Đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá: thực trạng và giải pháp - Pdf 32

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................1
PHẦN I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP...........................................................................................................2
1.1. Ngành công nghiệp và vai trò của ngành công nghiệp trong nền
kinh tế quốc dân..........................................................................................2
1.1.1. Khái niệm ngành công nghiệp.........................................................2
1.1.2. Tính quy luật của quá trình phát triển Công nghiệp........................3
1.1.3. Vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân............6
1.2.Đầu tư phát triển công nghiệp............................................................11
1.2.1. Khái niệm và nội dung của đầu tư phát triển công nghiệp............11
1.3. Nguồn vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp.................................15
1.3.1. Khái niệm vốn đầu tư....................................................................15
1.3.2. Nguồn vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp..............................16
1.3.2.1. Nguồn vốn trong nước...........................................................16
1.3.2.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài:..............................................17
PHẦN II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
TỈNH THANH HOÁ ....................................................................................19
2.1.Thực trạng đầu tư phát triển công nghiệp tại Thanh Hoá..............19
2.1.1. Quy mô vốn và tỷ trọng vốn đầu tư cho đầu tư phát triển công
nghiệp......................................................................................................19
2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp..........................20
2.1.3. Đầu tư phát triển các khu công nghiệp .........................................23
2.1.4. Đầu tư phát triển Khoa học – Công nghệ......................................28
2.1.5 Đầu tư vào hoạt động khuyến công................................................30
2.1.6. Đầu tư phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN)........32
2.2. Đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh
Thanh Hoá..................................................................................................33
2.2.1. Các kết quả đạt được trong thời gian vừa qua...............................33
2.2.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp.......................35
2.2.2.1. Hiệu quả kinh tế....................................................................35

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp Thanh Hoá phân
theo nhóm ngành công nghiệp giai đoạn 2001 – 2006................................20
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp Thanh Hoá phân
theo nguồn vốn giai đoạn 2001 – 2006.........................................................22
Bảng 2.4: Tình hình thu hút vốn đầu tư và dự án đầu tư vào các KCN
trên địa bàn tỉnh Thanh hoá tính đến cuối năm 2007................................27
Bảng 2.5: Tài sản cố định mới tăng ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hoá
giai đoạn 2001 -2006......................................................................................33
Bảng 2.6: Hệ số HIv(GO) ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2001 - 2006......................................................................................................35
Bảng 2.7: Hệ số HIv(GDP) ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hoá giai đoạn
2001 – 2006.....................................................................................................36
Bảng 2.8: Hệ số ICOR ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hoá
giai đoạn 2001 – 2006....................................................................................37
Bảng 2.9: Thu ngân sách từ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
giai đoạn 2001 – 2006....................................................................................38
Bảng 2.10: Số lao động tăng thêm của ngành công nghiệp tỉnh Thanh
Hoá giai đoạn 2001 - 2006.............................................................................39
LỜI NÓI ĐẦU
Thanh Hóa nằm ở trong vùng ảnh hưởng của những tác động trực tiếp từ
khu vực trọng điểm kinh tế Bắc Bộ và sự cộng tác tổng hợp của các vùng kinh
tế Trung, Nam Bộ. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá có thể huy động các nguồn lực
của mình để vươn lên thành tỉnh phát triển kinh tế đồng bộ
Trong những năm qua, với nỗ lực của ngành công nghiệp tỉnh Thanh
Hoá đã dần khẳng định được vị trí, vai trò của mình trước xu thế hội nhập của
đất nước. Đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể. Công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh
tế Thanh Hoá; công nghiệp Thanh Hoá chuyển dịch theo hướng CNH –HĐH;
cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực; góp phần cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; nâng cao điều kiện làm

