Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương Mắt, Các dụng cụ quang, vật lí lớp 11 nâng cao - Pdf 33

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

----------------------------

HỒ THỊ ĐỨC

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG "MẮT.
CÁC DỤNG CỤ QUANG", VẬT LÍ LỚP 11 NÂNG CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý
Mã số: 60.14.01.11

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ THU HIỀN

NGHỆ AN, NĂM 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ, Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban chủ
nhiệm cùng các thầy cô khoa Vật lý, phòng Đào tạo Sau đại học, trường Đại học
Vinh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập, thực hiện
và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong chuyên ngành Lý
luận và Phương pháp giảng dạy bộ môn Vật lý, trường Đại học Vinh, đã nhiệt tình
giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.

QUY ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt

Viết đầy đủ

DH

Dạy học

ĐH

Đại học

ĐG

Đánh giá

ĐC

Đối chứng

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GV

Giáo viên

GQVĐ


SGK

Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thông

TNSP

Thực nghiệm sư phạm


iii


1

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm

theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tường chính phủ chỉ
rõ: "Tiếp tục đổi mới PPDH và ĐG KQHT, rèn luyện theo hướng phát huy
tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo và NL tự học của người học"; " Đổi
mới kì thi tốt nghiệp THPT, kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng
đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng, kết hợp kết quả kiểm


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về KT, ĐG kết quả học tập của HS, chú
trọng nghiên cứu cơ sở lí luận về đánh giá KQHT theo định hướng phát triển
NL học sinh và ĐG năng lực GQVĐ của HS trong dạy học vật lí THPT.
- Tìm hiểu thực trạng ĐG năng lực GQVĐ của HS trong DH vật lí ở
một số trường THPT ở tỉnh Nghệ An.
- Xác định các thành tố năng lực GQVĐ, xác định các tiêu chí và thang
đo năng lực nhằm xác nhận năng lực GQVĐ của học sinh trong DH Vật lí.
- Tìm hiểu mục tiêu DH, mục tiêu KTĐG chương “Mắt. Các dụng cụ
quang ” Vật lí 11 nâng cao.
- Thiết kế bộ công cụ và đề xuất quy trình ĐG năng lực GQVĐ của HS
trong dạy học chương " Mắt. Các dụng cụ quang ", Vật lí lớp 11 nâng cao.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm định giả thuyết khoa học
và đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các kết luận được rút ra từ luận văn.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu
về các nội dung có liên quan đến đề tài luận văn nhằm hệ thống hoá những cơ
sở lý luận về ĐG năng lực GQVĐ của học sinh trong dạy học chương “Mắt.
Các dụng cụ quang”, Vật lí 11 nâng cao.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực trạng về ĐG năng
lực GQVĐ của HS trong DH vật lí THPT.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm
các nội dung đã đề xuất trong luận văn nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của đề
tài. Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu được từ
thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý các số liệu thu được từ
thực nghiệm.



một số tổ chức, như AAIA (The Association for Achievement and Improvement
through Assessment), ARC (Assessment Research Centre), … và một số tác giả, như
B. Bloom, L. Anderson, C. Cooper, S. Dierick, F. Dochy, A. Wolf, D. A. Payne, M.
Wilson, M. Singer,… quan tâm nghiên cứu về đánh giá năng lực. Đặc biệt, trong
những năm đầu thế kỷ XXI, các nước trong tổ chức OECD (Organization for
Economic Cooperation and Development) đã thực hiện chương trình đánh giá Quốc
tế PISA (Programme for International Student Assessment) cho HS phổ thông ở lứa
tuổi 15. PISA không kiểm tra nội dung chương trình học trong nhà trường phổ
thông mà tập trung đánh giá năng lực vận dụng tri thức vào giải quyết các tình
huống đặt ra trong thực tiễn.
Trên thế giới đã có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu phát triển năng lực
trí tuệ và mối quan hệ giữa năng lực trí tuệ và các đặc điểm khác của con người như
M. Alêxêep , V.A. Cruchetxki ,…Ở Australia, Hội nghị giữa Hội đồng giáo dục
Australia và các Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo – Việc làm các bang của
Australia (9/1992) đã đưa ra kiến nghị coi phát hiện và giải quyết vấn đề là một
trong bảy năng lực then chốt .
1.1.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam những người đóng góp vào lĩnh vực KT, ĐG trong GD ở Việt
Nam phải kể đến Dương Thiệu Tống [30], “Trắc nghiệm và đo lường thành quả
học tập”; Trần Kiều [11], “Phương thức và công cụ đánh giá chất lượng giáo dục
phổ thông”; Lâm Quang Thiệp [28], “Đo lường và đánh giá trong giáo dục”;
Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc [18], “Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất
lượng học tập của học sinh phổ thông”; luận án của Bùi Thị Hạnh Lâm [14], “Rèn
luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh trung học phổ


6

thông”; luận án của Nguyễn Thị Bích về "Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn
Lịch sử trong dạy học môn lịch sử ở trường Trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ giáo


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status