đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại trên địa bàn tỉnh đồng nai và đề xuất giải pháp quản lý - Pdf 24

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths. Trần Tấn Hưng – Phó
phòng kiểm soát ô nhiễm, Chi cục bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Nai, đã tận tình
hướng dẫn, định hướng cho em thực hiện Đồ án tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn thầy TS. Võ Đình Long – Viện Khoa học Công nghệ và
Quản lý Môi trường đã giảng dạy và góp ý cho em về đề tài này. Đồng thời, em
cũng xin cảm ơn quí Thầy Cô trong Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi
trường đã truyền đạt cho em những kiến thức quí báu và tạo điều kiện thuận lợi
cho em hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Em cũng xin cảm ơn các anh chị phòng kiểm soát ô nhiễm cùng các anh chị
phòng quản lý hành chính đã giúp đỡ em về số liệu và tài liệu để hoàn thành đồ án
này.
Em rất biết ơn gia đình và bạn bè đã động viên và hỗ trợ tinh trong suốt thời
gian thực hiện đồ án
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
1
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
3
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
………………, ngày… tháng……năm 20…
Giảng viên hướng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)
4
NHẬT KÝ THỰC TẬP
Tuần đầu tiên Tiếp xúc làm quen với các cán bộ trong
phòng và tiếp xúc với các hồ sơ về quản
lý doanh nghiệp
Tuần thứ hai Hàng ngày cấp sổ chủ nguồn thải cho
một vài doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Biểu đồ dân số tỉnh Đồng Nai theo giới tính 31
Biểu đồ cơ cấu dân số theo khu vực thành thị - nông thôn (2012) 32
Biểu đồ cơ cấu dân số theo khu vực thành thị - nông thôn (2013) 32
Biểu đồ Khối lượng CTCNNH phát sinh & xử lý tại các Khu Công Nghiệp 37
Biểu đồ khối lượng phát sinh CTNH ngoài Khu Công Nghiệp 39
7
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 02 đơn vị được UBND tỉnh cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại
hoạt động trên địa bàn tỉnh 41
Bảng 2. 07 đơn vị có trụ sở, khu xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được
Tổng cục Môi trường cấp phép cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại 42
Bảng 3. 13 đơn vị có trụ sở, khu xử lý ngoài tỉnh Đồng Nai được Tổng cục Môi
trường cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại có thực hiện thu gom, vận
chuyển, xử lý trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 43
8
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Bảo vệ môi trường ngày càng trở thành vấn đề bức bách và trọng yếu của
mọi quốc gia, là vấn đề của toàn nhân loại. Trách nhiệm đối với môi trường không
còn của riêng ai một khi con người nhận thức, chứng kiến và đối đầu với các hậu
quả từ sự tàn phá môi trường bởi chính bản thân họ.
Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui
chơi giải trí của con người. Cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng
cao và trong công cuộc công nghiệp hoá ngày càng phát triển sâu rộng, rác thải
cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng phức tạp và đa
dạng.
Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nuốc
với nhịp độ ngày cảng cao, đặc biệt là mũi nhọn sản xuất công nghiệp nhằm đưa
đất nước cơ bản trở thảnh một nước công nghiệp vào năm 2020, chủ động hội

số biên chế hành chính, biên chế sự nghiệp của Chi cục do cơ quan có thẩm quyền
quyết định theo quy định của pháp luật. Kinh phí hoạt động của Chi cục được ngân
sách Nhà nước đảm bảo theo quy định của pháp luật.
Trụ sở làm việc của Chi cục Bảo vệ môi trường tạm thời đặt tại số 10,11 Khu
phố 6, đường Đồng Khởi, phường Tam Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
2.1. Nhiệm vụ
Chi cục Bảo vệ môi trường có các nhiệm vụ sau:
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản
pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường theo phân
công của Giám đốc Sở.
- Làm đầu mối phối hợp hoặc tham gia với các cơ quan có liên quan trong
việc giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh theo phân công của
Giám đốc Sở.
10
- Tham mưu, giúp Giám đốc Sở hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện
các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường trong các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác.
- Cơ quan Thường trực tham mưu, đề xuất Giám đốc Sở trình Chủ tịch
UBND tỉnh việc tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các nội dung của báo
cáo đánh giá tác động môi trường sau khi được phê duyệt.
- Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải, lượng phát thải trên địa
bàn tỉnh; tham mưu, trình Giám đốc Sở hồ sơ đăng ký hành nghề, cấp mã số quản
lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các nội
dung đã đăng ký hành nghề quản lý chất thải.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ thu
phí bảo vệ môi trường đối với chất thải theo quy định.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra,
giám sát các biện pháp về bảo vệ môi trường đối với các đô thị, khu sản xuất, kinh