xã hội trên cơ sở phát triển khoa học công nghệ, trong nền kinh tế quốc dân
hình thành các hệ thống các ngành công nghiệp: Khai thác, Chế biến và Dịch
vụ sửa chữa.
Xét trong tổng thể quá trình tái sản xuất xã hội, khai thác là hoạt động
khởi đầu toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp. Hoạt động này có nhiệm vụ
cắt đứt mối liên hệ trực tiếp của đối tượng lao động với điều kiện tự nhiên.
Chế biến là hoạt động sử dụng các tác động cơ học, lý học, hoá học và sinh
học làm thay đổi hình thức, tính chất, kích thước của các loại nguyên liệu
nguyên thuỷ để tạo ra các sản phẩm trung gian và tiếp tục chế biến ra các sản
phẩm cuối cùng đưa vào sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt. Từ một loại
nguyên liệu hoạt động chế biến có thể tạo ra một loại sản phẩm hoặc nhiều
loại sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau. Trong chế biến công nghiệp, một
2
loại sản phẩm thường được tạo thành từ những nguyên liệu khác nhau. Sửa
chữa là một loại hoạt động dịch vụ quan trọng nhằm khôi phục giá trị sử dụng
một số loại máy móc thiết bị và vật phẩm tiêu dùng sau một thời gian sử dụng
nhất định. Dịch vụ sửa chữa công nghiệp là loại hoạt động ra đời sau so với
khai thác và chế biến. Lúc đầu loại hoạt động này được thực hiện trực tiếp
bằng những người sử dụng máy móc, thiết bị và vật phẩm tiêu dùng. Sau đó,
do quy mô yêu cầu sửa chữa tăng lên hoạt động này được tách khỏi quá trình
sử dụng trực tiếp và trở thành một lĩnh vực chuyên môn hóa do những bộ
phận độc lập thực hiện. Sự phát triển dịch vụ sửa chữa giữ vị trí trọng yếu
trong quá trình sản xuất. Nó vừa đảm bảo tiết kiệm của cải vật chất, vừa là
điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất của các ngành diễn ra bình thường và an
toàn.
1.1.2. Tính quy luật của quá trình phát triển Công nghiệp
Nó được thể hiện ở những nội dung sau:
@ Quá trình phát triển công nghiệp gắn liền với sự phát triển nông
nghiệp:
Mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình phát triển

kinh tế quốc dân gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tiến bộ
khoa học công nghệ và sự thay đổi nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của xã hội
loài người. Ở trình độ phát triển thấp, nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt còn
đơn giản, nông nghiệp là ngành sản xuất có quy mô lớn và vị trí quan trọng
hàng đầu vì chính nó là ngành cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản
nhất, thiết yếu nhất để đảm bảo sự sinh tồn của con người
Khoa học công nghệ không ngừng phát triển tạo ra những khả năng mới,
trình độ của các ngành kinh tế cũng vì thế mà được nâng cao lên, nhu cầu của
sản xuất và sinh hoạt ngày càng trở nên phức tạp. Sản xuất nông nghiệp với
4
những điều kiện hạn chế của mình không thể đáp ứng những nhu cầu ngày
càng cao ấy. Lúc này với khả năng và điều kiện của mình công nghiệp trở
thành ngành nghề chủ yếu đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con
người, quy mô của nó ngày càng được mở rộng. Do vậy công nghiệp đã trở
thành ngành chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân.
@ Quá trình phát triển công nghiệp gắn liền với quá trình phát triển sản xuất
hàng hoá:
Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, các ngành nghề thủ công
nghiệp sản xuất hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu của chính người sản xuất
hàng hoá và gia đình họ. Quá trình này gắn liền với sự phát triển của phân
công lao động xã hội và sự hình thành sở hữu riêng với các loại sản phẩm
khác nhau. Hai yếu tố đó là tác nhân của sự ra đời và phát triển của sản xuất
hàng hoá. Nhưng người sản xuất không thể tự mình sản xuất ra tất cả các sản
phẩm mà họ cần, họ tập trung vào sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm
nhất định, dùng sản phẩm ấy trao đổi lấy sản phẩm khác cần cho sản xuất và
sinh hoạt của mình. Sản phẩm trở thành hàng hoá. Trong quá trình sản xuất,
một số người nông dân không còn tiến hành nghề nông quen thuộc của mình,
mà chuyển sang tập trung vào những nghề thủ công nhất định. Sự phân công
lao động ấy dẫn đến chuyên môn hoá lao động và hình thành hình thức sơ
khai đầu tiên của công nghiệp

