Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa đến đời sống, thu nhập, việc làm của người dân trên đia bàn phường Kim Long, thành phố Huế giai đoạn 2008 – 2015 - Pdf 34

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
khu dân cư và các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
Việc sử dụng hợp lý đất đai để đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao và
đảm bảo sự phát triển bền vững là một trong những mối quan tâm hàng đầu của
Đảng và Nhà nước ta.
Kinh tế càng phát triển, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn được đẩy mạnh góp phần làm cho đời sống của người dân từng
bước được cải thiện. Mặt khác, dưới áp lực của sự gia tăng dân số, sự phát triển
kinh tế, quá trình đô thị hoá nông thôn khiến nhu cầu của người dân ngày càng
nâng cao. Từ đó, xuất hiện nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo xu thế
từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
Đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ khắp cả nước, sự phát triển các khu công
nghiệp trong thời gian qua đã góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là đối với các tỉnh gần thành phố
lớn, thuận lợi cho giao thông và gần thị trường tiêu thụ lớn... Đặc biệt ở các
vùng ngoại thành và ven đô thị, điều này đang gây ra áp lực ngày càng lớn đối
với đất đai. Áp lực với đất đai là điều không thể tránh khỏi bởi chúng ta chỉ có
thể sử dụng sao cho hợp lí nguồn của cải quốc gia chứ không thể thay đổi quỹ
đất được. Quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị đã tác động đến
một bộ phận dân cư. Vì vậy, tìm hiểu đời sống, thu nhập, việc làm của những hộ
nông dân chuyển đất nông nghiệp cho phát triển công nghiệp để góp phần cải
thiện thu nhập cho hộ nông dân nhằm giảm nghèo, ổn định và phát triển nông
thôn là một vấn đề quan trọng trong mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế
của đất nước.
Không nằm ngoài xu thế đó phường Kim Long thành phố Huế cũng đang
trong quá trình đô thị hóa, một lượng lớn đất nông nghiệp đã được chuyển sang
đất phi nông nghiệp. Do vậy, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu

PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp đôi khi còn gọi là đất canh tác hay đất trồng trọt là
những vùng đất, khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao gồm
cả trồng trọt và chăn nuôi. Đây là một trong những nguồn lực chính trong nông nghiệp.
Phân loại: Việc phân loại tiêu chuẩn theo FAO - Tổ chức Nông lương
của Liên Hiệp Quốc thì phân chia đất nông nghiệp vào các thành phần sau đây:
- Đất canh tác như đất trồng cây hàng năm, chẳng hạn như ngũ
cốc, bông, khoai tây, rau, dưa hấu, loại hình này cũng bao gồm cả đất sử dụng
được trong nông nghiệp nhưng tạm thời bỏ hoang (đất hoang hóa, đất thoái hóa).
- Đất trồng cây lâu năm ví dụ như trồng cây ăn quả.
- Cánh đồng, thửa ruộng và đồng cỏ tự nhiên cho chăn thả gia súc.
Tùy thuộc vào việc sử dụng hệ thống tưới tiêu nhân tạo, đất nông nghiệp
được chia thành đất có tưới tiêu và không tưới tiêu (thường xuyên). Ở các nước
đang khô hạn và bán khô hạn đất nông nghiệp thường được giới hạn trong phạm
vi đất tưới tiêu.
Đất nông nghiệp cấu thành chỉ là một phần của lãnh thổ của bất kỳ quốc
gia, trong đó ngoài cũng bao gồm các khu vực không thích hợp cho nông
nghiệp, chẳng hạn như rừng, núi, và các vùng nước nội địa. Đất nông nghiệp
bao gồm 38% diện tích đất của thế giới, với diện tích đất trồng đại diện cho ít
hơn một phần ba đất nông nghiệp (11% diện tích đất của thế giới).
Tại Việt Nam, đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục
đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao
gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm
muối và đất nông nghiệp khác.
* Đất nông nghiệp gồm:
- Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp. Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.

