XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI VÀ HỖ TRỢ CHO VIỆC SINH CÁC ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM - Pdf 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
-----------------------------
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI VÀ HỖ TRỢ CHO VIỆC
SINH CÁC ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
Hà Nội ngày 16/04/2008
Xây dựng ngân hàng câu hỏi và hỗ trợ cho việc sinh các đề thi trắc nghiệm
MỤC LỤC
I.Lý do chọn đề tài.....................................................................................................3
II.Mục đích nghiên cứu..............................................................................................3
III.Bố cục đề tài.........................................................................................................3
IV.Nội dung...............................................................................................................4
Chương I. Một số vấn đề về phương pháp thi trắc nghiệm.........................................................................................4
1.Một số phương pháp kiểm tra đánh giá cơ bản.......................................................................................................4
1.1. Đặc điểm chung.............................................................................................................................................4
1.1. Đặc điểm riêng...............................................................................................................................................4
2.Thực trạng việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.............................................................................5
3.Hình thức thi trắc nghiệm........................................................................................................................................6
1.2.Khái niệm........................................................................................................................................................6
1.3.Phân loại trắc nghiệm khách quan...................................................................................................................7
1.4.Các dạng câu hỏi trong trắc nghiệm khách quan.............................................................................................7
1.5. Ưu nhược điểm của phương pháp kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.........................7
1.6. Soạn thảo đề kiểm tra sử dụng phương pháp trắc nghiệm.............................................................................8
Chương II. Một số công nghệ sử dụng.....................................................................................................................10
Chương III. Phân tích thiết kế hệ thống....................................................................................................................11
A.Phân tích hệ thống................................................................................................................................................11
1.Đặt vấn đề.............................................................................................................................................................11
2.Giải quyết vấn đề...................................................................................................................................................11
B.Thiết kế hệ thống...................................................................................................................................................13

+ Xây dựng phần mềm nhằm hổ trợ việc tạo câu hỏi và sinh ra các đề thi trắc nghiệm.
III. Bố cục đề tài.
Đề tài gồm các phần chính như sau.
Chương I. Một số vấn đề về phương pháp thi trắc nghiệm.
 Khái niệm, một số thuật ngữ trong thi trắc nghiệm.
 Các hình thức thi trắc nghiệm và cách phân loại câu hỏi trong thi trăc nghiệm.
3
Xây dựng ngân hàng câu hỏi và hỗ trợ cho việc sinh các đề thi trắc nghiệm
 ....
Chương II. Một số công nghệ sử dụng.
 Khái quát về ngôn ngữ lập trình C# và một số vấn đề của ADO.NET
 Tổng quan SQL 2005.
Chương III. Phân tích thiết kế hệ thống hỗ trợ trắc nghiệm.
Chương IV. Tổng kết.
Phân tích và thiết kế ứng dụng.
IV. Nội dung
Chương I. Một số vấn đề về phương pháp thi trắc nghiệm
1. Một số phương pháp kiểm tra đánh giá cơ bản
Tính đến nay, trong việc KTĐG kết quả học tập người ta hay sử dụng 2 phương pháp chủ
yếu là trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.
Trắc nghiệm tự luận: là phương pháp kiểm tra gồm các câu hỏi dạng mở (loại câu hỏi
này không chỉ có một câu trả lời hay một kiểu trả lời mà có thể có nhiều cách, nhiều hướng trình
bày) mà học sinh phải tự mình trình bày ý kiến trong một bài viết dài để giải quyết vấn đề mà câu
hỏi nêu ra.
Trắc nghiệm khách quan: là nhóm các câu hỏi trong đó một câu nêu ra một vấn đề cùng
với những thông tin cần thiết đòi hỏi học sinh phải viết câu trả lời ngắn hoặc lựa chọn một câu trả
lời, thậm chí chỉ cần điền thêm một vài từ.
1.1. Đặc điểm chung
Đặc điểm chung của trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan là:
- Đều có thể đo lường hầu hết mọi thành quả học tập của học tập quan trọng mà một bài