1.1.3. Vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Trong quá trình CNH-HĐH đất nước thì công nghiệp là ngành giữ vai
trò định hướng phát triển các ngành kinh tế và tạo ra những điều kiện vật chất
để thực hiện định hướng đó. Tuy CNH-HĐH không đồng nhất với phát triển
công nghiệp, nhưng công nghiệp là phương tiện truyền tải những thành tựu
mới của khoa học công nghệ tới tất cả các mặt của đời sống kinh tế xã hội của
đất nước, là những hình mẫu để cải tạo các ngành kinh tế quốc dân.
6
Sứ mệnh lịch sử đó của công nghiệp bắt nguồn từ những lý do chủ yếu
sau đây:
+ Công nghiệp là ngành đại diện cho phương thức sản xuất mới, là
ngành duy nhất sản xuất các loại tư liệu sản xuất với những trình độ khác
nhau phục vụ trang bị và trang bị lại kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Tốc
độ thực hiện tiến bộ khoa học công nghệ phụ thuộc trực tiếp vào trình độ phát
triển công nghiệp và cơ cấu ngành công nghiệp.
+ Cùng với lực lượng sản xuất tiên tiến, quan hệ sản xuất trong công
nghiệp cũng tiên tiến hơn các ngành khác. Công nghiệp có trình độ xã hội hoá
sản xuất cao, phân công lao động sâu sắc, phương thức quản lý hiện đại. Từ
những yếu tố đó cách thức quản lý, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động trong
công nghiệp thường được coi là hình mẫu cho các ngành kinh tế quốc dân
khác.
+ Sự phát triển công nghiệp kéo theo sự phát triển giai cấp công nhân cả
về số lượng và chất lượng. Là lực lượng đại diện cho phương thức sản xuất
mới, có tính cách mạng cao, được coi là giai cấp lãnh đạo sự nghiệp cách
mạng của dân tộc
Với những yếu tố đó, công nghiệp nắm giữ vai trò chủ đạo trong việc
thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước. Nội dung
ấy được thể hiệ ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất: Công nghiệp định hướng về tổ chức sản xuất và tổ chức quản
lý cho các ngành kinh tế quốc dân

một số ngành công nghiệp nặng với trình độ kỹ thuật, quy mô và cơ cấu hợp
lý sẽ là điều kiện bảo đảm tốc độ và phạm vi thực hiện tiến bộ công nghệ
trong các ngành kinh tế khác
+ Công nghiệp hướng dẫn các ngành kinh tế sử dụng các điều kiện vật
chất mà nó đã cung ứng. Việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm vật chất của
8
công nghiệp cho các ngành kinh tế khác mới chỉ là điều kiện cần, việc hướng
dẫn sử dụng các sản phẩm vật chất ấy là điều kiện đủ để chúng phát huy tác
dụng trong việc tăng năng suất lao động, thúc đẩy sự phát triển bền vững của
từng ngành kinh tế
Thứ ba: công nghiệp là nhân tố chủ yếu góp phần thực hiện những nhiệm
vụ kinh tế- xã hội của đất nước
+ Sự phát triển rộng rãi công nghiệp trên cơ sở khai thác các nguồn lực
và phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng lãnh thổ, đẩy mạnh giao lưu trao đổi
hàng hoá giữa các vùng lãnh thổ sẽ tạo điều kiện giảm dần sự chênh lệch về
kinh tế và xã hội giữa các vùng, miền của đất nước
+ Sự phát triển công nghiệp về quy mô, tốc độ và trình độ sẽ kéo theo sự
gia tăng cả về số lượng và chất lượng đội ngũ công nhân. Việc sử dụng các
sản phẩm và các phương pháp công nghiệp trong các ngành kinh tế cũng làm
thay đổi căn bản tính chất lao động của các ngành. Những yếu tố đó đã làm
thay đổi cơ cấu lao động xã hội theo hướng ngày càng tiến bộ
+ Sự phát triển công nghiệp tập trung là hạt nhân kinh tế của việc hình
thành các cụm dân cư, các khu đô thị mới. Quá trình đô thị hoá sẽ được thực
hiện một cách vững chắc, làm thay đổi bộ mặt kinh tế- xã hội của đất nước,
tạo cơ sở giảm dần sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị, miền núi và miền
xuôi
Thứ tư: sự phát triển công nghiệp thúc đẩy sự thay đổi ý thức xã hội, tư
duy và lối sống
Vai trò của công nghiệp không chỉ thể hiện ở sự tác động đến mặt vật
chất và kỹ thuật của đời sống kinh tế- xã hội mà còn tác động sâu sắc tới các

