MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRẺ CÁ BIỆT Ở LỨA TUỔI MẦM NON - Pdf 33

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN KRÔNG NĂNG

******


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC TRẺ CÁ BIỆT Ở LỨA TUỔI MẦM NON

GV Thực hiện: Lương Thị Soạn
Đơn vị : Trường Mầm Non Hoa Lan
Năm học 2012 – 2013
1


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN KRÔNG NĂNG

**********

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC TRẺ CÁ BIỆT Ở LỨA TUỔI MẦM NON

GV Thực hiện: Lương Thị Soạn
Đơn vị : Trường Mầm Non Hoa Lan
Eatóh ngày 9/03/2013

2


I.2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.
* Mục tiêu:
- Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
chịu trách nhiệm chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền
móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Nếu không làm tốt việc chăm
sóc - giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết sức khó khăn,
phức tạp. Vậy là cô giáo mầm non phải trang bị cho trẻ những gì tốt nhất kể cả về
mặt vật chất và tinh thần một cách toàn diện. Nhằm giúp trẻ cá biệt có những hành
vi lời nói việc làm đúng đắn tiến bộ hơn.
- Bên cạnh đó cô luôn phải tận tình, gần gũi giúp đỡ trẻ để trẻ không mặc cảm
mà phải tự tin về mặt tâm lý cũng như những việc mình đã làm.
* Nhiệm vụ:
- Đứng trước trường hợp cháu cá biệt như vậy là một giáo viên mầm non tôi
xem cháu như con mình không hiểu sao cháu không như những cháu khác điều đó
thôi thúc bổn phận và nhiệm vụ phải đem hết mọi khả năng bằng tình yêu thương
của mình để tìm ra biện pháp giáo dục cháu đạt được kết quả tốt nhất.
* Luôn nhắc nhở uốn nắn cháu kịp thời.
* Gần gũi, trò chuyện, tình cảm với cháu thường xuyên trong mọi hoạt động.
* động viên, khích lệ, nêu gương kịp thời.
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Đối tượng trẻ cá biệt: Cháu Trần Quyền là học sinh lớp lá 3, trường mầm
non Hoa Lan. Eatóh, Krông Năng.
- Địa chỉ gia đình cháu: Tân Trung B, Eatóh, Krông Năng.
4


I.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Cô giáo thường xuyên tìm hiểu nguyên nhân và có cách thực hiện giải pháp,
biện pháp về tính cách cá biệt cháu Trần Quyền trong năm học 2012 - 2013
I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

hóa sự việc một cách có hệ thống.
- Đáng tiếc hơn vẫn còn một số trẻ thiếu sự quan tâm của gia đình, phó mặc
cho cô giáo và nhà trường, do đó trẻ bị thiệt thòi hạn chế rất nhiều về mặt nhận
thức.
- Từ những vướng mắc ấy mỗi giáo viên cần có cách nhìn thực tế, nhìn xa
trông rộng, tìm ra một số phương pháp, biện pháp tối ưu trong việc giáo dục trẻ có
đức tính tốt như các bạn trong lớp.
b/ Thành công - hạn chế.
* Thành công.
- Tôi xem cháu Trần Quyền như chính con ruột của mình, luôn gần gũi dành
nhiều tình cảm yêu thương chăm sóc cháu đồng thời thực hiện đúng các giải pháp,
biện pháp, thường xuyên giáo dục cháu ở mọi lúc mọi nơi từ đó cháu đã thay đổi
dược tính cách cá biệt của mình, đến nay cháu có được đức tính tốt như các bạn
trong lớp, trong trường.
* Hạn chế.
- Do đặc diểm tâm sinh lý của cháu và không được học qua lớp mầm, chồi vì vậy
vào lớp lá đầu năm học cháu chưa có thói quen nề nếp, học tập như các bạn trong
lớp.
- Phụ huynh chưa thực sự dành tình cảm, thời gian chăm sóc, giáo dục con mình,
c/ Mặt mạnh – mặt yếu.
* Mặt mạnh.
- Tôi thực hiện đúng các giải pháp, biện pháp, phương pháp xử lý các tình huống
của cháu một cách có khoa học, linh hoạt, khéo léo, nhẹ nhàng giúp cháu tự tin,
tinh thần thoải mái trong hoạt động hàng ngày.
* Mặt yếu.
6