sống và lao động quá khứ , đất trở thành một tư liệu sản xuất. Việc quản lý và sử
dụng tốt đất đai sẽ góp phần làm tăng thu nhập, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội.
2.2.2 Đặc điểm đất trong nông nghiệp
Đặc điểm tạo thành: Đất đai là một vật thể tự nhiên mang tính lịch sử
Đất đai là một sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện và tồn tại ngoài ý chí và
sự nhận thức của con người. Song song với quá trình hình thành loài người, đất
đai vẫn tuân thủ các quy luật mà con người không thể can thiệp được ví dụ quá
trình liên tục phong hóa đá, quá trình phong hóa lý học, va đập các viên đá với
nhau...
4


Đất đai gắn liền với con người ngay từ buổi đầu sơ khai do quá trình con
người sử dụng sức lao động của mình tác động vào đất đai nhằm thu lại sản
phẩm. Và chính trong quá trình tác động này con người đã chuyển tải vào đất
đai giá trị sức lao động của mình và làm cho đất đai tham gia vào các mối quan
hệ xã hội. Do vậy lúc này từ một vật thể tự nhiên đất đai đã chuyển dần sang
thành vật thể lịch sử. Tính tự nhiên và tính lịch sử của đất đai luôn luôn tồn tại
bên nhau vì đất đai luôn là một sản phẩm của tự nhiên nhưng lại luôn được tái
tạo bởi sức lao động và tham gia vào các mối quan hệ xã hội.
Đất đai có độ phì nhiêu: Đây là tính chất quan trọng nhất khiến cho đất
đai khắc hẳn với các tư liệu sản xuất khác. Độ phì là khả năng của đất đai có thể
cung cấp cho cây trồng thức ăn, nước và những điều kiện khác cần thiết cho sự
sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Ở đây đất đai có hai loại độ phì là độ phì tự nhiên và độ phì kinh tế. Độ
phì tự nhiên là kết quả của quá trình hình thành đất lâu dài mà có. Độ thì tự
nhiên đặc trưng bởi các tính chất lý, hóa học và sinh vật trong đất, nó liên quan
chặc chẽ với các điều kiện khí hậu. Độ phì tự nhiên là cơ sở của độ phì kinh tế
nhưng nó chưa phải là chất lượng thực tế của đất vì trong đất có thể có rất nhiều
chất dinh dưỡng nhưng do nhiều nguyên nhân ví dụ như thiếu hoặc thừa ẩm độ,

tư liệu sản xuất này bằng tư liệu sản xuất khác, nhưng đất là tư liệu sản xuất
không thể thay thế đặc biệt trong nông lâm nghiệp.
Đất có khả năng tăng tính sản xuất: Trong quá trình sản xuất, mọi tư liệu
sản xuất khác đều bị hao mòn, hư hỏng và dần dần bị đào thải để thay thế vào đó
là một tư liệu sản xuất khác tốt hơn, hiện đại hơn và phù hợp hơn. Riêng đất,
nếu xét về mặt không gian thì đất là tư liệu vĩnh cửu, không chịu sự phái hủy
của thời gian. Hơn nữa, nếu sử dụng đúng và hợp lý độ phì nhiêu của đất không
những bị mất mà còn được nâng cao, cải thiện, do đó đất sẽ tốt lên về mặt chất
lượng. Việc sử dụng đất hợp lý là rất quan trọng, nếu như trong quá trình sử
dụng không chú ý đến việc bảo vệ và cải tạo đất, không chú ý giữ cho các yếu tố
sinh thái trong trạng thái cân bằng động, vi phạm các quy luật sinh thái kinh tế,
có thể làm cho các đặc tính sản xuất của đất bị thoái hóa. Đặc tính này cung cấp
căn cứ khách quan tất yếu cho việc xây dựng phương thức sử dụng hợp lý đất đai.
2.3. Khái niệm thu hồi đất
Thu hồi đất biện pháp pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai.
Hình thức pháp lý này là một quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền về giao đất, cho thuê dất. Biện pháp này thể hiện quyền lực nhà
nước trong tư cách là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai. Vì vậy, để
thực thi nội dung này, quyền lực nhà nước được thể hiện nhằm đảm bảo lợi ích
của Nhà nước, của xã hội đồng thời lặp lại trật tự kỷ cương trong quản lý Nhà
nước về đất đai.
Thu hồi đất phải được hiểu dưới các khía cạnh sau đây:
- Là một quyết định hành chính của người có thẩm quyền nhằm chấm dứt
quan hệ sử dụng đất của người sử dụng.
6


