Ảnh hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả của một số giống dưa hấu trong vụ xuân hè 2015 trồng tại xã nghi liên thành phố vinh tỉnh nghệ an - Pdf 33

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ MAI HIÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC PHÂN BÓN ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG QUẢ CỦA MỘT SỐ GIỐNG DƯA
HẤU TRONG VỤ XUÂN HÈ 2015 TRỒNG TẠI
XÃ NGHI LIÊN – TP. VINH – TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGHỆ AN, 2015


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ MAI HIÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC PHÂN BÓN ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG QUẢ CỦA MỘT SỐ GIỐNG DƯA
HẤU TRONG VỤ XUÂN HÈ 2015 TRỒNG TẠI
XÃ NGHI LIÊN – TP. VINH – TỈNH NGHỆ AN



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng của bản thân,
tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân, tổ chức, đơn vị.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo trường Đại học Vinh,
ban chủ nhiệm khoa Nông Lâm Ngư đã truyền giảng cho tôi những kiến thức
cũng như kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn
PGS.TS Nguyễn Quang Phổ người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và đồng nghiệp đã động
viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng song với kiến thức và kinh nghiệm
còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của quý thầy, cô và các bạn để
khóa luận tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nghệ An, tháng 9 năm 2015
Học viên

Phạm Thị Mai Hiên


5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT
FAO


Nhiệt độ không khí tối cao

Tmin

Nhiệt độ không khí tố thấp

TTB

Nhiệt độ không khí trung bình

USD
STT

Đô la Mỹ
Số thứ tự


6

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1. Số lá và tuổi thọ lá của giống dưa hấu ...................................................7
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới (FAO, 2014).........................22
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng dưa hấu ở các địa phương năm 2012. 23
Bảng 2.1. Nguồn gốc các giống dưa hấu tham gia thí nghiệm.............................25
Bảng 2.2. Diễn biến một số yếu tố khí hậu tại Tp. Vinh.......................................27
Bảng 3.1. Tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ mọc mầm của các giống dưa hấu....................36
Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 của các giống dưa hấu ở
các mức phân bón...................................................................................................38
Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng đường kính thân của các giống dưa hấu ở các
mức phân bón.........................................................................................................43

của các giống dưa hấu............................................................................................54
Hình 3.5. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống dưa hấu ở các mức
phân bón ................................................................................................................59
....................................................................................................................................
Hình 3.6. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến khả năng chống chịu một số sâu
hại chính của các giống dưa hấu............................................................................63
Hình 3.7. Năng suất của các giống dưa hấu ở các mức phân bón ........................69
Hình 3.8. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến kích thước quả của các giống
dưa hấu ..................................................................................................................74
Hình 3.9. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến chất lượng quả của các giống
dưa hấu ..................................................................................................................76
Hình 3.10. Hiệu quả kinh tế của các mức phân bón trên các giống dưa hấu .......79


8

MỤC LỤC
Lời cam đoan.............................................................................................................i
Lời cảm ơn...............................................................................................................ii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt..................................................................iii
Danh mục các bảng số liệu.....................................................................................iv
Danh mục các hình...................................................................................................v
Mục lục....................................................................................................................vi
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................................3
3.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU............................................4

2.1. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................25
2.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................25
2.3. Vật liệu nghiên cứu.........................................................................................25
2.3.1. Giống dưa hấu..........................................................................................25
2.3.2. Phân bón...................................................................................................26
2.3.3. Diễn biến thời tiết khí hậu trong thời gian thí nghiệm..............................26
2.4. Phương pháp thực nghiệm..............................................................................28
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.................................................................28
2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.......................................................30
2.4.3. Quy trình kỹ thuật đang áp dụng trong sản xuất hiện nay.........................32
2.5. Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................35
2.6. Thời gian, địa điểm nghiên cứu......................................................................35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................36
3.1. Tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ mọc mầm của các giống dưa hấu.............................36
3.2. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến chiều dài cành cấp 1 của một số giống
dưa hấu...................................................................................................................36
3.3. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến đường kính thân của một số giống
dưa hấu...................................................................................................................41


