Nghiên cứu đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh kiên giang - Pdf 34

0ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
---------------------

LA THIẾU SƠN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƢỢNG
CHO HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
---------------------

LA THIẾU SƠN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƢỢNG
CHO HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Trọng Hiệu


Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể học viên lớp cao học Biến đổi khí hậu
khóa 2 và khóa 1, Khoa sau đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội đã góp ý và giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, tháng 11/2015
HỌC VIÊN THỰC HIỆN

La Thiếu Sơn

ii


MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC

iii

Danh mục các ký từ viết tắt

v

Danh mục các bảng

vi

Danh mục các biểu đồ - hình vẽ

vi

1.2.1. Biểu hiện của BĐKH và các kịch bản BĐKH ở Việt Nam

8

1.2.2. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở Việt Nam

11

1.2.3. Giảm nhẹ khí nhà kính trong lĩnh vực thủy sản ở Việt Nam

15

Nhận xét cuối chƣơng 1

17
19

Phƣơng pháp nghiên cứu

19

2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu

19

2.1.2. Phương pháp kiểm kê khí nhà kính

19

2.1.3.


28

iii


2.2.3.

2.2.4.

Hiện trạng về qui mô kĩ thuật đánh bắt thủy sản và phát thải
KNK
Các chính sách chính hiện nay đang áp dụng trong hoạt động
KTTS

CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƢỢNG GIẢM
PHÁT THẢI KNK TRONG HOẠT ĐỘNG KTTS Ở KIÊN GIANG
3.1. Tiềm năng giảm phát thải KNK trong lĩnh vực thủy sản
3.1.1.
3.1.2.

Thay thế loại nhiên liệu sử dụng trong hoạt động KTTS
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, xây dựng tiêu chuẩn kĩ
thuật mới

36

40

44

3.2.2. Các giải pháp chung về chính sách

58

3.3. Hiệu quả và chi phí của một số giải pháp

62

3.4. Nhận xét cuối chƣơng 3

64

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

67

PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Đọc là


6

ĐBTS

Đánh bắt thủy sản

7

GDP

Tổng sản phẩm nội địa,
Gross Domestic Product

8

IPCC

Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu
Intergovernmental Panel on Climate Change

9

IUCN

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên
Thiên nhiên
International Union for Conservation of Nature

10


NTT

Nhóm thông tin

16

UNFCCC

Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí
hậu
United Nations Framework Convention on Climate
Change

17

UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
United Nations Development Programme

18

TW

Trung Ương

19

TP


dụng điện thương phẩm tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2020

35

Bảng 2.3

Thống kê số lượng và công suất tàu thuyền tỉnh Kiên Giang giai
đoạn 2000 – 2013

38

Bảng 2.4

Thống kê tàu cá theo nhóm nghề và nhóm công suất tỉnh Kiên
Giang (đến tháng 3/2014)

42

Bảng 2.5

Thống kê tàu cá theo địa bàn và nhóm công suất tỉnh Kiên
Giang (đến tháng 3/2014)

43

Bảng 2.6

Tổng nhiên liệu tiêu thụ của các đội tàu khai thác thủy sản tại
Kiên Giang



Hình 1.2

Mức tăng nhiệt độ trung bình năm vào cuối thế kỷ 21 so với giai
đoạn 1980 – 1999 theo các kịch bản

12

Hình 1.3

Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào cuối thế kỷ 21so với giai
đoạn 1980 – 1999 theo các kịch bản

