Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty TNHH kỹ thuật công nghiệp Việt Nam. - Pdf 34

Tổng giám đốc
Phòng hành chính
Tổng quản lý
Phòng sản xuất
Giám đốc
Bộ phận Maketing
Bộ phận sản xuất
Bộ phận thiết kế
Bộ phận kế toán
Bộ phận nhân sự
Nghiên cứu thị trường
Lập phương án kinh doanh hàng hoá nhập khẩu
Giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu
Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Ki ểm tra hàng hoá nhập khẩu
Nhận hàng
Khiếu nại và giải quyết tranh chấpLàm thủ tục hải quan
Mua bảo hiểm hàng hoáLàm thủ tục hải quanThuê phương tiện vận tải
Mở L/C
Xin giấy phép nhập khẩu
Luận văn tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, trên thế giới các nước dành ưu tiên cao cho việc phát triển
kinh tế, lấy lợi ích quốc gia làm chuẩn mực khi thực hiện chính sách đa dạng
hoá đa phương hoá quan hệ đối ngoại, tăng cường hợp tác quốc tế. Trong bối
cảnh đó, thương mại quốc tế đóng một vai trò quan trọng vào sự thành công
của công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nhập khẩu đóng vai
trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế của đất nước. Nhập khẩu
tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất trong nước. Nhập
khẩu bổ xung hàng hoá trong nước không sản xuất được hoặc không đủ đáp
ứng nhu cầu về nhập khẩu thay thế những hàng hoá mà nếu sản xuất trong

nguyên vật liệu của công ty TNHH kỹ thuật công nghiệp Việt Nam.
2
2
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU
I. Khái niệm về nhập khẩu
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào lĩnh vực kinh doanh
muốn tồn tại và phát triển cũng phải quan tâm đến mục đích cuối cùng là
hiệu quả. Hiệu quả luôn là mục tiêu phấn đấu của mọi doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường. Mỗi doanh nghiệp muốn trụ vững được thì phải bảo
đảm bảo lấy thu bù chi và phải có lãi. Với mục tiêu thay lao động thủ công
bằng lao động máy móc trong khi chúng ta còn tương đối lạc hậu về kinh tế
thấp kém về trình độ công nghệ thì việc làm đó không thể diễn ra trong thời
gian ngắn được, không chỉ dựa vào nguồn lực sẵn có trong nước mà còn phải
dựa vào những thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới. Muốn vậy việc thay
đổi chiến lược kinh tế từ “đóng cửa” sang “mở cửa” là vô cùng quan trọng.
Nền kinh tế mở sẽ tạo ra những bước phát triển mới, tạo điều kiện khai thác
hết tiềm năng sẵn có của đất nước.
Trước hết muốn hiểu được hiệu quả nhập khẩu chúng ta phải hiểu được
nhập khẩu là gì?
“ Nhập khẩu là việc mua bán hàng hoá, dịch vụ của nước ngoài cho sản
xuất và tiêu dùng trong nước. Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh thương
mại ở phạm vi quốc tế, là một trong hai nghiệp vụ cấu thành nghiệp vụ ngoại
thương góp phần quan trọng vào sự phát triển của quốc gia”.
Trong kinh doanh hiệu quả nhập khẩu là mối quan tâm trước nhất của tất
cả các doanh nghiệp. Có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về hiệu quả nhập
khẩu, nhưng quan niệm phổ biến cho rằng:
- Hiệu quả nhập khẩu là hiệu số giữa tổng kết quả thu được và chi phí thu
với chi phí nhập khẩu bỏ ra để đạt được kết quả đó, nó phản ánh kết quả

