nghiên cứu xác định giống và lượng lân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc trên vùng đất bán ngập hồ thác bà, huyện yên bình, tỉnh yên bái - Pdf 35

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-------

-------

NGUYỄN THỊ NGÀ

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ LƯỢNG LÂN BÓN
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA
MỘT SỐ GIỐNG LẠC TRÊN VÙNG ĐẤT BÁN NGẬP HỒ
THÁC BÀ, HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-------

-------

NGUYỄN THỊ NGÀ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành bản luận
văn này, tôi luôn nhận được nhiều sự giúp đỡ tận tình quý báu.
Trước tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng
dẫn khoa học TS. Ninh Thị Phíp - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban quản lý đào tạo sau
Đại học, Khoa Nông học, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Bộ môn Cây công
nghiệp, cây thuốc - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi
giúp tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, người bạn, đồng nghiệp đã
thường xuyên ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình công tác, học tập và
nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày ….tháng … năm 2015
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ NGÀ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii




2

1.2.1. Mục đích

2

1.2.2. Yêu cầu

2

1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3

1.3.1. Ý nghĩa khoa học

3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

3

1.4. Giới hạn của đề tài

3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4


1.3.2. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lạc

11

1.3.3. Kết quả nghiên cứu về bón phân cho lạc

14

1.3.4. Những kết quả nghiên cứu về cây lạc ở trong nước

15

1.4. Điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất lạc của tỉnh Yên Bái

20

1.4.1. Điều kiện tự nhiên

20

1.4.2. Tình hình sản xuất lạc trên địa bàn tỉnh Yên Bái

22

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv




31

2.2. Nội dung nghiên cứu

31

2.3. Phương pháp nghiên cứu

31

2.3.1. Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất
của một số giống lạc tại vùng đất bán ngập hồ Thác Bà, huyện Yên Bình,
tỉnh Yên Bái.

31

2.3.2. Thí nghiệm 2: Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến khả năng
sinh trưởng, phát triển và năng suất của hai giống lạc L14 và TB25 trong
điều kiện vụ xuân.

32

2.4. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

33

2.4.1. Thời vụ và mật độ

33


37

3.1. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số
giống lạc vụ xuân 2015 tại vùng đất bán ngập hồ Thác Bà, huyện Yên Bình,
tỉnh Yên Bái

37

3.1.1.Thời gian sinh trưởng của các giống lạc thí nghiệm và tỷ lệ mọc mầm 37
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


3.1.2. Khả năng sinh trưởng phát triển các giống lạc

38

3.1.3. Khả năng hình thành nốt sần của các giống lạc

41

3.1.4. Chỉ số diện tích lá của các giống lạc

42

3.1.5. Khả năng tích luỹ chất khô của các giống lạc

44


59

3.2.4. Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến chỉ số diện tích lá (LAI)

62

3.2.5. Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến khả năng tích lũy chất khô

64

3.2.6. Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh

66

3.2.7. Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
của hai giống thí nghiệm

68

3.2.8. Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến năng suất của hai giống lạc thí
nghiệm

71

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

74

1. Kết luận

CT

Công thức

Đ/C

Đối chứng

FAO

Food and Agriculture Ogranization

NSCT

Năng suất cá thể

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

KL

Khối lượng

TB


26

Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng và tỷ lệ mọc mầm của các giống lạc

37

Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống lạc

39

Bảng 3.3. Khả năng phân cành và chiều dài cành cấp 1 của các giống lạc trong

40

Bảng 3.4. Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu và khối lượng nốt sần của các

42

Bảng 3.5. Chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống lạc ở 3 thời kỳ sinh trưởng
trong vụ xuân 2015

43

Bảng 3.6. Khả năng tích luỹ chất khô của các giống lạc thí nghiệm vụ xuân 2015
qua 3 thời kỳ

45

Bảng 3.7. Mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính của các giống lạc vụ 47
Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc thí nghiệm trong vụ


Bảng 3.18. Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến các yếu tố cấu thành năng

69

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến năng suất của hai giống lạc 71
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến thu nhập thuần của hai
giống lạc L14 và TB25 trên 1ha