12

Hình 2.1

Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang

27

Hình 2.2

Biểu đồ tỷ lệ các nhóm tàu theo dải công suất

44

Đồ thị tỷ lệ các nhóm tàu theo dải công suất

44

thủy sản đạt trên 2,28 triệu tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 về sản lượng nuôi trồng
thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản trên thế giới. Trong các hoạt
động của ngành thủy sản, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai
thác hải sản tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 7,7% (giai đoạn
1991 - 1995), 10% (giai đoạn 1996 - 2003) và 3,5% (giai đoạn 2004-2009) (nguồn
Tổng Cục Thống Kê). Bên cạnh đó, ngành khai thác thuỷ sản luôn giữ vai trò quan
trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế
các vùng ven biển, hải đảo, góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an
ninh nhân dân, cũng đồng thời tạo ra hàng ngàn việc làm trực tiếp và gián tiếp phục vụ
cho ngành thủy sản.
Tỉnh Kiên Giang là cửa ngõ hướng ra biển Tây của nước ta, cũng như của vùng
đồng bằng sông Cửu Long, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và
giao thương các nước trong khu vực và quốc tế, đặc biệt là, khai thác và nuôi trồng
thủy sản…Với diện tích 63.290 km2, trong đó diện tích ở độ sâu dưới 20m là 15.440
km2, ở độ sâu 20-50m là 33.960 km2 và ở độ sâu trên 50m là 13.890 km2, có nhiều cửa
sông, kênh rạch đổ ra biển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cung cấp cho các
loài hải sản cư trú và sinh sản, ngư trường Kiên Giang là một trong các ngư trường
khai thác trọng điểm của cả nước. Đặc biệt trong vùng biển Kiên Giang có sự hiện
1


diện của 143 hòn đảo, với 105 hòn đảo nổi lớn, nhỏ, trong đó 43 hòn đảo có dân cư
sinh sống.
Theo điều tra của Viện nghiên cứu biển Việt Nam, vùng biển ở đây có trữ
lượng cá, tôm khoảng 465.000 tấn, trong đó vùng nước với độ sâu 20 - 50 m có trữ
lượng chiếm 56% và trữ lượng cá tôm ở tầng nổi chiếm 51,5%, khả năng khai thác cho
phép bằng 44% trữ lượng, tức là hàng năm có thể khai thác trên 208.000 tấn; bên cạnh
đó còn có các loài đặc sản giá trị cao như mực, hải sâm, bào ngư, trai ngọc, sò
huyết,…với trữ lượng khá lớn. (Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang
đến 2020).

Năng lượng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc
gia, là một trong các nhu cầu thiết yếu đối với sinh hoạt của nhân dân và cũng chính là
yếu tố đầu vào không thể thiếu của rất nhiều ngành kinh tế tác động đến các hoạt động
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trong hoàn cảnh hiện nay, sử dụng năng lượng, nhất
là năng lượng hóa thạch (than, dầu, khí đốt) luôn kèm theo nguy cơ phát thải dư thừa
các chất khí gây hiệu ứng nhà kính như CO2, CH4, N2O, SO2, CO,… một trong những
nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ của Trái Đất tăng lên.
Vì vậy, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp
tiết kiệm năng lượng trong ngành đánh bắt thủy sản là nhiệm vụ thực sự có tính cấp
thiết ở tỉnh Kiên Giang. Trong khuôn khổ luận văn này, học viên đề xuất một số giải
pháp tiết kiệm năng lượng cho hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang giảm thiểu phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện kế hoạch ứng phó với
biến đổi khí hậu của tỉnh Kiên Giang.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn được thực hiện với các mục tiêu sau đây:
(1) Nắm vững các nguồn năng lượng, đặc biệt là năng lượng sử dụng cho hoạt động
khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
(2) Đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng nhằm giảm bớt phát thải khí nhà kính
trong hoạt động khai thác thủy sản ở Kiên Giang.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu là quy mô (số lượng tàu, thuyền tham gia) và thời
gian tiến hành các hoạt động khai thác thủy sản, kỹ thuật khai thác và mức
độ sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

-

Phạm vi nghiên cứu:lĩnh vực đánh bắt thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang.

chương với nội dung chủ yếu sau đây:
Chương 1: Tổng quan các vấn đề liên quan. Nội dung của chương này tập
trung vào biểu hiện của biến đổi khí hậu, kịch bản phát thải khí nhà kính và giảm nhẹ
biến đổi khí hậu.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và số liệu. Chương này giới thiệu các
phương pháp nghiên cứu của luận văn và các số liệu liên quan đến hoạt động đánh bắt
thủy sản và các chính sách hiện hành trong lĩnh vực thủy sản.
Chương 3: Các giải pháp tiết kiệm năng lượng giảm phát thải khí nhà kính
trong hoạt động khai thác thủy sản ở Kiên Giang. Chương này giới thiệu tiềm năng
giảm nhẹ khí nhà kính trong lĩnh vực thủy sản qua các cải tiến về kỹ thuật và đổi mới
về chính sách thủy sản, từ đó đề xuất các giải pháp giảm nhẹ khí nhà kính trong hoạt
động đánh bắt thủy sản, bao gồm các giải pháp kỹ thuật và cả giải pháp về chính sách.
Cuối chương là một số đánh giá chi phí – lợi ích của các giải pháp.
4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.4.

