Khảo sát khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại huyện đầm dơi tỉnh cà mau - Pdf 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ NGÀNH: D620301

KHẢO SÁT KHÍA CẠNH KỸ THUẬT
VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH
NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH TẠI
HUYỆN ĐẦM DƠI TỈNH CÀ MAU

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN HUỲNH NHƯ ANH
MSSV: 1153040001
LỚP: NTTS K6

Cần Thơ, 2015

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ NGÀNH: D620301

KHẢO SÁT KHÍA CẠNH KỸ THUẬT
VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH


(chữ ký)

Ths. NGUYỄN LÊ HOÀNG YẾN

NGUYỄN HUỲNH NHƯ ANH

Ths. NGUYỄN HỮU LỘC

iii


LỜI CẢM TẠ
Tiểu luận tốt nghiệp rất quan trọng đối với tất cả sinh viên trong quá trình học tập và
kết quả cuối cùng của khóa học để đạt được những hiểu biết về kiến thức chuyên
ngành, áp dụng những lý thuyết vào thực tế. Để có được những thành quả như vậy,
không thể nào quên gửi những lời cảm ơn chân thành đến gia đình, thầy cô, bạn bè đã
giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện tiểu luận.
Lời đầu tiên, con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc từ Cha mẹ và cả gia đình luôn lo lắng
giúp đỡ, động viên con trong suốt quá trình học tập và trong thời gian thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học Tây Đô cùng toàn thể quý
thầy cô Khoa sinh học ứng dụng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn
thành tiểu luận.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Lê Hoàng Yến và ThS. Nguyễn Hữu
Lộc đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành tiểu luận.
Và qua đây, xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên lớp Nuôi trồng thuỷ sản 6 đã hỗ
trợ, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện tiểu luận.
Xin chân thành cám ơn!

iv

năm 2015

Ký tên

Nguyễn Huỳnh Như Anh

vi


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu ........................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 1
1.3 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................... 2
2.1 Đặc điểm phân loại, hình thái và phân bố ........................................................... 2
2.1.1 Phân loại ...................................................................................................... 2
2.2.3 Lột xác......................................................................................................... 4
2.2.4 Đặc điểm giao vĩ .......................................................................................... 4
2.3 Tình hình nuôi tôm trong nước và tỉnh Cà Mau .................................................. 4
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 12
4.1 Khảo sát thực trạng nuôi tôm tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau ......................... 12
4.2 Kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng .................................... 12
4.2.1 Kinh nghiệm và trình độ chuyên môn ........................................................ 12
4.2.2 Diện tích nuôi ............................................................................................ 14
4.2.3 Cải tạo ao nuôi ........................................................................................... 14
4.2.4 Công trình ao nuôi………………………………………………………….15
4.2.5 Thông tin về kỹ thuật nuôi ......................................................................... 16
4.2.5.1 Mật độ thả nuôi ................................................................................... 16
4.2.5.2 Nguồn giống, chất lượng giống ........................................................... 16

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Hình thái bên ngoài tôm thẻ chân trắng ......................................................... 2
Hình 3.1 Bản đồ Tỉnh Cà Mau và địa bàn được khảo sát.............................................. 9
Hình 4.1 Trình độ chuyên môn của nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ......................... 13
Hình 4.2 Diện tích ao nuôi tôm thẻ chân trắng ........................................................... 14
Hình 4.3 Hộ nuôi không có ao lắng và có ao lắng ...................................................... 15
Hình 4.4 Nguồn giống của tôm thẻ chân trắng ........................................................... 17
Hình 4.5 các loại thức ăn tôm thẻ chân trắng ............................................................. 18
Hình 4.6 Thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng ............................................................. 211
Hình 4.7 Tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng ............................................................. 222

x


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Nghề nuôi tôm đã và đang góp phần quan trọng vào việc cung cấp nguồn thực
phẩm, tạo thu nhập và giải quyết việc làm cho người dân. Trong đó, Đồng Bằng Sông
Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm về nghề nuôi tôm của Việt Nam. Theo báo
cáo của tổng cục thủy sản năm 2013, khu vực ĐBSCL chiếm 92,5% tổng diện tích
nuôi tôm nước lợ và 79,8% tổng sản lượng nuôi tôm nước lợ của cả nước. Trong đó,
tôm thẻ chân trắng chiếm khoảng 70% về diện tích và 65% sản lượng. Riêng ở tỉnh Cà
Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm cũng như chế biến, xuất khẩu tôm lớn nhất cả nước.
Năm 2014, diện tích nuôi tôm của tỉnh này đạt 286.500 ha, năng suất đạt bình quân ở
mức 556 kg/ha/năm chiếm đến 95% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Nếu trước đây tôm
sú chiếm đến 80% cơ cấu mặt hàng tôm thì nay chỉ còn khoảng 47% do sự phát triển

Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Lớp phụ: Eumalacostraca
Tổng bộ: Eucarida
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Dendrobranchiata
Tổng họ: Penaeoidea
Họ: Penaeidae
Giống: Litopenaeus
Loài: Litopenaeus vannamei
Tên khoa học: Litopenaeus vannamei (Boone, 1931).
2.1.2 Hình thái
Theo Nguyễn Văn Thường (2006), tôm thẻ chân trắng có chân chủy hơi cong
xuống, trên chủy có 7-10 răng và dưới chuỷ có 2 - 4 răng cưa, đôi khi có tới 5 - 6 răng
cưa ở phía bụng. Những răng cưa đó kéo dài, đôi khi tới đốt thứ hai.

Hình 2.1 Hình thái bên ngoài tôm thẻ chân trắng
2


2.1.3 Phân bố
Tôm thẻ chân trắng xuất xứ từ Nam Mỹ chạy dài đến Peru, Mêxicô, nhóm này
phân bố tự nhiên ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới của vùng đông Thái Bình
Dương, khi trưởng thành chúng sống ở biển và giai đoạn con giống thì chúng sống ở
sông (Bailey – Brock và Moss, 1992; Jory và Cabrera, 2003, trích bởi Trần Ngọc Hải
và ctv., 2009).
Trên thế giới, họ tôm he (Penaeidae) phân bố khắp các thủy vực vùng nhiệt đới, cận
nhiệt đới, tập trung ở vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, Đông và Đông Nam Châu
Phi, Pakistan, Nhật Bản, Bắc Úc, Trung Quốc. Đặc biệt phân bố chủ yếu ở Đông Nam
Châu Á như: Đài Loan, Philippine, Inđônesia, Thái Lan, Malaysia (Motoh, 1981,

2.2.3 Lột xác
Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất
định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Hiện tượng lột xác của tôm có tính gián
đoạn theo hình bậc thang (Dall et al., 1990; Chang, 1992). Tôm thẻ chân trắng lột xác
vào ban đêm, thời gian giữa 2 lần lột xác ở tôm nhỏ ngắn hơn ban đêm. (Sở NN và
PTNT tp. HCM, 2009).
Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, đều có ảnh hưởng khi tôm
đang lột xác (Thái Bá Hồ và ctv, 2004).
2.2.4 Đặc điểm giao vĩ
Ở tôm thẻ chân trắng giao vĩ chỉ vài giờ trước khi đẻ trứng và túi tinh của con
đực được chuyển sang con cái và nằm bên ngoài thelycum để thụ tinh cho trứng khi
đẻ. Giao vĩ chủ yếu xảy ra vào chiều tối hoặc đầu hôm của đêm đẻ trứng, khoảng 1921h ( Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thanh Phương, 2009 ).
Tôm cái đẻ chủ yếu vào thời gian 9 giờ tối đến 3 giờ sáng. Thời gian bắt đầu đẻ cho
đến khi kết thúc chỉ mất khoảng 1-2 phút. Trứng sau khi đẻ có màu xanh. Lượng tinh
trùng trong túi tinh của tôm đủ để tái sinh nhiều lần. Sau khi đẻ trứng trải qua các giai
đoạn ấu trùng, tới poslarvae bơi vào gần bờ sông, sau vài tháng tôm con trưởng thành
và bơi ra biển để giao vĩ tiếp. Sau mỗi lần đẻ hết trứng, buồng trứng lại phát dục. Con
cái đẻ nhiều nhất khoảng 10 lần/ năm thường thì đẻ 3-4 ngày thì lột vỏ. Số lượng tùy
theo kích cỡ tôm mẹ, tôm mẹ có khối lượng từ 30-35g, lượng trứng 100.000–250.000,
trứng có đường kính 0,22 mm, sự phát triển của trứng sau khi đẻ đến giai đoạn đầu
tiên của naupilus diễn ra trong khoảng 14 giờ (Thái Bá Hồ và Nguyễn Trọng Lư,
2004).
2.3 Tình hình nuôi tôm trong nước và tỉnh Cà Mau
2.3.1 Trong nước
Tôm thẻ chân trắng được đưa vào Việt Nam năm 2001 và được nuôi thử nghiệm
tại 3 công ty: Công ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và công
ty Asia Hawaii (Phú Yên) (Bộ NN và PTNT 2010). Vào thời điểm này, nước ta hạn
chế phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng vì sợ lây bệnh cho tôm sú. Đến năm 2006,
ngành thủy sản đã cho phép nuôi bổ sung tôm chân trắng tại các tỉnh từ Quảng Ninh
đến Bình Thuận, nhưng vẫn cấm nuôi tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đầu

