm được khoảng 39 triệu USD. Tại miền Trung nước này luôn sẵn
có 2,67 triệu tấn rơm rạ có thể tạo ra 157 - 218 MW điện (hiệu suất từ 20-27%), giảm
được từ 1,7-2 triệu tấn CO2và thay thế được từ 367 - 508 triệu m3 gas tự nhiên. Nếu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


kinh tế. Nghiên cứu trên cho thấy rằng nhà máy điện rơm rạ có thể là một lựa chọn cho
sản xuất điện, cũng như cần được hỗ trợ phát triển, thay vì đốt bỏ rơm rạ ngoài đồng
gây ô nhiễm cho khu vực và góp phần gây hiệu ứng nhà kính. Đốt từ 8,5 – 14,3 tấn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


rơm rạ mỗi năm có thể tạo ra từ 5-8,6 triệu tấn CO2. Với tổng công suất các nhà máy
điện rơm rạ từ 786-1325 MW thì có thể tránh được từ 7,8 - 13,2 triệu tấn CO2 mỗi
năm, đồng thời thay thế được từ 1 - 1,8 tỷ m3 khí gas tự nhiên (tương đương từ 4-7%
lượng khí đốt cần thiết cho tạo ra 18.200 MW điện theo như Kế hoạch Phát triển Điện
năng 2007 của Thái Lan).
2.3. Thực trạng phế thải đồng ruộng và các biện pháp xử lý tại Việt Nam
2.3.1. Thực trạng phế thải đồng ruộng tại Việt Nam
Trong xu thế của toàn cầu, Việt Nam đang từng bước phát triển đất nước. Bên
cạnh quá trình CNH-HĐH đất nước thì quá trình đô thị hoá cũng diễn ra hết sức mạnh
mẽ, đây chính là nguyên nhân khiến lượng rác thải, phế thải ngày một gia tăng. Theo
số liệu thống kê từ các tỉnh, thành phố cho thấy, lượng chất thải rắn hữu cơ bình quân
khoảng 0,8-1,2 kg/người/ngày .
Lượng phế thải rơm rạ để lại sau thu hoạch hàng năm cũng rất lớn, ước
tính khoảng 76 triệu tấn. Ngoài ra, cả nước còn có hơn một triệu ha trồng ngô
cho sản lượng khoảng 3,8 triệu tấn mỗi năm. (Báo cáo môi trường quốc gia,
2011).
Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất lúa thải ra khoảng 39,4 triệu
tấn/năm rơm rạ phế thải. Trong trồng mía thải ra ngọn lá mía phế thải khoảng 2,47
triệu tấn/năm, lượng bã mía sau chế biến đường khoảng 1,42 triệu tấn/năm và bùn thải
sản xuất mía đường khoảng 0,94 triệu tấn/năm. (Môi trường và Phát triển Nông
nghiệp, Nông thôn bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Chi cục BVMT Khu vực
Tây Nam Bộ 2010)


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status