10

3.4. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến sự phát triển của số lá trên cành cấp 1
của các giống dưa hấu............................................................................................45
3.5. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến số lá xanh còn lại trên cây khi thu
hoạch của các giống dưa hấu.................................................................................49
3.6. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến tỷ lệ hoa cái trên cây của một số
giống dưa hấu.........................................................................................................51
3.7. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến thời gian sinh trưởng phát triển của
các giống dưa hấu...................................................................................................55

được cho ta 15 kcals; 1,2g protein; 780 microgam vitamin A; 7mg vitamin C.
Việt Nam là một nước có vị trí địa lý nằm trong vành đai nhiệt đới đồng
thời có một diện tích đất cát rất lớn thích hợp cho việc trồng cây dưa hấu, nên từ
lâu cây dưa hấu đã trở thành một loại cây trồng quen thuộc với người nông dân ở
nhiều vùng trong nước. Tuy nhiên, từ trước tới nay người nông dân Việt Nam
trồng dưa hấu chủ yếu là để cung cấp cho thị trường trong nước, với mục đích
chính là ăn tươi vào mùa hè hoặc là thờ cúng vào ngày tết, do đó mà nhu cầu tiêu
thụ không lớn. Trong những năm gần đây khi cây dưa hấu không còn đơn thuần
phục vụ cho nhu cầu ăn tươi hay thờ tết mà nó còn được sử dụng cho ngành công
nghiệp chế biến để tạo ra nhiều sản phẩm như nước giải khát, bánh kẹo… thì nhu
cầu tiêu thụ dưa hấu ngày càng được mở rộng không những trong nước mà còn
có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Chính vì lý do trên mà những năm gần đây diện
tích trồng dưa hấu trong nước nói chung và vùng Bắc Trung Bộ nói riêng ngày
càng được mở rộng. Nhưng một vấn đề bất cập đang đặt ra cho những nhà kỹ
thuật nông nghiệp cũng như người trồng dưa hấu là làm sao tìm ra được những


12

giống dưa hấu có năng suất cao, phẩm chất tốt thay thế cho những giống dưa hấu
địa phương có năng suất thấp, phẩm chất kém đang được sử dụng trong nước
hiện nay.
Bên cạnh đó cũng như các loại cây trồng khác, muốn nâng cao năng suất,
chất lượng, khả năng chống chịu,…thì phải tạo mọi điều kiện thích hợp cho cây
trồng sinh trưởng, phát triển một cách tốt nhất. Trong quá trình sản xuất nông
nghiệp, ông cha ta đã đúc rút kinh nghiệm "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ
giống". Trong điều kiện hiện nay khi đã có đầy đủ thuận lợi về hệ thống tưới
tiêu, điều kiện chăm sóc, …thì công tác phân bón cho cây trồng là rất quan trọng.
Phân bón làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, tuy nhiên việc sử dụng một
lượng phân bón lớn không chỉ gây ra lãng phí trong sản xuất mà ở một chừng

phát triển, năng suất và chất lượng quả của một số giống dưa hấu trong vụ Xuân
Hè trên đất cát pha xã Nghi Liên – Tp. Vinh để xác định mức phân bón phù hợp
với điều kiện sản xuất dưa hấu ở vùng này. Thông qua thực nghiệm sử dụng các
mức phân bón khác nhau cho một số giống dưa hấu có triển vọng ở địa phương
để xác định mức phân bón hợp lý cho hiệu quả kinh tế lớn nhất có thể áp dụng
trong sản xuất tại địa phương.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Trên cơ sở khoa học, xác định được mức phân bón phù hợp với sinh
trưởng, phát triển của các giống dưa hấu trồng vụ Xuân Hè tại địa phương nhằm
đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm cơ sở khoa học cho các
công trình nghiên cứu về chế độ bón phân hợp lý đối với cây dưa hấu, góp phần
hoàn thiện quy trình thâm canh tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế của
chúng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm cơ sở thực tế cho việc
sử dụng mức phân bón hợp lý đối với một số giống dưa hấu để thử nghiệm ở
vùng đất địa phương.


