Đánh giá tài nguyên khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi - Pdf 35

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành đề tài “Đánh giá tài nguyên khí hậu
phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi” ngoài sự nỗ lực của bản thân, em nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình và chân thành của các thầy, cô giáo, các sở ban ngành tại
địa phương.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Địa Lí – Địa chính,
Trường Đại học Quy Nhơn. Đặc biệt là cô giáo hướng dẫn TS. Dương Thị Nguyên
Hà, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đề
tài.
Em xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị, công tác tại Trạm Khí tượng
và Thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, Cục
Thống kê Quảng Ngãi. Đồng thời, xin cảm ơn tất cả các bạn bè đã nhiệt tình giúp
đỡ, đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Bình Định, tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Lý Thị Kim Lan


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khí hậu là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, hết sức thiết yếu đối với sự
sống trên Trái Đất và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
mỗi khu vực. Việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khí hậu phục vụ phát
triển du lịch là nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi địa phương.
Du lịch từ lâu đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi
tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã
hội phổ biến trên toàn thế giới, nó được xem như là một nhu cầu không thể thiếu
của con người và được coi là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng cuộc sống. Du
lịch - ngành công nghiệp không khói – ngày càng tác động mạnh mẽ đến đời sống

triển du lịch.
- Đánh giá tác động của khí hậu đến phát triển du lịch Quảng Ngãi và đề xuất
một số định hướng khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên khí hậu phục vụ phát triển
du lịch địa phương.
- Góp phần ứng dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn và nâng cao năng lực
tự nghiên cứu của sinh viên.
3. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập tài liệu, tư liệu, số liệu… xây dựng cơ sở khoa học cho việc thực
hiện nội dụng nghiên cứu của đề tài.
- Phân tích đặc điểm khí hậu tỉnh Quảng Ngãi và làm rõ .
- Đánh giá tác động của tài nguyên khí hậu đến du lịch tỉnh Quảng Ngãi và
đề xuất các định hướng khai thác tài nguyên khí hậu phục vụ phát triển du lịch địa
phương.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Tài nguyên khí hậu đối với phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung vào đánh giá ảnh hưởng của khí hậu đến phát
triển một số loại hình du lịch tỉnh Quảng Ngãi.
Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, phần đất liền (không xét phần
biển và hải đảo).
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Cơ sở khoa học của quan điểm này là quan niệm về sự thống nhất và hoàn
chỉnh động lực bên trong của các đối tượng nghiên cứu. Điều này cho phép chúng
ta phân tích, đánh giá khách quan một cách toàn diện những đối tượng nghiên cứu
phục vụ khai thác và sử dụng lãnh thổ một cách toàn diện và lâu bền.
Khí hậu được hình thành từ nhiều yếu tố và là một thành phần nhỏ của hệ
thống điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ngãi, nhưng có tác động mạnh mẽ đến quá

tài nguyên du lịch Quảng Ngãi dựa trên quan điểm giữ cân bằng sinh thái và phát
triển bền vững.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu
Dựa nội dung của đề tài, tôi đã tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn
khác nhau: Sách, internet, trạm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, Sở văn hóa,
thể thao và du lịch tỉnh Quảng Ngãi, giáo viên hướng dẫn,… Từ đó, sắp xếp theo hệ
thống và phân tích, đánh giá chung nhất về đặc điểm tài nguyên khí hậu phục vụ
phát triển du lịch.
5.2.2. Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu địa lí. Quá trình nghiên cứu
đề tài, tôi đã sử dụng và nghiên cứu một số bản đồ như: Bản đồ phân vùng khí hậu
tỉnh Quảng Ngãi, bản đồ phân loại khí hậu tỉnh Quảng Ngãi của nhiều tác giả. Đồng
thời, cũng tiến hành biên tập và thành lập các bản đồ hợp phần, bản đồ chuyên đề

