biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học tỉnh bạc liêu - Pdf 32

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐHSP TP.HCM-TRƯỜNG CBQL GD & ĐT II

VĂN THỊ TƯỜNG OANH

BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2003



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã vận dụng những kiến thức tổng hợp về
chuyên môn nghiệp vụ do hai trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và Cán bộ Quản lý
Giáo dục II cung cấp.
Tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Thầy Võ Quang Phúc, người đã trực tiếp hướng dẫn giúp luận văn sớm hoàn thành.
- Quý thầ cô đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, tư vấn trong quá trình học tập, nghiên
cứu.
- Lãnh đạo và chuyên viên Sở GD-ĐT, các Phòng GD-ĐT, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng
và giáo viên các trường tiểu học tỉnh Bạc Liêu đã nhiệt tình hõ trợ, đóng góp những ý kiến quý
giá cho luận văn.
Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự góp ý, bổ sung.

Bạc Liêu, tháng 12 năm 2002
Tác giả
Văn Thị Tường Oanh

GD-ĐT

: Giáo dục - đào tạo

NQ

: Nghị quyết

PC GDTH-CMC

: Phổ cập giáo dục tiểu học - Chống mù chữ

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

THSP

: Trung học sư phạm

TW

: Trung ương

UBND


5


1.3.1. Quan điểm của Đảng về vai trò người CBQL và xây dựng đội ngũ cán bộ ...... 25
1.3.2. Tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước do
Đảng đề ra ......................................................................................................................... 26
1.3.3. Những yêu cầu của việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học
............................................................................................................................................ 27
1.4. Đặc trưng người cán bộ quản lý trường tiểu học.......................................................... 29
1.4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng ............................. 29
1.4.2. Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng ........................................... 30
1.4.3. Những phẩm chất và năng lực của người CBQL trường tiểu học ..................... 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIÊU
HỌC VÀ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ ẤY Ở TỈNH BẠC
LIÊU ................................................................................................................................ 33
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu .................................................. 33
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, dân cư ..................................................................................... 33
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội .......................................................................................... 33
2.2. Thực trạng về giáo dục - đào tạo tỉnh Bạc Liêu thời kỳ đổi mới .................................. 35
2.2.1.Thực trạng phát triển chung .................................................................................. 35
2.2.2. Đặc điểm giáo dục tiểu học tỉnh Bạc Liêu ............................................................ 36
2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học tỉnh Bạc Liêu ............................. 43
2.3.1. Quy mô về số lượng và phân loại tống quát đội ngũ CBQL ............................... 43
2.3.2. Trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục của đội
ngũ CBQL ......................................................................................................................... 43
2.3.3. Những phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL các trường tiểu học ............... 44
2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ CBQL các trường tiểu học tỉnh Bạc
Liêu .................................................................................................................................... 51
6

7


TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ............................................................................... 86
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 88

8


PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đánh dấu một bước ngoặt trọng đại của
cách mạng nước ta bước sang thời kỳ mới. Đại hội đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bán thành một nước công nghiệp. Nghị
quyết đại hội khẳng định : "Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát
triển giáo dục đào tạo, phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản của việc phát triển
nhanh bền vững".
Chiến lược phát triển giáo dục từ nay đến năm 2020 ngành Giáo Dục - Đào Tạo đứng
trước ba mục tiêu lớn: Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài. Để đạt được
mục tiêu trên, vấn đề xây dựng đội ngũ của ngành giáo dục đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ
quản lý là hết sức quan trọng, là một nội dung trong việc thực hiện đường lối phát triển giáo
dục mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra : "Tiếp tục nâng cao chất lượng và đổi mới
hệ thống quản lý giáo dục". Do vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục "đủ về số
lượng, mạnh về chất lượng" sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hiện chiến lược giáo dục
của Đảng.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiểu học là bậc học có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đó
là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của
con người; đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục
quốc dân.
Đối với tỉnh Bạc Liêu, từ khi được tái lập ngày 01/01/1997, sự nghiệp giáo dục ở đây mới

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề xuất một số biện pháp khả thi để xây
dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở Bạc Liêu.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu : Đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học trong hệ thống
giáo dục tiểu học của tỉnh Bạc Liêu.

10


- Đối tượng nghiên cứu : Những biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
trường tiểu học tại tỉnh Bạc Liêu.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận của việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL nói
chung và đội ngũ CBQL trường tiểu học nói riêng.
Điều tra, khảo sát và phân tích, đánh giá những vấn đề có liên quan đến xây dựng và phát
triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học của tỉnh Bạc Liêu.
Đề xuất một số biện pháp nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu
học đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục của tỉnh Bạc Liêu.

5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại tỉnh Bạc Liêu, các số liệu được thu thập tại các Phòng GD-ĐT,
các trường tiểu học và các cơ sở hữu quan.