14

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Nguồn gốc và phân loại cây dưa hấu
1.1.1. Nguồn gốc của cây dưa hấu
Dưa hấu - Citrullus lanatus (Thumb.) Mansf. thuộc nhóm cây hai lá mầm,
họ bầu bí (Cucurbitaceae), là loại cây trồng ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao, có
thể tham gia trong nhiều công thức luân canh khác nhau [2], [6].
Theo một số tài liệu nghiên cứu của Tạ Thị Thu Cúc, Hồ Hữu An,

Vào năm 800 sau công nguyên dưa hấu được trồng ở Ấn Độ và trở thành trung
tâm dưa hấu lớn thứ 2 trên thế giới. Dưa hấu du nhập vào Đ ông Nam Á
khoảng thế kỷ 15 và đưa vào Trung Quốc khoảng năm 1600 [8], [9], [13]….
Thế kỷ 13, những người Morocco (Ma-rốc) trong cuộc xâm chiếm đã đưa cây
dưa hấu đến với châu Âu, chúng xuất hiện lần đầu tiên ở nước Anh vào năm
1615. Dưa hấu được người châu Âu trồng phổ biến từ thế kỷ VI [2]. Dưa hấu
phát triển tốt ở những nơi có mùa hè nóng và kéo dài, chính vì vậy mà ở Bắc Âu
điều kiện trồng dưa hấu không phù hợp. Việc trồng dưa hấu ở châu Âu đã không
phát triển so với các vùng của châu Mỹ [30], [31]…
Carol Miles, Ph.D. (2005) [20] cho rằng cây dưa hấu có nguồn gốc từ
châu Phi, bằng chứng về sự canh tác dưa hấu được tìm thấy trong các thư tịch cổ
tại Ai-Cập và Ấn Độ từ 2500 năm trước Công nguyên. Dưa hấu có mặt tại châu
Mỹ khoảng năm 1600, được trồng đầu tiên tại Massachusetts vào năm 1629 và
đến giữa thế kỷ 17 chúng được trồng ở Florida [20]. Cho đến những năm 1980,
dưa hấu vẫn được coi là một loại trái cây theo mùa, nhưng hiện nay, nhờ sự đa
dạng về nguồn nhập khẩu và sản xuất nội địa, nên sản phẩm này luôn sẵn có
quanh năm.
Ở Việt Nam, lịch sử về cây dưa hấu gắn liền với câu chuyện Mai An
Tiêm trong truyền thuyết về các Vua Hùng. Với các tỉnh Nam Bộ, từ lâu dưa
hấu được xem là loại trái cây không thể thiếu trên mâm Ngũ quả trong ngày tết
cổ truyền của dân tộc [5].
1.1.2. Phân loại dưa hấu
Trong nhiều năm quả dưa hấu vẫn được phân loại là Citrullus
vulgarisschrrad. Nhưng đến năm 1963, thieret đã đặt tên chính xác là Citrullus
lanatus (thumb.) Mansf.