3


của đề tài bằng phần mềm MapInfo. Ứng dụng công nghệ GIS để đánh giá mức độ
phân hóa không gian và biểu thị không gian lãnh thổ du lịch.
5.2.3. Phương pháp khảo sát, thực địa
Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống của Địa lí. Trong quá trình đi
khảo sát thực địa tại một số địa điểm của tỉnh như Bình Sơn, Trà Bồng, Tây Trà…
tác giả đã quan sát, thu thập tư liệu, tìm hiểu một số loại tài nguyên du lịch được sử
dụng ở các địa phương đó cũng nhưng điều kiện khí hậu thích hợp cho từng loại
hình du lịch. Qua đó, giúp người nghiên cứu phần nào phát huy được tính độc lập,
kỹ năng quan sát của mình trong nghiên cứu và có cái nhìn thấu đáo, toàn diện hơn
từ thực tế.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành đi thực địa để thu thập
tài liệu, tham gia,quan sát, chụp ảnh một số địa điểm du lịch để đưa vào đề tài.

nghiên cứu về tài nguyên du lịch một cách cơ bản và có hệ thống: “Địa lí du lịch”
(Nguyễn Minh Tuệ, 1997)…
Ở Quảng Ngãi, có rất nhiều nghiên cứu tổng hợp về địa lí tự nhiên: công
trình có quy mô lớn và là sự tập trung công sức của các nhà khoa học, nhà nghiên
cứu như: “Địa chí Quảng Ngãi” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia). Trong tài liệu
này đã đề cập đến đặc điểm khí hậu – thủy văn của địa phương. Ngoài ra, còn có tài
liệu đề cập đến phát triển du lịch địa phương như: “Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch tỉnh Quảng Ngãi thời kì 2001 – 2010 và định hướng đến 2020” (Sở Văn
hóa, thể thao, thông tin và du lịch, 2001)… Thời gian gần đây có “Đánh giá tài
nguyên sinh khí hậu tỉnh Quảng Ngãi phục vụ phát triển du lịch” của Dương Thị
Nguyên Hà, Nguyễn Khanh Vân, Đỗ Thị Vân Hương (2008). Trong đó, các tác giả đã
đi sâu phân loại đánh giá một số đặc trưng khí hậu riêng và đánh giá vai trò của sinh
khí hậu đối với du lịch bằng các chỉ tiêu sinh khí hậu tổng hợp. Tuy nhiên, công trình
này chưa phân vùng khí hậu phục vụ phát triển du lịch cho Quảng Ngãi.
Hiện nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu về du lịch Quảng Ngãi, nhưng
chủ yếu tập trung vào nghiên cứu từng loại hình du lịch, nghiên cứu ở từng điểm du
lịch cụ thể. Việc nghiên cứu và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khí hậu phục vụ
phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi là vấn đề rất cần thiết, nhằm góp phần khai thác
lợi thế của tự nhiên, tận dụng được thế mạnh của khí hậu phục vụ phát triển du lịch,
nhưng hiện chưa có công trình nào tiến hành.

5


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về khí hậu
1.1.1.1. Khí hậu
Thuật ngữ “khí hậu” ngày càng được sử dụng phổ biến trên thế giới và có rất

Sinh khí hậu người là nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu thời tiết lên cơ
thể con người (các cơ quan cảm thụ, sức khỏe con người nói chung) phục vụ dân
sinh, phát triển kinh tế, du lịch, điều dưỡng cũng như các hoạt động sản xuất khác
của con người.
1.1.2. Một số khái niệm cơ bản về du lịch
1.1.2.1. Du lịch
Xã hội càng phát triển, nhu cầu về nghỉ ngơi, giải trí của con người càng
được nâng cao, để phục vụ cho nhu cầu đó nhiều ngành dịch vụ đã ra đời trong đó
có ngành du lịch. Thuật ngữ du lịch cũng đã trở nên rất phổ biến trong các tầng lớp
nhân dân trên Thế giới.

7


Thuật ngữ “Du lịch” bắt nguồn từ tiếng Pháp “Tour” nghĩa là đi vòng
quanh, cuộc dạo chơi. Còn “Touriste” là người đi dạo chơi.
Từ khi Hiệp hội Quốc tế các tổ chức Du lịch – IOUTO (International of
union Official Travel Organization) được thành lập năm 1925 tại Hà Lan, bắt đầu có
định nghĩa về du lịch: “Du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một
nhóm người rời khỏi nơi ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng
xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh”. Sau đó, có rất nhiều quan niệm,
định nghĩa về du lịch được đưa ra, trong đó phải kể đến định nghĩa của I.I.
PirôGiơnic (1985), là định nghĩa được nhiều người chấp nhận nhất. Theo ông, “du
lịch là một dạng hoạt động của cư dân trong thời gian rỗi liên quan đến sự di
chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi thường trú nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh,
phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao
kèm theo việc tiêu thụ các giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa.”
Còn ở Việt Nam, trong Luật Du lịch Việt Nam (2005) - điều 4, chương I có định
nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư
trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ

