thiết kế lò đốt chất thải rắn y tế cho bệnhviện đa khoa tỉnh Bình Định - Pdf 33

LVTN: Thiết kế lò đốt CTRYT bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định SVTH. Lê Thị Khánh Hòa
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hiện nay, vấn đề môi trường không chỉ là mối quan tâm của riêng các nước
phát triển, mà đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của cả thế giới. Việt Nam
cũng đã và đang quan tâm đến vấn đề này. Có thể nguyên nhân chủ yếu gây ô
nhiễm môi trường là do việc phát thải của các hoạt động công nghiệp. Tuy nhiên,
chất thải rắn y tế cũng là đối tượng cần phải chú ý ở khả năng phát tán mầm bệnh
của loại chất thải này. Vì vậy, luận văn “ Thiết kế lò đốt chất thải rắn y tế cho bệnh
viện đa khoa tỉnh Bình Định” được thực hiện với mục đích đề xuất một biện pháp
xử lý đối với lượng chất thải rắn y tế phát sinh như hiện nay.
Để thực hiện luận văn này, tác giả đã tiến hành thực tập thực tế tại bệnh viện
đa khoa tỉnh Bình Định nhằm tìm hiểu tổng quan tình hình phát thải và xử lý chất
thải rắn hiện tại của bệnh viện. Và tìm hiểu công nghệ đốt chất thải rắn tại công ty
môi trường Việt Úc VINAUSEN. Kết hợp những kiến thức và số liệu thu thập được
từ quá trình thực tập, cùng với việc nghiên cứu các tài liệu từ sách, báo, internet, các
nghiên cứu khoa học,… Tác giả đã tiến hành tính toán thiết kế lò đốt chất thải rắn y
tế với 2 phương án là đốt bằng dầu DO và khí Gas. Sau khi tính toán thiết kế và so
sánh với các điều kiện của bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, thì phương án sử
dụng nhiên liệu dầu DO là thích hợp với bệnh viện này.
i
LVTN: Thiết kế lò đốt CTRYT bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định SVTH. Lê Thị Khánh Hòa
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH..................................................................................................................2
1.3. MỤC TIÊU....................................................................................................................3
1.4. NỘI DUNG LUẬN VĂN. ...........................................................................................3
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ..............................................................................3
1.6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................................3
1.7. Ý NGHĨA LUẬN VĂN................................................................................................4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG..........................................................................5

4.2. PHƯƠNG ÁN 2..........................................................................................................35
4.2.1. Tính toán sự cháy của khí Gas.............................................................................35
4.2.2. Tính toán sự cháy của rác....................................................................................36
4.2.3. Các thông số lò đốt..............................................................................................36
4.2.4. Tính thể xây lò và khung lò.................................................................................37
4.2.5. Xử lý khí thải.......................................................................................................38
4.2.6. Các thiết bị phụ trợ..............................................................................................40
4.2.7. Tính toán kinh tế..................................................................................................41
ii
LVTN: Thiết kế lò đốt CTRYT bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định SVTH. Lê Thị Khánh Hòa
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................43
5.1. Kết luận.......................................................................................................................43
5.2. Kiến nghị.....................................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................45
PHỤ LỤC...............................................................................................................................46
PHỤ LỤC 1. CÁC BẢN VẼ............................................................................................46
PHỤ LỤC 2. CÁC QUY ĐỊNH, TCVN...........................................................................47
PHỤ LỤC 3. TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN 1....................................................................54
3.1. Tính toán sự cháy của dầu DO...............................................................................54
3.1.2. Xác định lượng và thành phần của sản phẩm cháy:............................................57
3.2. Tính toán sự cháy của rác.......................................................................................58
3.2.2. Xác định nhiệt trị của rác: ..................................................................................59
3.2.3. Chọn hệ số tiêu hao không khí và xác định lượng không khí cần thiết:.............59
3.2.4. Xác định lượng và thành phần sản phẩm cháy: .................................................60
3.4.Tính toán buồng đốt sơ cấp.....................................................................................66
3.5. Tính toán buồng đốt thứ cấp..................................................................................71
3.6. Thành phần và lưu lượng khí thải ra khỏi lò..........................................................78
3.7. Tính thể xây lò và khung lò........................................................................................80
3.7.1. Thể xây lò.............................................................................................................80
Thể xây cửa lò:...............................................................................................................82