- Quyết định hành chính thể hiện quyền lực nhà nước nhằm thực thi nội
dung của quản lý nhà nước về đất đai.
- Việc thu hồi đất xuất phát từ nhu cầu của Nhà nước và xã hội hoặc là

không do việc người sử dụng đất bị mắc lỗi trong quá trình sử dụng mà đơn
7


thuần là các lý do đương nhiên dẫn tới việc Nhà nước thu hồi đất. Đó là các
trường hợp:
- Tổ chức được Nhà nước giao đất khôn thu tiền sử dụng đất, được Nhà
nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân
sách nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển
đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất.
- Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế.
- Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất.
- Đất được nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn
khi hết thời hạn sử dụng đất.
Thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai.
Trong quá trình dử dụng đất, người sử dụng do vô ý hoặc cố ý vi phạm
pháp luật đất đai. Các vi phạm này là nghiêm trọng và dẫn tới hậu quả pháp lý là
Nhà nước thu hồi đất với tính cách là một biện pháp chế tài nhằm tước đi quyền
sử dụng đất của người vi phạm. Các trường hợp này gồm:
- Người sử dụng đất sử dụng đất không đúng mục đích, không có hiệu quả.
- Người sủ dụng đất cố ý hủy hoại đất đai.
- Đất được giao không đúng đối tượng và không đúng thẩm quyền.
- Đất bị lấn, chiếm.
- Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối vớ Nhà nước.
- Đất trồng cây hằng năm không được sử dụng trong vòng 12 tháng liền,
đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong 18 tháng, đất trồng rừng không
được sử dụng trong vòng 24 tháng;
- Đất được nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không
được sử dụng trong 12 tháng liền hoặc chậm tiến độ 24 tháng liền so với tiến độ
ghi trong dự án đầu tư.

ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử đụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi
thường, hổ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại.
2.5. Sự cần thiết của việc thu hồi đất
Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế, xã hội đất nước, Nhà nước đã
tiến hành thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án phát triển.
Việc thu hồi đất có rất nhiều mặt thuận lợi: phát triển công nghiệp của địa
phương đã góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.Thu hút đầu tư,
đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào địa phương, sẽ có nhiều công nghệ mới được
mở rộng. Đồng thời cũng tạo nhiều việc làm mới với thu nhập ổn định hơn so
với làm nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống của hộ. Bên cạnh đó, số lượng lao động nông nghiệp chuyển
sang lao động phi nông nghiệp có xu hướng tăng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
lao động theo hướng tích cực, phù hợp định hướng phát triển đất nước. Khu
công nghiệp đòi hỏi lao động có trình độ kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới,
9


góp phần đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam để hình thành đội ngũ lao động của
nền công nghiệp hiện đại.
2.6. Khái niệm đô thị hóa
Đô thị hóa là một xu thế tất yếu, đó là một quá trình phát triển của xã hội
mang tính chất toàn cầu và diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở tất cả các quốc gia trên
toàn thế giới, không một quốc gia nào đạt mức tăng trưởng cao mà không trải
qua quá trình đô thị hóa.
Đô thị hóa chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau, có nhiều khái niệm đô thị hóa đứng dưới nhiều quan điểm khác nhau.
Trên quan điểm một vùng: Đô thị hóa là một quá trình hình thành, phát
triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị.
Trên quan điểm kinh tế quốc dân: Đô thị hóa là một quá trình biến đổi về