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

73

Page vi


MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp, thực phẩm ngắn ngày
có giá trị kinh tế cao, giá trị dinh dưỡng cao và có khả năng cải tạo đất tốt.
Lạc là cây trồng dễ tính, có khả năng thích ứng rộng, không kén đất,
không đòi hỏi bón nhiều phân đạm vì bộ rễ có khả năng sống cộng sinh cùng vi
khuẩn có khả năng cố định đạm, tạo ra lượng đạm sinh học cung cấp cho cây và
làm tăng độ phì nhiêu của đất, thường là cây trồng tiên phong trong cải tạo đất, là
cây trồng quan trọng trong nhiều hệ thống luân canh cây trồng.
Yên Bình là huyện vùng thấp nằm ở phía nam của tỉnh Yên Bái, có tổng
diện tích đất tự nhiên 77.319 ha; trong đó đất nông lâm nghiệp 57.653,91 ha,
chiếm 74,54%; diện tích mặt nước hồ Thác Bà là 15.975,1 ha, chiếm 20,6% tổng
diện tích tự nhiên, trong đó có 1.331 hòn đảo lớn nhỏ với diện tích 3.100 ha. Hồ
Thác Bà ngoài chức năng là hồ thuỷ điện còn là hồ chứa nước ngăn lũ sông chảy

Để phát triển cây lạc trên vùng đất bán ngập của huyện Yên Bình thành
vùng sản xuất hàng hoá đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì việc
nghiên cứu xác định các giống lạc mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, có thời
gian sinh trưởng phù hợp với điều kiện của địa phương và xác định được lượng
lân bón phù hợp cho cây lạc là việc rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xác định giống và lượng lân bón
đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc trên vùng đất
bán ngập hồ Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”.
1.2. Mục đích - yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu đề tài nhằm xác định được giống lạc cho năng suất cao, thời
gian sinh trưởng phù hợp và lượng lân bón hợp lý cho cây lạc trong điều kiện vụ
xuân để nâng cao năng suất, sản lượng lạc cho vùng đất bán ngập hồ Thác Bà.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, mức độ nhiễm sâu bệnh hại
và năng suất của một số giống lạc trong điều kiện vụ xuân tại vùng đất bán ngập
hồ Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
- Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất và hiệu quả kinh tế đối với hai giống lạc L14 và TB25.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định có cơ sở khoa học một số giống lạc có năng suất cao, chất
lượng tốt và liều lượng lân bón hợp lý cho cây lạc trên vùng đất bán ngập hồ
Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

Chính nhờ khả năng cố định đạm, thành phần hoá tính của đất trồng sau khi thu
hoạch lạc được cải thiện rõ rệt, lượng đạm trong đất tăng và hệ vi sinh vật hảo
khí trong đất được tăng cường có lợi đối với các cây trồng sau, nhất là đối với
các loại cây trồng cần sử dụng nhiều N. Cây đậu đỗ thực phẩm từ lâu đã được coi
là thành phần quan trọng trong hệ thống cây trồng vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
Nó thích hợp cho nhiều hệ thống trồng trọt khác nhau.
Kết quả nghiên cứu cơ cấu cây trồng tại Trung Quốc, đặc biệt là việc thử
nghiệm công thức luân canh các cây trồng cạn với lúa đã rút ra những kết luận có
ý nghĩa khoa học và thực tiễn là: Khi đưa các cây họ đậu vào luân canh với lúa,
giúp cho cải thiện tính chất lý, hoá của đất một cách rõ rệt, làm thay đổi pH của
đất, tăng hàm lượng chất hữu cơ, cải tạo thành phần cơ giới, tăng lượng lân, kali
dễ tiêu trong đất (Fu Hsiung Lin, 1990).
Các cây trồng luân canh phổ biến ở vùng sản xuất lạc là: lúa nước, mía,
ngô… Ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, do vụ hè trùng với mùa mưa, địa hình
thuận lợi cho cấy lúa mùa cho nên vùng sản xuất lạc thường trồng lạc xuân luân canh
với lúa mùa (2 vụ/năm) hoặc thêm cây vụ đông (ở vùng sản xuất được 3 vụ/năm).
Vùng không cấy được lúa thường luân canh lạc với ngô, mía, bông, khoai sọ ….
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tiến Mạnh cho thấy: trên đất bạc
màu nhờ nước trời thì sản xuất lạc đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Trên đất cát ven
biển trong vụ xuân nếu trồng các cây như lạc, lúa, ngô, khoai lang thì cây lạc có
hiệu quả kinh tế cao nhất (Nguyễn Tiến Mạnh, 1995).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Yên Bình là huyện vùng thấp nằm ở phía nam của tỉnh Yên Bái, là huyện
trọng điểm của tỉnh trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó hồ Thác Bà có diện
tích là 15.975,1 ha có chức năng là hồ thuỷ điện còn là hồ chứa nước ngăn lũ