iii
LVTN: Thiết kế lò đốt CTRYT bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định SVTH. Lê Thị Khánh Hòa
4.7.1. Thể xây lò...........................................................................................................122
Thể xây cửa lò:.............................................................................................................124
4.7.2. Khung lò.............................................................................................................124
4.7.3. Kiểm tra lại tổn thất nhiệt qua lò.......................................................................125
4.8. Xử lý khí thải........................................................................................................129
4.8.2. Xử lý khí thải.........................................................................................................129
Ta có.............................................................................................................................130
4.8.3. Lựa chọn phương pháp xử lý khí thải...............................................................131
4.8.4. Đề xuất dây chuyền xử lý khí thải.....................................................................132
4.9. Tính bơm – quạt....................................................................................................132
* Tính quạt cấp gió cho lò đốt.....................................................................................132
181 m3/h = 0,05 m3/s..................................................................................................132
Tồn thất áp suất qua lớp rác:........................................................................................133
Tổn thất cục bộ.............................................................................................................134
Tổn thất do ma sát:.......................................................................................................134
Tổn thất năng lượng ở lò đốt rác:................................................................................134
PHỤ LỤC 5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH...............................................................................137
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Thành phần CTR ngành y tế..................................................................................7
Bảng 4.1. Sự cháy của dầu DO..............................................................................................27
Bảng 4.2. Sự cháy của chất thải.............................................................................................28
Bảng 4.3. Các thông số chính của lò đốt...............................................................................28
Bảng 4.4. Các thông số cấu tạo lò..........................................................................................30
Bảng 4.5. Thành phần và lưu lượng của khí thải ra khỏi lò đốt............................................31
Bảng 4.6. Đặc tính các thiết bị phụ trợ..................................................................................33
Bảng 4.7. Tính toán kinh tế....................................................................................................33
Bảng 4.8. Sự cháy của khí Gas..............................................................................................35
Bảng 4.9. Sự cháy của chất thải.............................................................................................36

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Theo Bộ Y tế, hiện nay cả nước đã duy trì và phát triển hoạt động của trên
13.000 cơ sở y tế công lập với 200.000 giường bệnh; 74 bệnh viện tư nhân với gần
6.000 giường bệnh. Cùng với các viện nghiên cứu y sinh, trung tâm y tế dự phòng,
cơ sở sản xuất dược phẩm, các cơ sở này đã thải ra lượng CTRYT khổng lồ nên
việc quản lý CTRYT rất khó khăn.
Lượng CTRYT ở Việt Nam ngày càng gia tăng do sự gia tăng dân số và việc
mở rộng các hoạt động khám, chữa bệnh tại các bệnh viện dẫn đến tình trạng quá
tải CTRYT ở nhiều bệnh viện ngành, trung ương, tỉnh thành, đặc biệt là các chuyên
khoa đầu ngành như bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Nhi Thụy Điển,... Tuy nhiên
cho đến nay, công tác quản lý CTRYT tại hầu hết các bệnh viện nhìn chung còn
trong tình trạng yếu kém từ khâu thu gom, phân loại, vận chuyển cho đến khâu xử
lý.
Phần lớn các bệnh viện đặt trong các khu dân cư đông đúc. Năm 2001, BYT đã
tiến hành khảo sát tại 280 bệnh viện đại diện cho tất cả các tỉnh, thành phố trên cả
nước về vấn đề quản lý và xử lý CTRYT.
Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy tỷ lệ phát sinh CTRYT theo từng tuyến, loại
bệnh viện, cơ sở y tế rất khác nhau. Lượng CTR bệnh viện phát sinh trong quá trình
khám chữa bệnh mỗi ngày vào khoảng 429 tấn CTRYT, trong đó lượng CTRYT
nguy hại phát sinh ước tính khoảng 34 tấn/ngày.
Nếu phân chia lượng CTRYT nguy hại theo địa bàn thì 35% lượng CTRYT
nguy hại tập trung ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; 65% còn lại ở các tỉnh, thành
khác.
Một trong những phương pháp xử lý, tiêu hủy CTRYT phổ biến trên thế giới
hiện nay là phương pháp đốt ở nhiệt độ cao. Sử dụng phương pháp này sẽ đảm bảo
tiêu hủy triệt để các nguồn lây nhiễm các loại bệnh tật như: HIV/AIDS, viêm gan
1
LVTN: Thiết kế lò đốt CTRYT bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định SVTH. Lê Thị Khánh Hòa
virus, viêm não, lao, tả, lỵ, thương hàn,... đồng thời phần tro còn lại sau khi đốt có
dung tích nhỏ, chỉ còn 5 - 12% khối lượng CTR ban đầu và có thể sử dụng làm vật

