30TÌNH HUỐNG THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI CẤP THCS NĂM HỌC 20142015 - Pdf 34

TÌNH HUỐNG THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI CẤP THCS
NĂM HỌC 2014-2015
Tình huống 1:
Có phụ huynh học sinh gặp giáo viên chủ nhiệm thắc mắc về danh hiệu thi
đua của con em cuối năm học như sau:
“Tại sao điểm tổng kết trung bình cuối năm các môn học của con tôi là 8,0 như một
số học sinh khác cùng lớp nhưng con tôi không đạt danh hiệu học sinh giỏi”. Thầy
( cô) xử lý như thế nào?
Đề xuất hướng xử lý
- Kiểm tra lại thông tin
- Nếu phụ huynh sai thì GVCN giải thích cho phụ huynh hiểu cách đánh giá
xếp loại của học sinh căn cứ theo thông tư số 58/TT-BGD&ĐT.
- Nếu phụ huynh đúng thì GVCN xin ghi nhận, tiếp thu và cám ơn ý kiến phản
hồi của phụ huynh, sau đó báo cáo với BGH để xin điều chỉnh và rút kinh nghiệm.
- Thông tin lại với phụ huynh kết quả sau khi điều chỉnh.
Tình huống 2:
Một giáo viên chủ nhiệm đến gia đình học sinh để thống báo về khuyết điểm
của học sinh đó ở trường cho gia đình biết và để cùng kết hợp với giáo viên và nhà
trường giáo dục học sinh, nhưng không ngờ phụ huynh lại đánh con ngay trước mặt
giáo viên. Trong trường hợp đó thầy ( cô) xử lý như thế nào?
Đề xuất hướng xử lý
- Phụ huynh đánh con do thói quen, GVCN can ngăn, xoa diệu và chuyển
sang thăm hỏi về gia đình chứ không đá động gì đến khuyết điểm của học sinh đó
nữa. Qua những trao đổi chân tình về hoàn cảnh gia đình từng bước xen vào khuyết
điểm của học sinh một cách tế nhị.
- Nếu phụ huynh đánh con để dằn mặt, áp đảo giáo viên. GVCN hết sức bình
tỉnh, mềm mỏng, xin lỗi phụ huynh về sự làm phiền này để xem thái độ phụ huynh
mà tiếp tục hay hện phụ huynh vào dịp khác sẽ quay lại để cùng phụ huynh hợp tác
giáo dục học sinh.
Tình huống 3:
Có một học sinh lần đầu tiên vi phạm về hành vi xé sổ đầu bài (do bị phê bình

- Tổ chức các hoạt động tập thể phù hợp để thu hút sự tham gia của học sinh.
Tình huống 6:
Có phụ huynh học sinh đến nhờ giáo viên chủ nhiệm xin nhà trường cho con
lên lớp (do thi lại không đủ điểm). Thầy (cô) xử lý như thế nào?
Đề xuất hướng xử lý
- Phân tích cho phụ huynh hiểu tác hại của việc ngồi nhầm lớp.
- Chỉ ra những nhược điểm trong học tập của em học sinh đó so với các bạn
trong lớp và các bạn thi lại nhưng đủ điều kiện lên lớp.
- Đề nghị phụ huynh không đến xin nhà trường về việc nói trên vì quan điểm
của nhà trường cũng thống nhất như vậy để đảm bảo chất lượng bền vững.
Tình huống 7:
Trong lớp thầy (cô) chủ nhiệm có học sinh học yếu lại thường xuyên đi muộn,
trong giờ học lại thường xuyên ngũ gật, không chép bài đầy đủ... Khi thầy (cô) đến
gặp phụ huynh của em đó để trao đổi việc học tập của em và muốn phối hợp với gia
đình để cho em đó học tốt thì cha, mẹ của em lại bảo vậy thi cho em thôi học với lý
do bố em mất sớm và có em nhỏ đẻ ở nhà trông em. Trước tình hướng này thầy (cô)
xử lý như thế nào?
Đề xuất hướng xử lý