nghiệp hóa và thay đổi lối sống theo kiểu đô thị hóa, qua quá trình đô thị hóa có
thể hình thành nên đô thị mới hoặc không.
Trong quá trình đánh giá quá trình đô thị hóa, người ta thường sử dụng
các chỉ tiêu là tỷ lệ (còn gọi là mức độ) đô thị hóa và tốc độ đô thị hóa. Theo
Điểm b, Khoản 2, Điều 2 của Thông tư số 34/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng
ngày 30/9/2009 quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 42/2009/NĐCP về việc phân loại đô thị, tỷ lệ và tốc độ đô thị hóa được hiểu như sau:
Tỷ lệ đô thị hóa là chỉ tiêu thể hiện sự phát triên mở rộng của đô thị, được
xác định bằng tỷ lệ dân số khu vực nội thành, nội thị so với tổng dân số toàn đô thị.
Tỷ lệ đô thị hóa là chỉ tiêu thể hiện sự tăng trưởng của đô thị thông qua
các chỉ tiêu về dân số đô thị hoặc đất đai đô thị theo thời gian (01 năm hoặc một
khoảng thời gian nhất định).
2.7. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển của địa phương.
* Ảnh hưởng tích cực
Quá trình đô thị hoá làm cho đất đai thu hẹp dần. Tuy nhiên, bên cạnh
những ảnh hưởng tiêu cực còn có những mặc tích. Để có thể thấy được các tác
động của quá trình đô thị hóa, ta sẽ xem xét vấn đề này trên nhiều khía cạnh
như: về kinh tế, chính trị, về cơ sở hạ tầng và về văn hoá xã hội.
- Về kinh tế: Mặc dù bị mất đất kéo theo tình trạng thất nhiệp ngày một
tăng nhưng đó chỉ là một mặt của vấn đề. Có thể dễ dàng nhận thấy ngay được
rằng đô thị hoá đã mang lại cho địa phương một diện mạo kinh tế mới như: xuất
hiện các khu công nghiệp tập trung, nhiều nhà máy được xây dựng lên...một số
lao động được giải quyết việc làm ngay tại địa phương mình nên có điều kiện rất
thuận lợi. Mặt khác, do có nhiều khu công nghiệp nên thu hút được lao động của
cả những địa phương khác tạo ra lợi thế so sánh cho chính các vùng này so với
các vùng xung quanh, nhu cầu về nhà ở cho thuê cũng tăng tạo ra các dịch vụ về
nhà ở và dich vụ ăn uống phát triển góp phần làm tăng thu nhập của những hộ
dân bị mất đất và giải quyết được tình trạng thất nghiệp tạm thời khi họ nhận
được tiền từ việc bị thu hồi đất mà chưa biết làm gì để chuyển đổi nghề nghiệp.
11


dựng phong trào thể dục thể thao quần chúng rộng khắp, đào tạo và bồi dưỡng
được một số môn có thành tích cao là thế mạnh của địa phương; quy hoạch, xây
dựng từng bước sân vận động, sân thể thao. Đẩy mạnh các hoạt động y tế dự
phòng, xây dựng, nâng cấp và trang bị đủ trang thiết bị cho trạm xá xã theo tiêu
chuẩn quy định. Tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, phòng
chống dịch bệnh, giải quyết tốt vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;
thực hiện tốt chính sách hỗ trợ y tế cho các xã nghèo, đảm bảo công bằng trong
12


khám chữa bệnh cho nhân dân. Thực hiện tốt chương trình dân số - kế hoạch
hoá gia đình, tăng cường công tác truyền thống, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ
sinh. Thực hiện các giải pháp tăng nhanh khả năng thu hút lao động đi đôi với
điều chỉnh từng bước cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân chuyển giao kỹ thuật sản xuất mới, phát
triển ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Mở rộng hình thức
đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn. Lồng ghép có hiệu quả các chương trình
mục tiêu quốc gia, huy động tốt các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc
biệt khó khăn, các xã nghèo; tăng vốn tín dụng cho vay ưu đãi hộ nghèo, vốn
giải quyết việc làm, tiến hành xây dựng một số mô hình xoá đói giảm nghèo,
thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với hộ nghèo. Tăng cường các biện pháp
trấn áp mạnh mẽ, tạo ra những chuyển biến lớn trong công tác phòng chống tệ
nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý, mại dâm; phát động phong trào toàn dân tham
gia phòng chống các tệ nạn xã hội, truy quét mạnh các ổ, nhóm, tổ chức tội
phạm liên quan tới ma tuý, mại dâm.
* Ảnh hưởng tiêu cực.
- Vấn đề thất nghiệp
Quá trình đô thị hóa phát triển ngày càng nhanh, lượng lao động di cư vào
các đô thị ngày càng lớn, mặc dù quá trình đô thị hóa góp phần giải quyết nhiều
công ăn việc làm cho người lao động nhưng vẫn còn nhiều người trong số họ