1.3. MỤC TIÊU.
− Đảm bảo đốt hết lượng CTRYT có thể đốt của bệnh viện thải ra.
− Thiết kế được lò đốt CTRYT đạt tiêu chuẩn môi trường.
1.4. NỘI DUNG LUẬN VĂN.
− Khái quát, thống kê tình hình thải, thu gom và xử lý CTRYT tại bệnh
viện.
− Đánh giá nguồn thải, các tác động của CTRYT đến môi trường.
− Đề nghị các phương pháp xử lý CTRYT.
− Thiết kế lò đốt CTRYT có công suất phù hợp với quy mô của bệnh viện.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
− Thu thập tài liệu từ thầy cô, sách, báo, internet, ...
− Tham quan thực tế tại bệnh viện, phỏng vấn trực tiếp người có trách
nhiệm quản lý lượng CTR của bệnh viện, công nhân vệ sinh .
− Phỏng vấn gián tiếp qua điện thoại, internet, …
− Thực tập thực tế tại công ty môi trường Việt Úc VINAUSEN, tìm hiểu về
công nghệ đốt.
− AutoCAD, Excel, Word,...
1.6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
− Không gian: Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
− Thời gian: 6 tháng, kể từ ngày thực tập cho đến khi kết thúc, hoàn thành
luận văn.
− Đối tượng: Lượng CTRYT thải ra hàng ngày của BVĐK tỉnh Bình Định.
3
LVTN: Thiết kế lò đốt CTRYT bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định SVTH. Lê Thị Khánh Hòa
1.7. Ý NGHĨA LUẬN VĂN.
- Môi trường
+ Giảm thiểu phát thải chất thải nguy hại vào môi trường, phòng chống
ô nhiễm môi trường.
+ Góp phần tạo cảnh quan cho môi trường xung quanh.
- Kinh tế

xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy.
5
LVTN: Thiết kế lò đốt CTRYT bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định SVTH. Lê Thị Khánh Hòa
− Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây
nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc tiêu
hủy.
− Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mất khả
năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường.
2.1.2. Phân loại.
Theo điều 5 và điều 6 QĐ 43/2007 - Bộ Y tế, căn cứ vào các đặc điểm lý, hóa,
sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân loại theo 5
nhóm sau:
− Chất thải lây nhiễm
− Chất thải hóa học nguy hại
− Chất thải phóng xạ
− Bình chứa áp suất
− Chất thải thông thường
* Chất thải lây nhiễm
− Chất thải sắc nhọn (lọai A): là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc
thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền,
lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn
khác sử dụng trong hoạt động y tế.
− Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): là chất thải bị thấm máu, thấm dịch
cơ thể và các chất thải phát sinh từ các buồng bệnh cách ly.
− Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): là chất thải phát sinh trong các
phòng xét nghiệm như bệnh phẩm và các dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
− Chất thải giải phẫu (loại D): bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người,
nhau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
* Chất thải hóa học nguy hại
− Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.