công nghiệp là phương thức quan trọng của việc phân công lao động tại chỗ,
10
chuyển lao động từ khu vực có năng suất lao động và thu nhập thấp sang khu
vực có năng suất lao động và thu nhập cao hơn
+ Các doanh nghiệp công nghiệp còn trợ giúp việc đào tạo lao động
nông thôn, cung cấp cho họ kỹ năng và nghề nghiệp cần thiết để sử dụng có
hiệu quả các tư liệu sản xuất do công nghiệp cung cấp, đồng thời tạo điều kiện
tiền đề để chuyển sang các ngành nghề phải công nghiệp
1.2.Đầu tư phát triển công nghiệp
1.2.1. Khái niệm và nội dung của đầu tư phát triển công nghiệp
@ Khái niệm đầu tư phát triển công nghiệp
Đầu tư phát triển công nghiệp là một trong những hoạt động đầu tư phát
triển khi xem xét trên quan điểm phân công lao động xã hội chính là đầu tư
theo ngành. Vì thế đầu tư phát triển công nghiệp mang đầy đủ nội dung và
tính chất của hoạt động đầu tư phát triển. Tuy nhiên, là một ngành có những
đặc điểm khác biệt so với ngành nông nghiệp và ngành dịch vụ, đồng thời
chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Do đó, đầu tư phát triển
công nghiệp còn mang một số khía cạnh đặc thù như: vốn lớn, thời gian đầu
tư kéo dài, chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, tự
nhiên, đầu tư chủ yếu vào tài sản cố định và công nghệ,….
@ Nội dung đầu tư phát triển công nghiệp bao gồm:
Các khoản chi trực tiếp cho công nghiệp như: Chi đầu tư xây dựng cơ
bản trong công nghiệp, chi cho các chương trình, dự án thuộc về công nghiệp,
chi hỗ trợ vốn lao động cho công nhân,các khoản ưu đãi thuế cho các ngành
công nghiệp, khấu hao cơ bản để lại doanh nghiệp và các khoản chi gián tiếp
cho sản xuất công nghiệp như: chi hỗ trợ giải quyết việc làm cho lĩnh vực
công nghiệp, chi trợ giá hoặc tài trợ đầu tư cho xuất bản và phát hành sách
báo công nghiệp, kỹ thuật cho công nghiệp, chi cho tài sản cố định, chi cho
các cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo chuyên môn kỹ thuật công
nghiệp, chi cơ sở vật chất kỹ thuật cho hệ thống khoa học công nghệ, điều tra

đầu tư vào ngành công nghiệp
+ Chi phí dự phòng
@ Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp
+ Quy mô vốn lớn, vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn
Nhu cầu đầu tư phát triển công nghiệp lớn hơn nhiều so với ngành nông
nghiệp và dịch vụ là do đặc điểm kỹ thuật của ngành công nghiệp quyết định.
Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật này thể hiện ở chỗ các tài sản cố định và đầu tư
dài hạn của công nghiệp là rất lớn. Các ngành có đặc điểm này rõ nhất là
ngành công nghiệp khai thác như: dầu mỏ, than,…; công nghiệp thuộc kết cấu
hạ tầng như: điện, nước,…; công nghiệp phục vụ nông nghiệp như: cơ khí,
hoá chất,…Các ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp thuộc kết cấu hạ
tầng, công nghiệp cơ khí có giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn,
kết quả của đầu tư phát triển lớn gấp nhiều lần các cơ sở công nghiệp khác.
Mặc dù đầu tư phát triển công nghiệp cần một khối lượng vốn rất lớn và thời
gian thu hồi vốn chậm nhưng nó rất cần cho sự phát triển của một nền kinh tế.
Vốn nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn sở hữu công nghiệp
và có xu hướng ngày càng giảm. Sở dĩ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn
sở hữu của ngành công nghiệp là do các nguyên nhân sau:
Một là: đất nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước đây nền công
nghiệp trung ương chiếm tỷ trọng gần như là tuyệt đối, do đó vốn đầu tư phát
triển công nghiệp được huy động từ nguồn vốn nhà nước chiếm tỷ trọng lớn.
Từ khi mở cửa nền kinh tế và hội nhập với nền kinh tế thế giới, nền công
nghiệp của Việt nam cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ. Nhà nước ban hành
nhiều chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát
triển công nghiệp, đặc biệt là yếu tố đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công
13
nghiệp Việt nam. Đồng thời, vốn đầu tư từ NSNN lại có hạn trong khi phải
giải quyết rất nhiều vấn đề như đầu tư cho hạ tầng kinh tế - xã hội, các
chương trình mục tiêu quốc gia, từ đó nguồn vốn nhà nước đã giảm về mặt tỷ