Sự phát triển của các hoạt động sản xuất cùng với ý thức sinh hoạt của
người dân trong quá trình đô thị hóa đã làm cho môi trường đô thị bị ô nhiễm
ngày càng trầm trọng, đe dạo sức khỏe và sinh hoạt của người dân đô thị.
Ô nhiễm tiếng ồn do các hoạt động công nghiệp và các phương tiện giao
thông gây ra làm ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe thần kinh của người lao động
và người dân.
Ô nhiễm không khí nặng nề do các hoạt động sản xuất công nghiệp và các
phương tiện giao thông gây ra, môi trường không khí chứa đựng nhiều khí độc,
trở thành “kẻ giết người thầm lặng” với khoảng 2 triệu người trên toàn thế
giới/năm (theo Tổ chức khí tượng thể giới WTO).
Ô nhiễm nguồn nước thải và rác thải ở các đô thị, đặc biệt là ở các đô thị
lớn là rất trầm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, là một nguyên
nhân làm cho con người mắc phải các bệnh hiểm nghèo, trong đó có ung thư.
- Đô thị gây sức ép về chất lượng giáo dục, y tế
Sự tăng lên đột biến về dân số trong quá trình đô thị hóa kéo theo việc
tăng số người trong độ tuổi đến trường tại các đô thị. Số lượng người đi học tăng
cao đã dẫn đến tình trạng thiếu chỗ học hoặc quá tải tại một số trường, lớp học...
từ bậc học mầm non đến bậc học phổ thông. Tình trạng quá tải tại các trường
công dẫn đến sự ra đời của các trường tư thục hoặc tự mở lớp tại nhà (đối với
mầm non), gây sức ép lớn cho ngành giáo dục và chính quyền đô thị trong việc
quản lý quy trình, chất lượng đào tạo và các yêu cầu liên quan khác.

14


Dân số tăng nhanh do quá trình đô thị hóa kéo theo hàng loạt vấn đề về y
tế và an ninh xã hội. Môi trường ô nhiễm, điều kiện sống và sinh hoạt thiếu
thốn, lao động vất vả... là các nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tật.
Nhiều ổ dịch bùng phát ở các đô thị nước ta chủ yếu bùng phát ở những khu vực
có điều kiện sống thiếu thốn, tạm bợ... qua đó gây áp lực cho ngành y tế. Hiện

15


ứng dụng trong khâu chế biến. Máy móc trong nông nghiệp tăng nhanh, chi phí
lao động giảm, năng suất lao động cao.
Ngoài những chủ trương trên, Thái Lan còn quan tâm đến hỗ trợ, cung
cấp tín dụng, bồi dưỡng tay nghề, đào tạo cho công nhân, tạo hợp đồng giữa
công nghiệp và nông nghiệp. Nhờ vậy mà nông nghiệp Thái Lan mặc dù giảm
về diện tích nhưng lại phát triển về chiều sâu, nên năng suất và sản lượng đều
cao. Tất cả những đường lối đúng đắn trong công nghiệp hóa đó đã làm cho
khoảng cách nông thôn và thành phố Thái Lan thu hẹp đáng kể.
* Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc vạch ra đường đỏ về đất đai đến năm 2020 là đất dành cho
nông nghiệp 180 triệu mẫu. Đây là đất " bờ xôi ruộng mật " chỉ để phát triển
nông nghiệp, không được xâm phạm nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Việc
này được Quốc vụ thông qua thành luật. Việt Nam hiện nay vẫn mất đất nông
nghiệp, do quyền quyết định ở các tỉnh mặc dù Bộ Tài nguyên môi trường quy
hoạch và quản lý, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn lo về sản xuất.
Trung Quốc có những vùng thực hiện chính sách tích tụ ruộng đất, không
hạn điền, giúp hình thành những trang trại lớn.Song, thực sự trang trại đó không
phải là những động lực chính để nông nghiệp phát triển mà nhờ chính sách tập
trung và chính sách xây dựng doanh nghiệp đầu rồng về chế biến sản phẩm chăn
nuôi, trồng trọt cho người dân.Tất nhiên, trong quá trình phát triển, nước này
cũng không tránh khỏi các vấn đề bức xúc về đất đai, như có chia lại hay không,
có nên tích tụ không? Một số nơi đã thử nghiệm 80% đất chia lại, 20% để lại là
đất tập thể.
Nhưng Trung Quốc có chính sách rõ ràng về đất đai. Khi thu hồi đất nông
nghiệp của người dân làm các công trình công cộng phúc lợi như nhà trẻ, mẫu
giáo thì áp giá Nhà nước, còn giao cho doanh nghiệp thì bắt buộc áp dụng giá
đất theo cơ chế thị trường. Tức là, doanh nghiệp và người dân đàm phán với