16

Coginiaux và Harms (1923) đã trích dẫn tài liệu của Shimotsuma cho rằng


17

1.2.2. Thân
Theo một số tài liệu đã nghiên cứu của một số tác giả (Tạ Thu Cúc, Hồ
Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà) cây dưa hấu thuộc loại cây thân thảo có đặc tính
là bò lan, sống hàng năm. Thân phủ nhiều lông dài, các đốt thân có tua cuốn chẻ
2 - 3 nhánh [5], [16]. Thân thường dài từ 2 - 6m, có nhiều mắt, mỗi mắt mang
một lá, chồi nách và vòi bám. Chồi nách phát triển thành dây nhánh như thân
chính, các chồi gần gốc phát triển mạnh hơn chồi gần ngọn [14]. Ở thời kỳ
đầu thân chính sinh trưởng là chủ yếu, sau khi thân dài khoảng 1m thì cành
cấp 1 mới sinh trưởng mạnh và duy trì trong thời gian tiếp theo [8].
1.2.3. Lá
Dưa hấu thuộc loại 2 lá mầm, hai lá mầm đầu tiên mọc đối xứng nhau qua
đỉnh sinh trưởng, lá mầm nhỏ. Lá mầm hình ovan có tác dụng nuôi cây trong giai
đoạn đầu nhưng tồn tại trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Lá
thật đơn, mọc xen, lá có hình tim, xẻ thùy nông hay sâu tùy thuộc từng giống.
Lá đầu tiên chẻ thùy nông [14]. Lá dưa hấu có cuống dài, ngắn tuỳ theo giống,
cuống lá có lông mềm. Phiến lá có màu xanh nhạt, kích thước 8 - 30cm, rộng
5 - 15cm, phiến lá chẻ 3 - 5 thuỳ lông chim, 2 mặt lá đều có lông ngắn [5] có
tác dụng bảo vệ và chống thoát nước. Người trồng dưa quan tâm tới độ lớn, sự
cân đối và thời gian duy trì lá mầm trên cây dài hay ngắn. Những yếu tố ảnh
hưởng tới chất lượng 2 lá mầm là dinh dưỡng, khối lượng hạt giống to hay nhỏ,
độ ẩm đất, nhiệt độ, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ làm lá bị co rút lại.
Quá trình nghiên cứu số lá, tuổi thọ lá của các tác giả (Tạ Thu Cúc, Hồ
Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà, 2000) đã cho kết quả như bảng sau [9].
Bảng 1.1. Số lá và tuổi thọ lá của giống dưa hấu
Tổng số lá trên cây thân chính
49,1


1.3.1. Yêu cầu về nhiệt độ
Là cây có nguồn gốc nhiệt đới và thuộc nhóm cây ngắn ngày nên cây dưa
hấu ưa nhiệt độ cao trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, nhiệt độ thích
hợp để cây sinh trưởng là 20 – 30oC, dưới 18oC cây sinh trưởng không bình
thường. Nhiệt độ dưới 15oC cây ngừng sinh trưởng và phát triển, tỷ lệ đậu trái
thấp và trái lớn rất chậm làm ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất [2]. Theo
Purseglove (1974) dưa hấu phát triển tốt ở vùng khô nóng với sự dồi dào về ánh
sáng.
Nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình nảy mầm của hạt là 28 – 30 oC. Thời
kỳ cây con thích hợp nhất là 28 – 30oC vào ban ngày và 20oC vào ban đêm. Thời
kỳ nở hoa là 25oC, nếu nắng nóng quá sẽ cản trở quá trình thụ phấn. Quả phát
triển thuận lợi ở nhiệt độ 28 – 30 oC, nếu nhiệt độ thấp quả sẽ phát triển chậm,
màu quả nhợt nhạt, chất lượng kém, năng suất thấp [9], [14].
1.3.2. Yêu cầu về ẩm độ


19

Dưa hấu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, khô, nên cây có khả năng chịu
hạn. Khí hậu khô ráo là điều kiện thuận lợi cho cây phát triển tốt, mặt đất khô
cũng thuận lợi cho dưa sinh trưởng. Mưa nhiều làm mặt đất ẩm ướt, cây sẽ ra
nhiều rễ bất định trên thân và hấp thụ nhiều dinh dưỡng làm dây lá phát triển
mạnh, sum xuê và ảnh hưởng đến sự đậu quả. Nếu ẩm độ không khí cao, lá và
quả thường dễ mắc bệnh thán thư, thân dễ bị bệnh chảy gôm và nứt thân [6].
Do trong quả có chứa nhiều nước nên giai đoạn quả phát