1

Theo hình thức tổ chức

2

Theo loại hình lưu trú

3

Theo mục đích chuyến đi

4

Theo phạm vi lãnh thổ

5
6

Theo phương thức hợp đồng
Theo tài nguyên du lịch
Theo thời gian cuộc hành
trình

7
8

Theo vị trí địa lí

9


9


Hiện nay, việc phân loại loại hình du lịch hoàn chỉnh nhất là phân loại của tổ
chức Du lịch thế giới (UNWTO) [Hình 1.1].
Loại hình du lịch
Du lịch theo sở thích, ý muốn

Du lịch chung

Du lịch theo theo nghĩa vụ, trách
nhiệm

Du lịch theo sở thích đặc biệt

Tham quan

Du lịch sinh thái

Nghỉ dưỡng

Du lịch mạo hiểm

Du lịch chữa bệnh

Thương mại, công vụ

Hội nghị, hội thảo
Vui chơi, giải trí

- Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi
trường tự nhiên bao quanh chúng ta bị lôi cuốn vào hoạt động du lịch. Theo Luật
Du lịch Việt Nam (2005), tại Chương II, Điều 13: “Tài nguyên du lịch tự nhiên
gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh
quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.
- Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra nên có nhiều khác biệt so
với tài nguyên du lịch tự nhiên.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), tại Chương II, Điều 13: “Tài nguyên du
lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách
mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và cacsdi
sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du
lịch”.[13]
1.1.2.4. Hoạt động du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Hoạt động du lịch là hoạt động của
khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch”.
Như vậy, hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, của tổ chức, cá
nhân kinh doanh du lịch, và cộng đồng dân cư tại các trung tâm, các điểm du lịch có
giá trị tự nhiên và giá trị nhân văn được khai thác, đầu tư trong quá trình phát triển
du lịch.
Ở Quảng Ngãi hoạt động du lịch diễn ra khá sôi động. Du khách đến Quảng
Ngãi có thể thăm các di tích lịch sử như: Khu di tích Ba Tơ, Quần thể di tích theo
dòng nhật ký Đặng Thùy Trâm, Khu Chứng tích Sơn Mỹ, Khu lưu niệm cố Thủ
tướng Phạm Văn Đồng… Các thắng cảnh tự nhiên như: Thác Trắng, biển Khe Hai,
biển Mỹ Khê, biển Sa Huỳnh, với nhiều mục đích khác nhau như tham quan, nghỉ
dưỡng, tìm hiểu, nghiên cứu các giá trị tự nhiên, giá trị nhân văn,...
1.1.2.5. Tổ chức lãnh thổ du lịch
Tổ chức lãnh thổ du lịch là phân chia lãnh thổ quốc gia thành các vùng kinh
tế du lịch, dựa trên các tiêu chí phân vùng du lịch, nhằm phát huy lợi thế của mỗi
vùng và của cả nước, tổ chức và kinh doanh du lịch đạt hiệu quả. Theo Viện nghiên

trưng riêng cho Quảng Ngãi. Đây cũng chính là tiềm năng to lớn và thuận lợi cho
hoạt động du lịch Quảng Ngãi.
1.1.3. Cơ sở của việc đánh giá tài nguyên khí hậu đối với du lịch
Khí hậu là yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động du lịch. Vì vậy, để đánh
giá mức độ thuận lợi của khí hậu phục vụ phát triển du lịch, xác định thời gian có
khí hậu thuận lợi cho hoạt động du lịch, khóa luận dựa vào một số yếu tố khí hậu,
chính là các chỉ tiêu cụ thể của khí hậu, cụ thể như sau:
1.1.3.1. Nhiệt độ và chế độ nhiệt
Trong số các chỉ tiêu của khí hậu, đáng chú ý nhất là chỉ tiêu nhiệt độ. Bởi vì
nhiệt độ là yếu tố quan trọng để khách du lịch lựa chọn thời điểm, địa điểm du lịch.
Chế độ nhiệt cũng là chỉ tiêu quan trọng, tác động mạnh mẽ đến việc lựa
chọn địa điểm du lịch. Chế độ nhiệt điều hòa tạo điều kiện cho hoạt động du lịch