trồng trọt thành đất phi nông nghiệp hay được sử dụng xây dựng các khu đô thị,
khu công nghiệp. Nghiêm cấm sử dụng những cánh đồng lúa thuộc phạm vi diện
tích đất trồng trọt tuyệt đối cho mục đích phi nông nghiệp như xây dựng các khu
công nghiệp, là đường và xây dựng đô thị. Còn đối với diện tích đất trồng trọt
tương đối có thể được dùng cho các mục đích khác tuỳ thuộc vào Chính quyền
điạ phương.Song được quy định rất chặt. Nhờ đó, từ năm 1970 đến năm 1983,
diện tích những cánh đồng lúa được cải thiện mở rộng. Điều này đã góp phần rất
lớn trong việc tạo sự ổn định và tăng tính bền vững về sinh kế của người nông
dân Hàn Quốc.
2.9. Tình hình nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
hiện nay
Hiện nước ta có 9,42 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa 4,1
triệu ha. Nông dân ước khoảng 60 triệu người (trên tổng số 86 triệu dân), như
vậy bình quân đất canh tác là 480m2/người, chỉ bằng 1/4 của nông dân Thái
Lan. Trước làn sóng công nghiệp hóa, đô thị hoá của thời hội nhập, diện tích đất

17


canh tác ngày càng thu hẹp và chắc hẳn số "nông nhàn vĩnh viễn" sẽ ngày càng
đông hơn.
Chỉ tính từ 5 năm trở lại đây, theo báo cáo của 49 tỉnh, thành phố (số còn
lại không báo cáo) đã lấy đi 750.000 ha đất để thực hiện 29.000 dự án đầu tư,
trong đó có tới 80% là đất nông nghiệp. Khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp
bị thu hồi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm mỗi năm hai vụ lúa. "Phong trào"
xây sân golf dồn dập trong hai năm nay, nếu như trong 16 năm chỉ cấp phép cho
34 dự án sân golf, thì có 2 năm (2006- 2008) đã cấp 104 dự án, tức là cứ bình
quân một tuần lại "mọc" 1 sân golf mới. Hiện cả nước có 141 sân golf ở 39 tỉnh,
thành, sử dụng tới 49.268 ha.
Điều tra mới đây của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại 16 tỉnh,

tác này. Bên cạnh đó, có chính sách ưu tiên đào tạo hướng nghiệp, chú trọng đào
tạo tại chỗ cho người nông dân theo hướng thâm canh hiện đại, mang lại thu
nhập thuần nông cao hơn hẳn trước. Kinh nghiệm ở nhiều nơi cho thấy, quỹ đất
10% giao cho các hộ làm dịch vụ, cũng phải có quy định, hướng dẫn cụ thể, tốt
nhất tìm cách liên kết các hộ, thành lập các tổ hợp, hợp tác xã dịch vụ hỗ trợ cho
chính các khu công nghiệp, đô thị hoặc du lịch bên cạnh, tạo sự phát triển hài
hoà cho cả hai phía.

