đề tài khoa học và công nghệ ưu tiên cấp cơ sở các giải pháp khắc phục hiện tượng nói và viết ngọng l n cho sinh viên khoa ngữ văn trường ĐHSP hà nội 2 - Pdf 34

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ƯU TIÊN CẤP CƠ SỞ
Các giải pháp khắc phục hiện tượng nói và viết ngọng L-N cho sinh
viên khoa Ngữ văn - Trường ĐHSP Hà Nội 2

1


DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA ĐỀ TÀI

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Ths Lê Kim Nhung
TS Đỗ Thị Thu Hương
Th.s Hoàng Thị Thanh Huyền
Th.s Lê Thị Thùy Vinh
Th.s Trần Thị Hạnh Phương
Th.s Đỗ Thị Thạch
Th.s Dương Thị Mĩ Hằng
TS Phạm Kiều Anh

9.
10.
11.
12.

5.1. Phương pháp thống kê
5.2. Phương pháp phân loại
5.3. Phương pháp phân tích
5.4. Phương pháp miêu tả
5.5. Phương pháp so sánh, đối chiếu
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................................................4
6.1. Về mặt lí luận......................................................................................................................................4
6.2. Về mặt thực tiễn..................................................................................................................................4
7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN....................................................................................................................4
1.1. CỞ SỞ XÃ HỘI..................................................................................................................................4
1.2. CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC.................................................................................................................4
1.2.1. Chuẩn mực ngôn ngữ...................................................................................................................5
1.2.2. Chỉnh âm và hệ thống ngữ âm chuẩn mực...................................................................................5
1.2.3.Chính tả tiếng Việt.........................................................................................................................5
1.3. CƠ SỞ GIÁO DỤC HỌC...................................................................................................................6
1.3.1. Nguyên tắc giáo dục.....................................................................................................................6
1.3.2. Phương pháp thực hiện.................................................................................................................6
CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ PHÁT ÂM LẪN LỘN VÀ VIẾT SAI L/N Ở SINH VIÊN KHOA NGOẠI NGỮ,
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2.........................................................................................................................7
2.1. VẤN ĐỀ PHÁT ÂM LẪN LỘN VÀ VIẾT SAI L/N........................................................................7
2.1.1. Khái niệm ngọng, nói ngọng........................................................................................................7
2.1.2. Vấn đề phát âm lẫn lộn N và L.....................................................................................................7
2.1.3. Khái niệm chuẩn ngôn ngữ..........................................................................................................7
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT ÂM LẪN LỘN VÀ VIẾT HAI PHỤ ÂM L/N CỦA SINH VIÊN KHOA
NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2.....................................................................................................8
2.2.1. Thực trạng.....................................................................................................................................8
2.2.2. Nguyên nhân viết sai và phát âm lẫn lộn L/N..............................................................................9
2.2.3. Đánh giá về ý thức chữa ngọng và nhận thức của SV về hiện tượng viết sai và phát âm lẫn lộn
L/N................................................................................................................................................................10


âm

L/N

đối

SVKNVĐHSPHN2…..
Bảng 2.2. Số lượng SV phát âm lẫn lộn L/N ở từng địa phương
Bảng 2.3. Bảng điều tra ý thức chữa ngọng của sinh viên

4

với

9
10
11


QUY ƯỚC VIẾT TẮT

Sinh viên: SV
Sinh viên khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2:
SVKNVĐHSPHN2

5


6

- Khẳng định việc chữa lỗi phát âm L/N cần dựa vào chuẩn chính tả
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể trên hai phương diện lí thuyết và thực hành
nhằm chữa lỗi phát âm cho SVKNVĐHSPHN2
3.3 Ý nghĩa thực tiễn
Các giải pháp và hệ thống bài tập mà đề tài xây dựng góp phần hữu ích vào
việc chữa lỗi phát âm và lỗi viết sai L/N không chỉ cho SVKNV nói riêng mà còn có
thể áp dụng đối với SV trường ĐHSP Hà Nội 2 nói chung, giúp các em hướng tới
chuẩn phát âm và chuẩn chính tả trong giao tiếp cũng như trong giảng dạy, từ đó góp
phần nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường.

