phân tích tình hình hoạt động kinh doanh khách sạn KINGTOWN - Pdf 32

1
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay trên thế giới du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến,
là cầu nối hữu nghị, phương tiện gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, dân
tộc. Con người ngày càng phát triển cả vật chất lẫn tinh thần nên nhu cầu du lịch
cũng không kém phần quan trọng.
Vì thế để đáp ứng nhu cầu đó các công ty du lịch lữ hành lần lượt ra đời đóng
góp đáng kể vào nền kinh tế của đất nước. Trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa như hiện nay thì du lịch là một trong những nền kinh tế đóng vai trò
hết sức quan trọng cho sự phát triển của đất nước. “Du lịch ngành công nghiệp không
khói” ngày càng được hình thành và phát triển một cách nhanh chóng với những loại
hình du lịch hấp dẫn, phong phú và đa dạng.
Ở Việt Nam trong suốt hơn 40 năm hình thành và phát triển ngành du lịch luôn
được Đảng và nhà nước quan tâm, ở mỗi thời kì đều xác định vị trí của du lịch trong
quá trình đổi mới của đất nước như hiện nay thì du lịch đã, đang và sẽ đạt được
những thành quả hết sức to lớn, ngày càng tăng cả về quy mô và chất lượng dần
khẳng định vai trò và vị trí của mình.
Theo nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX: “phát triển du lịch thật sự trở thành
một ngành kinh tế mũi nhọn”. Từ nghị quyết 45CP của Thủ Tướng Chính Phủ cũng
khẳng định “Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là
một hướng chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Du lịch là một
ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp có tác dụng góp phần thực hiện mở cửa của
đất nước, thúc đẩy sự phát triển của những ngành kinh tế khác. Tạo nên công ăn việc
làm, mở rộng mối giao lưu văn hóa xã hội, tăng cường tình hữu nghị đoàn kết của sự
hiểu biết giữa các dân tộc”.
Từ đường lối và những biện pháp thích hợp, du lịch Việt Nam đang chuyển
mình đón kịp xu thế quốc tế và sự phát triển chung của Đất nước.
a. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, với sự phát triển của ngành du lịch nói chung thì sự
đóng góp không nhỏ vào thành công chung của ngành phải kể đến trước hết là lĩnh
vực kinh doanh khách sạn. Nó làm thỏa mãn những nhu cầu tất yếu của khách du

+ Cân đối nguồn vốn đầu tư cho xây dựng và phát triển du lịch.
+ Cân đối nguồn lao động du lịch.
- Phương pháp phân tích xu thế.
3
Dựa vào quy luật vận động trong quá khứ, hiện tại để suy ra xu hướng phát triển
trong tương lai.
Phương pháp này dùng để đưa ra các dự báo về các chỉ tiêu phát triển và có thể được
mô hình hóa bằng các biểu đồ toán giản.
- Phương pháp chuyên gia:
Là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về những định
hướng phát triển và các quyết định mang tính khả thi.
- Phương pháp toán học và tin học.
Áp dụng công cụ toán học để phân tích hiệu quả kinh doanh du lịch, đồng thời dự báo
hệ thống các chỉ tiêu phát triển.
Trong hoạt động du lịch hiện nay đã sử dụng rộng rãi công cụ tin học trong
việc quảng cáo, đặt chỗ cho du khách.
d. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khách sạn
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động kinh doanh của khách sạn KINGTOWN
giai đoạn 2008 – 2010
- Phạm vi nghiên cứu: Khách sạn KINGTOWN Nha Trang _ Khánh Hòa
2. Phần đề cương chi tiết
Chương 1: Cơ sở lý luận chung
1.1Một số khái niệm
1.1.1. Du lịch
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch
- Theo liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International union of
official Travel Oragnization: IUOTO): “ Du lịch được hiểu là hành động du hành đến
một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải
để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”
- Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (21/8 –

