SKKN phương pháp dạy học văn kết hợp với hình thức hoạt động ngoại khóa một số tác phẩm lớp 11 - Pdf 32

Phương pháp dạy học văn kết hợp với hình thức hoạt động ngoại khóa một số tác phẩm lớp 11

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
- Một trong những vấn đề then chốt trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy văn
là chủ thể học sinh . Học sinh cần được xác định như là một chủ thể có ý thức
trong quá trình dạy văn và học văn trong nhà trường
- Phát huy sự năng động của chủ thể , năng lực sáng tạo ở mỗi người là đáp ứng
một đòi hỏi có ý nghĩa thời đại .
- Hoạt động ngoại khóa văn học(diễn kịch chuyển thể từ tác phẩm văn học) ở
trường phổ thông là một hình thức có thể xem là phương pháp phát huy năng lực
sáng tạo của chủ thể học sinh , giúp cho quá trình cảm thụ văn học tốt hơn . Tuy
nhiên hình thức này cũng có một số hạn chế nhất định : quỹ thời gian cân đối cho
các em giữa một lịch học dày đặc của các em hiện nay, để có thời gian chuyển thể
kịch bản , tập kịch , kinh phí ... Nên ngoài hình thức ngoại khóa trên , tôi cũng xin
đề xuất thêm một hình thức : cũng là diễn tiểu phẩm chuyển thể từ tác phẩm văn
học nhưng qui mô nhỏ và kết hợp với công nghệ thông tin.
- Qua hai năm thực hiện (2011-2012; 2012-2013) khối lớp 11, tôi nhận thấy cách
hoạt động theo hình thức này có hiệu quả cao : khơi gợi sự tìm tòi , phát hiện ,
sáng tạo và hình thành cho học sinh nhiều kĩ năng : khả năng tổ chức , soạn thảo ,
hợp tác giữa các thành viên , cách chọn lọc , tham khảo tài liệu , khả năng vận
dụng kiến thức một cách cụ thể ; cảm thụ tác phẩm một cách toàn diện.
- Với những kết quả trên , tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ trong
đề tài “Phương pháp dạy học văn kết hợp với hình thức hoạt động ngoại khóa
một số tác phẩm lớp 11” . Tôi mong được chia sẻ với quý đồng nghiệp .
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận :
- Đặt vấn đề phát huy chủ thể học sinh trong dạy văn và học văn cũng chính là đi
vào vấn đề có ý nghĩa thời sự cấp bách trong tình hình chất lượng đào tạo văn học
trong nhà trường phổ thông của ta hiện nay .
- Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhắc nhở chúng ta rằng : “…dứt khoát chúng ta
phải có cách dạy khác , phải dạy cho học sinh biết suy nghĩ bằng trí óc cảu mình và

hàng đầu của các em , bởi khả năng ứng dụng theo tình hình xã hội được các em
đánh giá là cao thì việc tổ chức , duy trì hình thức ngoại khóa như trên là một trong
những cách khơi gợi hứng thú học tập bộ môn văn cho các em học sinh . Qua hình
thức hoạt động này , các em sẽ thấy rằng : môn văn vẫn có sự ứng dụng thực tế cao
, không thua kém so với những môn học tự nhiên khác.
- Đồng thời hoạt động ngoại khoá theo hình thức này sẽ tạo điều kiện phát hiện sở
thích , thiên hướng cá nhân và phát triển năng lực hoạt động nghệ thuật sáng tạo ,
giúp cho việc hướng nghiệp môn văn
- Hoạt động ngoại khóa văn học góp phần chống lại sự xâm nhập từ bên ngoài của
những khuynh hướng văn hoá xấu , độc hại . Nó hướng dẫn thị hiếu nghệ thuật
đúng đắn , rèn luyện óc thẫm mĩ , lối sống năng động hài hoà cho học sinh
III.NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN :
Trong quá trình tiến hành hình thức hoạt động này cho học sinh , tôi nhận thấy đã
gặp những thuận lợi , khó khăn từ nhiều phía khác nhau :
1. THUẬN LỢI :
- Được tập huấn và tiếp cận chương trình và sách giáo khoa mới
- Đối tượng học sinh : một số em có khả năng cảm thụ , liên tưởng, tưởng tượng
khá tốt , một số em lại có khả năng diễn xuất và nhập vai , một số em có khả năng
tổ chức tốt.
2. KHÓ KHĂN :
- Đây là hình thức hoạt động mà thời gian gần đây chưa được phổ biến nhiều , còn
mới lạ nên ban đầu tôi còn lúng túng trong khâu chuẩn bị và thực hiện .
- Hình thức hoạt động này có tính chất tương đối qui mô , đòi hỏi : quỹ thời gian
đầu tư nhiều từ cả hai phía giáo viên và học sinh , kinh phí , kĩ năng vận dụng .
3. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:
- Cho các em truy cập Internet để tìm tư liệu ; trích một phần lương của bản thân
- Liên hệ với phụ huynh để được hỗ trợ thời gian cho các em đầu tư cho hoạt
động .
- Khối 11 ban B của trường có giờ tự chọn , có thể tận dụng tiến hành hoạt động
ngoại khoá tại lớp.