SUMMARY

1


Project title: The solutions to correct the L-N speaking and writing wrongs for
HPU2 of the philology department students.
Code Number: C 2013 18 01
Coordinator: Th.s Le Kim Nhung
Tel: 0912934705
E-mail:
Implementing Institution: Hanoi Pedagogical University Number 2
Duration: from 2013 - 2014
1. The objective of the research
On the basis of assessment of the L/N spelling errors and writing errors of
HPU2 of the philology department students, topic propose a numbers of measures to
rectify the error types, from which help the students to towards spelling and writing
standard when communicating as well as teaching, contribute to the conservation the
Vietnamese purity .
2. Main contents

phổ biến ở một số thổ ngữ đồng bằng trung du thuộc phương ngữ Bắc bộ. Hiện tượng
này từ lâu đã được coi là một hiện tượng lệch chuẩn trong việc sử dụng ngôn ngữ của
cộng đồng. Nó có ảnh hưởng ít nhiều đến độ rõ ràng của lời nói khi phát ngôn cũng
như trong việc học tiếng nước ngoài, từ đó cũng có những ảnh hưởng nhất định về
phương diện xã hội trong đời sống của con người như cơ hội việc làm hay cơ hội
thăng tiến.
Trong trường ĐHSP Hà Nội 2 nói chung cũng như khoa Ngữ văn nói riêng,
một bộ phận không nhỏ các em sinh viên có sự nhầm lẫn L/N trong việc nói và viết.
Điều này đã có sự ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu đào tạo của nhà trường là đào
tạo nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng những yêu cầu đặt ra của xã hội và hơn hết
là đào tạo con người đúng với tinh thần là “chiêc máy cái” của ngành giáo dục. Với
sinh viên ngành Ngữ văn, một ngành học đòi hỏi người học có những hiểu biết nhất
định về hệ thống tri thức ngôn ngữ và tiếng Việt để sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách
thành thạo, chuẩn mực thì sự nhầm lẫn này càng gây ra những ảnh hưởng nhất định.
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn đó, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu
Các giải pháp khắc phục hiện tượng nói và viết ngọng l -n cho sinh viên khoa
Ngữ Văn, trường ĐHSP Hà Nội 2. Qua khảo sát thực trạng phát âm L/N của sinh
viên khoa Ngữ văn, trường ĐHP Hà Nội 2, đề tài đề xuất một số giải pháp cụ thể
nhằm giúp người sử dụng ngôn ngữ khắc phục được loại lỗi này, từ đó hướng tới vấn
đề chuẩn chính âm và chính tả trong tiếng Việt, đặc biệt là chuẩn hóa về chính âm,
chính tả cho các thầy giáo, cô giáo Ngữ văn tương lai.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Phát âm lẫn lộn L/N là một hiện tượng phổ biến được xem là lỗi phát âm
(articulation errors) của người Việt. Đây không phải là hiện tượng người sử dụng
ngôn ngữ không phát âm được âm L hay âm N mà chỗ đáng nói là N thì nói thành L
và ngược lại chỗ đáng nói là L thì nói là N. Hiện tượng này đã được các nhà Việt ngữ
học quan tâm xem xét từ lâu và cũng là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Đáng chú
ý là một số bài viết của Phan Ngọc, Phan Thiều, …Trong các bài viết này, các tác giả
đã đề xuất một số biện pháp để hạn chế lỗi viết sai chính tả L/N. Phan Thiều trong
[7] nhấn mạnh việc chữa lỗi phát âm L/N thực chất là việc luyện chính tả. Từ quan

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiện tượng phát âm lẫn lộn L/N của SVKNVĐHSPHN2 là đối tượng nghiên
cứu của đề tài này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn phạm vi tìm hiểu ở đối tượng SVKNVĐHSPHN2.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm phương pháp thống kê
phân loại, phương pháp phân tích, phương pháp miêu tả, hương pháp so sánh - đối
chiếu.
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Về mặt lí luận
Đề tài xác định rõ hiện tượng phát âm lẫn lộn hai phụ âm L/N được xem là
nói ngọng (hay lỗi phát âm) khi hiện tượng này xảy ra trong phạm vị hẹp như trong
trường học, cơ quan, gia đình. Với quan niệm như vậy, trên cơ sở phân tích lỗi phát
âm của SVKNVĐSPHN2, đề tài đã đề xuất những giải pháp cụ thể ở cả hai phương
diện lí thuyết và thực hành để giúp sinh viên chữa lỗi phát âm và lỗi viết sai L/N.
6.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài hướng tới việc chuẩn hóa về chính âm, chính tả cho các thầy giáo, cô
giáo tương lai. Các giải pháp chữa lỗi phát âm L/N mà đề tài đề xuất không chỉ áp
dụng trong phạm vi hẹp đối với SVKNV mà còn có thể mở rộng đối với SV trường
ĐHSP Hà Nội 2 nói chung, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phần
Phụ lục, đề tài gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Vấn đề phát âm lẫn lộn và viết sai L/N ở sinh viên khoa Ngữ
văn trường ĐHSP Hà Nội 2
Chương 3: Các giải pháp khắc phục
CHƯƠNG 1