- Thời kỳ nhà hàng thương nghiệp
Trong thế kỷ XX, ngành khách sạn nhà hàng tiếp tục phát triển, đối tượng phục
vụ của nó chuyển từ xã hội thượng lưu sang đại chúng hóa, phương thức kinh doanh
từ xa hoa sang thực dụng.
- Thời kỳ khách sạn kiểu mới hiện đại.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự phát triể của kinh tế, dân số, thời kỳ công
nghiệp hóa, phương tiện giao thông hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
5
của khách sạn. Đối tượng phục vụ chính của giai đoạn này của khách sạn là đông đảo
dân chúng. Qui mô khách sạn được mở rộng, tập đoàn khách sạn chiếm lĩnh thị
trường ngày càng lớn. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, khách sạn sẽ không
ngừng phát triển đạt chất lượng cao và tăng nhanh về số lượng.
1.1.3. Kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn là dịch vụ cho thuê phòng phục vụ du khách ngủ nghỉ và
đồng thời khai thác một số dịch vụ bổ sung khác để phục vụ du khách (bar, hồ bơi,
casino, nhà hàng…)
Kinh doanh khách sạn là một loại hình kinh doanh đặt trong tổng thể kinh doanh
du lịch. Kinh doanh khách sạn là công đoạn phục vụ khách du lịch để họ hoàn thành
chương trình du lịch đã lựa chọn.
1.1.4. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn.
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn
Khách sạn phải được xây dựng khang trang, hiện đại được trang bị những tiện
nghi tốt để phục vụ cho mọi nhu cầu của du khách, chính vì vậy mà nhu cầu về vốn
xây dựng khách sạn lớn và phải đầu tư một lần ngay từ đầu.
- Sử dụng nhiều lao động
Trong kinh doanh khách sạn phải sử dụng nhiều lao động phổ thông. Đây là
nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng chi phí về quỹ lương.
- Tính chất phục vụ của khách sạn
Đòi hỏi phải liên tục tất cả thời gian trong ngày, tuần, tháng, năm. Bất kể thời
gian nào có du khách, khách sạn phải luôn sẵn sàng phục vụ.

Mục đích cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh là tiêu thụ được sản
phẩm do mình sản xuất ra và có lãi. Kết quả mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt
động tiêu thụ đó thể hiện các lợi ích mà doanh nghiệp thu được và nó góp phần làm
tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Như vậy, doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được
hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh
thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu khách sạn là tổng số tiền thu được của du khách trong kỳ nghiên cứu do
hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung mang lại cho khách sạn.
Doanh thu là kết quả cuối cùng của cả quá trình sản xuất, phục vụ và bán các sản
phẩm du lịch nói chung và các dịch vụ chính cùng với dịch vụ bổ sung trong khách
sạn nhà hàng nói riêng.
7
Doanh thu trong khách sạn gồm 3 phần chính:
- doanh thu từ các dịch vụ lưu trú
- doanh thu từ các dịch vụ ăn uống
- doanh thu từ các dịch vụ bổ sung khác
Trong kinh doanh du lịch, các khách sạn cung cấp những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng
nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu dịch vụ bổ sung khác cho du khách. Hiện
nay, nguồn thu từ việc bán các sản phẩm dịch vụ, hàng hóa trong khách sạn là nguồn
thu chủ yếu của ngành du lịch Việt Nam, chiếm gẩn 70% tổng doanh thu của toàn
ngành.
Như vậy, số lượng, chất lượng của dịch vụ, hàng hóa bán trong khách sạn có vai trò
quan trọng đối với kinh doanh du lịch.
Dịch vụ lưu trú: đây là dịch vụ chủ yếu của khách sạn chiếm 70% doanh thu của
khách sạn.
Dịch vụ ăn uống: hầu hết các khách sạn có dịch vụ này. Tuy nhiên dịch vụ này mang
lại hiệu quả thấp, ít thu hút được khách bên ngoài vào ăn và trung bình chỉ chiếm
khoảng 15% doanh thu của khách sạn.
Các dịch vụ bổ sung khác: những năm gần đây đa số các khách sạn đã quan tâm