kịch chuyển thể từ tác phẩm văn học)
2.Ứng dụng thực tế: Khâu chuẩn bị
a. Sự chuẩn bị của giáo viên:
Đối với giáo viên , là người tổ chức và có vai trò điều hành , hướng dẫn học sinh
làm việc nên khâu chuẩn bị càng kĩ , càng chi tiết , có định hướng rõ ràng sẽ càng
đạt hiệu quả cao.
- Giao đề tài ( một hoặc hai tác phẩm văn học ) cho từng lớp ( mỗi lớp một đề tài)
và xem kịch bản trước khoảng một tháng và những yêu cầu , hướng dẫn các em:
+ Cách cảm thụ (các em đã được cảm thụ trên lớp), liên tưởng , tưởng tượng
+ Cách chuyển thể kịch bản(hoặc sáng tạo kịch bản)
+ Cách diễn xuất, cách chọn và chuẩn bị phục trang , âm thanh ( nếu có yêu
cầu)
- Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh các địa chỉ để tìm kiếm thông tin trên Iternet
( tài liệu về tác phẩm , kịch chuyển thể do các diễn viên chuyên nghiệp thể hiện…
từ đó học hỏi , rút kinh nghiệm , dựa trên nền tảng đó mà sáng tạo )
b. Sự chuẩn bị của hoạc sinh ( theo sự định hướng của giáo viên):
- Sau khi nhận đề tài, từng lớp sẽ tiến hành cử lớp trưởng cho hoạt động này (am
hiểu hoạt động , nắm bắt tốt năng lực của các bạn trong lớp , có năng lực tổ chức)
- Lớp trưởng sẽ phân công công việc cho từng nhóm ( phân nhóm theo khả năng có
thể thực hiện một công việc cụ thể):
+ Soạn thảo kịch bản
+ Phục trang
+ Trang điểm
+ Âm thanh
+ Diễn xuất
Mỗi nhóm có một nhóm trưởng để chỉ đạo hoạt động , xúc tiến công việc.
- Nhóm trưởng quy định thời gian hoàn thành cụ thể cho từng nhóm
V. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
Trường THPT Sông Ray
Trang 1

*Tôi áp dụng hình thức trên trong đoạn trích “Tình yêu và thù hận” trong tác phẩm
kịch “Rômêô và Juliet” của Sếchpia. Tiến hành trong khuôn khổ lớp học
Thời gian : các lớp tôi dạy là ban cơ bản và nâng cao, cơ bản thì tận dung tiết tự
chọn, nâng cao thì tiết tăng để tiến hành diễn. Phần kịch bản đã có sẵn trong sách
giáo khoa.
Do điều kiện trong lớp chật hẹp , nguồn kinh phí thấp, nên tôi chỉ đạo các em tận
dụng nguồn có sẵn : sắp xếp bàn ghế làm sân khấu , phân công các em hái dương
xỉ , lá có thân dây leo , và những cây tre , hoa hồng trồng ở nhà các em , hoa giả
treo tường của lớp để làm ban công cho Juliet đứng thổ lộ tình cảm, lấy tre làm
kiếm cho Rômêô . Học sinh có thể mặc trang phục áo dài trắng (nữ)) , còn Rômêô
thì cho mặc quần thể dục (mang vớ cao bó lại) và áo trắng may kiểu ren trước ngực
của một bạn nữ trong lớp.
Sau khi diễn , tôi cũng nhận xét , biểu dương cái tốt và rút kinh nghiệm cái chưa
tốt
* HIỆU QUẢ :
- Các em được phân công rất hứng thú , đều tự nguyện làm việc. Các em cảm thấy
mình cũng có vai trò quan trọng trong lớp , có công trong việc thể hiện tác phẩm
hiệu quả ( Tôi đã mạnh dạn giao hai vai chính cho 2 em ít khi thuộc bài trong lớp
Trường THPT Sông Ray