Page 5


trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt và pH trung tính (Lê Song Dự và
Trần Nghĩa, 1995).
Tuy nhiên, quá trình cộng sinh cố định đạm sinh học giữa vi khuẩn và cây
lạc xảy ra có ý nghĩa nhất khi lạc ra hoa rộ, đâm tia. Ở giai đoạn đầu khi cây có
3, 4 lá thật, tại nốt sần lạc là quan hệ ký sinh về phía vi khuẩn nên trong cây trở
nên thiếu đạm, cần bón cho lạc một lượng đạm nhỏ tạo điều kiện cho cây sinh
trưởng mạnh, cũng như thúc đẩy sự phát triển gia tăng của khối lượng và số
lượng vi khuẩn cố định đạm (Rhizobium Vigna - loại vi khuẩn chuyên tính không
cao và có tỷ lệ vi khuẩn hữu hiệu cao, đạt tới lượng đạm cộng sinh tối đa ở giai
đoạn sau.
Lượng đạm lạc hấp thu rất lớn: để đạt 1 tấn lạc quả khô cần sử dụng tới 50 - 70
kg N. Thời kỳ lạc hấp thu đạm nhiều nhất là thời kỳ ra hoa - làm quả và hạt. Thời kỳ
này chỉ chiếm 25% thời gian sinh trưởng của lạc nhưng hấp thu tới 40 - 45% nhu cầu
đạm của cả chu kỳ sinh trưởng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2005).
1.2.3.2. Nhu cầu về lân
Lân là yếu tố dinh dưỡng quan trọng đối với lạc. Ngoài những vai trò sinh
lý bình thường như đối với cây trồng khác, lân còn đóng vai trò rất lớn đối với sự
cố định đạm và với sự tổng hợp lipit ở hạt lạc trong thời kỳ chín. Lân cũng có tác
dụng kéo dài thời kỳ ra hoa, tăng tỷ lệ hoa có ích và khả năng chịu hạn, chống
chịu sâu bệnh hại cho cây lạc. Do đó, cây lạc thiếu lân, có bộ rễ kém phát triển,
hoạt động cố định N giảm (Vũ Công Hậu và cs., 1995).
Lân có trong thành phần của phân tử cao năng ATP, có ý nghĩa làm tăng
số lượng và mật độ nốt sần, làm nốt sần sinh trưởng nhanh và tăng lượng đạm cố
định được trên 1g nốt sần. Bón phân lân cũng có thể tăng đáng kể việc hút các
chất dinh dưỡng khác và chất dinh dưỡng hút lên có hiệu lực hơn.
Tuy lượng lân cây hấp thu không lớn, để đạt một tấn quả khô, lạc chỉ sử
dụng 2 - 4 kg P2O5 nhưng việc bón lân cho lạc ở nhiều loại đất trồng là rất cần

và cs., 1995).
Cây hấp thu Kali tương đối sớm và có 60% nhu cầu K của cây được hấp
thu trong thời kỳ ra hoa - làm quả. Thời kỳ chín, nhu cầu về K hầu như không
đáng kể (5 - 7% tổng nhu cầu K).
Lạc có khả năng hút lượng K rất lớn, trong môi trường giàu K nó có
khả năng hấp thu K quá mức cần thiết. Lượng K lạc hấp thu cao hơn lượng lân
nhiều, khoảng 15 kg K2O/1tấn quả khô (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, 2005).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