6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và phân tích tài liệu, văn bản, sách báo liên quan
đến đề tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát: Thu thập các thông tin về thực trạng đội ngũ và thực

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Quản lý
a/ Khái niệm chung về quản lý
Quản lý là một hoạt động được hình thành ngay từ lúc con người có nhu cầu hợp tác với
nhau để tự vệ hoặc để thực hiện những công việc chung, khi ấy giữa những con người phải hiểu
và thống nhất mục tiêu chung, phải phân công công việc, phải chia trách nhiệm và phải có sự
hỗ trợ phối hợp với nhau. Nếu không thì hiệu quả chung sẽ thấp và thậm chí cản trở, triệt tiêu
lẫn nhau. Vì thế Mác nói: "Một người chơi vĩ cầm riêng thì tự điều chỉnh mình, nhưng một dàn
nhạc thì cần có nhạc trưởng"(23-14)

*

Tùy theo cách tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học trên thế giới có nhiều khái niệm khác
nhau về quản lý. Ở Việt Nam, các nhà khoa học đã cố một số khái niệm sau:
• "Quản lý là một hoạt động thiết yếu nảy sinh trong quá trình hoạt động chung nhằm đảm
bảo sự phôi hợp những nỗ lực cá nhân, nhằm thực hiện các mục tiêu chung"(20-2).

• "Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra của các thành viên
thuộc một hệ thống đơn vị và sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được mục tiêu đã định"
(21-7).
"Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có chủ đích, có tổ chức, có sự lựa chọn
trong số các tác động có thể, dựa trên các thông tin về tình trạng của đối lượng và môi trường,

*

Trong luận văn viết (23-14) xin được hiểu trích ở Tài liệu tham khảo số 23 trang 14


các hoạt động của mình trong quá trình quản lý. Còn trong thực tế, chúng không bao giờ tách
biệt một cách rõ ràng.
Các chức năng trên được lặp đi lặp lại trong suốt quá Hình quản lý, nên còn gọi là những
chu trình quản lý. Trong chu trình quản lý có một yếu tố thâm nhập vào mọi chức năng: yếu tố
thông tin. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả của từng chức năng quản lý.

1.1.2. Quản lý giáo dục
Giáo dục là một bộ phận trong hệ thống xã hội, có chức năng đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ sự tồn tại và phát triển xã hội tương lai. Vì vậy, quản lý giáo dục là sự vận dụng khoa
học quản lý vào các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu mong muốn của giáo dục.
Quản lý giáo dục thực chất là quản lý Nhà nước trong giáo dục, đó là sự sử dụng công
quyền trong việc quản lý các hoạt động thuộc lĩnh vực giáo dục. Theo Luật Giáo dục: "Nhà
nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế
hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng" (7-12).

16


Quan niệm về quản lý giáo dục cũng khác nhau ở những nước khác nhau, cho đến nay có
nhiều cách định nghĩa nhưng cơ bản đều thống nhất với nhau về nội dung, bản chất. Theo Tiến
sĩ Nguyễn Gia Quý: "Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách
thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục tới mục tiêu đã định, trên cơ sở nhận thức và vận
dụng đúng những quy luật khách quan của hệ thống giáo dục quốc dân" (19-12).
Cụ thể hơn, quản lý giáo dục là quản lý các thành tố trong hệ thống giáo dục, các cơ sở
giáo dục, là sự vận dụng các chức năng quản lý: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra của
chủ thể quản lý vào quá trình thực hiện các nguyên lý giáo dục, nội dung giáo dục, phương
pháp giáo dục nhằm đạt đến mục tiêu giáo dục, đó là hình thành nhân cách con người đáp ứng
yêu cầu phát triển của xã hội, thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.

Quản lý trường học là một dạng quản lý có tính đặc thù, phân biệt với các loại hình quản
lý khác được quy định trước hết là lao động sư phạm, đó là bản chất của quá trình dạy học giáo dục. Mọi hoạt động của nhà trường đều hướng vào các thành tố trên nhằm đưa nhà trường
đạt mục tiêu.

18


Quản lý trước hết và chủ yếu là quản lý con người, do đó quản lý của đội ngũ CBQL đối
với cán bộ, giáo viên và học sinh là khâu trung tâm của quản lý trường học, là động lực của sự
phát triển nhà trường.
1.1.4. Quản lý phát triển nguồn nhân lực
a / Khái niệm "biện pháp", "xây dựng" và "phát triển"
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 1999:
Biện pháp: Cách giải quyết một vấn đề cụ thể.
Xây dựng: Làm nên, gây dựng nên, tạo ra cái có nội dung nào đó.
Phát triển: Vận động, tiến triển theo chiều hướng lăng lên.
Nói đến xây dựng được hiểu nó bao hàm cả về số lượng và chất lượng. Phát triển là quá
trình biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Sự phát
triển ở đây theo chúng tôi đó là quá trình biến đổi làm cho số lượng và chất lượng luôn vận
động đi lên trong mối hỗ trợ bổ sung lẫn nhau tạo nên thế ngày càng bền vững. Xây dựng luôn
gắn với sự phát triển, phát triển phải dựa trên cơ sở của thế ổn định.
Trong quản lý giáo dục, biện pháp xây dựng và phát triển là tổ hợp các cách thức tiến
hành của chủ thể quản lý nhằm tác động đến đối tượng quản lý để giải quyết những vấn đề cụ
thể của hệ quản lý, làm cho hệ vận hành, phát triển đạt mục tiêu mà chủ thể quản lý đã đề ra và
phù hợp với quy luật khách quan.
b/ Phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một khái niệm ta thường quen dùng, nguồn nhân lực ở đây được hiểu
là nguồn lực người.
Phát triển nguồn nhân lực có nhiều cách khác nhau:
Với nghĩa hẹp: Đó là quá trình đào tạo lại, trang bị, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thái độ để