+ Tính thời vụ
+ Chu kỳ sống của sản phẩm, dịch vụ
+ Phương thức kinh doanh của doanh nghiệp
+ Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Các biện pháp nâng cao lợi nhuận:
+ Tiết kiệm tối đa các chi phí bất hợp lý
+ Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ nhân viên để nâng cao trình độ chuyên
môn và nâng cao trình độ tổ chức của người lãnh đạo.
+ Có phương thức kinh doanh hợp lý
+ Hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của tính thời vụ trong kinh doanh du lịch.
+ Kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm bằng cách tuyên truyền, quảng cáo, giảm
giá.
1.2.4 Tỷ suất phí
Tỷ suất phí là tỷ lệ phần trăm (%) so sánh giữa tổng chi phí kinh doanh và doanh thu
đạt được trong một thời kì kinh doanh nhất định của doanh nghiệp.
F’ =
9
Trong đó: F’ là tỷ suất chi phí của doanh nghiệp
F là tổng chi phí kinh doanh của du lịch khách sạn
(F= tổng các khoản mục phí)
D là doanh thu kinh doanh khách sạn
Tỷ suất chi phí là 1 chỉ tiêu chất lượng:
- Phản ánh trong 1 thời kỳ nhất định để đạt 100 đồng doanh thu, doanh nghiệp
cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.
- Sử dụng để so sánh giữa các thời kỳ khác nhau trong 1 doanh nghiệp.
So sánh giữa các doanh nghiệp du lịch khách sạn trong cùng một thời kỳ kinh doanh
với nhau
1.2.5 Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng phản ánh quá trình kinh doanh của các
doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận càng cao, chất lượng kinh doanh của doanh

+ Kết quả theo doanh thu
H
D
: ( D = Mv + F )
Trong đó:
HD: Kết quả theo doanh thu
Dv: Nguồn lực sử dụng trong kỳ
H: Cứ 1đ chi phí nguồn lực doanh nghiệp bỏ ra, doanh nghiệp sẽ thu về bao
nhiêu đồng doanh thu.
+ Kết quả theo lợi nhuận:
HL = L / Dv
Trong đó:
L: Lợi nhuận
Dv: Nguồn lực sử dụng trong kỳ
H: Kết quả theo lợi nhuận
H: Cứ 1đ chi phí nguồn lực bỏ ra trong kỳ doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
1.2.7 Công suất sử dụng buồng phòng
Công suất sử dụng buồng trung bình:
Công suất :
Số phòng bán ra tại điểm hòa vốn của khách sạn
Q hv= =
Trong đó: Qhv: số buồng bán ra tại điểm hòa vốn của khách sạn
CM : biên phân phối
Fc : chi phí cố định trung bình trong một ngày của cả khách sạn về lưu trú
t: thời gian hoạt động của khách sạn
11
AVC :chi phí biến đổi trung bình của một buồng khách sạn trong một ngày
Hệ số khách sử dụng buồng trung bình :
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh tại khách sạn

hàng cụ thể (bầu không khí, nơi nghỉ mát, chất lượng phục vụ của khách sạn, vận
chuyển hoặc các bài hướng dẫn về các di tích văn hóa lịch sử - danh lam thắng cảnh
của hãng dịch vụ du lịch…)
- Chức năng tiêu dùng
Các khách sạn du lịch tổ chức tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ, do đặc điểm tiêu
dùng của nó: không tiêu thụ tại chỗ, thời gian tiêu dùng tương đối ngắn, nhu cầu tiêu
dùng không đồng bộ. Mặt khác, để tiết kiệm thời gian tiêu dùng sản phẩm ăn uống,
các dịch vụ khác thì việc phục vụ tiêu dùng sản phẩm dịch vụ phải do chính các cở sở
kinh doanh khách sạn đảm nhiệm, phấn đấu có chất lượng cao.
Chức năng này là chức năng đặc biệt, nó ngày càng được mở rộng cùng với sự phát
triển của xã hội và đời sống văn hóa của con người.
- Chức năng lưu thông
Cũng như các khách sạn khác, khách sạn Kingtown cũng tổ chức quá trình lưu
thông sản phẩm của mình. Lưu thông là quá trình thay đổi hình thái giá trị của hàng
hóa dịch vụ từ hàng hóa dịch vụ sang tiền.
Tổ chức quá trình lưu thông nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội về hàng hóa dịch vụ tại
các mặt: số lượng, chất lượng, cơ cấu mặt hàng, dịch vụ theo không gian và thời gian
một cách liên tục với chi phí thấp nhất. Mục tiêu đó được thể hiện tại khách sạn
thông qua chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận. Chức năng này được biểu hiện khác nhau
trong từng thời kì, lưu thông là do sản xuất quyết định và ngược lại nó cũng tác dụng
trả lại đối với sản xuất, nó cung cấp cho sản xuất những thông tin về nhu cầu hàng
hóa trên thị trường.
Tóm lại: Mỗi công ty kinh doanh khách sạn du lịch thường thực hiện 3 chức
năng, các chức năng xảy ra đồng thời và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi chức
năng có vị trí, vai trò riêng quyết định đến sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp
trong cơ chế thị trường hiện nay.
b. Nhiệm vụ của khách sạn
- Đối với nhà nước:
13
+ Hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh của công ty, nhà nước giao cho: lợi nhuận,