Tổng quan về các vấn đề liên quan ở ngoài nƣớc

1.1.1. Tổng quan về biến đổi của các yếu tố khí hậu và hiện tượng cực đoan
Từ khoảng giữa thế kỷ 19, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các quan trắc khí
tượng được định lượng chi tiết và đến nay đã thu thập được dãy số liệu khí hậu chính
xác trong hơn một thế kỷ qua. Những số liệu cho thấy nhiệt độ không khí trung bình
toàn cầu trong thế kỷ 20 đã tăng lên 0,74oC ( 0,2oC); trên đất liền tăng nhiều hơn trên
biển và giai đoạn 1995 – 2006 được xếp vào danh sách 12 năm nóng nhất trong lịch sử
quan trắc nhiệt độ (IPCC, 2007).



Kịch bản ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển;

-

Kịch bản ổn định mức độ phát thải của thế giới;

-

Kịch bản thuộc hành lang phát thải;

-

Và các kịch bản khác.

Tuy nhiên cho đến nay, Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) chỉ chú
trọng đến loại kịch bản ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. Đối tượng của
kịch bản chủ yếu là phát thải khí CO2 từ lĩnh vực năng lượng, chuyển đổi sử dụng đất,
phát thải từ các quá trình công nghiệp và các nguồn phát thải khác. Năm 1995, IPCC
đã xây dựng một báo cáo đặc biệt (SRES) về 6 kịch bản về phát thải khí nhà kính
tương lai toàn cầu: A1FI, A1T, A1B, A2, B1,B2 và chúng được gộp lại thành 4 họ: A1,
A2, B1,B2. [19]
Theo IPCC lượng phát thải CO2 vào năm 2020 là 12 tỷ tấn C, đến năm 2040 từ
8 tỷ tấn C của (B1) đến 19,5 tỷ tấn C của (A1FI). Từ sau năm 2050 lượng phát thải CO2
của hai kịch bản A1FI và A2 và tiếp tục tăng lên và đạt tới xấp xỉ 30 tỷ tấn C vào năm
2100.
Tương ứng với các kịch bản về phát thải khí nhà kính tương lai toàn cầu là các
kịch bản mô tả triển vọng tương lai về nồng độ khí CO2 trong khí quyển, gọi là kịch
bản về nồng độ khí nhà kính. Theo IPCC, nồng độ khí CO2 trong khí quyển vào giữa
thế kỷ XXI (2050) và cuối thế kỷ XXI (2100) đạt tới 470-610 và 550-970 ppm, cao

trọng là các giải pháp giảm nhẹ KNK thông qua trồng rừng, việc chống suy thoái rừng
được quan tâm sâu sắc ở các nước đang phát triển với nền kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp.
1.1.3. Tổng quan về giảm nhẹ KNK trong lĩnh vực thủy sản trên thế giới
Từ những năm 1800 nhiên liệu hóa thạch bắt đầu được sử dụng cho các tàu khai
thác hải sản có gắn động cơ chạy bằng hơi nước và liên tục tăng nhanh trong suốt thế
kỷ 20. Sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã trở thành nét đặc trưng của các đội tàu khai
thác hải sản hiện đại (Tyedmers, 2001, 2004), đã tạo điều kiện cho việc áp dụng các
công nghệ hiện đại trong hoạt động khai thác hải sản, nâng cao chất lượng sản phẩm
và cải thiện điều kiện làm việc của ngư dân. [24, 25]