của các yếu tố không ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường,…
- Chịu ảnh hưởng nhiều của chất lượng lao động:
Chất lượng cao của nguồn nhân lực trong bộ máy hành chính và môi
trường pháp luật làm cho quá trình đầu tư phát triển công nghiệp hiệu quả
hơn, giảm được những khoản chi phí bất hợp lý trong đầu tư phát triển công
nghiệp do kéo dài thời gian đầu tư. Môi trường pháp luật ổn định, công khai
hoá ở mức độ có thể được việc thảo có tính đồng bộ cao trong hệ thống pháp
luật sẻ giảm bớt rủi ro trong việc xác định phương hướng đầu tư, hạn chế chi
phí bất hợp lý.
+ Các tài sản cố định trong công nghiệp hao mòn vô hình ngày càng lớn:
Đặc điểm này cũng là một trong những đặc điểm hết sức quan trọng
trong phân tích và hoạch định chính sách đầu tư phát triển công nghiệp. Sự
cảnh báo về nguy cơ tụt hậu về kỹ thuật nói chung sẻ trở thành sự cảnh báo
hao mòn vô hình ngày càng lớn trong đầu tư phát triển công nghiệp
1.3. Nguồn vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp
1.3.1. Khái niệm vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân
phối vốn cho đầu tư phát triển đáp ứng nhu cầu chung của Nhà nước và cả
của xã hội
Về bản chất: nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay
tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản
xuất xã hội
15
1.3.2. Nguồn vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp
Trên góc độ nền kinh tế, nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp bao
gồm vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài
1.3.2.1. Nguồn vốn trong nước
Nguồn vốn trong nước của quốc gia được hình thành chủ yếu từ: tiết
kiệm của chính phủ, tiết kiệm của dân cư, tiết kiệm của các doanh nghiệp và
vốn huy động qua các tài sản quốc gia được huy động vào quá trình tái sản