Giám đốc Sở các biện pháp xử lý theo thẩm quyền; tham gia giải quyết khiếu nại,
tố cáo, tranh chấp về môi trường và bồi thường thiệt hại liên quan đến môi trường
theo phân công của Giám đốc Sở.
- Tham gia xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách về bảo vệ môi trường hàng
năm và dài hạn của địa phương; quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và cán
bộ, công chức thuộc Chi cục theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu, giúp Giám đốc Sở hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý môi trường
đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc
tỉnh và cán bộ địa chính - môi trường xã, phường, thị trấn; tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; và các nhiệm vụ khác
do Giám đốc Sở giao.
2.2. Quyền hạn
- Chủ trì hoặc tham gia trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình,
kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở.
- Ký kết các hợp đồng, các văn bản giao dịch với các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài tỉnh để thực hiện nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của pháp luật.
Lựa chọn, ký kết hợp đồng với các đơn vị thi công; tổ chức đấu thầu; thuê tư vấn
giám sát, kiểm tra tiến độ, chất lượng công trình, tổ chức nghiệm thu công trình,
nhiệm vụ thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật.
- Ký các văn bản hướng dẫn, trả lời đối với Phòng Tài nguyên và Môi
trường các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa và các cơ sở, doanh
nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong
việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Đồng thời, được
thành lập các Đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường theo
kế hoạch, nhiệm vụ được Giám đốc Sở giao hàng năm và theo yêu cầu của các cơ
sở, doanh nghiệp hoặc được Giám đốc Sở ủy quyền do nhiệm vụ thuộc thẩm
quyền của Sở.
- Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng,
tài chính và tài sản thuộc Chi cục theo quy định của pháp luật. Ngoài lao động

thưởng; kế hoạch và tổng hợp, đầu tư, tài chính - kế toán; tổ chức các sự kiện và
điều phối các hoạt động có liên quan đến nhiều bộ phận của Chi cục; nhiệm vụ
truyền thông môi trường; nhiệm vụ bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học; theo dõi,
đôn đốc các bộ phận trực thuộc Chi cục thực hiện chương trình, kế hoạch, nhiệm
vụ công tác.
- Phòng Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường:
Có chức năng giúp Chi cục Trưởng thực hiện nhiệm vụ: Quản lý Nhà nước
về công tác thẩm định chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về lĩnh vực môi trường
và báo cáo đánh giá tác động môi trường; kiểm tra việc thực hiện quyết định và
các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi được phê
duyệt; quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường bằng công cụ kinh tế môi trường
13
trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, thẩm định thu phí bảo vệ môi trường đối
với chất thải theo quy định; hợp tác Quốc tế và khoa học, công nghệ về lĩnh vực
môi trường.
- Phòng Kiểm soát ô nhiễm:
Có chức năng giúp Chi cục Trưởng thực hiện nhiệm vụ: Quản lý Nhà nước
về bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường đất, nước, không khí; bảo vệ môi trường trong quản lý hóa chất
độc hại; quản lý chất thải và xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo quy định;
xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ
môi trường lưu vực sông và vùng ngập mặn.
Chi cục Trưởng ban hành quyết định phân công nhiệm vụ cụ thể của các
phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
b) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục:
- Trung tâm Truyền thông và Tư vấn môi trường;
- Trung tâm Ứng dụng Phát triển Công nghệ môi trường.
Là đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên theo quy định
của pháp luật về mô hình đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.

việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp và theo quy định hiện
hành.
15
PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC TẬP
1. Lý do chọn đề tài
Việt nam đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nuốc
với nhịp độ ngày cảng cao, đặc biệt là mũi nhọn sản xuất công nghiệp nhằm đưa
đất nước cơ bản trở thảnh một nước công nghiệp vào năm 2020, chủ động hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới. Sự phát triển với quy mô lớn, nhịp độ cao luôn đi
kèm với áp lực lớn về chất thải công nghiệp, trong đó chất thải nguy hại là mối đe
dọa đến sức khỏe con người và tài nguyên môi trường.
Là tỉnh công nghiệp lớn thứ hai cả nước, Đồng Nai đang là một trong những
nơi đầu tiên của khu vực phía Nam đang đứng trước nguy cơ “Chung sống với
chất thải rắn công nghiệp” đặc biệt là “chất thải nguy hại”. Đề tài “Đánh giá hiện
trạng phát sinh chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và đề xuất giải
pháp quản lý”.
2. Mục tiêu thực tập
- Đánh giá hiện trạng, diễn biến tổng lượng, thành phần và nguồn phát sinh
chất công nghiệp nguy hại tại tỉnh Đồng Nai.
- Đánh giá năng lực xử lý trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp quản lý hiệu quả.
3. Địa điểm thực tập
Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Nai.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Chất thải công nghiệp rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Đánh giá công tác thu gom, quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai.
5. Thời gian thực tập
Đợt thực tập kéo dài trong vòng 4 tuần, kế hoạch thực tập như sau: từ ngày
04/8/2014 đến 04/9/2014.

dịch tễ trên con người, các thí nghiệm trên động vật cũng có thể được dùng để ước
đoán tác dụng độc tínhcủa chúng lên con người.
Tại Việt Nam, đứng trước các nguy cơ bùng nổ chất thải nguy hại là hệ quả
của việc phát triển công nghiệp, ngày 16 tháng 7 năm 1999, Thủ Tướng Chính Phủ
17
ký quyết định ban hành Quy Chế Quản Lý Chất Thải Nguy Hại số 155/1999/QĐ9-
TTg trong đó tại Điều 2, Mục 2 chất thải nguy hại được định nghĩa như sau .Chất
thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính
gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và
các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác chất với chất khác gây nguy hại đến
môi trường và sức khỏe con người. Các chất thải nguy hại được liệt kê trong danh
mục (phụ lục 1 của quy chế ). Danh mục do cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường cấp Trung ương qui định.
Qua các định nghĩa được nêu ở trên cho thấy hầu hết các định nghĩa đều đề
cập đến đặc tính (cháy-nổ, ăn mòn, hoạt tính và độc tính) của chất thải nguy hại.
Có định nghĩa đề cập đến trạng thái của chất thải (rắn, lỏng, bán rắn, khí), gây tác
hại do bản thân chúng hay khi tương tác với các chất khác có định nghĩa không đề
cập. Nhìn chung nội dung của định nghĩa sẽ phù thuộc rất nhiều vào tình trạng
phát triển khoa học – xã hội của mỗi nước. Trong các định nghĩa nêu trên có thể
thấy rằng định nghĩa về chất thải nguy hại của Mỹ là rõ ràng nhất và có nội dung
rộng nhất. Việc này sẽ giúp cho công tác quản lý chất thải nguy hại được dễ dàng
hơn.
So sánh định nghĩa được nêu trong quyết định 155/1999/QĐ9-TTg do thủ
tướng chính phủ ban hành với định nghĩa của các nước khác cho thấy định nghĩa
được ban hành trong quy chế có nhiều điểm tương đồng với định nghĩa của Liên
Hợp Quốc và của Mỹ. Tuy nhiên, trong quy chế về quản lý chất thải nguy hại của
chúng ta còn chưa rõ ràng về các đặc tính của chất thải, bên cạnh đó chưa nêu lên
các dạng của chất thải nguy hại cũng như và qui định các chất có độc tính với
người hay động vật là chất thải nguy hại. Trong giáo trình này, với mục đích tập
trung chủ yếu về phần chất thải công nghiệp và quản lý kỹ thuật chất thải nguy hại,