triển sẽ cần

nhiều nước, tuy nhiên khi quả gần chín cần giảm lượng nước để quả tích lũy
đường, giai đoạn này cần cung cấp nước đều đặn vì nếu gặp khô hạn khi tưới

tăng cường bón phân hữu cơ để cải tạo đất, so với các cây trong nhóm dưa hấu
chịu được độ pH lớn hơn 1 chút. Tuy nhiên ở độ pH đất thấp (đất chua) dưa hấu
dễ bị bệnh hại.
1.3.5. Yêu cầu về dinh dưỡng
Cũng như những cây trồng khác, dưa hấu cần có đầy đủ các nguyên tố
dinh dưỡng từ đa lượng, trung lượng và vi lượng. Theo Trần Khắc Thi [13] và
Tạ Thu Cúc [9] thì sự cân bằng 3 yếu tố N, P, K là yêu cầu quan trọng đối với
sự tăng trưởng, sản lượng và chất lượng trái dưa hấu, thời kỳ đầu sinh trưởng
cần N và P. Cuối thời kỳ sinh trưởng cần kali và lân, 2 yếu tố này góp phần cải
thiện chất lượng thịt quả. Dưa hấu hầu như không tỏ ra bất cứ mọi sự phản ứng
đặc biệt nào với sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng trong đất.
Theo Trần Khắc Thi và cộng sự [14], vai trò của một số nguyên tố dinh
dưỡng chính đối với cây dưa hấu như sau:
Đạm: Giúp cây con tăng trưởng nhanh, quả nhanh lớn. Cần bón khi cây
bắt đầu ngả ngọn và sau khi đậu quả. Nếu thiếu đạm, cây phát triển chậm, đốt
ngắn, lá nhỏ, quả nhỏ. Ngược lại nếu thừa đạm cây sẽ sinh trưởng thân lá
mạnh, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh kém, quả
non dễ rụng, chín chậm, nhiều nước, vị nhạt, khó bảo quản và mau thối quả.
Lân: Làm hệ rễ phát triển mạnh ở giai đoạn đầu, giúp cây nhanh ra hoa,
dễ đậu quả, thịt quả chắc. Khi thiếu lân tốc độ sinh trưởng của cây giảm, ít
nhánh, lá mỏng, năng suất thấp.


21

Kali: Giúp cây cứng cáp, tăng khả năng chống chịu, thúc đẩy quá trình
chuyển hóa đường trong giai đoạn quả chín, làm cho thịt quả chắc, vỏ cứng dễ
vận chuyển, bảo quản. Bón kali lúc sắp thu hoạch sẽ làm tăng chất lượng quả.
Các nguyên tố trung lượng và vi lượng: Các nguyên tố này cũng có vai trò
quan trọng đối với sự sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất dưa hấu.

chống lại các bệnh tim mạch và ung thư tuyến tiền liệt. Cà chua cũng vốn là loại
quả có chứa lượng chất lycopene, nhưng nó chỉ được “phát huy” khi nấu chín
với một ít dầu ăn. Dưa hấu không cần phải nấu và ngoài ra lượng lycopene
có trong dưa hấu nhiều hơn 40% so với lượng lycopene trong cà chua.
Cung cấp vitamin C: Một miếng dưa hấu to (tương đương với 2 cốc
nước ép) cung cấp một nửa lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Chống nhiễm trùng: Hai cốc nước ép dưa hấu cũng cung cấp cho cơ thể ¼
lượng α- carotin cần thiết hàng ngày. Cơ thể sử dụng chất này để tạo ra vitamin
A. Cơ thể thiếu α- carotin dễ bị virus xâm nhập, dễ bị nhiễm trùng và thị lực
bị ảnh hưởng.
Lành vết thương nhanh chóng: Dưa hấu là một trong những loại thực
phẩm hiếm hoi cung cấp chất citrulin, một loại chất axit amin có tác dụng làm
lành vết thương. Chất này có nhiều hơn ở phần vỏ của dưa nhưng mọi người
thường hay bỏ đi.
Giảm stress: Dưa hấu là nguồn cung cấp kali dồi dào, giúp kiểm soát
huyết áp của cơ thể. Trong những buổi sum họp gia đình, dưa hấu là thức ăn
hợp lý khiến mọi người thư giãn, không căng thẳng.
Thoả cơn khát: Chỉ có khoảng 96 calo trong 2 cốc nước ép dưa hấu, còn
lại là hàm lượng chất lỏng cao giúp bạn thoả cơn khát. Vì thế hãy coi dưa hấu là
một giải pháp tuyệt vời khi cổ họng bạn đang khát khô [36].
1.5. Khái niệm về bón phân cân đối và hợp lý
1.5.1. Khái niệm về bón phân cân đối và hợp lý
Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật được thực hiện phổ biến,
thường mang lại hiệu quả lớn, nhưng cũng chiếm phần khá cao trong chi phí sản
xuất nông nghiệp.
"Bón phân cân đối được hiểu là cung cấp cho cây trồng đúng các chất
dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho
từng đối tượng cây trồng, đất, mùa vụ cụ thể, đảm bảo năng suất" [35].