phán, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán kinh doanh, liên kết đầu tư sản xuất với
14
mọi tổ chức và thành phần kinh doanh theo đúng pháp luật nhà nước quy định, mạng
lưới kinh doanh bố trí và sử dụng lao động hợp lý, áp dụng trả lương theo đúng quy
định của Bộ và Nhà nước. Khách sạn chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và được tố tụng khiếu nại của cơ quan pháp luật nhà nước đối
với các tổ chức cá nhân, vi phạm hợp đồng lao động cũng như giải quyết đúng đắn
các mối quan hệ giữa lợi ích toàn xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích của người lao động.
Trong đó lợi ích của người lao động là lợi ích trực tiếp.
- Khách sạn không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo đúng
hướng phát triển kinh tế của đất nước.
- Khách sạn quản lý theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở quyền làm chủ tập thể
của người lao động.
2.1.2. Vị trí địa lý
Nha Trang là điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước, là 1 trong 29 vịnh đẹp
nhất thế giới. Dù quý khách đến Nha Trang nghỉ dưỡng hay cộng tác hãy đến với
khách sạn Vương Phố (KINGTOWN).
Vương phố được sở hữu 1 vị trí thuận lợi, nằm sát biển cách bờ biển 50m, ngay gần
trung tâm thương mại tài chính và các điểm vui chơi giải trí. Được tọa lạc trên đường
Hùng Vương và được biết đến là khu phố Tây luôn nhộn nhịp và sôi động.
Tên khách sạn: Khách Sạn Vương Phố
Tên tiếng anh: Kingtown Hotel
Địa chỉ: 92 Hùng Vương – Tp Nha Trang – Khánh Hòa – Việt Nam
Điện thoại: (084) 58. 3521414
(084) 58. 3527292
(084) 58. 3525818
Fax: 084. 58. 3527766
Email: [email protected]
Website: http://kingtownhotel.com.vn
2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Tầng 9 là nhà hàng.
16
Bảng 2.1 Bảng Gía Phòng
Loại Phòng Số Phòng
Giá
Việt Nam
(VNĐ)
Quốc Tế
(USD)
VIP 104, 802 1.200.000 –
1.800.000
63 – 95
DOUBLE DELUXE
102, 202, 302, 402,502,602,
702,701, 601, 501
700.000
37
TRIPPLE DELUXE 103, 203, 303, 403, 503, 603,
703
800.000 42
DOUBLE SUPERIOR 204, 304, 404, 504, 604, 704,
801
550.000 29
TWIN SUPERIOR 101, 201, 301, 401, 803 500.000 26
TRIPPLE STANDARD 105, 206, 306, 406, 506, 606,
706
500.000 26
STANDARD 205, 305, 405, 505, 605, 705,
707, 607, 507, 407, 307, 207
450.000 24