người dân trong khu vực.
1.1.2. Phân loại chất thải nguy hại
Có nhiều cách phân loại chất thải nguy hại, nhưng nhìn chung đều theo hai
cách như sau:
- Theo đặc tính (dựa vào định nghĩa trên cơ sở 4 đặc tính cơ bản)
- Theo danh sách liệt kê được ban hành kèm theo luật
a. Theo đặc tính
- Dễ nổ (N): Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ
do kết quả của phản ứng hoá học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát),
tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung
quanh.
19
- Dễ cháy (C): Bao gồm:
+ Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng
chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng có nhiệt độ chớp cháy không quá 550C.
+ Chất thải rắn dễ cháy: là các chất rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc
phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.
+ Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên
trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với
không khí và có khả năng bắt lửa.
- Ăn mòn (AM): Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn
thương nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc, hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá
huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các
chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc
kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5).
- Oxi hoá (OH): Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng
oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần
đốt cháy các chất đó.
- Gây nhiễm trùng (NT): Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố được
cho là gây bệnh cho con người và động vật Có độc tính (Đ): Bao gồm:

lạnh và chất đẩy.
18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ.
19. Các loại chất thải khác
1.2 . Các nghiên cứu về chất thải nguy hại trong và ngoài nước
Tùy điều kiện kinh tế xã hội và mức độ phát triển khoa học kỹ thuật cùng
với nhận thức về quản lý CTNH mà mỗi nước có cách thức quản lý CTNH riêng.
Đối với các nước phát triển, quá trình quản CTNH thường áp dụng nhiều phương
pháp để xử lý, tỷ lệ xử lý CTNH bằng phương pháp đốt, xử lý cơ học, hóa lý, sinh
học, chôn lấp … rất khác nhau. Chẳng hạn, Nhật Bản là nước sử dụng biện pháp
thu hồi CTNH với hiệu suất cao nhất (38%), sau đó đến Thụy Sĩ (33%), trong khi
đó Singapore chỉ sử dụng phương pháp đốt, Pháp sử dụng phương pháp vi sinh lớn
nhất (30%),…Các nước sử dụng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh nhiều nhất
21
trong quản lý CTNH là Phần Lan (84%), Thái Lan (Băng Cốc 84%), Anh (83%),
Liên Xô (80%), Tây Ban Nha(80%). Dưới đây là những mô tả tổng quan về tình
hình quản lý CTNH tại một số nước trên thế giới.
1.2.1. Tình hình CTNH tại Philippin
Theo số liệu thống kê năm 2000, lượng CTNH phát sinh tại Philippin
khoảng 232.306 – 355.519 tấn/năm và dự báo đến năm 2005 là 509.990 tấn và
659.012 tấn vào năm 2010. Theo dự đoán, tổng lượng chất độc và chất thải công
nghiệp nguy hại tăng 184% qua 15 năm. Theo nghiên cứu của JICA năm 2001
nhận thấy 1/3 chất thải phát sinh tập trung ở miền Nam Tagalog, gần 28% lượng
chất thải tập trung chủ yếu ở khu vực thủ đô Manila. Theo ước lượng từ những
nguồn phát sinh có đăng ký thì hàng năm các chất độc và các chất thải nguy hại
phát sinh khoảng 280.000 tấn, với 50% được tái sinh hay xử lý tại chỗ, 13% được
quản lý tại các cơ sở vận chuyển/ xử lý và 37% được lưu trữ hoặc đốt bất hợp pháp
bên ngoài nguồn phát sinh.
Quá trình giảm thiểu chất thải, tái sinh, phân loại tại nguồn rất ít được thực
hiện do thiếu nhân lực tài chính và kỹ thuật. Bên cạnh đó nguyên liệu để tái sinh
CTNH và quy trình tái sinh không còn phù hợp nữa. Hiện tại philippin vẫn chưa có