2.1.3. Thành phần và tính chất nguy hại của chất thải y tế.
∗ Thành phần rác thải y tế :
Bảng 1.1. Thành phần CTR ngành y tế
STT Thành phần rác thải y tế
Tỷ lệ
%
Có (không có) thành phần
chất thải nguy hại
1 Các chất hữu cơ 52.9 Không
2 Chai nhựa PVC, PE, PP 10.1 Có
7
LVTN: Thiết kế lò đốt CTRYT bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định SVTH. Lê Thị Khánh Hòa
3 Bông băng 8.8 Có
4 Vỏ hộp kim loại 2.9 Không
5
Chai lọ xilanh thủy tinh, ống
thuốc thủy tinh
2.3 Có
6 Kim tiêm, uống tiêm 0.9 Có
7 Giấy 0.8 Không
8 Các bệnh phẩm sau khi mổ 0.6 Có
9
Đất, cát, sành sứ và các chất rắn
khác
20.9 Không
Tổng 100
Nguồn: Quản lý chất thải rắn – T.1 Chất thải rắn đô thị - GS.TS Trần Hiếu Nhuệ
∗ Tính chất của CTRYT.
Theo phụ lục III công ước Basel và Quyết định số 23/2006/QĐ – BTNMT về
việc ban hành danh mục chất thải nguy hại, chất thải y tế nguy hại có các tính chất

− Sơ đồ tổ chức tại bệnh viện
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH
Ban giám đốcĐảng ủy Công đoàn
Phòng chức
năng
Khoa cận lâm
sàng
Khoa lâm sàng
Kế hoạch
tổng hợp
Thăm dò chức
năng
Nội tổng
hợp
Khoa nhi sơ
sinh
Ngoại thần kinh
– cột sống
Tổ chức cán
bộ
Tài chính kế
toán
Điều dưỡng
Hành chính
quản trị
Chỉ đạo
tuyến
Vật tư y tế
Giải phẫu
bệnh

Ngoại ung bướu
Ngoại tổng hợp
Phục hồi chức
năng
Ngoại tiết niệu
Khoa khám
9
LVTN: Thiết kế lò đốt CTRYT bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định SVTH. Lê Thị Khánh Hòa
2.2.2. Hiện trạng môi trường tại bệnh viện.
∗ Cơ sở vật chất phục vụ bảo vệ môi trường cho bệnh viện.
Hiện tại, bệnh viện đã đầu tư nhiều cho vấn đề BVMT cùng với sự hỗ trợ của
viện Pastuer Nha Trang. Pastuer Nha Trang đã đầu tư cho bệnh viện:
- 7 xe đẩy để thu chất thải
+ 5 xe màu xanh
+ 2 xe màu vàng
- Thùng rác:
+ Loại 120 l: bao gồm 30 thùng màu xanh và 10 thùng màu vàng
+ Loại 20 l : bao gồm 40 thùng để phân bố dọc hành lang cho các khoa phòng
- Xô nhỏ
10
LVTN: Thiết kế lò đốt CTRYT bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định SVTH. Lê Thị Khánh Hòa
+ 100 màu xanh
+ 100 màu vàng
- Nhãn decal chất thải y tế:
+ Loại lớn 220 cái
+ Loại nhỏ 500 cái
- Nhãn decal chất thải sinh hoạt
+ Loại lớn 200 cái
+ Loại nhỏ 500 cái
- Thùng đựng vật sắc nhọn bằng giấy màu vàng: 5.000 thùng.