12


diễn ra đều đặn trong năm, chế độ nhiệt phân mùa sẽ quyết định tính mùa vụ cho
hoạt động du lịch. Trong mỗi mùa du lịch sẽ thuận lợi cho loại hình du lịch nào. Ví
dụ: mùa nhiệt cao, thuận lợi cho du lịch biển.
Quảng Ngãi có nền nhiệt độ cao và ít biến động trong năm, là điều kiện
thuận lợi cho phát triển hoạt động du lịch.
1.1.3.2. Mưa và chế độ mưa
Lượng mưa và chế độ mưa là chỉ tiêu rất quan trọng, giúp du khách quyết
định việc lựa chọn địa điểm du lịch. Nếu địa điểm đó có lượng mưa rất thấp, khí
hậu khô hạn, ít thuận lợi cho hoạt động du lịch, trừ khi ở đó có tài nguyên du lịch
đặc biệt hấp dẫn. Quảng Ngãi có lượng mưa trung bình năm khá lớn, phân bố rõ rệt
theo không gian. Vùng núi có lượng mưa trung bình năm lớn nhất tỉnh (Trà Bồng:
3600mm/năm, Ba Tơ: 3200mm/năm), nơi có lượng mưa trung bình năm thấp nhất
là phía đông nam của tỉnh (Sa Huỳnh – Đức Phổ) nhưng cũng đạt trên
1400mm/năm.

riêng:
Để đánh giá sự thích nghi của người Việt Nam với thời tiết và khí hậu người
ta dựa vào các tiêu chí như:
+ Điều kiện bức xạ, nắng và gió: Người ta dựa vào bảng phân loại khí hậu
tốt – xấu đối với sức khỏe người để phân chia ảnh hưởng của các điều kiện này.
Bảng 1.2. Bảng phân loại khí hậu tốt – xấu đối với sức khỏe
Tốc độ gió
Mức độ Số tháng có nhiệt Số tháng có độ Số giờ nắng Số ngày trời
trung bình
đánh giá
độ ≥27°C
ẩm ≥ 90°C
toàn năm
đầy mây
m/s
Rất xấu
5
4
1000
100
1
Bình
4-5
3
1200
80
1-1,5
thường
Tốt
2-3

3
Nóng
27 - 29
29 - 32
8 - 14
> 2550
4
Rất nóng
29 - 32
32 - 35
14 - 19
< 1250
Không thích
5
> 32
> 35
> 19
< 650
nghi
Nguồn: [15] trang 53
So sánh với đặc điểm sinh khí hậu Quảng Ngãi với các chỉ tiêu trên: nhiệt độ
trung bình năm của Quảng Ngãi là 23 – 27 0C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất

Hạng

Ý nghĩa

14



của dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng, có nơi
núi chạy sát biển, đồi núi chiếm phần lớn diện tích, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp (trừ
đồng bằng thuộc hạ lưu sông Trà Khúc, sông Vệ). Sự phân hóa của địa hình tác
động mạnh đến hoạt động du lịch giữa đồng bằng và miền núi.
1.2.2.2. Khí hậu

15


Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, Quảng Ngãi có nền nhiệt độ cao
và ít biến động. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú, nhiệt độ trung bình năm trên
250C, không có mùa đông lạnh. Lượng mưa trung bình năm trên 2.000 mm, mưa
phân mùa rõ rệt: mùa mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 12 (chiếm 70 – 80%
lượng mưa cả năm); Trung bình khoảng 4 năm có một cơn bão hoặc áp thấp nhiệt
đới ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ngãi.
1.2.2.3. Thủy văn
Sông ngòi Quảng Ngãi đều xuất phát từ phía tây của tỉnh (Đông Trường
Sơn) đổ ra biển Đông. Sông ngắn và độ dốc cao (10,5 0 – 330), lòng sông cạn và hẹp
nên vào mùa mưa (có lượng mưa rất nhiều) dòng chảy có cường độ mạnh, thường
gây ra lũ lụt lớn, gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống, mặt khác sông ngòi tạo
nên nhiều thác ghềnh và thắng cảnh đẹp, là tiềm năng cho phát triển du lịch. Với
mạng lưới sông ngòi dày đặc, các phụ lưu của hệ thống sông Trà Bồng, Trà Khúc,
sông Vệ và Trà Câu đều bắt nguồn từ những vùng núi cao với lượng nước dồi dào.
Đây không chỉ có giá trị thủy năng mà còn là nguồn nước quan trọng cho hoạt động
sản xuất, phát triển du lịch.
1.2.2.4. Sinh vật
Với địa hình đa dạng và khí hậu nhiệt đới gió mùa, Quảng Ngãi có hệ động thực vật khá phong phú, là nguồn tài nguyên quan trọng cho hoạt động du lịch.
Quảng Ngãi có đa dạng sinh học cao, có nhiều hệ sinh thái đặc thù, có nhiều thắng
cảnh tự nhiên đẹp, là tiềm năng to lớn cho hoạt động du lịch phát triển.
Do địa hình nghiêng từ tây sang đông, nhiều dãy núi trong tỉnh có độ cao