7


- Các nghiên cứu của Wiviott and Mathews, 1975; Rochereau, 1976; Leach, 1976;
Edwardson, 1976; Rawitscher 1978; Lorentzen, 1978; Allen 1981; Watanabe and
Uchida, 1984; Watanabe and Okubo, 1989; Tyedmers, 2000 đã chỉ ra rằng nhiên liệu
hóa thạch đầu vào cho ngành thủy sản chiếm từ 75% đến 90% tổng năng lượng sử
dụng, 10% đến 25% còn lại bao gồm các năng lượng được đầu tư trực tiếp hay gián
tiếp liên quan đến việc xây dựng, bảo trì, cung cấp ngư cụ và lao động. [22]
- Năm 2008, Dr. Robert G. Latorre và Joseph P. Cardella V đã thực hiện một
nghiên cứu đánh giá lượng phát thải khí của đội tàu khai thác hải sản của Mỹ. Nghiên
cứu này nhằm vào đội tàu có chiều dài lớn hơn 22,9m (1050 chiếc). Kết quả cho thấy,
lượng khí CO2, NOx, CO và CH4 được thải ra trong một ngày lần lượt là 16995 tấn,
306 tấn, 40 tấn và 13 tấn [23]. Năm 2012, Peter Tyedmers và Robert Parker thuộc Đại
học Dalhousie đã tiến hành nghiên cứu về tiêu thụ nhiên liệu và phát thải khí nhà kính
của ngành khai thác cá ngừ toàn cầu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các sản phẩm từ việc
khai thác cá ngừ tiêu thụ nhiều năng lượng hơn so với nuôi trồng và các sản phẩm có
nguồn gốc từ chăn nuôi, tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ của nghề khai thác cá ngừ toàn
cầu năm 2009 khoảng 3 tỷ lít, tương đương với phát thải 9 triệu tấn CO2. [26]
1.2.

năm 2011, Bộ Tài nguyên Môi trường đã cập nhật bổ sung dữ liệu, kiến thức mới về
hệ thống khí hậu và đưa ra các kịch bản chi tiết hơn phù hợp với thực tiễn.
Kịch bản năm 2011 xây dựng dựa trên các sản phẩm của mô hình hoàn lưu khí
quyển toàn cầu AGCM của Viện nghiên cứu Khí tượng Nhật Bản (MRI); mô hình khí
hậu khu vực PRECIS của Vương quốc Anh; các phần mềm thống kê SDSM của Hoa
Kỳ; SIMCLIM của New Zealand. Các kịch bản khí hậu được xây dựng theo các kịch
bản phát thải khí nhà kính toàn cầu bao gồm: Kịch bản phát thải thấp B1; kịch bản
phát thải trung bình (B2,A1B); kịch bản phát thải cao (A2,A1FI). Kết quả như sau [1]:
 Nhiệt độ
- Theo kịch bản phát thải thấp: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm tăng
1,6 – 2,2oC trên phần lớn lãnh thổ Việt Nam. Nhìn chung nhiệt độ phía Bắc tăng
nhanh hơn phía Nam.
- Theo kịch bản phát thải trung bình: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình tăng
2 – 3oC trên phần lớn lãnh thổ. Khu vực Hà Tĩnh đến Quảng Trị tăng nhanh nhất.
- Theo kịch bản phát thải cao: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình tăng 2,5 –
3,7oC.

(a) Kịch bản B1

(b) Kịch bản B2

(c) Kịch bản A2

Hình 1.2. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm vào cuối thế kỷ 21 so với giai đoạn 1980
9


– 1999 theo các kịch bản – Nguồn MONRE [2]



Viêt Nam, mực nước biển dâng khoảng 49 – 64 cm.
Theo kịch bản phát thải trung bình B2: Cuối thế kỷ trung bình toàn dải ven biển
mực nước dâng 57 – 73 cm, khu vực Ca Mau, Kiên Giang có mức tăng cao hơn
so với các khu vực khác.
Theo kịch bản phát thải cao A1FI: Cuối thế kỷ 21, trung bình toàn dải ven biển
mực nước dâng tư 78 – 95 cm, khu vực Cà Mau, Kiên Giang có thể tăng tối đa
105 cm.
10