24

1.5.2. Vai trò của việc bón phân cân đối và hợp lý
Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất
định với những tỷ lệ nhất định giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó,
cây sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả những khi có các chất dinh dưỡng
khác ở mức thừa thải.
Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà còn có
ảnh hưởng qua lại trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng của nhau.
Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối
các yếu tố dinh dưỡng. Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tuỳ thuộc vào lượng phân
bón được sử dụng. Tỷ lệ cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng cũng khác nhau
ở các loại đất khác nhau. Điều cần lưu ý là không được bón phân một chiều, chỉ
sử dụng một loại phân mà không chú ý đến việc sử dụng các loại phân khác.
Bón phân không cân đối không những không phát huy được tác dụng tốt
của các loại phân, gây lãng phí mà còn có thể gây ra những tác dụng không tốt
đối với năng suất cây trồng và đối với môi trường. Bón phân cân đối có các tác
dụng tốt là:
* Ổn định và nâng cao độ phì nhiêu của đất:
Bón phân cân đối có thể làm ổn định và nâng cao độ phì nhiêu cho đất do
cây trồng không phải khai thác kiệt quệ các chất dinh dưỡng mà ta không cung
cấp cho nó. Bón phân cân đối không chỉ bù đắp lượng dinh dưỡng cây trồng lấy
đi mà còn làm cho đất tốt lên nhờ lượng thực vật còn lại sau mỗi vụ thu hoạch
tăng lên.
* Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất:
Việc tăng vụ, sử dụng các giống mới... chỉ có hiệu quả nếu biết áp dụng
bón phân cân đối. Bón phân cân đối cho phép phát huy cao tiềm năng năng suất
của tất cả các loại cây trồng.

1.6.1. Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới
Ở các nước trên thế giới, vai trò của phân bón trong việc tăng năng suất,
phẩm chất cây trồng và tăng độ phì của đất đã được xác nhận.
Nhà bác học Rumani Davideson (5/1957) trong hội nghị quốc tế đã nói:
“Cơ sở nông nghiệp là độ phì nhiêu của đất và cơ sở của độ phì nhiêu của đất là
phân bón. Nhờ có phân bón mà diện tích nhỏ cho năng suất cao”, với 26 năm
kinh nghiệm nghiên cứu tại viện khoa học, ông đã chứng minh rằng không có
cách nào hiệu quả hơn là nâng cao năng suất bằng cách sử dụng phân bón, ông


Trích đoạn Ảnh hưởng của các mức phân bón đến đường kính thân của một số giống Ảnh hưởng của các mức phân bón đến tỷ lệ hoa cái trên cây của một số Ảnh hưởng của các mức phân bón đến thời gian sinh trưởng phát triển của Ảnh hưởng của các mức phân bón đến khả năng chống chịu một số sâu bệnh Ảnh hưởng của các mức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status