- Tặng 1 giờ karaoke với dàn âm thanh sống động cho khách ở 2 phòng trở lên,
mang đến giây phút thư giãn cho quý khách.
- Không tính thêm phụ cho 1 trẻ em dưới 12 tuổi đi cùng bố mẹ
- Bảng giá đã bao gồm 105 thuế VAT và 5% phí phục vụ
Đối với tài xế:
- Miễn phí phòng ngủ máy lạnh đạt tiêu chuẩn.
- Tài xế được phục vụ điểm tâm, trưa, chiều và giặt ủi miễn phí.
- Miễn phí dịch vụ rửa xe cho tài xế.
Bảng 2. 3 Danh mục tài sản trong phòng của khách sạn
STT Tên tài sản ĐVT Số lượng
Giá bồi
thường (VNĐ)
1 Bảng khóa + Chìa khóa Cái 01 150.000
2 Nệm giường Cái 02 3.650.000
3 Gối Cái 03 75.000
4 Áo gối Cái 03 35.000
5 Ga giường Cái 04 280.000
6 Mền Cái 02 420.000
7 Khăn tắm Cái 03 45.000
8 Khăn mặt Cái 03 20.000
9 Rèm nhựa bồn tắm Cái 01 270.000
10 Dép Cái 03 12.000
11 Gương soi Cái 03 160.000
12 Ly thủy tinh Cái 04 8000
13 Gạt tàn Cái 01 24.000
14 Giỏ rác nhựa Cái 01 25.000
15 Giỏ nhựa Cái 01 25.000
16 Đèn hộp chiếu sáng Cái 03 150.000
17 Điện thoại Cái 01 150.000
18 Điều khiển điều hòa Cái 01 100.000

Qua sơ đồ trên cho thấy khách sạn chịu sự quản lý và điều hành của giám đốc
cùng với sự trợ giúp của phó giám đốc để có thể phân bố nguồn lực vào những vị trí
thích hợp. Với cơ cấu tổ chức như vậy nói lên bước đầu thành công trong công tác
quản lý và kinh doanh khách sạn, đưa khách sạn ngày càng đi lên.
2.1.6 Nguồn nhân lực
a. Phân theo cơ cấu giới tính
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
(Trưởng bộ phận)
Trưởng
Bộ
Phận
Bảo Vệ
Trưởng
Bộ
Phận
Buồng
Trưởng
Bộ
Phận Lễ
Tân
Trưởng
Bộ
Phận
Bảo
Dưỡng
& Bảo
Trì
Trưởng
Bộ

Buồng 0 12 12
Bếp 4 2 6
Bảo trì và bảo dưỡng 3 0 3
Bảo vệ 6 0 6
Tổng số nhân viên KS 17 18 35
Nhận xét: Từ bảng số liệu trên cho thấy tổng số cán bộ công nhân viên của
Khách sạn Kingtown là 35 người. Cơ cấu nam, nữ của khách sạn là tương đối hợp lý
đối với một cơ sở kinh doanh khách sạn. Lao động nam chiểm 48.5% trong tổng số
lao động. Còn lại lao động nữ chiếm 51.5%.
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động nam nữ trong khách sạn
Lao động buồng, bàn chủ yếu là nữ còn ở bộ phận bếp chủ yếu là lao động
nam.
Kể từ ngày thành lập cho đến nay, khách sạn gặp không ít khó khăn nhưng
đơn vị vẫn bền bỉ tiếp tục phấn đấu không ngừng trong đầu tư tìm biện pháp kinh
doanh có lãi, xây dựng đi đúng hướng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày được rèn
luyện lớn mạnh về cả số lượng lẫn chất lượng
b. Phân theo cơ cấu trình độ
48.5%
51.5%
21
Bảng 2.6 Trình độ nguồn nhân lực trong khách sạn
Bộ
phận
Tổng
số lao
động
Trình Độ Chuyên
Môn Trình Độ Ngoại Ngữ
ĐH CĐ TC PT ĐH Bằng C
Bằng

Trọng
(%)
100 22.9 54.2 22.9 5.7 8.6 22.9 20 42.8
Nhận xét: Qua bảng phân tích tình hình chất lượng lao động tại Khách sạn
Kingtown.
Tổng số lao động trong khách sạn là 35 người trong đó: Lao động phổ thông 8
người chiếm 22.9% ở các tổ phục vụ là chiếm đa số. Lao động có trình độ đại học là
8 người chiếm 22.9% chủ yếu là ở các bộ phận quản lý. Còn lại là lao động có trình
độ Cao đẳng – Trung học chuyên nghiệp là 19 người chiếm 54.2% chủ yếu là ở các
bộ phận phục vụ.
Tổng số lao động trong khách sạn là 35 người trong đó: Lao động có bằng Đại
học ngoại ngữ là 2 người chiếm 5.7%. Lao động có bằng C là 3 người chiếm 8.6%.
22
Lao động có bằng B là 8 người chiếm 22.9%. Lao động có bằng A là 7 người chiếm
20%. Còn lại chiếm 42.8% là không có trình độ ngoại ngữ.