chính quyền địa phương có nhiệm vụ tổ chức việc thu nhận và đổ CTNH. Họ
thường lập ra một trung tâm thu nhận ở các bãi rác thải của địa phương. Ngoài ra
họ còn có nhiệm vụ thõa thuận với những nhà xây dựng ở địa phương, người bán
lẻ sơn và các trạm xăng,…để đảm bảo rằng những người này sẽ chấp nhận giữ lại
phế thải. Những thõa thuận này nhằm tập hợp một lượng chất thải lớn để tiết kiệm
chi phí vận chuyển. Những công việc này do hệ thống thu gom chất thải của địa
phương đảm nhận. Quy mô của các trạm thu nhận chất thải rất da dạng, từ những
kho lớn với những bể lớn với dung tích hàng ngàn m3 đến những trạm lưu động
nhỏ dưới hình thức các container có khóa. Hình thức thứ hai đã trở nên ngày càng
phổ biến và thường được sử dụng cho các chiến dịch thu rác thải nguy hại từ hộ
gia đình. Các phương tiện lưu động chỉ lưu lại vài ngày tại hiện trường theo các
quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
1.2.3. Quản lý CTNH tại Đức
Để quản lý CTNH, Đức đã đưa ra các biện pháp chiến lược như ngăn ngừa
ngay từ nguồn thải, giảm số lượng CTNH, xử lý và tái sử dụng. Trong vòng 20
năm gần đây, Đức đã ban hành nhiều đạo luật về quản lý CTNH. Có khoảng 2.000
điều luật, quyết định, quy định hành chính,…với nội dung phân loại các chất độc
hại trong chất thải khí, rắn, nước, …về thu gom, vận chuyển. Mỗi lần thay đổi luật,
quy định mới lại chặt chẽ, khắc khe hơn. Bên cạnh đó, pháp luật Đức khuyến
khích việc đổi mới công nghệ và thiết bị (bằng cách thay thế từng phần hay toàn
bộ) nhằm hướng tới một công nghệ không hoặc ít sinh ra CTNH. Nhà nước giảm
23
thuế hoặc cho vay với lãi suất thấp khi đầu tư vào việc trang bị công nghệ, thiết bị
xử lý CTNH. Thêm vào đó, công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức cho nhân
dân biết được tác hại của CTNH và chính nhân dân sẽ thay mặt cho nhà nước kiểm
tra, phát hiện các nguồn phát sinh và nhanh chóng tìm ra biện pháp giải quyết.
1.2.4. Quản lý CTNH tại Hà Lan
Việc xử lý chất thải của Hà Lan được sự tham gia tổng lực của chính quyền,
xã hội cũng như các cơ quan chuyên ngành. CTNH được xử lý theo nhiều cách
khác nhau, trong đó phần lớn được tiêu hủy, một phần được tái chế. Trước đây, Hà

phương thức tổng hợp, nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn
là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng
chất thải phải chôn lấp; quản lý tổng hợp chất thải rắn phải đáp ứng theo nguyên
tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền". Theo đó các tổ chức, cá nhân phát sinh chất
thải, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm đóng góp kinh phí, khắc
phục, bồi thường thiệt hại.
Theo Chiến lược, mục tiêu đến năm 2025, 100% tổng lượng chất thải rắn
công nghiệp không nguy hại và nguy hại, 90% tổng lượng chất thải rắn xây dựng
đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. Phấn đấu tới năm 2050, tất cả
các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt
để bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và hạn chế khối
lượng chất thải rắn phải chôn lấp đến mức thấp nhất.
Nhà nước đã có những nhận thức sâu sắc về bảo vệ môi trường, giành không
ít kinh phí cho việc điều tra, nghiên cứu, đánh giá các vấn đề môi trường liên quan
đến sản xuất tại các KCN, trong đó vấn đề CTNH là một vấn đề quan trọng, được
quan tâm nhiều hiện nay.
Công tác tái chế chất thải ở nước ta là một vấn đề được quan tâm từ lâu, các
hoạt động thu mua phế liệu để tái chế đã có rất lâu, một số xí nghiệp công nghiệp
như ngành giấy, thủy tinh, nhựa plastic…đã có những chính sách thu gom sử dụng
lại phế thải của mình tạo ra. Tuy nhiên đa số là hoạt động tự phát, tùy thuộc vào
nhu cầu của từng doanh nghiệp, phục vụ cho các lợi ích và tính toán kinh tế của
riêng họ. Hơn nữa, chất lượng cuộc sống tăng nhanh, nhu cầu sử dụng hàng hóa
chất lượng càng cao nên sản phẩm tái chế đứng trước nguy cơ gặp rất nhiều khó
khăn, ngày càng bị hạn chế.
Đồng thời cần nhìn nhận rằng lĩnh vực công nghệ và khoa học môi trường là
lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam, các nghiên cứu và ứng dụng nhằm giải quyết
vấn đề quản lý CTNH còn quá ít, chủ yếu là kế thừa các tiến bộ khoa học kỹ thuật
của các nước trên thế giới, chưa có bước đột phá riêng.
Một số nghiên cứu về vấn đề CTNH được thực hiện gần đây, tuy nhiên những
nghiên cứu này chưa áp dụng được do chưa phù hợp với trình độ khoa học kỹ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status