1.2.3.4. Nhu cầu về Canxi
Canxi là một nguyên tố không thể thiếu khi trồng lạc. Ngoài tác dụng ngăn
ngừa sự tích luỹ nhôm và các cation gây độc khác, Canxi còn tạo điều kiện làm
môi trường trung tính thuận lợi cho vi khuẩn nốt sần hoạt động nên làm tăng
nguồn đạm cho cây. Mặt khác, Canxi giúp cho sự chuyển hoá N trong hạt nên có
tác dụng chống lốp đổ và tăng khối lượng hạt. Vì vậy, Canxi có ảnh hưởng lớn đến
năng suất và chất lượng hạt (Vũ Công Hậu và cs., 1995). Hiện tượng quả lép
thường xảy ra khi lượng Canxi hữu hiệu trong đất thấp và do ảnh hưởng xấu có thể
gây ra bởi các loại phân khoáng hoặc thời tiết đến sự hút Canxi của quả (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, 2005).
Trong thời kỳ hình thành quả, nếu thiếu Canxi quả không chắc hay có quả
một nhân hoặc quả lép, năng suất, chất lượng và tỷ lệ quả chắc cũng giảm. Ở đất
chua, hoạt động cố định đạm của vi khuẩn nốt sần kém, nếu bón nhiều vôi cho
lạc thì phải bón nhiều lần. Tuy nhiên, tránh bón quá nhiều vôi cho lạc vì thừa vôi
có thể làm cho cây còi cọc. Thiếu Canxi sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành
hoa, đậu quả, quả ốp, hạt không mẩy (Nguyễn Thị Dần và Thái Phiên, 1991).
1.2. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và trong nước

Mỹ là nước tuy có diện tích trồng lạc không lớn, với 0,65 triệu ha nhưng
năng suất lạc bình quân đạt cao nhất thế giới với 4,49 tấn/ha và sản lượng lạc
đứng thứ 3 thế giới (đạt 3,05 triệu tấn).
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước trên thế giới
Nước/

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

vùng lãnh

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

thổ*

2011

2012

2013

2011 2012 2013


4,77

5,25

1,31

0,98

1,80

6,96

4,64

9,47

Trung Quốc

4,60

4,71

4,66

3,50

3,57

3,61 16,11


0,42

3,79

4,69

4,49

1,65

3,05

1,89

(Nguồn: Faostat, 2014)
Sở dĩ những thành tựu trong sản xuất lạc mà Trung Quốc đã đạt được là
nhờ chiến lược đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng lạc,
thực hiện song song 2 hướng là: cải tiến giống và áp dụng các biện pháp kỹ thuật
thâm canh nên đã khai thác được tiềm năng của các vùng sinh thái với diện tích
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


rộng lớn trồng lạc của Trung Quốc. Ngoài ra, nhờ mạng lưới khuyến nông hoạt
động mạnh mẽ, nhiều giống lạc mới và biện pháp kỹ thuật nhằm đạt năng suất
cao đã được nông dân Trung Quốc chấp nhận và áp dụng rộng rãi. Các biện pháp
kỹ thuật canh tác đó là: cày sâu, bón phân cân đối phù hợp cho từng loại đất, mật
độ trồng thích hợp, đặc biệt là kỹ thuật che phủ nilon được coi là “Cuộc cách
mạng trắng trong sản xuất lạc” đã góp phần làm tăng năng suất, sản lượng lạc của

miền núi phía Bắc (38,2 nghìn ha), Đồng Bằng sông Hồng (19,3 nghìn ha), Tây
Nguyên (11,3 nghìn ha) và Đông Nam Bộ (19,4 nghìn ha). Các tỉnh có diện tích
trồng lạc trên 10 nghìn ha năm 2013 là Nghệ An (19,6 nghìn ha), Hà Tĩnh (17,3
nghìn ha), Thanh Hoá (13,5 nghìn ha) và Bắc Giang (11,7 nghìn ha). Các tỉnh có
sản lượng lạc hàng năm lớn nhất là Nghệ An (44,5 nghìn tấn năm 2013), Hà Tĩnh
(40,8 nghìn tấn), Bình Định (30 nghìn tấn), Bắc Giang (28,8 nghìn tấn), Thanh
Hoá (27,6 nghìn tấn) (Tổng cục thống kê, 2014). Năng suất lạc ở phía Bắc thường
thấp hơn năng suất lạc ở các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, bước đầu đã có một số tỉnh
đạt năng suất lạc bình quân cao như: Nam Định 39,2 tạ/ha nhờ áp dụng giống mới
và kỹ thuật che phủ nilon; Tuyên Quang 25,7 tạ/ha.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2007