âm và phương thức phát âm chuẩn mực các đơn vị ngữ âm. Các đơn vị ngữ âm theo
chuẩn mực của tiếng Việt đó là âm vị và âm tiết (tiếng).
a. Âm vị
Trong hệ thống ngữ âm của mỗi ngôn ngữ, âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có
chức năng khu biệt nghĩa, nhận diện từ. Các âm vị trong hệ thống ngữ âm được phân
chia thành nguyên âm và phụ âm. Về nguyên âm, tiếng Việt có 11 nguyên âm đơn và
3 nguyên âm đôi. Mỗi nguyên âm đơn được thể hiện bằng một con chữ: a, o, ô, u, ư,
ơ, ă, â, i, e, ê…Về phụ âm, tiếng Việt có 23 phụ âm đầu được ghi lại bằng các chữ cái
sau: m, n, ng, ngh, nh, b, t, ch, tr, c, k, q, đ, th, ph, v, x, s d, gi, r, kh, g, gh, h, l, p.
b. Âm tiết (tiếng)
Âm tiết (tiếng) được xác định là một loại hình đơn vị cơ bản trong tiếng Việt.
Âm tiết tiếng Việt có một số đặc điểm cơ bản sau:
+ Tính phân tiết: trong lời nói từng âm tiết được tách bạch rõ ràng
+ Về đặc điểm cấu tạo: Ở dạng thức đầy đủ nhất, âm tiết tiếng Việt gồm 5 thành
phần: phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu. Ở dạng rút gọn nhất,
mỗi tiếng do một âm chính và một thanh điệu tạo thành.
+ Phần lớn âm tiết tiếng Việt có nghĩa, vì vậy, âm tiết tiếng Việt trùng với hình
vị, trùng với từ đơn, hoặc là một thành tố để cấu tạo từ láy, từ ghép.
1.2.3 Chính tả tiếng Việt
1.2.3.1 Khái niệm
Theo nghĩa thông thường, chính tả là “viết đúng” theo các quy tắc của một hệ
thống chữ viết. Nội dung của chính tả là:
- Xác định và thực hiện cách viết đúng của các từ ngữ theo quy tắc của hệ thống
chữ viết. Ví dụ chữ Việt phân biệt các con chữ tr/ch, l/n, s/x… và quy định phải viết
đúng chính tả đối với các từ ngữ như: truyện - chuyện, lẻ - nẻ, xa - sa…
- Xác định và thực hiện các quy tắc khác: viết hoa, phiên âm…
1.2.3.2. Yêu cầu của chuẩn chính tả
Chính tả là một mặt của vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ. Chuẩn chính tả phải đảm
bảo những yêu cầu sau:
- Tính bắt buộc: chính tả có tính chất pháp lí và xã hội.