thùng chứa màu vàng. Nhân viên thu gom đưa về nhà chứa CTRYT bằng xe
đẩy màu vàng, công ty môi trường đô thị thu 1 lần /ngày vào 15h30’ hàng ngày,
sau đó đưa về bệnh viện lao – bệnh phổi để tiêu hủy bằng lò đốt chất thải nguy
hại.
+ Chất thải gây độc tế bào: đựng trong các túi màu đen và thu gom vào các túi
màu đen. Lượng chất thải này chỉ phát sinh từ khoa ngoại ung bướu nên lượng
phát sinh không lớn. Hiện lượng chất thải này vẫn thu gom và xử lý chung với
CTRYT.
+ Các vật sắc nhọn được đựng trong các hộp đựng vật sắc nhọn màu vàng,
lượng chất thải này được thu gom và xử lý cùng với CTRYT.
+ Chất thải có khả năng tái chế: được đựng trong túi màu trắng, được các khoa,
phòng chuyển đến khoa CNK và lưu trữ tại kho của khoa CNK, mỗi tháng được
bán 1 lần.
− Tổng lượng chất thải phát sinh từ bệnh viện:
+ Chất thải sinh hoạt: 140 m
3
/ tháng
+ Chất thải y tế nguy hại từ 170 – 240 kg/ ngày
+ Chất thải tái chế: 4.200 – 4.300 kg/ tháng
12
LVTN: Thiết kế lò đốt CTRYT bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định SVTH. Lê Thị Khánh Hòa
∗ Thành tựu BVMT tại bệnh viện.
− Vấn đề môi trường luôn được khoa CNK quan tâm, các nhân viên trong khoa
CNK luôn kiểm tra việc phân loại, thu gom chất thải hàng ngày của các nhân viên
y tế bệnh viện. Hàng ngày nhân viên giám sát và nhân viên thu gom chịu trách
nhiệm giám sát việc cân, thu chất thải y tế tại bệnh viện.
− Cảnh quan môi trường bệnh viện được nâng cao khi trang bị các loại thùng
rác đẹp và đúng quy cách, lượng chất thải của bệnh viện được thu gom sạch sẽ.
− Bệnh viện cũng đã xây dựng con đường thu chất thải ở phía sau bệnh viện,
bao quanh toàn bộ các khu vực đặt thùng rác, đảm bảo thu gom triệt để mà không

− Sửa chữa, nâng cấp lại hệ thống cống thoát nước, thu nước về trạm xử lý nước
thải y tế. Nâng cấp hệ thống xử lý nước thải y tế phù hợp với lượng nước thải
phát sinh của bệnh viện.
− Mở các lớp tập huấn theo định kỳ 2 lần/ năm cho các nhân viên y tế để ôn lại
kiến thức và có kiểm tra, đánh giá kiến thức trước tập huấn.
− Các nhân viên mới vào bệnh viện đều phải qua lớp tập huấn phân loại chất
thải và kiểm tra đánh giá kiến thức trước khi làm việc.
− Bệnh viện cần đầu tư thêm một số thùng rác có nắp di động để đặt tại khu
khám và khu có nhiều người nhà bệnh nhân.
− Phân khu vệ sinh cho toàn bệnh viện, mỗi người trong đội vệ sinh ngoại cảnh
chịu trách nhiệm từng khu rõ ràng, tránh việc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
14
LVTN: Thiết kế lò đốt CTRYT bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định SVTH. Lê Thị Khánh Hòa
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
3.1. MÔ HÌNH XỬ LÝ CTRYT:
Đối với các cơ sở y tế trong thành phố, có thể áp dụng một trong hai mô
hình xử lý sau:
− Xây dựng và vận hành trạm xử lý CTRYT tập trung cho toàn thành
phố.
− Xây dựng và vận hành trạm xử lý CTRYT theo cụm bệnh viện, trung
tâm y tế.
Đối với các cơ sở y tế tại nông thôn, do tồn tại hạn chế là khoảng cách
giữa các cơ sở khá xa nhau, nên lưu thông bị hạn chế. Do vậy, trong trường
hợp này, biện pháp xử lý cục bộ tại cơ sở là tối ưu nhất.
3.2. TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP.
3.2.1. Phương pháp khử trùng.
∗ Phương pháp khử khuẩn bằng hóa chất:
Đặc điểm của phương pháp này là dung dịch khử trùng tấn công vào cơ thể vi
sinh vật sống để tiêu diệt chúng. Vì vậy, điều quan trọng là nồng độ thuốc khử
trùng và thời gian ngâm phải đúng nếu không sẽ không có hiệu quả.