- Tạo sự cạnh tranh giữa hàng hoá nội và hàng hoá ngoại, tức là tạo ra
động lực cho nhà sản xuất trong nước và không ngừng vươn lên để tồn tại,
4
4
Luận văn tốt nghiệp
tạo ra sự phát triển thực chất của sản xuất xã hội và thanh lọc các đơn vị sản
xuất yếu kém.
- Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ, do đó tạo sự phát triển
vượt bậc của hàng hoá, tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo sự đồng đều và sự
phát triển trong nước.
- Nhập khẩu xoá bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ, triệt để chế độ tự
cung tự cấp của nền kinh tế đóng.
- Nhập khẩu giải quyết những nhu cầu đặc biệt, hàng hoá hiếm hoặc
hàm lượng công nghệ cao chưa thể sản xuất được.
- Nhập khẩu bổ xung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế, đảm
bảo một sự phát triển cân đối và ổn định, khai thác đến mức tối đa tiềm năng
và khả năng của nền kinh tế và vòng quay kinh tế.
- Nhập khẩu đảm bảo cho đầu vào sản xuất, tạo việc làm ổn định cho
người lao động, góp phần cải thiện và nâng cao mức sống cho người lao
động.
- Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu, góp phần nâng cao
chất lượng hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá
Việt Nam ra nước ngoài, đặc biệt là nước nhập khẩu.
- Nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế thị trường trong và ngoài
nước với nhau, tạo điều kiện cho phân công lao động và hợp tác quốc tế,
phát huy lợi thế so sánh của đất nước trên cơ sở chuyên môn hoá.
2. Hình thức nhập khẩu chủ yếu
a. Nhập khẩu trực tiếp
Hoạt động nhập khẩu trực tiếp là hoạt động nhập khẩu độc lập của
doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu thị trường trong

nước ngoài khi có tổn thất trực tiếp. Chỉ khi bên uỷ thác chuyển toàn bộ số
tiền theo giá trị hợp đồng và theo tỷ lệ phần trăm phí uỷ thác đã thoả thuận
vào tài khoản của bên nhận uỷ thác thì lúc đó bên nhận uỷ thác mới làm đơn
xin mở L/C(letter of credit ) để bên bán giao hàng. Khi hàng về có thông báo
hàng gửi đến, bên nhận uỷ thác báo cáo cho bên uỷ thác để họ có kế hoạch
6
6
Luận văn tốt nghiệp
kịp thời rút hàng ra khỏi cảng sau khi làm thủ tục hải quan. Trước khi rút
hàng ra khỏi cảng bên uỷ thác phải thanh toán hết tất cả các chi phí phát sinh
hợp lí mà bên nhận uỷ thác thay mặt thanh toán như: thuế nhập khảu, phí mở
L/C, phí giám định, phí bốc xếp, phí lưu kho.
Hình thức này gúp cho doanh nghiệp nhận uỷ thác không mất nhiều chi
phí, độ rủi ro thấp nhưng lợi nhuận thu từ hoạt động này không cao. Khi tiến
hành nhập khẩu uỷ thác doanh nghiệp nhận uỷ thác sẽ chỉ tính kim ngạch
xuất khẩu chứ không tính vào doanh số. Đồng thời doanh nghiệp kinh doanh
nhập khẩu nhận uỷ thác sẽ phải lập hai hợp đồng: một hợp đồng nhập khẩu
kí với đối tác nước ngoài( người bán) và một hợp đồng nhận uỷ thác nhập
khẩu với bên nhận uỷ thác.
c. Nhập khẩu liên doanh
Nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa
các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp)
nhằm phối hợp kỹ năng để giao dịch và đề ra các chủ trương biện pháp có
liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo
hướng có lợi nhất cho cả hai bên lãi cùng chia, lỗ cùng chịu. So với nhập
khẩu tư doanh hình thức này chịu rủi ro ít hơn bởi vì mỗi doanh nghiệp liên
doanh chỉ phải góp một phần vốn nhất định, quyền hạn và trách nhiệm của
mỗi bên cùng tăng theo vốn góp. Việc phân chia chi phí, thuế doanh thu theo
tỷ lệ vốn góp cộng với phần trách nhiệm của mỗi bên gánh vác. Doanh
nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp phải thực hiện hai hợp đồng: một hợp đồng