các môn học, thông qua các hoạt động chính khóa cũng như ngoại khóa.
1.3.2.3 Phương pháp dùng mẹo
Đây là cách cung cấp cho sinh viên những thủ thuật chữa lỗi một cách giản
tiện, thông thường.
1.3.2.4 Phương pháp phân tích ngữ cảnh
1.3.2.5 Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp dùng để đối chiếu các đơn vị ngữ âm, từ đó chỉ ra sự đồng
nhất và khác biệt giữa các trường hợp sinh viên hay nhầm lẫn. Ngoài ra còn có thể
dùng để đối chiếu giữa cách nói, viết chuẩn và vi phạm chuẩn. Qua đó giúp sinh viên
nhận ra chuẩn mực trong phát âm và chính tả.
Dựa trên những tiền đề lí luận này, chúng tôi sẽ nghiên cứu đề tài theo hướng
khảo sát thực tế, phân tích nguyên nhân và tìm ra những biện pháp khắc phục loại lỗi
ngọng L/N cho sinh viên khoa Ngữ Văn, nhằm đáp ứng mục tiêu chung của việc dạy
môn Văn và Tiếng Việt trong nhà trường là giữ gìn sự chuẩn mực và trong sáng của
tiếng Việt .
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ PHÁT ÂM LẪN LỘN VÀ VIẾT SAI L/N Ở SINH VIÊN
KHOA NGỮ VĂN, TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
2.1 VẤN ĐỀ PHÁT ÂM LẪN LỘN VÀ VIẾT SAI L/N
2.1.1 Khái niệm ngọng, nói ngọng
Theo Từ điển tiếng Việt [6,681], ngọng có nghĩa “không phát âm đúng một số âm
do có tật hoặc chưa nói sõi. Nói ngọng. Người ngọng”. Từ láy ngọng nghịu mang
nghĩa khái quát. Giọng nói ngọng nghịu của trẻ thơ. Như vậy, theo định nghĩa này,
ngọng được hiểu như một dạng bệnh lí do có tật ở cơ quan phát âm hay hiện tượng
nói chưa sõi ở trẻ em do bộ máy phát âm chưa hoàn thiện.
Trong thực tế giao tiếp, từ ngọng hay nói ngọng còn được dùng để chỉ hiện tượng
phát âm không đúng chuẩn chính âm. Chẳng hạn N phát âm thành L, dấu hỏi phát
âm thành dấu ngã hay thuyền được phát âm thành thuền… đều được gọi là ngọng.
Ngoài ra, người ta còn dùng những tên gọi khác để chỉ hiện tượng phát âm không

6

ích, nhằm giúp các em hướng tới việc phát âm chuẩn.
2.1.3 Khái niệm chuẩn ngôn ngữ
Theo Hoàng Tuệ: “Chuẩn mực, nói một cách khái quát, là cái đúng. Đó là
cái đúng có tính chất chung, tính chất bình thường được mọi người trong một cộng
đồng ngôn ngữ chấp nhận, ở một giai đoạn nhất định trong một quá tình phát triển
lịch sử của ngôn ngữ. Cái đúng ấy được xác định theo một tập hợp những quy tắc
nhất định thuộc các phạm vi phát âm, dùng từ và cấu tạo từ mới, đặt câu…” [dẫn
theo 10]
Chuẩn ngôn ngữ bao gồm nhiều phương diện, trong đó có chuẩn phát âm
(chuẩn chính âm). Yêu cầu cơ bản của chuẩn chính âm là xây dựng một cách phát âm
tiêu chuẩn, thống nhất trong phạm vi toàn dân. Tuy nhiên, hiện nay cách phát âm
chuẩn mực trong phạm vi toàn quốc vẫn chưa được quy định. Gần như mặc nhiên,
người ta công nhận hai phương ngữ Bắc và Nam đều là chuẩn (mà tiếng Hà Nội và
tiếng Thành phố Hồ Chí Minh là đại diện). Điều đáng lưu ý là, từ lâu tiếng Việt đã có
hệ thống chuẩn chính tả mà tất cả mọi vùng miền đều tự giác thừa nhận. Khi viết,
người miền Bắc vẫn phân biệt hai âm đầu /ʂ - s/, /ƫ - c/, /n - l/, người miền Nam vẫn
phân biệt /t - k/, /n - ŋ/… Chính vì vậy, theo chúng tôi việc xây dựng chuẩn chính
âm cần dựa trên chuẩn chính tả. Vận dụng khái niệm chuẩn chính âm và chuẩn chính
tả nói trên, chúng tôi nhận thấy, cơ sở lí luận quan trọng để tiến hành chữa lỗi phát
âm L/N cho SVKNVĐHSPHN2 chính là dựa vào chuẩn chính tả. Thực tế, khi viết,
người ta phân biệt rất rõ hai phụ âm đầu L và N. Chính vì vậy, khi phát âm hai phụ
âm này cũng cần phát âm đúng theo chữ viết.

