NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VỠ LÁCH DO CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN TẠI BỆNH VIỆN 105 - Pdf 32

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VỠ LÁCH DO CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN
TẠI BỆNH VIỆN 105
BSCKII. TRẦN VĂN HÀ, BSCKII. NGUYỄN TIẾN CHẤN

TÓM TẮT: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị 70
BN vỡ lách trong chấn thương bụng kín tại Bệnh viện 105, rút ra kết luận:
- Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân chủ yếu là: mạch nhanh trên 100
lần/phút (51,4%), huyết áp tối đa dưới 90 mmHg (45,7%), đau bụng (100%),
cảm ứng phúc mạc (64,3%), phản ứng thành bụng (52,9%), xây sát da vùng
hạ sườn trái (52,9%). Siêu âm phát hiện 92,9% có tổn thương lách độ III đến
độ V, trong đó 88,6% mất liên tục bờ lách, 81,4% có đường vỡ lách.
- Chỉ định điều trị bảo tồn cho 28,6% bệnh nhân vỡ lách độ I, II hoặc III
có huyết động ổn định (trong đó 8,6% phải chuyển điều trị phẫu thuật sau
khoảng thời gian theo dõi từ 13-26 giờ); chỉ định mổ cấp cứu cho 71,4%
bệnh nhân bằng các phương pháp: khâu cầm máu (21,4%), đốt điện cầm
máu (12,8%), cắt lách bán phần (2,9%), cắt lách toàn bộ (42,9%). Thời gian
điều trị trung bình 9,0 ± 3,0 ngày; kết quả gần: 88,6% tốt, 7,1% trung bình và
4,3% xấu.
ABSTRACT: Study on the clinical, subclinical characterisctics and
treatment of 70 patients with splenic rhexis in closed abdominal trauma at
the 105 Hospital, conclused:
- The clinical signs of patients mainly were: tachycardia 100
beats/minute (51.4%), systolic blood pressure less than 90 mmHg (45.7%),
belly-ache (100%), peritoneal reflex (64.3%), abdominal wall reaction
(52.9%), skin scratch of the lower left side (52.9%). Ultrasound discovered


92.9% with splenic injury from grade III to grade V, including 88.6% lost
constantly shore spleen, 81.4% with splenic rhexis lines.
- Indicate conservation of treatment for 28.6% patients with splenic



2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
70 bệnh nhân (BN) vỡ lách do chấn thương bụng kín, được chẩn đoán
và điều trị tại Bệnh viện 105 từ tháng 1/2006-8/2010. Loại trừ các BN vỡ
lách do vết thương thấu bụng; có tiền sử bệnh lý liên quan đến lách; vỡ lách
do tai biến trong mổ hoặc sau các thủ thuật khác; chấn thương có nghi ngờ
tổn thương lách nhưng chưa kịp phẫu thuật đã tử vong.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Tiến cứu kết hợp hồi cứu.
- Chẩn đoán tổn thương lách dựa trên lâm sàng, cận lâm sàng hoặc
qua phẫu thuật với trường hợp có mổ. Phân độ tổn thương lách theo Hiệp hội
phẫu thuật chấn thương Mỹ (AAST, 1991), khi có nhiều tổn thương từ độ III
trở xuống thì độ tổn thương lách được tính tăng thêm 1 độ:
+ Độ I: tụ máu dưới bao lách dưới 10% diện mặt lách; rách bao lách
dưới 1 cm nhu mô.
+ Độ II: tụ máu dưới bao 10-50% diện mặt lách hoặc tụ máu trong nhu
mô đường kính dưới 2 cm; rách 1-3 cm sâu vào nhu mô.
+ Độ III: tụ máu dưới bao trên 50% diện mặt lách hoặc phồng to ra,
hoặc tụ máu trong nhu mô đường kính trên 2 cm; vỡ khối máu tụ dưới bao
hoặc vỡ khối máu tụ trong nhu mô; rách trên 3 cm sâu vào trong nhu mô
hoặc tổn thương các mạch nhánh.
+ Độ IV: tổn thương mạch thùy hoặc vùng cuống lách, mất tưới máu
trên 25% lách.
+ Độ V: vỡ lách hoàn toàn; tổn thương mạch cuống lách mất tưới máu
lách.
- Điều trị:



3.1.1. Tuổi và giới:
- Tuổi: BN có tuổi từ 9-80 (trung bình 29,4 ± 13,8 tuổi), lứa tuổi 15-32
chiếm đa số (71,4%).
- Giới: 54 BN nam (77%) và 16 BN nữ (23%), tỉ lệ nam/nữ là 3,4/1.
3.1.2. Nguyên nhân vỡ lách:
Tai nạn giao thông: 48 BN (68,6%); tai nạn lao động: 2 BN (2,9%); tai
nạn thể thao: 2 BN (2,9%); tai nạn sinh hoạt: 7 BN (10%); bị đánh: 11 BN
(15,7%).
3.1.3. Thời gian từ khi bị nạn đến khi vào viện:
- Trước 1 giờ: 10 BN (14,3%).
- Sau 1-6 giờ: 39 BN (55,7%).
- Sau 6-12 giờ: 8 BN (11,4%).
- Sau 12-24 giờ: 5 BN (7,2%).
- Sau 24 giờ: 8 BN (11,4%).
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng:
3.2.1. Phân nhóm điều trị:
- Điều trị bảo tồn thành công: 14 BN (20,0%).
- Điều trị bảo tồn phải chuyển mổ: 6 BN (8,6%).
- Mổ cấp cứu: 50 BN (71,4%).
3.2.2. Triệu chứng lâm sàng khi BN vào viện:
- Đau bụng: 70 BN (100%).
- Chướng bụng: 55 BN (78,6%).
- Cảm ứng phúc mạc: 45 BN (64,3%).
- Phản ứng cơ thành bụng: 37 BN (52,9%).
- Xây sát da vùng hạ sườn trái và ngực trái: 37 BN (52,9%).
- Mạch và HA:


3.2.3. Kết quả siêu âm:
- Dấu hiệu tổn thương lách: 62 BN (88,6%) mất liên tục bờ lách; 57 BN


- Nhiễm khuẩn vết mổ: 2 BN (3,6%).
3.3.3. Thời gian điều trị:
- Ngắn nhất: 5 ngày.
- Dài nhất: 26 ngày.
- Trung bình: 9,0 ± 3,0 ngày.
3.3.4. Kết quả điều trị gần (n = 70):
- Tốt: 62 BN (88,6%).
- Trung bình: 5 BN (7,1%).
- Xấu: 3 BN (4,3%).
4. BÀN LUẬN.
4.1. Đặc điểm chung của BN:
70 BN trong độ tuổi từ 9-80, nhiều nhất ở lứa tuổi 15-32 (71,4%); tỉ lệ
nam/nữ là 3,4/1. Nguyên nhân chủ yếu gây chấn thương là tai nạn giao
thông (68,6%). Các đặc điểm này đều phù hợp với nghiên cứu của Trần Bình
Giang [2] và Phan Hải Thanh [7].
70% BN đến viện trước 6 giờ tính từ khi bị tai nạn, có trường hợp chỉ
sau 30 phút, có 8 trường hợp đến viện sau nhiều ngày bị tai nạn (trung bình
sau 4 giờ).
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng:
Tất cả các BN đến viện đều có biểu hiện đau bụng, đau khu trú vùng hạ
sườn trái hoặc đau lan khắp bụng, tương tự với nghiên cứu của Phạm Đăng
Nhật (100% BN đau bụng) [4] và Bùi Xuân Thái (95% BN đau bụng) [6].
Chúng tôi thấy đau bụng là triệu chứng chính để BN đến viện. Các dấu hiệu
kích thích phúc mạc là hậu quả của tình trạng thoát dịch máu trong ổ bụng.
Chúng tôi gặp 64,3% BN có cảm ứng phúc mạc, 52,9% BN có phản ứng cơ
thành bụng từ kín đáo đến rõ ràng. Hầu hết các trường hợp này sau đó đều
được chỉ định phẫu thuật, trong mổ phát hiện lách tổn thương nặng, dịch và
máu trong ổ bụng khá nhiều. Dấu hiệu xây sát da hạ sườn trái, bầm tím da