- Trước hết động viên gia đình em học sinh này tiếp tục cho em đến lớp.
- Trao đổi với lớp và thông qua phong trào vòng tay bạn bè phát động trong
lớp để giúp đở và hỗ trợ cho học sinh này.
- Trao đổi với nhà trường có biện pháp giúp đở cho em học sinh. Đồng thời
trao đổi với nhà trường có biện pháp phụ đaọ học sinh kịp thời để theo kịp với các
bạn trong lóp.
Tình huống 8:
Một học sinh ở lớp thầy (cô) chủ nhiệm vừa bước sang tuổi 15 đã bị cha, mẹ
bắt em nghĩ học để lấy chồng. Nhưng em học sinh này rất muốn đi học nhưng không
muốn trái lời cha, mẹ. Trong tình huống này thầy (cô) xử lý như thế nào?.

chú ý nghe bài giảng
- Nếu phát hiện xảy ra thường xuyên thì tiếp tục gặp em đó và tìm cách trao
đổi thẳng thắn, nhưng trong quá trình tâm sự thầy (cô) nên nhẹ nhàng, tế nhị vì đây
là vấn đề nghiêm trọng
- Nếu học sinh đó đã bị nghiện thì phải báo ngay với BGH nhà trường và gia
đình để tìm cách cai nghiện cho em học sinh đó.
Tình huống 11:
Trong lớp thầy (cô) đang chủ nhiệm có thông tin cho biết: Một số em thành
lập băng, nhóm có các biểu hiện (ăn mặc lố lăng, đầu tóc vằng, đỏ bù xù tập trung tại
quán cà phê vào buổi tối. Trong trường hợp này thầy (cô) xử lý như thế nào?
Đề xuất hướng xử lý
- Phải tìm hiểu và nắm chắc thông tin (các em tham gia, hoạt động của
nhóm....).
- Khi có đầy đủ thông tin thì phải gặp nhóm noi rõ:
+ Nhiệm vụ của người học sinh trong nhà trường
+ Chuẩn mực đạo đức, lối sống của người học sinh.
+ Cho phép các nhóm bạn cùng chung sở thích để giúp nhau trong học tập.
+ Nhóm nào cũng phải hòa đồng trong tập thể lớp, trường.
Tình huống 12:
Một học sinh trong lớp thầy (cô) chủ nhiệm làm mất xe đạp đã không dám về
nhà vì lo sợ bố mẹ đánh mắng. Thấy (cô) biết học sinh đó đang ở nhà một người
bạn. Thầy (cô) sẽ xử lý như thế nào?
Đề xuất hướng xử lý
- Đến nhà em học sinh đó để hỏi han tình hình và trấn an tinh thần họ. Nhấn
mạnh những điểm tốt của học sinh đó để gia đình yên tâm về con mình và không
nghĩ rằng em đánh mất xe vì một lý do xấu.
- Khéo léo chỉ ra cho học sinh cách giáo dục sai lầm của gia đình là dùng bạo
lực, phương pháp đó có thể gây cho học sinh bị tổn thương nặng nề về tâm lý.
- Khi gia đình hiểu thầy (cô) hứa sẽ tìm và đưa em trở về gia đình
- Thầy (cô) và vài học sinh trong lớp đưa em đó về để xin lỗi bố mẹ và hứa

+ Cùng cả lớp tổ chức những trò chơi chung, những buổi học ngoại khóa
+ Động viên học sinh nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của lớp của
trường
+ Tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp, cuối tuần có biểu dương khen thưởng
kịp thời.
Tình huống 15:
Khi Thầy (cô) bước vào lớp, cả lớp đều đứng lên rất ngay ngắn chào cô.
Nhưng khi nhìn xuống cuối lớp, thầy (cô) phát hiện ra có một em học sinh vẫn ngồi.
Trong trường hợp này thầy (cô) xử lý như thế nào?
Đề xuất hướng xử lý
- Tốt nhất trong tình huống này bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, đưa mắt nhìn
nhanh cả lớp và dừng lâu hơn ở chỗ em học sinh đó, chờ đợi trong giây lát.
- Nhưng trong trường hợp ánh mắt của bạn không nhận được sự phản hồi thì
bạn cũng nên cho lớp ngồi xuống.
- Sau khi ổn định lớp, bạn đi xuống chỗ em học sinh đó và tìm hiểu nguyên
nhân tại sao em không đứng lên chào .