tích luỹ của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, của hợp
tác xã. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất
lớn mà chưa được huy động triệt để để đầu tư phát triển vào phát triển công
nghiệp một phần do đặc thù của hoạt động đầu tư vào công nghiệp đòi hỏi
quy mô vốn lớn, đầu tư chủ yếu vào TSCĐ, dây chuyền công nghệ; một phần
do nguồn vốn này nằm rải rác trong khu vực tư nhân
@ Thị trường vốn:
Thị trường vốn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế
của các nước. Nó là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn cho các chủ
đầu tư bao gồm cả nhà nước và các loại hình doanh nghiệp. Thị trường vốn
mà cốt lõi là TTCK tập trung mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư,
thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính,
trung ương và địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế.
Đây được coi là một lợi thế mà không một phương thức huy động vốn nào có
được.
1.3.2.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài:
Ở phạm vi rộng hơn, nguồn vốn đầu tư nước ngoài là dòng lưu chuyển
vốn quốc tế. Các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu thị quá trình chuyển
giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới. Trong các dòng lưu
17
chuyển vốn quốc tế, dòng tiền từ các nước phát triển đổ vào các nước đang
phát triển thường được các nước thuộc thế giới thứ ba đặc biệt quan tâm.
Dòng vốn này diễn ra dưới nhiều hình thức, mỗi hình thức có đặc điểm, mục
tiêu và điều kiện thực hiện riêng. Theo tính chất lưu chuyển vốn có thể phân
thành các loại nguồn vốn nước ngoài chính sau:
+ Tài trợ phát triển chính thức (ODF) :
- Viện trợ phát triển chính thức (ODA)
- Các hình thức viện trợ khác
+ Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Tỷ trọng (%) 37,38 34,65 33 33,5 34,11 34,68
Tốc độ phát triển (%) 11,35 9,48 12,27 27,38 34,76
Nguồn: Cục thống kê Thanh Hoá
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy quy mô vốn cho đầu tư phát triển công
nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng qua các năm. Nếu như năm 2001 số vốn thu hút
cho cho đầu tư phát triển công nghiệp là 1137 tỷ đồng thì năm 2002 là 1266
tỷ đồng và đến năm 2007 là 2671 tỷ đồng. Về tốc độ phát triển bình quân
hàng năm là 15,87%, đặc biệt là tăng mạnh vào năm 2005 là 27,38% và năm
2006 là 34,76%. Quy mô vốn và tỷ trọng vốn đầu tư phát triển công nghiệp
trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh đã góp phần không nhỏ vào chuyển
19
dịch cơ cấu đầu tư theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Đã tạo ra động
lực thúc đẩy các ngành khác tăng trưởng và phát triển, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế xã hội toàn tỉnh, nâng cao mức sống và thu nhập cho người
dân. Tuy nhiên, nhìn chung khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển công
nghiệp tỉnh còn nhiều hạn chế. Khối lượng vốn đầu tư huy động được chưa
đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh
2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp
@ Cơ cấu vốn phân theo nhóm ngành công nghiệp
Nhìn chung quy mô vốn đầu tư phát triển cho cả 3 nhóm ngành công
nghiệp trên địa bàn tỉnh đều có xu hướng tăng lên qua các năm.
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp Thanh Hoá phân
theo nhóm ngành công nghiệp giai đoạn 2001 – 2006
Đơn vị: Tỷ đồng
Các chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006
CN Khai thác mỏ 1 6 7 15 13
Tỷ trọng (%) 0 0,08 0,43 0,45 0,76 0,49
CN chế biến 1123 1223 1197 1348 1872 2540
Tỷ trọng (%) 98,77 96,6 86,36 86,63 94,45 95,1
CN điện nước 14 42 183 201 94 118

gia đầu tư thấp, vốn đầu tư chủ yếu trông chờ vào vốn từ ngân sách, thêm vào
đó ngành điện là độc quyền của Nhà nước đã và đang xã hội hoá đầu tư song
tiến trình thực hiện ở Thanh Hoá mới chỉ dừng lại ở chủ trương mà chưa tiến
hành thực hiện
@ Cơ cấu vốn phân theo nguồn vốn
Vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá được huy động từ
nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước nắm vai
trò chủ đạo về cả quy mô và tỷ trọng
21
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp Thanh Hoá phân
theo nguồn vốn giai đoạn 2001 – 2006
Đơn vị: Tỷ đồng
Các chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Vốn ngân sách nhà nước 426 538 593 669 898 1408
Vốn tín dụng đầu tư 207 212 235 276 264 335
Vốn tự có của DNNN 16 71 59 48 124 287
Vốn dân cư vào các
TPKT khác
162 177 229 213 400 534
Vốn đầu tư FDI 326 268 270 350 295 107
Vốn đầu tư phát triển CN 1137 1266 1386 1556 1981 2671
Nguồn: Cục thống kê Thanh Hoá
Vốn ngân sách nhà nước tăng dần qua các năm. Năm 2001 quy mô vốn
là 426 tỷ đồng chiếm 37,47% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh.
Đến năm 2006 là 1408 tỷ đồng chiếm 52,71% tổng vốn đầu tư phát triển công
nghiệp tỉnh. Vốn tín dụng đầu tư cũng tăng qua từng năm, năm 2001 chiếm
18,21% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh, năm 2002 chiếm 16,75%
đến năm 2006 chiếm 12,54%. Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước có sự
tăng trưởng đáng kể nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp, năm 2001 chỉ chiếm
1,41% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh, năm 2005 chiếm 6,26% và


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status