Khi làm một bài trắc nghiệm thí sinh
chỉ dùng thời gian để đọc và suy nghĩ
mà không tốn thời gian trình bày câu
trả lời.
4. Kết quả của bài tự luận được xác định
nhiều do người chấm.
Chất lượng của bài trắc nghiệm được
xác định một phần do kĩ năng soạn
thảo bộ câu hỏi.
5. Một bài tự luận tương đối dễ soạn
nhưng khó chấm và khó cho điểm
chính xác.
Một bài trắc nghiệm khó soạn đề
nhưng việc chấm và cho điểm tương
đối dễ dàng hơn.
6. Với tự luận thí sinh có thể tự do bộc lộ
cá tính của mình trong câu trả lời và
người chấm bài cũng có tự do cho
điểm các câu trả lời theo xu hướng của
mình.
Với một bài trắc nghiệm người soạn
thảo có thể tự do bộc lộ kiến thức và
các giá trị của mình thông qua việc đặt
câu hỏi và các phương pháp trả lời,
nhưng thí sinh chỉ được chứng tỏ mức
độ hiểu biết của mình qua tỉ lệ câu trả
lời đúng.
2. Thực trạng việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Hiện nay, việc kiểm tra ở các trường nói chung vẫn còn phổ biến ở hình thức ra đề tự luận.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, người ta phát hiện ra một số hạn chế sau:

− Câu trả lời ngắn (short answer): Là câu trắc nghiệm đòi hỏi chỉ trả lời bằng câu rất ngắn.
− Câu đúng sai (yes/no questions): Đưa ra một nhận định, thí sinh phải lựa chọn một trong
hai phương án trả lời để khẳng định nhận định đó là đúng hay sai.
− Câu nhiều lựa chọn (multiple choise questions): Đưa ra một nhận định và 4-5 phương án
trả lời, thí sinh phải chọn để đánh dấu vào một phương án đúng hoặc phương án tốt nhất. ..
1.5. Ưu nhược điểm của phương pháp kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm
khách quan
− Thi trắc nghiệm khách quan có ưu điểm rõ ràng là đánh giá phạm vi kiến thức rộng hơn
hình thức thi tự luận. Thi tự luận, mỗi câu hỏi, bài tập có thể rơi vào một vấn đề nào đó. Đề bài có
7
Xây dựng ngân hàng câu hỏi và hỗ trợ cho việc sinh các đề thi trắc nghiệm
tổng hợp đi chăng nữa vẫn có xác suất trúng “tủ”. Đề thi trắc nghiệm khách quan với khoảng 40-
70 câu hỏi có thể phủ kín phạm vi kiến thức của một môn học trong chương trình học.
− Nhanh chóng, mất ít thời gian trong việc tiến hành kiểm tra và chấm bài.
− Kiểm tra được một giới hạn rộng về nội dung của môn học hay bài học do tính nhanh
chóng mất ít thời gian nên trong thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều học sinh, do đó giáo
viên có khả năng tăng cường kiểm tra thúc đẩy học tập.
− Bảo đảm được tính khách quan trong việc đánh giá, tránh được một số hiện tượng thiếu
công bằng trong thi cử.
− Do các câu hỏi được hạn định về số lượng, các đáp án cho trước được hạn định về nội
dung và do các mức đánh giá đã được chuẩm hoá, cho nên dễ sử dụng phương pháp thống kê toán
học trong xử lý kết quả kiểm tra của từng lớp học sinh.
− Cách tiến hành và phương tiện kiểm tra có thể rất đơn giản và dễ dàng. Ta có thể đưa trắc
nghiệm vào các loại máy để kiểm tra kiến thức dạy học chương trình hoá.
Bên cạnh các ưu điểm trên, các nhà sư phạm nhận thấy trắc nghiệm có một số nhược điểm
sau:
− Trắc nghiệm chủ yếu là những câu hỏi với những câu trả lời sẵn. Điều này đã hạn chế phần
nào tư duy sáng tạo, việc phát triển ngôn ngữ nói và viết của học sinh;
− Trắc nghiệm chỉ cho giáo viên biết “kết quả” suy nghĩ của học sinh mà không biết “quá
trình” suy nghĩ, nhiệt tình hứng thú của học sinh đối với nội dung kiểm tra;


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status