lâu hơn.
Sử dụng đơn giản, thuận tiện, chủ yếu dùng để khử trùng các dụng cụ nhưng ở
nhiệt độ cao nó làm giảm chất lượng của các dụng cụ.
16
LVTN: Thiết kế lò đốt CTRYT bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định SVTH. Lê Thị Khánh Hòa
+ Tiệt trùng bằng hơi nước bão hòa ở nhiệt độ và áp suất cao :
Theo phương pháp này, người ta tạo ra một môi trường có nhiệt độ cao từ 115
o
C
- 135
o
C với áp suất dư từ 0,5 - 2,0 bar để nén và tăng va đập vào vi khuẩn, virus
nhằm tiêu diệt chúng nhanh.
Đây là phương pháp có ưu điểm hơn cả, hiệu quả tiệt trùng cao, không làm hủy
hoại vật hấp, thời gian tiệt trùng ngắn ...
Phương pháp này có nhược điểm như chất thải phải được băm nhỏ trước khi khử
trùng, những thiết bị băm hoặc nghiền thường hay bị sự cố cơ khí. Hiệu quả khử
khuẩn không ổn định, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện vận hành. Chi phí đầu tư
ban đầu cao, chi phí vận hành thấp và ít có tác động tới môi trường. Sau khi khử
khuẩn, chất thải được loại bỏ như chất thải sinh hoạt.
∗ Phương pháp chiếu vi sóng:
Ở phương pháp này người ta dùng tia và sóng điện từ thích hợp để kìm hãm sự
phát sinh và phát triển của vi khuẩn, với cường độ đủ lớn có thể tiêu diệt chúng.
Thông dụng người ta sử dụng đèn cực tím tạo ra chùm tia có bước sóng quanh bước
sóng 260nm ta vẫn quen gọi là đèn khử trùng. Hiệu quả tiệt trùng bị hạn chế, nó
chịu ảnh hưởng của nguồn điện, nhiệt độ, độ ẩm môi trường và thể tích khối không
khí cần khử trùng.
Phương pháp chiếu vi sóng được sử dụng rộng rãi tại một số nước tiên tiến. Tuy
vậy, phương pháp này đòi hỏi vốn đầu tư thiết bị tương đối cao nhiều thiết bị kiểm
tra chất lượng sau khi chiếu.

cần hóa rắn
XI MĂNG
CÁT
NƯỚC,
POLYMER
KIỂM TRA
LƯU KHO
18
LVTN: Thiết kế lò đốt CTRYT bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định SVTH. Lê Thị Khánh Hòa
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ ổn định hóa rắn chất thải
Mô tả quy trình xử lý:
Hóa chất ở thể rắn sau khi nghiền vụn cùng với phần cặn lắng sinh ra sau quá
trình xử lý hóa chất, cặn tro sinh ra sau quá trình đốt chất thải được đưa vào máy
trộn. Các chất phụ gia như xi măng portland, cát và polymer được bổ sung vào để
thực hiện quá trình hòa trộn khô, sau đó tiếp tục bổ sung nước vào để thực hiện quá
trình hòa trộn ướt. Sau thời gian hòa trộn cần thiết, hỗn hợp được cho vào các
khuôn lập phương. Sau 28 ngày bảo dưỡng khối rắn, quá trình đóng rắn diễn ra làm
cho các thành phần ô nhiễm hoàn toàn bị cô lập. Khối rắn được kiểm tra các chỉ tiêu
về khả năng rò rỉ và cường độ chịu nén, sau đó được lưu kho cẩn thận và mang đi
chôn lấp an toàn.
Phương pháp này có ưu điểm là ngăn được mầm bệnh phát tán ra môi trường
ngoài. Tuy nhiên, với lượng CTRYT phát sinh hàng ngày của nước ta hiện nay,
phương pháp này không thể sử dụng được. Có nhiều nguyên nhân như:
− Lượng chất thải phát sinh lớn.
− Hóa rắn chỉ ngăn chặn phát tán thành phần nguy hại, không làm giảm thể tích
chất thải, thậm chí còn tăng thêm khi có thêm các thành phần phụ gia. Do đó,
tăng diện tích đất chôn lấp, tăng chi phí xử lý.
3.2.4. Phương pháp đốt.
Thiêu đốt là phương pháp xử lý CTRYT được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Tại các nước tiên tiến, lò đốt CTRYT luôn đi đồng bộ với xử lý khí thải. Đốt chất


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status