- Đất phi nông nghiệp 53.470 ha (chiếm 10,4% tổng diện tích tự nhiên), đất
chưa sử dụng có 45.033 ha (chiếm 8,7% tổng diện tích tự nhiên).

Hình 1.4. Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Quảng Ngãi năm 2013
1.2.3. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội Quảng Ngãi
1.2.3.1. Đặc điểm dân cư và nguồn lao động
Dân số toàn tỉnh năm 2014 có 1.241.400 nguời. Dân số của tỉnh sống chủ
yếu ở trong khu vực đồng bằng. Mật độ dân số trung bình của tỉnh là 241
người/km2. Mật độ các huyện trong tỉnh có sự chênh lệch khá lớn, cao nhất là huyện
đảo Lý Sơn 1.846 nguời/km2, tiếp đến là thành phố Quảng Ngãi 1.553 người/km 2,
thấp nhất là huyện Ba Tơ 47 người/km 2. Dân cư phân bố tại các khu vực cũng khác
nhau. Cụ thể như sau:
- Khu vực đồng bằng có: 1.014.492 nguời, chiếm 81,7% dân số của tỉnh
- Khu vực miền núi có: 207.853 nguời, chiếm 16,8% dân số của tỉnh
- Khu vực hải đảo có: 19.055 người, chiếm 1,5% dân số của tỉnh

17


Bảng 1.4.Diện tích, dân số và mật độ dân số tỉnh Quảng Ngãi năm 2014
Khu vực

Diện tích
(Km2 )

Dân số
(người)

Khu vực đồng bằng


giải quyết. Chất lượng lao động ngày càng được cải thiện. Năm 2014 số học sinh tốt
nghiệp trung học phổ thông đạt 96,3%, số học sinh học ở các trường trung cấp, cao
đẳng, đại học ngày càng đông. Tuy nhiên, chất lượng lao động cũng là vấn đề lớn
đặt ra với tỉnh.
Dân cư phân bố không đều trên các địa bàn lãnh thổ, trình độ dân trí còn thấp
nhất là vùng sâu, vùng xa, trình độ chuyên môn, kỹ thuật lành nghề còn hạn chế,
thiếu đội ngũ lao động có chất lượng cao, thiếu chuyên gia giỏi... Do đó, vấn đề
nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, phát huy yếu tố nội lực con người là
nhiệm vụ cấp bách trước mắt cũng như chiến lược lâu dài của tỉnh nhằm đáp ứng
kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Cùng với xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành, nên tỉ lệ lao động trong ngành du
lịch ngày càng tăng năm 2007 là 1650 người, đến năm 2014 là 8370 người, tăng lên
6720 người so với năm 2007. Tốc độ tăng bình quân là 22,5%. Đây là tốc độ tăng
nhanh so với mặt bằng chung.
Bảng 1.5: Số lao động trong ngành du lịch Quảng Ngãi, giai đoạn 2007- 2014
Đơn vị: Người
Năm
Tổng số
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp

2007
3400
950
2450

2008
2009
2010
2011

5670


du lịch có trình độ đại học và cao đẳng là 23,5%, lao động đã qua đào tạo khác
chiếm gần 17%, còn lại là lao động chưa qua đào tạo chiếm tới 50%.
Năm 2010 và 2012, tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học tăng lên
hơn 60% trong tổng số 6.820 lao động toàn ngành, lao động cao đẳng và trung cấp
chiếm 38,5%, không còn lao động chưa qua đào tạo.
1.2.3.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vị thế này
tạo cho tỉnh nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội. Khi nhà máy lọc dầu
Dung Quất được xây dựng và đi vào hoạt động đã góp phần thúc đẩy mạnh tăng
trưởng kinh tế và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá.
Lĩnh vực nông – lâm – thủy sản mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai,
lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh và tình hình biển Đông diễn biến phức tạp nhưng giá trị
sản xuất vẫn đạt cao, ước khoảng 3.294 tỷ đồng, tăng 4,3% so với năm 2013 và
vượt kế hoạch; trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 10,838 tỷ đồng, trồng
trọt ước đạt 6,161 tỷ đồng, chăn nuôi ước đạt 4,065 tỷ đồng. Về ngành đánh cá, tỉnh
có gần 5.500 tàu cá với 7 nghiệp đoàn nghề cá gồm 2.350 đoàn viên (2014). Trong
đó 405 tàu đánh bắt tại Hoàng Sa, Trường Sa.
Lĩnh vực công nghiệp có bước chuyển tích cực, hầu hết các sản phẩm công
nghiệp chủ yếu sản xuất đạt và vượt kế hoạch, nâng tổng giá trị sản xuất công
nghiệp của năm ước đạt 11.528 tỷ đồng.
Lĩnh vực dịch vụ, thương mại tiếp tục đà phát triển tốt, tổng mức bán lẻ hàng
hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 13,2%, vượt kế hoạch đề ra.
1.2.4. Tình hình phát triển du lịch Quảng Ngãi
Với những lợi thế nhất định về vị trí và đặc điểm tài nguyên du lịch, trong đó
nổi bật là tài nguyên du lịch biển - đảo, Quảng Ngãi được đánh giá là điểm đến
quan trọng của du khách, đặc biệt là trên tuyến du lịch xuyên Việt.

Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch cho cả giai đoạn là
13,3%/năm trong đó:
- Khách quốc tế đạt 16,5%/năm. Chủ yếu là các nước Hàn Quốc, Thái Lan,
Nhật Bản, Úc, Mỹ, Pháp. Khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi chủ yếu là khách
du lịch công vụ, một lượng nhỏ là khách tham quan các di tích lịch sử - văn hóa,
nghiên cứu về chứng tích chiến tranh, tìm hiểu cơ hội đầu tư. Thời gian lưu trú
trung bình của khách quốc tế tăng từ 1,6 ngày lên 2,6 ngày. Ước tính đến năm 2016,
Quảng Ngãi đón 54,000 lượt. Phấn đấu đến năm 2020 đạt 70,000 lượt khách.
- Khách nội địa đạt 13%/năm, chủ yếu từ các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam
Bộ, miền Bắc và khách nội tỉnh đến tham quan, cùng với khách đến thăm dò để tìm
kiếm cơ hội đầu tư, tham quan di tích lịch sử – văn hóa, tìm hiểu về chứng tích
chiến tranh, nghỉ dưỡng biển, đi công vụ. Thời gian lưu trú từ 1,3 lên 2 ngày. Ước
tính đến năm 2016 đạt 646,000 lượt và phấn đấu đến năm 2020 đạt 880,000 lượt
khách.

20


So sánh lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi với các tỉnh lân cận trong khu
vực Nam Trung Bộ và cả nước cho thấy lượng khách du lịch đến với Quảng Ngãi
thời gian qua nếu tính cả khách tham quan trong ngày đạt ở mức trung bình của cả
nước và mức thấp so với các tỉnh trong vùng (đứng thứ 7/8 tỉnh thành phố trong
vùng và thứ 36/63 tỉnh, thành trên cả nước).
b. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và doanh thu
Cơ sở hạ tầng
Trong những năm gần đây, Quảng Ngãi đã thu hút được các thành phần kinh
tế đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng tạo nên tốc độ phát triển khá nhanh.
Về cơ sở lưu trú có 90 cơ sở lưu trú với 2200 buồng năm 2014, toàn tỉnh có 7
khách sạn được xếp hạng tiêu chuẩn từ 3 – 4 sao, 10 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 – 2 sao.
Về cơ sở ăn uống bao gồm restaurant, coffee-shop, bar, quán ăn nhanh v.v...

vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy, đây cũng là điều kiện thuận lợi
cho hoạt động du lịch phát triển.
Về phương diện khí hậu, do ở vĩ độ thấp nên hàng năm Quảng Ngãi nhận
được lượng bức xạ lớn, nền nhiệt cao, quyết định thiên nhiên Quảng Ngãi là thiên
nhiên nhiệt đới điển hình. Bức xạ mặt trời là một nhân tố quan trọng chi phối đến
các đặc trưng khí hậu. Quảng Ngãi là địa phương nằm ở vĩ độ thấp nên góc nhập xạ
rất lớn, thời gian chiếu sáng dài, hàng năm Quảng Ngãi có hai lần mặt trời đi qua
thiên đỉnh (lần 1: khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5, lần 2: khoảng giữa tháng 8). Vì
vậy, chế độ nhiệt của Quảng Ngãi mang đặc trưng của chế độ nhiệt vùng nội tuyến
(có 2 cực đại và 2 cực tiểu), với nền nhiệt cao quanh năm. Nền nhiệt cao và ít biến
động là điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch diễn ra quanh năm. Quảng Ngãi
nằm ở vị trí thuộc miền khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Trường Sơn, nên không có
mùa đông lạnh, mùa mưa lệch pha với mùa mưa chung của cả nước (từ tháng 9 đến
tháng 1 năm sau).
Cũng như các tỉnh miền Trung, do nằm ở vị trí này nên Quảng Ngãi chịu ảnh
hưởng mạnh của bão và áp thấp nhiệt đới, vào những ngày thời tiết xấu, hoạt động
du lịch gặp nhiều khó khăn, thậm chí không thực hiện được.
Nhìn chung vị trí địa lý của tỉnh Quảng Ngãi có nhiều thuận lợi cho việc khai
thác những thế mạnh về tài nguyên khí hậu phục vụ triển du lịch.
2.1.2. Địa hình
Quảng Ngãi nằm ở vị trí chuyển tiếp từ Đông Trường Sơn xuống biển Đông,
nên độ cao địa hình thấp dần từ tây sang đông. Vùng núi phía tây của tỉnh là phần
cuối của sườn Đông dãy Trường Sơn. Địa hình đồi núi chiếm đến 3/4 diện tích tự
nhiên, đồng bằng nhỏ hẹp kẹp giữa bởi dải cồn cát dọc bờ biển. Địa hình có sự
chuyển tiếp không liên tục và phân hoá thành các dạng như sau:
- Vùng núi có độ cao từ 300 – 1500m, nằm ở phía tây của tỉnh. Quảng Ngãi
có nhiều đỉnh cao trên 1400, như Tà Cum (1.442m), Cà Đam (1.415m) thuộc Trà
Bồng; Núi Roong (1.459m), Na Zin (1.408m) thuộc Sơn Tây. Độ dốc sườn lớn (25350), độ cao giảm dần từ Tây sang Đông. Theo độ cao, địa hình phân hóa thành núi
trung bình và núi thấp, đan xen với các thung lũng sông (sông Trà Bồng, Trà Khúc,
Sông Vệ…), nên mức độ chia cắt ngang và chia cắt thẳng đứng mạnh. Địa hình góp

chặn lại nhưng cũng chịu ảnh hưởng của không khí lạnh ở phía bắc nhưng ít khắc
nghiệt hơn ở phía bắc, vào mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam mang theo
khối khí xích đạo nóng ẩm từ Ấn Độ Dương tới, gây mưa lớn, nhất là tại các sườn
đón gió phía tây khi đến sườn phía đông của nước ta trong đó có Quảng Ngãi gây ra
hiệu ứng Phơn làm cho thời tiết khô nóng, khó chịu . Do vị trí địa lý và điều kiện
địa hình khác nhau nên mỗi địa phương ở Quảng Ngãi hệ quả tác động của hoàn lưu
khí quyển khác nhau rõ rệt. Hệ thống khí áp chính chi phối thời tiết Quảng Ngãi bao
gồm các trung tâm khí áp vĩnh cửu và các trung tâm khí áp hoạt động theo mùa
2.1.4. Tính chất bề mặt đệm
Quảng Ngãi là tỉnh có địa hình tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang
Đông, đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích, đất đai ở đây chủ yếu là đất xám thích

24



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status