7


2.2 THỰC TRẠNG PHÁT ÂM LẪN LỘN VÀ VIẾT SAI HAI PHỤ ÂM L/N
CỦA SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
2.2.1 Thực trạng
Như trên đã nói, đối tượng khảo sát của đề tài là sinh viên khoa Ngữ văn,


250

129

142

133

104

36

13

315

15

138

241

65,9
6

34,0
4

37,5

Khi đọc văn bản, tức là dựa trên chính tả, sinh viên nhận diện được hình thức ngữ âm
của từ nên phát âm sai rất ít. Đặc biệt, khi giao tiếp tự do, tức là thoát li văn bản,
sinh viên phát âm sai nhiều hơn.
Cả nói và viết sai L/N chiếm 34,04% (129/379). Như vậy, nhiều em chỉ nói
sai mà không viết sai. Bên cạnh đó, cũng có những em vừa viết sai vừa nói sai.
Về xu hướng ngọng, trong tổng số 379 trường hợp sinh viên nói ngọng
chúng tôi nhận thấy có ba xu hướng sau đây:
Xu hướng thứ nhất, phát âm L thành N có 142 trường hợp, chiếm 37,56%.
Xu hướng thứ hai, phát âm N thành L có 133 trường hợp, chiếm 35,03%.
Xu hướng thứ ba, phát âm lẫn lộn cả hai phụ âm có 104 trường hợp, chiếm
27,41%.
Số liệu thống kê trên đây cho thấy, các xu hướng ngọng không chênh lệch
nhau quá nhiều. Cũng từ thực tế khảo sát, chúng tôi nhận thấy nguyên nhân khiến các
em sinh viên không phân biệt được N và L khi phát âm là không nắm vững đặc điểm
cấu âm của hai âm này.
2.2.2 Nguyên nhân viết sai và phát âm lẫn lộn L/N
2.2.2.1 Nguyên nhân khách quan

8


Kết quả điều tra cho thấy yếu tố môi trường giao tiếp là nguyên nhân chủ yếu
ảnh hưởng đến tình trạng ngọng của sinh viên. Cụ thể, qua khảo sát, tỉ lệ sinh viên
phát âm sai L/N chiếm tới 43,2% (379/876). Lượng sinh viên này chủ yếu tập trung ở
các thành phố như Hà Nội (chủ yếu là các huyện ngoại thành như: Hà Tây, Sóc Sơn,
Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm…) và các tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương,
Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng…
Quê quán
Số lượng phát âm sai
Tỷ lệ

7
1.85%
Phú Thọ
6
1.58%
Tuyên Quang
5
1.32%
Hải Phòng
4
1.06%
Hòa Bình
4
1.06%
Yên Bái
3
0.79%
Hà Giang
3
0.79%
Lào Cai
3
0.79%
Ninh Bình
3
0.79%
Thanh Hóa
1
0.26%
Lai Châu

Ý thức chữa ngọng

Sự cần thiết
của việc chữa
ngọng

Yếu tố quan trọng nhất
tác động đến chữa ngọng

Khi
GT
Số
trường
hợp
Tỷ lệ
phần
trăm
(%)

265

10

105

187

0

192


2,37

Bảng 2.3. Bảng điều tra ý thức chữa ngọng của sinh viên

Tiểu kết: Hiện tượng phát âm lẫn lộn L/N được xem là lỗi phát âm hay nói
ngọng khi hiện tượng này diễn ra trong một phạm vi hẹp, chẳng hạn trong gia đình,
trong nhà trường hay cơ quan…Khi đó, hiện tượng phát âm lẫn lộn này cần có sự
điều chỉnh, uốn nắn, sửa chữa để hướng tới phát âm chuẩn.
Cơ sở lí luận quan trọng để chúng tôi tiến hành chữa lỗi phát âm L/N cho
SVKNVĐHSPHN2 chính là dựa vào khái niệm chuẩn chính tả. Chuẩn chính tả là
những quy định có tính chất pháp lí, bắt buộc mọi người phải tuân theo. Thực tế, khi
viết, người ta phân biệt rất rõ hai phụ âm đầu L và N. Chính vì vậy, khi phát âm hai
phụ âm này cũng cần phát âm đúng theo chữ viết.
Các kết quả điều tra, đánh giá cho thấy tình trạng phát âm lẫn lộn L và N là
một thực tế rất phổ biến trong SV khoa Văn. Xét trong phạm vi nhà trường, đây thực
sự là lỗi phát âm nghiêm trọng, gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với chính SV
và đối với chất lượng đào tạo của nhà trường. Vì vậy, việc tiến hành sửa lỗi phát âm
L/N trong phạm vi sinh viên khoa Ngữ văn là rất cần thiết.

Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
3.1 DẪN NHẬP
3.2. GIẢI PHÁP CHUNG
3.2.1. Tạo ra môi trường giao tiếp chuẩn mực
Trước hết, đối với lỗi phát âm L/N, để khắc phục triệt để lỗi phát âm này cần
tạo ra một môi trường giao tiếp chuẩn mực. Việc tạo ra một môi trường giao tiếp
chuẩn mực đối với các địa phương (vùng phương ngữ) là điều không thể thực hiện
nhưng đối với môi trường hẹp trong phạm vi nhà trường ở mọi bậc học là có thể thực
hiện.