Đại học
Bằng C
Băng B
Bằng A
Không
Biểu đồ 2.3 Biểu đồ thể hiện hiện cơ cấu lao động theo trình độ ngoại ngữ
Đại học
Cao Đẳng - Trung học
Phổ thông
Slice 4
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo trình độ học vấn
Nhìn chung, nguồn nhân lực của khách sạn có trình độ chuyên môn tương đối,
đội ngũ quản lý và nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp. Nhân viên của khách sạn
thường xuyên được đào tạo qua các lớp chính quy về du lịch, kết hợp với đào tạo tại

d. Phân theo bộ phận:
Bảng 2.8 Nhân sự theo từng bộ phận:
Bộ phận Số lượng nhân viên từng bộ phận
Giám đốc 2
Kế toán 1
Lễ tân 5
Buồng 12
Bếp 6
Bảo trì và bảo dưỡng 3
Bảo vệ 6
Tổng số nhân viên KS 35
Nhận xét: Khách sạn hiện có 8 bộ phận riêng biệt, mỗi bộ phận thực hiện một
chức năng, nhiệm vụ riêng
d.1 Giám đốc khách sạn: Huỳnh Thị Ngọc Lộc
24
Là người lãnh đạo cao nhất có mọi quyền hành điều phối công việc trong
khách sạn, là người có trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động sản xuất kinh doanh của
khách sạn. giám đốc còn chịu trách nhiệm bảo toàn vốn và phát triển vốn được giao,
là ngươi đại diện pháp nhân của khách sạn trước pháp luật.
d.2 Phó giám đốc ( trưởng bộ phận nhân sự): Vũ Quang Việt
Là người thay mặt giám đốc điều hành mọi công việc khi giám đốc đi
vắng. Theo dõi quá trình làm việc của cán bộ nhân viên khách sạn để phân công việc,
khen thưởng hay kỷ luật nhân viên. Ngoài ra, còn có trách nhiệm như giám đốc và
chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về sự ủy quyền và còn chịu trách nhiệm cá
nhân tuyển chon phân công lao động.
d.3 Bộ phân lễ tân: Trưởng bộ phận: Lê Minh Nhật
Gồm 4 nhân viên bao gồm cả trưởng bộ phận lễ tân.
-Trưởng lễ tân: là người đại diện cho bộ phận lễ tân chịu trách nhiệm trước
ban giám đốc về việc tổ chức dịch vụ, dón tiếp, chịu trách nhiệm về các hoạt động
đăng ký chỗ, thanh toán với khách hàng, phân công ca làm việc cho nhân viên và theo

d.7 Bộ phận bảo vệ: Trưởng bộ phận : Lê Ngọc Thảo
Có 6 nhân viên bao gồm cả trưởng bộ phận.
Trưởng bộ phận chịu trách nhiệm trước ban giám độc về trật tự trong khuôn viên
khách sạn, có nhiệm vụ phân ca cho nhân viên thực hiện công việc có hiệu quả, đảm
bảo công tác phòng cháy chữa cháy và đảm bảo trật tự cho khách sạn 24/24h.
d.8 Bộ phận bếp: Trưởng bộ phận Nguyễn Trọng Thắng
Gồm 6 nhân viên kể cả bếp trưởng. Bếp trưởng là người phụ trách mọi công việc về
nhu cầu ăn uống trong khách sạn và nhà hàng.
** Tình hình chung về nguồn nhân lực tại khách sạn:
Đây là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của đơn vị. Nhìn chung, trình độ
chuyên môn của người lao động ở khách sạn tương đối tốt, có trình độ tay nghề cao,
tạo sự phát triển toàn diện của khách sạn.
2.1.7 Các lĩnh vực kinh doanh chính của khách sạn:
- Kinh doanh lưu trú.
- Kinh doanh ăn uống.
- Kinh doanh các dịch vụ bổ sung khác…
+ Spa, massage…
• Massage truyền thống Việt Nam: Giá 100.000 VND(6 USD). Thời
gian:60 phút


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status