Trang 1

Người thực hiện: Phạm Thị Hà


Phương pháp dạy học văn kết hợp với hình thức hoạt động ngoại khóa một số tác phẩm lớp 11

và hiệu quả thật bất ngờ 2 em thuộc lời rất tốt và sau lần diễn đó cả hai em đều
thay đổi : thường xuyên học thuộc bài trên lớp)
- Các em cảm thụ tốt hơn mà không phải chỉ là lý thuyết học trên lớp , biết vận

- Sau đó tiến lên , đứng song song với nàng , tay đưa về hướng Ôlênhina, vẻ mặt
trăn trở rồi đọc câu tiếp theo : “ Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.”
- Pu-skin đi vòng qua phía sau Ôlênhina , lặng yên ngắm nhìn Ôlênhina , rồi đọc :
“ Tôi yêu em âm thầm không hi vọng” , “ Lúc rụt rè , khi hậm hực lòng ghen”( Tay
đưa trước ngực thể hiện sự đau đớn) .
- Pu-skin tiến lên vòng tay ôm Ôlênhina từ đằng sau , cả hai nhẹ nhàng đưa thân
sang hai bên , rồi Ôlênhina quay lại , Pu-skin đưa bông hồng cho Ôlênhina rồi
đọc : “ Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”
- Ôlênhina đưa tay nhận hoa nhưng lại ngắt cánh hoa ra từng mảnh rồi cho vào tay
Pu-skin đã đặt dưới sẵn , Pu-skin lại đưa trả những cánh hoa vào tay Ôlênhina
Trường THPT Sông Ray
Trang 1
Người thực hiện: Phạm Thị Hà


Phương pháp dạy học văn kết hợp với hình thức hoạt động ngoại khóa một số tác phẩm lớp 11

nhưng Ôlênhina lại tung cánh hoa lên trời và nhìn Pu-skin vẫy tay , lắc đầu và từ từ
đi ra , làm như vô tình để rơi lại tấm khăn choàng. Pu-skin nói với theo : “ Cầu em
được người tình như tôi đã yêu em”
- Pu-skin một mình nhặt khăn choàng , ép vào lòng và dang hai cánh tay rộng ra
và lại đọc câu cuối bài thơ.
( Kịch bản do học sinh Thu Thảo viết)
NHẬN XÉT : Kịch bản thể hiện được những cảm xúc chân thật của bài thơ ,
những động tác hàm xúc , chứa đựng nhiều dụng ý.
GÓP Ý : Tôi góp ý với em : thay vì cho nhân vật Ôlênhina bước từ ngoài vào thì ta
cho Ôlênhina bước ra từ trong lòng Pu-skin . Điều này có ý nghĩa : Ôlênhina lúc ấy
chỉ là nhân vật trong tâm tưởng của Pu-skin , để Pu-skin nhớ nhung và làm thơ bày
tỏ những cảm xúc của một tình đơn phương .
- Trong quá trình diễn để quay , ta có thể lồng nhạc nền ( không lời ) “ Triệu đóa

- Đặc sắc thiên tài về nghệ thuật .
2. Kĩ năng:
Trường THPT Sông Ray

Trang 1

Người thực hiện: Phạm Thị Hà


Phương pháp dạy học văn kết hợp với hình thức hoạt động ngoại khóa một số tác phẩm lớp 11

- Đọc – hiểu VB theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích theo đặc trưng cơ bản của thơ: cảm hưng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ.
C. Hoạt động giờ học:
1. Ổn định.
2. Bài cũ.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

HĐ1: HS đọc tiêu dẫn và I. Giới thiệu:
nắm tri thức về tác giả và 1: Tác giả: A. X. Puskin (1799 - 1837) “mặt
hoạt động sáng tác.
trời của thi ca Nga”
- Khởi đầu cho chủ nghĩa hiện thực Nga
Gọi học sinh đọc tiểu dẫn
- Sáng tác:
Gv: Tóm tắt những nét chính + Thơ, tiểu thuyết bằng thơ, bi kịch lịch sử,
về tác giả và đặc điểm chính trường ca, truyện ngắn, ngụ ngôn

II. Đọc văn bản:
1. Nhan đề:
- Tôi yêu chị, cô, bà: trang trọng, khách khí và xa
cách
- Anh yêu em: quan hệ quá thân mật
- Tôi yêu em: nêu bật quan hệ vừa gần vừa xa,
vừa đằm thắm vừa dang dở giữa nhân vật trữ
Trang 1