1.2.2. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Theo Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu, mục tiêu của chiến lược
quốc gia về BĐKH bao gồm:
- Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, xóa
đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, nâng cao đời
sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
- Nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh trở thành xu hướng chủ đạo trong
phát triển bền vững; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng khả năng hấp thụ khí nhà
kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu
của các bên liên quan; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn
nhân lực; hoàn thiện thể chế, chính sách, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài
chính góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và vị thế của Việt Nam; tận
dụng các cơ hội từ biến đổi khí hậu để phát triển kinh tế - xã hội; phát triển và nhân
rộng lối sống, mẫu hình tiêu thụ thân thiện với hệ thống khí hậu.
- Góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu;
tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế của Việt Nam để ứng phó hiệu quả với biến
đổi khí hậu.
Để thực hiện các mục tiêu trên, chính phủ đã xây dựng nhiều giải pháp khác

biệt trong các ngành giao thông, đô thị, công nghiệp, nông nghiệp.
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống định giá năng lượng phù hợp nhằm sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và khuyến khích phát triển năng lượng mới, năng lượng
tái tạo. Đến năm 2015, ban hành hệ thống định giá năng lượng mới.
Áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu suất phát điện và giảm phát
thải khí nhà kính tại tất cả các nhà máy nhiệt điện xây mới; triển khai ứng dụng hệ
thống phát điện cỡ nhỏ dùng khí mê-tan thu hồi từ các bãi chôn lấp rác thải và các
nguồn khác; thu hồi khí đốt, tận dụng nhiệt thừa của các nhà máy sản xuất công nghiệp
để phát hiện và đốt chất thải rắn phát điện.
Nâng cao hiệu quả sử dụng, tiết kiệm và bảo tồn năng lượng; giám sát và theo
dõi tình trạng sử dụng năng lượng của các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng
lượng; áp dụng các tiêu chuẩn về hiệu quả năng lượng đối với các sản phẩm, hệ thống
nhãn tiết kiệm năng lượng.
-

Sản xuất công nghiệp và xây dựng

Nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ mới ít phát thải khí nhà kính trong
sản xuất công nghiệp; đẩy mạnh thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng các nhiên liệu phát
thải các-bon thấp; ứng dụng sâu rộng sản xuất sạch hơn, đến năm 2020, 90% các cơ sở
sản xuất công nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn và tăng cường tiết kiệm
năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu.
Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thiết bị sử dụng hiệu
quả năng lượng trong sản xuất vật liệu và các công trình xây dựng.
-

Giao thông vận tải

Quy hoạch hệ thống giao thông vận tải, nâng cao chất lượng đạt tiêu chuẩn
quốc tế; phát triển giao thông vận tải công cộng ở các đô thị, kiểm soát sự gia tăng


Tăng cường năng lực quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách về biến đổi khí hậu

Trong thông báo quốc gia đầu tiên của Việt Nam cho Công ước khung của Liên
hợp quốc về BĐKH năm 2007, đã đề xuất hàng loạt giải pháp giảm nhẹ BĐKH khác
nhau trong các lĩnh vực, chủ yếu như sau:
-

Lĩnh vực năng lượng
+ Thay thế lò hơi, đốt than hiệu suất thấp bằng lò hơi hiệu suất cao;
+ Cải thiện hiệu suất nhiên liệu trong ngành giao thông;
+ Phát triển địa nhiệt;
+ Phát triển năng lượng mặt trời;
13


+ Xây dựng các trang trại điện gió;
+ Cải thiện hiệu suất bếp đun bằng than;
+ Thay thế đèn sợi tóc bằng đèn compact;
+ Cải thiện hiệu suất động cơ công nghiệp.
-

Lĩnh vực lâm nghiệp chuyển đổi sử dụng đất
+ Bảo vệ 3 triệu hecta rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng quý hiếm, rừng ngập mặn,...
+ Phục hồi rừng phòng hộ, trong đó có 1 triệu hecta rừng trồng mới;
+ Trồng 1.6 triệu hecta rừng sản xuất ngắn hạn, 1.3 triệu hecta rừng dài hạn.

-

Lĩnh vực nông nghiệp

+ Bảo vệ và quản lý rừng sản xuất;
+ Bảo vệ rừng phòng hộ hiện có;
+ Phục hồi và tái tạo rừng gỗ;
+ Trồng và phát triển rừng các loại.