Bước 3: Luyện đọc văn bản có chứa các từ ngữ có phụ âm đầu L/N
Bước 4: Luyện phát âm L/N qua hoạt động giao tiếp có định hướng (kể
chuyện, trình bày một chủ đề tự chọn…)
Bước 5: Luyện phát âm L/N qua các bài hát có chứa phụ âm đầu L/N
Bước 6: Luyện phát âm L/N qua hoạt động giao tiếp tự do hàng ngày
Qua áp dụng thực tế chúng tôi nhận thấy các biện pháp nói trên thực sự phát huy
tác dụng khi người nói ngọng luôn luôn có ý thức sửa ngọng trong mọi hoàn cảnh
giao tiếp. Bên cạnh đó, người hướng dẫn sửa ngọng cũng đóng vai trò quan trọng. Đó
là người kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả chữa ngọng của các em. Áp dụng tốt
các điều kiện trên, việc tiến hành chữa ngọng đã đem lại những kết quả rất khả quan.
3.3.2. Giải pháp chữa lỗi chính tả L/N
Như chúng ta biết, nguyên nhân chính của việc viết sai chính tả L/N là do
sinh viên không nắm được quy tắc chính tả tiếng Việt. Do vậy, biện pháp trước hết là
cung cấp lí thuyết nhằm giúp người viết sai nắm được quy tắc chính tả tiếng Việt,
đặc biệt là quy tắc viết hai phụ âm đầu L/N. Song song với việc cung cấp lí thuyết, đề
tài cũng xây dựng hệ thống bài tập thực hành dựa vào các mẹo chính tả. Cụ thể là các
dạng bài tập sau:
Dạng 1: Bài tập sửa lỗi
Dạng 2: Bài tập luyện chính tả kết hợp kĩ năng dùng từ, đặt câu
Dạng 3: Bài tập so sánh
Dạng 4: Bài tập sử dụng mẹo
Dạng 5: Bài tập dựa vào ý nghĩa để phân biệt cách viết:
Dạng 6: Bài tập luyện viết tự do
3.3.3. Biện pháp kết hợp rèn luyện chính âm và chính tả

11


Để giải quyết triệt để lỗi phát âm L/N, người nói ngọng cần phải kết hợp rèn
luyện chính âm và chính tả. Thông qua hình thức này, sinh viên rèn luyện được tất cả

tiến hành chữa lỗi phát âm L/N cho sinh viên khoa Ngữ văn là rất cần thiết và hữu
ích, nhằm giúp các em hướng tới việc phát âm chuẩn.
2. Cơ sở lí luận quan trọng nhất làm “điểm tựa” cho đề tài là các vấn đề lí thuyết
về chuẩn ngôn ngữ, bao gồm chuẩn chính âm và chuẩn chính tả. Chính âm là “cách
phát âm phù hợp với chuẩn phát âm đã được thừa nhận trong một ngôn ngữ, hệ thống
các chuẩn mực phát âm của ngôn ngữ đó” [10, 47]. Yêu cầu cơ bản của chuẩn chính
âm là xây dựng một cách phát âm tiêu chuẩn, thống nhất trong phạm vi toàn dân. Tuy
nhiên, việc xây dựng chuẩn chính âm trong tiếng Việt nói riêng và ngôn ngữ nói
chung là vấn đề khó có thể thực hiện, vì vậy, đề tài xác định rõ, việc tiến hành chữa
lỗi phát âm L/N cho SVKNVĐHSPHN2 cần phải dựa vào chuẩn chính tả. Chuẩn
chính tả là những quy tắc mang tính chất pháp lí, bắt buộc mọi người phải tuân theo.
Đối với cặp phụ âm L/N, khi viết hai phụ âm này được phân biệt với nhau rõ ràng, vì
thế, khi nói cũng cần dựa vào chữ viết để phát âm đúng, phát âm chuẩn hai âm này.