- Tôi chưa có nhiều thời gian dành riêng cho cháu đồng thời cháu không loại bỏ
hết tính cá biệt của bản thân, Mà phải khắc phục từ từ để hoàn thiện được tính cách

e/ Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
- Thông qua các hoạt động hàng ngày ở lớp và qua quan sát tôi nhận thấy
cháu thường rất hiếu động, khó bảo, cháu rất thích làm thủ lĩnh, nhưng chính mình
lại rất vô trật tự, luôn làm khác mọi người để gây sự chú ý, hầu như mọi nề nếp
sinh hoạt trong lớp, cháu không chịu đi vào kỷ luật, sáng sớm đến trường đã quậy
phá rất lâu và đòi mua đủ thứ, nếu không đáp ứng thì la hét rất to, và hay nói tục,
chửi bới cả cha mẹ.
- Lúc hoạt động vui chơi bé luôn chọn phần nhất về mình, không chịu nhún
nhường người khác, nếu vật nào không vừa ý thì đẩy cho bạn, nếu bạn phản đối thì
ném lung tung, vùng vằng, đánh bạn. Khi được sự nhắc nhở, chỉ bảo của cô thì
cháu phản ứng bằng sự, bất cần có khi chửi thề lại cô giáo.
- Về nhận thức, sự chú ý của cháu rất hạn chế, đứng trước những thái độ của
cháu, cô giáo hầu như luôn nổi nóng với cháu và đã sử phạt cháu bằng biện pháp
mạnh một cách công khai, khiến cho cháu ngày càng bướng bỉnh hơn trước.
- Cô phải gây tình cảm nhẹ nhàng, gần gũi, yêu thương, chăm sóc cháu có
khoa học, linh hoạt, khéo léo, tạo điều kiện cho cháu hoạt động ở mọi lúc mọi nơi
từ đógiúp cháu hoàn được nhân cách của bản thân.

8


* Một số ví dụ về tính cách, hành vi của cháu Trần Quyền:
Ví dụ 1: vào buổi sáng hoạt động ngoài trời.

9


10



lớp, chính vì hay được nêu tên như thế, nên dưới con mắt của các bạn, đều cho bạn
Quyền là một người xấu, dù cho ngày đó có sửa đổi, cố gắng nhưng cũng chẳng
được một ai thừa nhận.
14


- Nếu cháu có những lời nói, hành vi đúng tôi kịp thời nêu gương cháu trước
lớp để khích lệ cho cháu ngày một tiến bộ hơn. Tâm lý của con người thích được
khen hơn là chê. Nhất là đối với trẻ lúc nào cũng muốn được khen và khen nhiều ở
tất cả các ngày trong tuần vào giờ nêu gương cuối ngày trước khi cắm cờ.
- Ngoài ra vào mỗi sáng tôi thường đưa ra những tiêu chuẩn bé ngoan về lễ
giáo để trẻ thực hiện.
- Cuối tuần bao giờ cũng có tiết mục kể chuyện về gương tốt, tuần nào cũng
vậy tôi không bao giờ bỏ qua.
Ví dụ: Tuần 3 tháng 10 tôi kể chuyện "Tích Chu" cho trẻ nghe. Tôi giáo dục
cháu theo nhân vật trong truyện cần nhấn mạnh tới cháu Trần Quyền nên làm
nhiều việc tốt để cho bạn khác học tập.
- Tuần khác tôi kể cho trẻ nghe "Sự tích cây vú sửa"... hoặc những câu
chuyện có tính giáo dục và về các hoạt động có văn hoá do tôi đặt ra hoặc sưu tầm,
những giờ như vậy trẻ rất thích lắng nghe, nhằm kích thích trẻ học ngoan, muốn
được cắm cờ, trẻ sẽ nỗ lực như ý muốn. Vì trẻ ở lứa tuổi này thích động viên khen
ngợi, được khen trẻ thêm tự tin và hào hứng thực hiện tốt yêu cầu của cô.
Ví dụ : Khi cháu đang xô đẩy bạn trong lúc xếp hàng, tôi nhắc cháu một
cách gián tiếp “ À cô thấy lớp mình ai cũng xếp hàng ngoan này, như bạn An, bạn
thảo này”. Nghe thế cháu Trần Quyền liền tự động xếp hàng. Tôi liền nói :” À cô
thấy bạn Hoa rất là ngoan đấy”. từ đó về sau tôi thường dùng cách này để giáo dục
cháu Quyền, cháu cảm thấy hứng thú, tự tin sửa đổi tính cách của mình thực hiện
theo bạn có nề nếp trong giờ học.
II.3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP:
a/ Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.