thực tế đến nay năng suất bình quân tôm nuôi của tỉnh mới chỉ đạt khoảng 400
kg/ha/năm, kém xa so với các tỉnh như Bạc Liêu, Sóc Trăng... Ðể khắc phục yếu kém
trong nuôi tôm, Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ lần thứ 14 của tỉnh nêu mục tiêu phấn đấu
từ nay đến năm 2015, nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp lên mười nghìn ha; tổng
kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt từ năm tỷ USD trở lên. (UBND tỉnh Cà Mau, năm
2014).

5


2.4 Vài nét về huyện Đầm Dơi
2.4.1 Vị trí địa lí
Huyện Đầm Dơi nằm ở Phía Đông Nam tỉnh Cà Mau. Phía Bắc giáp thành phố
Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu, phía Nam giáp huyện Ngọc Hiển, phía Tây giáp huyện Cái
Nước, phía Đông giáp biển Đông.
Nằm trong khu vực đất phù sa mới được bồi đắp, huyện Đầm Dơi có địa hình
bằng phẳng, hơi thoải dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, khu vực giáp thành phố
Cà Mau tương đối cao, trung bình 0,6 - 0,7m. Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống kênh
rạch chằng chịt, có các sông lớn như: Gành Hào, Đầm Chim, Kênh Đội Cường.
2.4.2 Điều kiện tài nguyên tự nhiên
Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 78.204.04 ha, trong đó, đất cho sản xuất
nông nghiệp là 63.320,22 ha, chiếm 80,97% diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp có rừng
8008,6 ha, chiếm 10,24%. Đất ở 933,65 ha, chiếm 1,19 %. Đất chuyên dùng 2.820,8
ha, chiếm 3,61%. Đất chưa sử dụng và sông rạch 3121,68 ha chiếm 3,99 %. (Hồng
Vui, 23/11/2013, http://damdoi.camau.gov.vn/).
Tài nguyên nước
Nước mưa hiện là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất nông nghiệp (nhất
là trồng lúa trên đất nuôi tôm trong mùa mưa) và một phần cho sinh hoạt.
Nguồn nước ngầm ở huyện Đầm Dơi cũng là nguồn nước quan trọng để khai thác