-

Lĩnh vực nông nghiệp
+ Sử dụng biogas thay than trên vùng đồng bằng;
+ Sử dụng biogas thay than ở vùng núi;
+ Quản lý tưới tiêu ruộng lúa nước ở vùng đồng bằng sông Hồng;
+ Quản lý tưới tiêu ruộng lúa nước ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

1.2.3. Giảm nhẹ khí nhà kính trong lĩnh vực thủy sản ở Việt Nam
Trong lĩnh vực thủy sản đã có nhiều công trình nghiên cứu hoặc dự án về giảm
phát thải KNK như sau:
- Sử dụng đèn LED trong hoạt động thủy sản
Theo nghiên cứu thực nghiệm của KidiTech tại Công ty đánh cá Nam Triệu, Hải
Phòng (2009) việc thay thế hệ thống đèn khai thác thủy sản truyền thống bằng hệ
thống đèn LED sẽ giảm chi phí và giảm tiêu hao năng lượng đồng nghĩa với giảm khí
thải nhà kính. Với tàu sử dụng 40 bóng đèn cao áp, giàn đèn có trọng lượng 400 kg,
tiêu thụ 200 lít dầu diesel/ngày. Khi thay thế bằng 100 bóng đèn LED, trọng lượng
giàn đèn chỉ còn 125 kg và lượng dầu tiêu thụ tụt xuống mức 30 lít/ngày. Với thời gian
đi biển xa bờ 20 ngày/tháng, lượng nhiên liệu tiêu thụ từ 4.000 lít dầu/tháng giảm
xuống còn 600 lít dầu/tháng nhờ công nghệ LED. Có nghĩa là mỗi đợt đi biển, 1 con
tàu công suất lớn có thể tiết kiệm tiền dầu gần 3.000 đô la Mỹ nếu dùng hệ thống đèn
dẫn dụ theo công nghệ LED đồng thời giảm phát thải khoảng 3.026 tấn khí nhà kính.
- Nghiên cứu đánh giá phát thải khí nhà kính trong hoạt động khai thác hải sản và
đề xuất các biện pháp giảm thiểu (nghiên cứu điển hình tại TP. Hải Phòng) của tác giả
Trần

bắt, quy hoạch lại tuyển và vùng khai thác thủy hải sản nhằm giảm khả năng phát thải
KNK.
- Quy mô: giữ ổn định 15.000-18.000 tàu thuyền.
- Địa điểm áp dụng: các ngư trường xa bờ, các ngư trường mới.
- Khả năng giảm phát thải: 0,69 triệu tấn CO2e (5,32% tổng lượng dự báo phát
thải KNK của lĩnh vực thủy sản đến năm 2020).
Cải tiến kỹ thuật và công nghệ trong hoạt động khai thác thủy hải sản nhằm
giảm phát thải KNK.
- Quy mô: ứng dụng trong đánh bắt xa bờ.
- Địa điểm áp dụng: các tầu hoạt động ở các ngư trường xa bờ, các ngư trường
mới.
- Khả năng giảm phát thải: 0,48 triệu tấn CO2e (3,72% tổng lượng dự báo phát
thải KNK của lĩnh vực thủy sản đến năm 2020).
Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và dịch vụ nghề cá trên các vùng biển nhằm
khai thác, bảo vệ ngư trường và giảm phát thải KNK do tiết kiệm nhiên liệu.
- Quy mô: ứng dụng trong đánh bắt xa bờ.
16


- Địa điểm áp dụng: các tàu hoạt động ở các ngư trường xa bờ, các ngư trường
mới.
- Khả năng giảm phát thải: 0,21 triệu tấn CO2e (1,59% tổng lượng dự báo phát
thải KNK của lĩnh vực thủy sản đến năm 2020).
Đổi mới dịch vụ hỗ trợ cho nuôi trồng thủy sản như cung cấp giống, thức ăn,
hóa chất, phân bón, vật liệu xây dựng trang trại nuôi trồng thủy sản nhằm giảm KNK.
- Quy mô: các vùng nuôi trồng thủy sản.
- Địa điểm áp dụng: Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên hải
miền Trung, Đồng bằng sông Hồng.
- Khả năng giảm phát thải: 0,41 triệu tấn CO2e (3,17% tổng lượng dự báo phát
thải KNK của lĩnh vực thủy sản đến năm 2020).


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status