254,5

20,0

510,0


468,7

2012

220,5

21,3

470,6

2013

216,3

22,8

492,6

Năm

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014)
1.3. Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới và trong nước
1.3.1. Các kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới
1.3.2. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lạc
Giống là một trong những yếu tố giữ vai trò quan trọng hàng đầu góp
phần nâng cao năng suất. Việc cải tiến giống lạc, tạo ra các giống mới có năng
suất cao, phẩm chất tốt, kháng được sâu bệnh, thích ứng rộng với điều kiện ngoại
cảnh đã góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất và sản lượng lạc trên thế giới.
Do đó, việc nghiên cứu về chọn tạo giống lạc đang ngày càng được chú trọng. Về

giống kháng sâu bệnh (Upadhyaya H. D. et al., 2008).
Các nhà khoa học ở Brazil, ICRISAT, Mỹ, Pháp, Senegal và Đan Mạch lai
hữu tính nhân tạo để đưa các alen của lạc dại vào lạc trồng bằng việc tạo ra các
dòng lạc có đoạn nhiễm sắc thể thay thế (Bertioli DJ. et al., 2008).
Nghiên cứu chọn tạo giống chịu hạn, các nhà khoa học ở trường đại học

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


Kasetsart, Thái Lan cho rằng điều kiện hạn không ảnh hưởng đến kiểu phân bố
hoa nhưng làm chậm sự xuất hiện của những hoa lứa đầu và thời gian hoa nở.
Qua đánh giá 12 dòng lạc cho thấy sự suy giảm năng suất khác nhau ở các dòng
lạc trong điều kiện hạn phụ thuộc nhiều vào tập tính ra hoa khac nhau. Những
giống lạc ra hoa lượng lớn tập trung vào lứa hoa đầu cho năng suất cao hơn
(Songri P etal, 2005).
Mỹ đã đưa vào sản xuất 16 giống lạc mới (9 giống thuộc loại hình Runer,
5 giống thuộc loại hình Virginia, 2 giống thuộc loại hình Spanish) (Progrees
report January - June, 2009). Hiện đang có 3 chương trình nghiên cứu sử dụng
lạc dại lai với lạc trồng để tạo ra giống chống chịu sâu bệnh ở Carolina
Oklahoma và Texas.
Kết quả sàng lọc các kiểu gen lạc được lai tạo ở Mỹ giữa giống lạc địa
phương Nama của Burkina Faso với giống lạc Texas bằng phương pháp công
nghệ sinh học nhằm tạo giống kháng bệnh lá. Kết quả kiểm tra trong điều kiện
đồng ruộng ở Burkina Faso cho thấy một số giống trình diễn tốt hơn giống địa
phương, có những giống năng suất tương đương nhưng kháng bệnh tốt (M’Bi
Bertin Zagr etal, 2009).
Viện nghiên cứu nông nghiệp quốc gia Berlin đã chọn được hai giống lạc
chín sớm đó là: ICGV - SM83011 và ICGV 86072 cho năng suất cao (2 tấn/ha)

quả của 200 thí nghiệm bón phân cho lạc ở Ấn Độ dẫn tới kết luận là bón trên 22
kg N cho một ha thì không có hiệu quả . Theo Nguyễn Thị Chinh và cs. (2002)
trên đất nhẹ hoặc trung bình, khi bón phối hợp 11,0 kg N/ha, 10 kg P2O5/ha và 19
kg K2O/ha tăng năng suất lạc nước trời 154% so với đối chứng và cao hơn một
cách có ý nghĩa khi bón đơn độc N, P và K hoặc khi bón cùng lúc 2 trong 3 yếu
tố trên.
Ở Ấn Độ, kết quả các thí nghiệm phân bón cho thấy, việc bón phối hợp 30
kg N/ha với 17 kg P2O5/ha thì năng suất lạc tăng gấp đôi so với chỉ bón 30 kg
N/ha (Kanwar J.S,1977).
Ở Trung Quốc, Dong Xiao-xia etal cho rằng: bón phân N, P, K tỷ lệ
(1:1:3), sử dụng chất điều hoà sinh trưởng cây trồng P333, mật độ trồng thích
hợp đã cho thu hoạch 6,0-6,75 tấn/ha trên giống giống Luhua 12, Luhua 13 và
Qinglan 2. Kết quả nghiên cứu các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng cho lạc tại bán
đảo Jiaodong, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc cho thấy bên cạnh N, P, K thì kẽm và
Magie là những yếu tố hạn chế chính đến năng suất lạc. Các công thức không
bón Kali thì hàm lượng Kali trong thân lá thấp hơn những công thức khác.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