- Nhưng nếu chỉ vì một sự “chống đối”, vì lý do không thích, thì bạn nên tỏ
thái độ nghiêm khắc. thái độ tôn trọng kỷ luật lớp, tôn trọng thầy cô của một học
sinh.
Tình huống 16:
Một phụ huynh học sinh gọi điện thoại cho cô giáo chủ nhiệm phản ánh rằng:
Hôm sinh nhật của con tôi có mời các bạn cùng lướp đến dự. Trong buổi tiệc đó chỉ
có các cháu với nhau mà không có phụ huynh và vô tình tôi nghê được các chấu nói
chuyện với nhau xưng hô chửi thề. Vậy với tư cách là giáo viên chủ nhiệm, thầy
(cô) nêm làm gì để giáo dục học sinh.
Đề xuất hướng xử lý
- Đưa chuyện này vào sinh hoạt trong giờ sinh hoạt lớp. Không nên nêu tên
chính xác một học sinh nào, chỉ nên nói chung chung như: Kể chuyện ngụ ngôn rồi

Thầy (cô) là giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên lớp thường xuyên có tỉ lệ chuyên
cần thấp (thường dưới 90 %). Là giáo viên chủ nhiệm thầy (cô) sẽ làm gì để nâng
chất lương chuyên cần.
Đề xuất hướng xử lý
- Tìm hiểu nguyên nhân thông qua thực thế phụ huynh.
- Cần phối hợp với phụ huynh học sinh để động viên học sinh đi học chuyên
cần.


- Báo cáo ngay với nhà trường để có biện pháp giải quyết.
Tình huống 22:
Một học sinh sắp bị đưa ra xét ở Hội đồng kỷ luật. Phụ huynh là người có
chức vị chủ chốt ở địa phương đến đề nghị thầy (cô) với tư cách là giáo viên chủ
nhiệm xin với Hội đồng kỷ luật chiếu cố và “cho qua”. Nếu là giáo viên chủ nhiệm,
Trong tình huống đó thầy (cô) xử lý như thế nào?
GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ
- Đầu tiên bạn nên ôn tồn giải thích cho vị phụ huynh đó hiểu được mức độ vi
phạm kỷ luật trầm trọng của con họ và biện pháp xử lý kỷ luật là cần thiết để giáo
dục em. để em nhận lỗi và chịu trách nhiệm về những việc làm sai trái của mình. Có
như thế lần sau em mới không tái phạm.
- Bạn cần nói để phụ huynh của em hiểu rằng chiếu cố cho em lúc này không
phải là giúp đỡ em mà trái lại, chỉ làm hại em, và rất có thể lần sau em vẫn tiếp tục
phạm lỗi.
- Hiện tượng học sinh vi phạm kỷ luật lỗi một phần cũng do phía gia đình và
nhà trường chưa nghiêm khắc trong việc giáo dục em. Chính vì thế đây là cơ hội để
bạn đưa ra lời đề nghị và giải pháp để thắt chặt hơn mối quan hệ này.
Tình huống 23:
Trả bài kiểm tra một tiết cho học sinh xong, thầy (cô) quay lên bục giảng để
bắt đầu bài mới thì bỗng “roạc”, “xoạt, xoạt”, hình như là tiếng xé và vò giấy. thầy
(cô) quay lại thì thấy một học sinh đã xé tan bài làm được một điểm của mình trước