tổ chức nhất định. Mà theo Edovvard Awattez: "Phát triển con người là quá trình mở rộng cơ
hội lựa chọn để con người có thể nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện của chính mình một
cách bền vững" (23-11).
Nghĩa hẹp hơn, phát triển đội ngũ CBQL trường học là phát triển nguồn nhân lực trong
một tổ chức những người làm công tác quản lý của ngành Giáo dục; đào tạo đội ngũ cán bộ,
giáo viên có năng lực lao động; làm cho mỗi người tự đào tạo và phát triển bản thân.
Phát triển đội ngũ CBQL trường học là gây dựng đội ngũ CBQL, làm cho đội ngũ đó
được biến đổi theo chiều hướng đi lên, xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, từng bước nâng cao
chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Đó là quá trình xây dựng đội ngũ có trình độ chuyên môn, trình
độ chính trị, năng lực quản lý, đòi hỏi những người có phẩm chất tốt, có trí tuệ cao, tay nghề
thành thạo.
Phát triển nguồn lực trong giáo dục được thể hiện ở các mặt:
Thứ nhất, con người với tư cách là nguồn nhân lực để phát triển giáo dục, con người là
thành tố quan trọng của lực lượng sản xuất. Con người là nguồn lực không thể gì thay thế được
để phát triển giáo dục.
Thứ hai, với tư cách là: "Nhân vật chủ đạo" trong quá trình phát triển, GD -ĐT cần phải
đầu tư thích đáng để phát triển nguồn nhân lực. Giáo dục là biện pháp chủ yếu và quan trọng để
phát triển nguồn lực người.
Thứ ba, con người với tư cách là tiềm lực để phát triển GD - ĐT, phát triển xã hội, cải tạo
xã hội, làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng cao hơn.
Phát triển đội ngũ CBQL trường học được thể hiện ở các mặt:
Bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục.
Bố trí đội ngũ phù hợp năng lực, điều kiện.
Đảm bảo được định mức lao động.
Động viên khen thưởng kịp thời.
Xây dựng tốt mối quan hệ lành mạnh.
21


Vấn đề cơ bản của xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL là nâng cao chất lượng đội ngũ

hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng được bổ nhiệm theo định kỳ, quản lý các hoạt động của
nhà trường theo chế độ Thủ trưởng.
Tổ chức Đảng trong nhà trường tiểu học lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn
khổ Hiến pháp và pháp luật.
Công Đoàn Giáo dục, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội
khác hoạt động trong trường theo quy định của pháp luật, giúp nhà trường thực hiện mục tiêu,
nguyên lý giáo dục.
Mỗi trường tiểu học có một giáo viên Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh và Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh, có trách nhiệm phối hợp với nhà trường tổ chức và quản
lý các hoạt động của Đội và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường tạo nên một sức
mạnh tổng hợp trong việc quản lý trường học.
Mỗi trường tiểu học chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn, hành chính của phòng GD ĐT huyện và cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương nơi trường đỏng.

1.3. Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học
1.3.1. Quan điểm của Đảng về vai trò người CBQL và xây dựng đội ngũ cán bộ
Đảng ta luôn đánh giá cao vai ưò người cán bộ trong sự nghiệp Cách mạng nói chung và
trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội nói riêng. Ngay từ những ngày đầu kháng chiến,
trong quyển "Sửa đổi lề lối làm việc", Bác Hồ đã chỉ rõ: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"
và "Muốn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém". Chính từ quan điểm này mà
trong thời kỳ kháng chiến gian khổ, Đảng ta vẫn cử những cán bộ, thanh niên ưu tú ra nước
ngoài học tập, nghiên cứu để chuẩn bị đội ngũ cốt cán cho công cuộc xây dựng đất nước sau
chiến tranh.

25


Trích đoạn Phương hướng phát triển giáo dục tiểu học tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2000- Yêu cầu xây dựng đội ngũ CBQL trường tiểu học giai đoạn 2000 2010 Xây dựng, quy hoạch đội ngũ CBQL trường tiểu học Đào tạo, bồi dưỡng CBQL các trường tiểu học Tuyển chọn, bổ nhiệm và sử dụng hợp lý
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status