Qua phân tích số liệu điều tra nông dân ở các vùng trồng lạc khác nhau
của tỉnh Sơn Đông, Fang Zengguo et al. đã xác định được tình trạng và những
vấn đề sử dụng phân bón cho lạc là tỷ lệ bón không cân đối (N : P2O5 : K2O = 1 :
0.72 : 0.74) và lượng phân đạm và lân được nông dân bón quá nhiều đã làm giảm
hiệu quả kinh tế trồng lạc.
Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức phân bón khác nhau đến năng
suất và chất lượng lạc, Zhang Xiang et al. kết luận lượng phân bón N : K2O thích
hợp cho vùng đất đen Shajang là 120 kg/hm2: 150 kg/hm2; hiệu lực của Bo tốt
hơn Molipden; hiệu lực của bón Canxi sulphat cao hơn so với bón loại Canxi

quy mô hàng trăm ngàn ha; giống có thời gian sinh trưởng ngắn (L05); giống
có chất lượng phục vụ xuất khẩu (L26); giống kháng bệnh héo xanh vi khuẩn
(MD7); giống kháng bệnh lá (L02); giống chịu hạn khá như V79, L12... đã
góp phần tăng năng suất lạc cả nước (Nguyễn Văn Thắng và cs., 2001;
Nguyễn Văn Thắng và cs., 2002; Nguyễn Văn Thắng và cs., 2004; Nguyễn
Thị Chinh và cs., 2008).
Những thành tựu đáng ghi nhận trong công tác chọn tạo giống ở Việt
Nam đã và đang tập trung vào các mục tiêu: năng suất cao thích hợp với từng
vùng sinh thái, thời gian sinh trưởng khác nhau phù hợp với các công thức luân
canh cây trồng trong đó chú trọng giống có thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 120
ngày), giống có khả năng kháng/chống chịu với bệnh trên lá (gỉ sắt, đốm đen),
với bệnh héo xanh vi khuẩn, giống có khả năng chịu hạn, giống kháng bệnh mốc
vàng (Aspegillus ssp), giống chịu sâu, giống có chất lượng cao phục vụ cho ép
dầu và xuất khẩu hạt (Nguyễn Thị Dần và Thái Phiên, 1991).
Giống lạc L18 được Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Đậu đỗ chọn ra
từ tập đoàn nhập nội, đã được công nhận giống năm 2009. Giống có thân đứng,
tán gọn, chống đổ tốt; quả to vỏ lụa màu hồng sáng, tiềm năng năng suất quả 5070 tạ/ha, kháng bệnh lá và héo xanh vi khuẩn trung bình (Nguyễn Văn Bộ và
cs.,2009; Nguyễn Văn Thắng và cs., 2004).
Giống lạc L23 được Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Đậu đỗ chọn lọc ra
từ tập đoàn nhập nội năm 2001. Giống lạc L23 thân đứng, tán gọn, chống đổ tốt, lá
xanh đậm, sinh trưởng khoẻ, ra hoa kết quả tập trung, kháng bệnh lá (đốm nâu, đốm
đen, gỉ sắt) và kháng héo xanh vi khuẩn (chết ẻo) và chịu hạn khá, tiềm năng năng
suất từ 50 - 55 tạ/ha, chịu thâm canh cao. Giống L23 có thể trồng được cả 2 thời vụ
trong năm (vụ xuân và vụ thu đông) (Nguyễn Thị Chinh và cs., 2008).
Kết quả bước đầu khả quan trong công tác chọn tạo giống lạc bằng công
tác lai hữu tính và đột biến ở Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ, năm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status