nhiệm nhắc nhở các bạn trực nhật để bước vào tiết học sau.
Tình huống 25:
Thầy (cô) là giáo viên chủ nhiệm của lớp 9 một lớp ngoan và học giỏi. Nhưng
ngay giữa học kỳ I, trong một lần sinh hoạt lớp, em lớp trưởng đứng lên thay mặt cả
lớp đề đạt với cô giáo chủ nhiệm về việc đổi thầy giáo dạy bộ môn.
Lý do các em đưa ra là thầy dạy khó hiểu, lại hay có những lời mạt sát, xúc
phạm đến các em. Thầy (cô) biết là những lời nói của các em về thầy dạy không
hoàn toàn sai sự thật. Hơn nữa, với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm của một lớp
cuối cấp, bạn cũng rất lo lắng cho kết quả học tập của các em . Thầy (cô) phải làm
thế nào đây để vừa giữ được mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, vừa đảm bảo
quyền lợi của học sinh?
GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ
- Thầy (cô) tổ chức họp lớp, tìm hiểu thêm ý kiến, nguyện vọng của các em.
Nhưng dù thế nào bạn cũng giữ vững nguyên tắc không đổi giáo viên.
- Thầy (cô) sẽ dùng lời lẽ đầy thuyết phục để phân tích cho các em hiểu và
thông cảm với thầy dạy bộ môn đó.


Thầy (cô) hứa sẽ có biện pháp góp ý với thầy giáo nhưng không quên nhắc
nhở các em cần chủ động suy nghĩ, không nên quá ỷ lại vào thầy giáo
Tình huống 26:
Trong khi chấm bài kiểm tra viết cho học sinh, thầy (cô) phát hiện có hai bài
giải giống nhau từng chữ. Trong tình huống đó thầy (cô) xử lý như thế nào?
GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ
- Trong trường hợp này thầy (cô) cần phải tế nhị, trả bài như bình thường, chỉ
nêu chung chung trong lớp có hiện tượng chép bài của nhau khiến bạn không hài
lòng.
- Nhấn mạnh với các em rằng nếu vì những lý do chính đáng, các em có thể
không làm được bài, cô sẽ chiếu cố tạo điều kiện cho em làm bài khác, nhưng cô rất
buồn khi có học sinh không trung thực.

xử lý thế nào?
GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ
- Để không làm mất thời gian của lớp, bạn có thể nói: “Cô cũng chưa biết cụ
thể lý do vì sao em không có bài. Bây giờ em yên tâm ngồi xuống để học bài, sau
giờ học cô sẽ kiểm tra lại”.
- Khi kết thúc giờ học bạn phải xem lại kỹ sổ đầu bài và sổ ghi chép riêng của
mình để biết chính xác hôm đó có vắng ai không. Nếu trường hợp lớp đi đầy đủ thì
chắc chắn là em đó có làm bài và bạn đã để thất lạc bài ở đâu đó.
- Trong tình huống thầy (cô) phát hiện ra em đó không đi học nhưng lại “lớn
tiếng” phản ứng như thế, bạn cần có hình thức nhắc nhở thật nghiêm khắc. Thầy (cô)
nên gọi riêng học sinh đó ở lại sau giờ học, sau đó phân tích cho em thấy điểm sai
trái trong thái độ và hành động của mình. Nếu là lần đầu học sinh mắc lỗi thầy (cô)
có thể nhân nhượng và cho em làm lại một bài tập khác
Tình huống 29:
Một lần vì có việc bận đột xuất nên bạn đã đến muộn 10 phút. Khi vừa bước
đến cửa lớp thầy (cô) nghe rõ tiếng học sinh trong lớp đang reo hò vì tưởng thầy (cô)
không đến dạy. Gặp tình huống này thầy (cô) xử lý thế nào?
GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ
- Trong tình huống này, dù có tự ái hay không vừa lòng trước hành động đó
của học sinh, bạn vẫn nên vào lớp như bình thường.
- Thay vì “lên lớp” học sinh, thầy (cô) thành thật xin lỗi vì việc đột xuất nên
đã đến muộn. Đồng thời thầy (cô) cũng nên nhẹ nhàng, khéo léo nhắc nhở học sinh


về hành động bột phát khi thấy giáo viên đến muộn, khuyên các em lần sau không
nên làm như thế.
- Thầy (cô) cũng không nên để mất quá nhiều thời gian vào những chuyện
“ngoài rìa” này bằng cách nhanh chóng bắt đầu bài giảng của mình với tâm lý thoải
mái để buổi học được thành công.
Tình huống 30:


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status