Thanh Liêm [3], Phạm Đăng Nhật [4] và Nguyễn Văn Xuyên [8]. Trong mổ,
chúng tôi cũng phát hiện 13 BN có tổn thương phối hợp (siêu âm trước đó chỉ
phát hiện 9 trường hợp). 4 BN không phát hiện tổn thương phối hợp trước
mổ gồm 2 BN vỡ tiểu tràng, 1 BN vỡ dạ dày, 1 BN đụng dập tụy.
So sánh kết quả phân độ, vị trí tổn thương lách trên siêu âm trước mổ
với kết quả trong mổ, chúng tôi thấy có 66,1% phù hợp hoàn toàn, 23,2% phù
hợp không hoàn toàn và 10,7% không phù hợp. Như vậy, 89,3% BN có sự phù
hợp một phần hoặc hoàn toàn về vị trí và phân độ tổn thương lách. Điều này
cho thấy siêu âm có độ tin cậy cao trong việc phát hiện các hình ảnh tổn
thương lách nhưng còn hạn chế trong việc phân độ và xác định vị trí tổn
thương.
4.3. Phương pháp điều trị và kết quả:
4.3.1. Điều trị bảo tồn:
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ định điều trị bảo tồn cho 20 BN
(28,6%) từ 9-45 tuổi. Trong quá trình theo dõi phải chuyển mổ 6 BN. Trường
hợp chuyển mổ sớm nhất là sau 13 giờ theo dõi thấy mạch nhanh trên 100
lần/phút, HA tối đa dưới 90 mmHg mặc dù BN đã được bù đủ dịch, siêu âm
lần hai thấy dịch trong ổ bụng nhiều hơn trước, xét nghiệm máu thấy các chỉ
số hồng cầu, hemoglobin, hematocrit đều giảm rõ; khi mổ thấy đường vỡ
ngang qua gần rốn lách, đứt một nhánh tĩnh mạch lách, máu vẫn đang chảy,
có khoảng 1200 ml dịch máu lẫn máu cục trong ổ bụng. 5 BN khác được mổ
muộn hơn (muộn nhất sau 26 giờ tính từ khi vào viện), qua nội soi thăm dò
tổn thương lách, cầm máu và dẫn lưu hố lách, không trường hợp nào có tổn
thương tạng rỗng kèm theo và kết quả đều khả quan.
14 BN còn lại điều trị bảo tồn thành công. Chúng tôi nhận thấy khi phát
hiện có dịch tự do trên siêu âm ổ bụng với số lượng ít hoặc trung bình, lâm
sàng ổn định, không có rối loạn huyết động thì có thể điều trị bảo tồn thành



- BN nam gặp nhiều hơn BN nữ (tỉ lệ nam/nữ là 3,4/1), hay gặp ở lứa
tuổi 15-32 (71,4%); nguyên nhân chính là do tai nạn giao thông (68,6%).
- Triệu chứng lâm sàng thường gặp là mạch nhanh trên 100 lần/phút
(51,4%), HA tối đa dưới 90 mmHg (45,7%), đau bụng (100%), cảm ứng phúc
mạc (64,3%), phản ứng thành bụng (52,9%), xây sát da vùng hạ sườn trái
(52,9%). Siêu âm phát hiện 92,9% BN có tổn thương lách độ III-V, trong đó
88,6% mất liên tục bờ lách, 81,4% có đường vỡ lách.
- Chỉ định điều trị bảo tồn cho 28,6% BN vỡ lách độ I, II, III có huyết
động ổn định (8,6% phải chuyển mổ sau thời gian theo dõi từ 13-26 giờ). Chỉ
định mổ cấp cứu cho 71,4% BN bằng các phương pháp: khâu cầm máu
(21,4%), đốt điện cầm máu (12,8%), cắt lách bán phần (2,9%), cắt lách toàn
bộ (42,9%).
- Thời gian điều trị trung bình 9,0 ± 3,0 ngày, kết quả gần có 88,6% tốt;
7,1% trung bình và 4,3% xấu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Quang Anh, Trương Anh Mậu và CS (2007), “Điều trị
bảo tồn chấn thương lách tại Bệnh viện Nhi đồng 2”, Tạp chí Ngoại khoa,
2007.
2. Trần Bình Giang (2001), Nghiên cứu phẫu thuật bảo tồn vỡ lách
do chấn thương tại Bệnh viện Việt Đức, Luận án tiến sĩ y học.
3. Đặng Trần Thanh Liêm (2004), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,
siêu âm và điều trị phẫu thuật vỡ lách do chấn thương bụng kín, Luận văn
thạc sĩ y học.
4. Phạm Đăng Nhật (2002), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và kết quả điều trị tổn thương lách do chấn thương bụng kín tại Bệnh
viện Trung ương Huế, Luận văn bác sĩ chuyên khoa II.


5. Nguyễn Đức Ninh (2001), Bệnh học ngoại khoa sau đại học (tụy,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status