khẩu còn tạo ra sự cân bằng trong cán cân thanh toán tạo cơ sở vật chất cho
nền sản xuất trong nước. Mục đích của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận.
Do đó, doanh nghiệp phải căn cứ vào thị trường để giải quyết các vấn đề
như: mặt hàng, công nghệ sản xuất, đối tượng tiêu thụ và giá thành sản
phẩm. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là phần lợi ích tài chính thu được
8
8
Luận văn tốt nghiệp
thông qua hiệu suất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp bằng
cách so sánh trực tiếp kết quả với chi phí.
+ Chi phí nguyên vật liệu.
+ Chi phí lao động.
+ Chi phí hao mòn máy móc thiết bị.
+ Chi phí ngoài sản xuất.
Để đánh giá một cách chính xác các chỉ tiêu đó cần xây dựng hệ thống chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu theo phương thức sau:
Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra / Chi phí đầu vào
Trong đó:
- Kết quả đầu ra là các chỉ tiêu: doanh thu nhập khẩu, lợi nhuận nhập
khẩu.
- Chi phí đầu vào là: vốn lưu động, vốn cố định, chi phí nhập khẩu, số
lao động của doanh nghiệp.
Bảng 1: Hiệu quả nhập khẩu
Kết quả KD/đầu vào Sản lượng(M) Lợi nhuận(π)
L-Số lao động M/L π /L
C-Vốn M/C π /C
Z-Chi phí M/Z π/Z
Sinh viên Trịnh Thị Thu Hà
9
CHƯƠNG II

Công ty kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận thông qua hoạt động sản xuất
bao gồm:
- Chế tạo, thiết kế, sản xuất và bảo dưỡng các loại khuôn “khuôn đúc,
khuôn đúc rập và các dụng cụ kèm theo”.
- Ít nhất 50% sản phẩm của doanh nghiệp dùng để xuất khẩu; số sản phẩm
còn lại tiêu thụ tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu chủ yếu nhằm phục vụ cho quá
trình sản xuất.
4. Quy mô và cơ cấu tổ chức.
a. Quy mô.
Công ty có trụ sở đặt tại lô 29, 30 khu công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc
Sơn, thành phố Hà Nội.
Công ty bao gồm các phòng ban: Phòng giám đốc, phó giám đốc, phòng
kế hoạch kế toán và tài chính, phòng thiết kế, tổ chức nhân sự, phòng kinh
doanh xuất nhập khẩu, xưởng sản xuất.
b. Cơ cấu tổ chức
Bất kỳ một doanh nghiệp một tổ chức kinh tế nào muốn kinh doanh tốt
đều phải có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phối hợp đồng nhất với nhau, hỗ trợ
nhau trong công việc. Hiện nay, công ty có tổng số nhân viên là 62 người làm
việc ở các phòng ban khác nhau của công ty. Công ty hoạt động theo chế độ
thủ trưởng, đứng đầu là tổng giám đốc. Ban giám đốc có trách nhiệm lập báo
cáo tài chính hàng năm phản ánh một cách trung thực và hợp lý tình hình tài
chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ
của công ty trong năm. Trong việc lập báo cáo tài chính này, ban giám đốc
được yêu cầu phải:
Sinh viên Trịnh Thị Thu Hà
11
Lựa chọn các chính sách kế toán thích hợp và áp dụng chính sách đó một
cách nhất quán.
- Đưa ra các phán đoán và ước tình một cách hợp lý và thận trọng.

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện hợp
đồng kinh tế. Quản lý lao động, tiền lương, lập kế hoạch đào tạo và các công
việc nội chính, hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công
ty.
- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Xây dựng chiến lược và các biện
pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đồng thời trực tiếp tiến
hành các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình tổ chức chức năng đã giúp
cho công ty vận dụng tốt khả năng chuyên môn của các thành viên.
Sinh viên Trịnh Thị Thu Hà
13


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status