19


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình thu hồi đất nông nghiệp và
các hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn phường Kim Long, thành
phố Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn phường Kim
Long thành phố Huế.
- Phạm vi thời gian: 01/04/2015 đến 15/08/2015.
- Phạm vi số liệu: Đề tài sử dụng số liệu từ năm 2008 đến năm 2015 để
nghiên cứu.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát về điều kiện tự nhiên - Kinh tế - Xã hội phường Kim Long,
thành phố Huế.
- Nghiên cứu thực trạng thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn phường Kim
Long giai đoạn 2008 – 2015.
- Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống, thu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Phường Kim Long là một phường nằm ở phía Tây của Thành phố Huế,
bên bờ Bắc của sông Hương.

+ Phía Đông giáp phường Phú Thuận
+ Phía Tây giáp phường Hương Long
+ Phía Nam giáp sông Hương - phường Phường Đúc
+ Phía Bắc giáp phường An Hòa
4.1.1.2.Địa hình, đại mạo
Địa hình của phường Kim Long tương đối bằng phẳng, độ nghiêng mặt
đất phổ biến từ 0,0005 đến 0,001. Do nằm ở vị trí có nhiều sông chảy qua nên
đất đai màu mỡ, được bồi tụ phù sa hàng năm do những trận lũ lớn miền Trung.

22


4.1.1.3. Khí hậu
Phường Kim Long nằm trong vùng khí hậu miền Trung, có hai mùa rõ rệt.
Khí hậu thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa.
- Chế độ nhiệt: Theo tài liệu đo đạc của trạm khí tượng, nhiệt độ ở Huế
thuộc vùng tương đối cao, trung bình hằng năm từ 21 0C đến 260C có thể so sánh
theo bảng dưới :
Bảng 4.1: Các đặc trưng nhiệt độ của Huế so với tiêu chuẩn
Các đặc trưng
Nhiệt độ TB năm
Số tháng có NĐTB
kết hợp của lũ và triều cường gây ra ngập úng tại một số khu vực trong phường.
23


4.1.1.5. Thổ nhưỡng
Toàn bộ đất đai của phường do phù sa sông của 3 con song chảy qua địa
bàn là sông Hương, sông Vạn Xuân, sông Bạch Yến bồi đắp, nhìn chung đất đai
của phường khá thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Ruộng đất của
phường có màu nâu nhạt, thành phần cơ giới trung bình, đất thịt pha cát có độ
PH > 5.5 thành phần cơ giới thịt nặng và trung bình có PH < 4.5 – 5.5.
4.1.1.6. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên nước.
Nguồn nước mặt: Trên địa bàn phường Kim Long nguồn nước mặt chủ
yếu là ở các sông như sông Bạch Yến, sông Hương, sông Vạn Xuân. Đây là
nguồn cung cấp nước chính cho địa bàn.
Nước ngầm: Nguồn nước ngầm trên địa bàn tương đối dồi dào ở độ sâu
20m với trữ lượng khoảng 6000-10000m3/ngày, chất lượng tốt có thể đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của dân cư.
* Tài nguyên đất.
Phường Kim Long có diện tích tự nhiên là 248,6 ha, chủ yếu là nhóm đất
cát pha, đây là nơi tập trung dân cư, các công trình văn hoá xã hội, các nhà máy
xí nghiệp. Bên cạnh đó là nhóm đất phù sa được bồi đắp hàng năm và nhóm đất
biến đổi do trồng lúa. Nhóm đất này thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc
biệt là các cây lúa, màu...
* Tài nguyên nhân văn.
Trên địa bàn phường Kim Long đa số người dân tộc Kinh sinh sống từ lâu
đời. Người dân ở đây có trình độ tương đối cao, số người ở trong độ tuổi lao
động chiếm tỷ lệ khá cao thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực

Số lượng

Dân số

14952 người

Nam

7183 người

Nữ

7483 người

Nông nghiệp

519 người

Phi nông nghiệp
Mật độ
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
Lao Động
Số thôn khu phố

14433 người
6014 người/km2
1%
8817
6 khu vực


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status