nhằm giúp cháu từng bước hình thành nhân cách cho cháu. Bên cạnh đó môi
trường và cảnh quan sư phạm cũng góp phần hình thành cho trẻ những hành vi văn

16


minh để dần dần hoàn thiện nhân cách tốt đẹp của truyền thống con người Việt
Nam phù hợp với mọi chuẩn mực đạo đức xã hội một cách tự nguyện.
- Cô giáo có vai trò chủ đạo trong việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo
đức của cháu ở tất cả các hoạt động trong ngày, giờ đón trẻ, giờ chơi, giờ học, giờ
ngủ và bình cờ cuối ngày, đưa cháu vào nề nếp thói quen học tập, ngoan ngoãn, lễ
phép với những người xung quanh.
d/ Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
- Đứng trước trẻ cá biệt, theo tôi cần có mối quan hệ giữa giải pháp, biện
pháp giáo dục cháu cụ thể:
- Cô giáo là người mẫu mực để trẻ noi theo, những thái độ, hành vi, tính cách
của cháu trong suốt năm học, sửa sai khuyết điểm, hình thành cho cháu thực hiện
nhân cách chuẩn mực, phát huy sự thay đối tiến bộ của cháu.
- Đối với môi trường sống, dĩ nhiên khó thay đổi, nhưng hạn chế việc cháu
tiếp xúc với những người thiếu văn hóa, để cháu bớt nghe những lời nói thô lỗ,
ngay cả bố mẹ không nên nói những lời này trước mặt con.
- Gia đình cần dành thời gian để chăm sóc quan tâm con hơn. Vì khi cháu
được đầy tình thương, cháu sẽ dễ thương với mọi người.
- Đối với tôi, khi dùng biện pháp mạnh để giáo dục cháu, thấy không hiệu
quả gì, nên tôi thay đổi cách giáo dục khác là dùng tình thương và sự khích lệ, để
bù đắp một phần nào sự thiếu hụt tình cảm của cháu, tôi đã tận dụng hết mọi cái cố
gắng của cháu để khen ngợi và khích lệ một cách công khai.
e/ Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học về vấn đề nghiên cứu
- Từ đó, tôi thấy cháu ngoan hơn, đáng yêu và dễ thương hơn với mọi người,
việc học của cháu đã có những phần tiến bộ rõ rệt. Cháu biết chào hỏi ngoan ngoãn

thương ta mới có cách để làm cho đối tượng trở nên tốt đẹp.
- Phải thường xuyên thực hiện giờ nêu gương và kể chuyện hàng tuần hoặc tổ
chức văn nghệ để động viên tinh thần trẻ.

18


- Gia đình của trẻ thật sự là mái ấm đầy tình thương, bố mẹ là những tấm
gương sáng và mẫu mực về hành vi ứng xử, chăm sóc, tinh thần trách nhiệm đối
với trẻ.
III.2. KIẾN NGHỊ .
* Đối với gia đình tôi đã đề xuất ý kiến với họ như sau:
- Thận trọng trong cách nói cháu khỏi bắt chước.
- Hạn chế cho cháu qua lại, hoặc nghe ngóng những lời không tốt, nên tạo điều
kiện cho cháu được vui chơi lành mạnh.
- Hãy quan tâm chăm sóc đến con, không chỉ cho chúng ăn, mặc mà hãy cho
con sự che chở yêu thương, giáo dục đúng đắn.
- Nên tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với cô giáo để giáo dục cháu cho đồng bộ.
* Về phía cô giáo
- Không nên thành kiến, trách mắng trẻ giữa lớp, giáo dục cháu bằng tình
thương yêu, nên kìm hãm nóng giận.
- Đừng hạn chế những lời khích lệ, dù cháu chưa tốt lắm vì lời khích lệ sẽ làm
cho cháu được lớn lên.
- Nên đến thăm hỏi gia đình và cùng nhau tìm cho ra nguyên nhân để biết cách
giáo dục đúng đắn, tạo cho cháu có đức tính tốt ngay từ thuở ban đầu.

Eatóh, Ngày 2 tháng 3 năm 2013
Người viết

Lương Thị Soạn

NHẬN XÉT CỦA TRƯỜNG

NHẬN XÉT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KÝ TÊN

NGƯỜI ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI

21




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status