12


3. Dựa vào số liệu điều tra, khảo sát về tình trạng phát âm L/N của
SVKNVĐHSPHN2, đề tài cũng đưa ra những đánh giá khách quan, trung thực về
tình trạng phát âm lẫn lộn hai phụ âm L/N của các em. Theo kết quả điều tra, có tới
379 SV nói ngọng L/N, chiếm 43,6%.
Trong tổng số 379 sinh viên được khảo sát thì không có trường hợp chỉ viết
sai hai phụ âm đầu L/N, cả viết sai và phát âm sai là 129 SVchiếm 34,04 %.
Về hoàn cảnh phát âm sai:
- Phát âm sai khi giao tiếp: 264 SV ( 69,82%)
- Phát âm sai khi đọc văn bản: 10 SV ( 2,55%)
- Phát âm sai cả 2 trường hợp (giao tiếp và đọc văn bản): 105 SV (27,64%)
Về xu hướng ngọng, trong tổng số 379 trường hợp sinh viên nói ngọng chúng tôi
nhận thấy có ba xu hướng sau đây:
Xu hướng thứ nhất, phát âm L thành N có 142 trường hợp, chiếm 36,56%.

K36

Nói

Viết

S
a
i

Đạt 100%

Đạt 7095%

Đạt 50%

Đúng

63

86

14

134

29

49



20
(5,3%)

310
(82,0%)

69
(18,0%)

Từ kết quả trên, chúng tôi nêu ra một số nhận xét như sau:
Kết quả chữa ngọng khả quan hơn cả là sinh viên k36. Điều này có thể lí giải
ở việc nhận thức về động cơ và mục đích của việc chữa ngọng. Sinh viên k36 chuẩn
bị ra trường, cơ hội việc làm đòi hỏi sự chuẩn mực, đặc biệt qua hai đợt thực tập,
sinh viên đã nhận thấy được những trở ngại và hiệu ứng không hay trong giao tiếp
khi nói và viết ngọng. Việc chữa ngọng đối với sinh viên k37 và k 38 đạt kết quả
chưa cao, mặc dù giảng viên làm việc rất trách nhiệm. Nhiều sinh viên còn chưa tích
cực chữa lỗi, buộc giảng viên phụ trách phải sử dụng các biện pháp hành chính như
phê bình, nhắc nhở,...Và đáng lưu ý hơn là ngoài giờ luyện tập ở trên lớp có sự
hướng dẫn của giảng viên, sinh viên chưa tự giác luyện tập ở nhà. Việc chữa lỗi còn
mang tính hình thức và đối phó. Vì vậy, theo chúng tôi, việc chữa lỗi phụ thuộc rất
nhiều vào ý thức của người nói ngọng.
Kết quả chữa lỗi cho thấy việc chữa hết ngọng hoàn toàn chỉ đạt 50%, phần
lớn đạt từ 70 - 95 %, một số lượng nhỏ vẫn không chữa được. Hiện tượng cả phát âm
sai và viết sai chính tả còn 69 SV, chiếm 18 %. Như vậy có hơn 80 % đã chữa được.
Có thể thấy, viết chữ là một thói quen, rất khó thay đổi. Việc chữa lỗi phát âm sai và
viết sai L/N đạt kết quả tuyệt đối trong thời gian có hạn và trong khuôn khổ một đề
tài là không thể. Tuy vậy, theo chúng tôi, kết quả này là khả quan và khẳng định
được tính đúng đắn và phù hợp của các giải pháp và quy trình chữa lỗi mà chúng tôi
đã xây dựng. Bởi việc nói ngọng và viết sai của sinh viên đã thành một thói quen ảnh



Thực tế việc chữa ngọng chỉ đem lại kết quả tốt đẹp khi có sự tham gia phối
hợp, sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo, các phòng ban chức năng, sự tham gia tích cực
của các thầy cô giáo và sinh viên trong toàn trường. Vì vậy, chúng tôi cũng mạnh dạn
kiến nghị nhà trường cần đưa ra những quy định đối với những người nói ngọng L/N.
Chẳng hạn, không tuyển dụng những trường hợp phát âm sai L/N; thường xuyên
kiểm tra, đánh giá chặt chẽ những sinh viên nói ngọng L/N; bổ sung yêu cầu phát
âm chuẩn vào điều kiện thực tập của sinh viên… Việc chữa ngọng L/ N không cần
phải hô hào bằng những khẩu hiệu mạnh mẽ, hùng hồn mà cần tiến hành từ những
việc làm nhỏ nhất từ giảng viên và sinh viên.
Cuối cùng, vì đề tài được thực hiện trong một thời gian ngắn (1 năm) nên
không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý
của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

15




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status