Người thực hiện: Phạm Thị Hà


Phương pháp dạy học văn kết hợp với hình thức hoạt động ngoại khóa một số tác phẩm lớp 11

mối quan hệ giữa tôi và em tình với em
ntn?
2. Phân tích
Gv: Hãy chỉ ra điều thầm kín
được nhân vật trữ tình thổ lộ
khi mở đầu cuộc giải bày tâm
sự với người yêu? Phân tích
giá trị biểu cảm của nó?
- Một tình yêu kiên trì, tha
thiết nồng nàn: đã yêu, ngọn
lửa đã cháy và chưa hoàn
toàn vụt tắt, có nghĩa là vẫn
âm ỉ để rồi sẽ bùng lên mạnh
hơn khi được ngọn lửa tình
yêu nơi em tiếp sức.
Gv: Qua bức màn ngôn ngữ

đang còn yêu. Đây là lời thổ lộ chân thành từ trái
tim.
* Hai câu 3,4:
- Tiếng nói của lý trí: thông báo việc rút lui, chối
bỏ say mê, dập tắt ngọn lửa tình trong lòng bởi
ko muốn em phải băn khoăn bận lòng & buồn
phiền.
Phủ định “không” : khẳng định dứt khoát, mạnh
mẽ
- Cảm xúc pải dồn nén, ghìm lại
⇒ Có sự giằng co giữa suy nghĩ & cx’ của nv trữ
tình: Còn yêu >< phải dằn lòng để người mình
yêu ko phải muộn phiền → hạnh phúc của người
mình yêu qtrọng hơn bản thân.

Gv: Cảm xúc trong 2 câu thơ b. Bốn câu sau: Khẳng định tình yêu mãnh liệt
“Tôi yêu em...lòng ghen” có gì
không thể che giấu.
đặc biệt? Nó hé mở trạng thái * Câu 5,6:
tình cảm gì trong nhân vật trữ - Bộc bạch thái độ thành thực được thể hiện qua
Trường THPT Sông Ray
Trang 1
Người thực hiện: Phạm Thị Hà


Phương pháp dạy học văn kết hợp với hình thức hoạt động ngoại khóa một số tác phẩm lớp 11

tình?
Gv: Hãy phân tích trạng thái
ghen của “tôi” trong bài thơ?

⇒ Hai câu thơ gợi nỗi buồn đau khổ trong lòng
nhân vật trữ tình đồng thời thể hiện tình yêu
mãnh liệt của chàng trai.

* Câu 7,8:
- Điệp khúc: “Tôi yêu em” khẳng định tấm lòng
và tình yêu lâu bền.
- Cảm xúc bị dồn nén, ngưng đọng ở cái hậm
hực, ghen tuông bỗng được giải tỏa bởi ty chân
thành, đằm thắm.
- Nhân vật trữ tình đã vượt lên u buồn, lòng ghen
ích kỉ để vươn tới cái cao cả của ty chân thành,
đằm thắm “. Cầu em được người tình như tôi đã
yêu em”. Hơn thế Puskin đã quên đi cái tôi của
mình để nghĩ đến người mình yêu.
→ Giọng điệu lúc day dứt u buồn, lúc tha thiết
bồi hồi. Tình yêu lên ngôi, có tính văn hóa, tình
người chói sáng nhân cách và nâng thi sĩ lên tầm
cao mới.
III.Tổng kết.
1.Nội dung:
“Tôi yêu em” thấm đượm nỗi buồn của mối tình
vô vọng, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một
tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân
hậu, vị tha.
2. Nghệ thuật:
- Giọng thơ sâu lắng, tinh tế, giàu cảm xúc
- Ngôn ngữ giản dị mà tinh tế.

4. Củng cố: Phân tích bài thơ để thấy được tình yêu cao thượng của nhân

28/37
75.68 %
32/37 89.18%
20/37
54.05%

( Bài kiểm tra (2) là bài kiểm tra 15’ với đề bài : Em nghĩ sao về quan niệm tình
yêu của Pu-skin ? )
Tài liệu tham khảo:
1.Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 11, nhà xuất bản
Giáo dục.
2. Luật giáo dục, nhà xuất bản Giáo dục.
3.SGK và SGV lớp 11, nhà xuất bản Giáo dục.

Trường THPT Sông Ray

Trang 1

Người thực hiện: Phạm Thị Hà


Phương pháp dạy học văn kết hợp với hình thức hoạt động ngoại khóa một số tác phẩm lớp 11

Trường THPT Sông Ray

Trang 1

Người thực hiện: Phạm Thị Hà



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status