23/11/2013, http://damdoi.camau.gov.vn/).
2.4.3 Tình hình nuôi tôm huyện Đầm Dơi
Đầm Dơi là huyện có diên tích nuôi tôm công nghiệp lớn nhất tỉnh, những năm
qua cấp ủy và Ủy ban nhân dân huyện, xã, thị trấn có kế hoạch chỉ đạo cụ thể trong sản
xuất, ngành chuyên môn nhân dân tích cực tổ chức thực hiện tập trung đầu tư cho sản
xuất nên tình hình phát triển nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện không ngừng
tăng lên,tính đến tháng 03 năm 2014 là 2.601 ha.
Tình hình nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Đầm Dơi những tháng đầu
năm 2014 có nhiều thuận lợi, dịch bệnh trên tôm nuôi từng bước được kiểm soát và
khắc phục, giá tôm nguyên liệu tăng, nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn đạt hiệu quả khá
cao, có hộ nuôi tôm thẻ chân trắng đạt năng suất 16-17 tấn/ha, có hộ nuôi tôm sú đạt
lợi nhuận 5-7 tỉ đồng, sản lượng tôm nguyên liệu tăng đáng kể, lợi nhuận đạt cao. vì
thế diện tích nuôi tôm công nghiệp không ngừng được mở rộng. Theo nhận định
củaphòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyệnĐầm Dơi, nếu giá tôm nguyên
liệu trong thời gian tới được duy trì như mức giá hiện nay, thì diện tích nuôi công
nghiệp có khả năng mở rộng nhiều hơn nữa.
Tuy nhiên, diện tích tăng nhanh đã dẫn đến một số khó khăn như, kết cấu hạ
tầng phục vụ cho nuôi tôm công nghiệp yếu kém, dịch bệnh trên tôm nuôi tiềm ẩn
nhiều rủi ro, việc người dân tự phát nuôi ngoài vùng quy hoạch gây khó khăn cho công
tác quản lý vùng nuôi, quản lý môi trường, giá cả một số nguyên liệu, vật tư phục vụ
phát triển nuôi tôm công nghiệp biến động theo chiều hướng tăng hàng năm… đã vượt
quá khả năng kiểm soát của địa phương, vì thế lãnh đạo huyện Đầm Dơi đang gấp rút
chỉ đạo các cấp, các ngành, cơ quan chuyên môn tích cực vận động nhân dân nên nuôi
7


theo quy hoạch, nhằm tổ chức tốt việc quản lý cộng đồng, tăng cường kết cấu hạ tầng,
hướng dẫn kỹ thuật, lịch thời vụ… bảo đảm cho sản xuất hiệu quả, hạn chế thấp nhất
những rủi ro trong quá trình nuôi tôm công nghiệp của nhân dân trong huyện. (Gia
Huy, năm 2014, http://lienhiephoicamau.com.vn/).

Số liệu sơ cấp gồm: thông tin về nông hộ, thông tin về diện tích ao nuôi, thông
tin về kỹ thuật nuôi, thông tin về chi phí sản xuất, thông tin về giá bán tôm thương
phẩm…
Số liệu sơ cấp thu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 20 hộ nuôi tôm thẻ
chân trắng tại huyện Đầm Dơi bằng phiếu phỏng vấn.
Bảng 3.1 Số lượng nông hộ cần phỏng vấn trong một xã của huyện Đầm Dơi
STT
1
2

Xã khảo sát

Số hộ khảo sát

Tân Tiến
Thị trấn Đầm Dơi

12
8

3.4.3 Thông tin về kỹ thuật
Thông tin chung: Tên, tuổi, năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, mô hình
nuôi, địa chỉ, số điện thoại.
Thông tin thiết kế và xây dựng công trình: Diện tích nuôi, cách cải tạo ao, hóa
chất cải tạo, liều lượng, giá thành.
Thông tin con giống: Số vụ thả nuôi/năm, nguồn giống, kiểm tra con giống,
phương pháp kiểm tra, kích cỡ thả nuôi, thời gian thả, giá con giống, mật độ thả.
Thông tin thức ăn và phương thức cho ăn: Loại thức ăn, thành phần đạm, số lần
cho ăn/ngày, giờ cho ăn, quản lí sàn ăn, hệ số FCR.
Thông tin về chăm sóc quản lý: Theo dõi chất lượng nước, gây tảo, sử dụng vôi,

TR = ∑ Qj * Pj

(3)

Trong đó:
j: là sản phẩm j
Qj: sản lượng của sản phẩm j
Pj: đơn giá bán của sản phẩm j
Phân tích lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của nông hộ
• Lợi nhuận (PR) là phần còn lại sau khi lấy tổng thu nhập (TR) trừ đi tổng chi
phí (TC).
Lợi nhuận là biểu hiện mối quan hệ nghịch chiều giữa thu nhập và chi phí trong
hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ trong một vụ nuôi. Lợi nhuận được
tính:
PR = TR – TC

(4)

Hiệu quả cuối cùng về kinh tế – kỹ thuật của đơn vị sản xuất cần được xem xét,
đánh giá theo từng vụ.
3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi được thu thập về được kiểm tra và xử lí. Sử dụng phần mềm
Microsoft Excel để tính toán các giá trị và so sánh. Kết quả được trình bày chủ yếu
dưới dạng thống kê mô tả các đặc điểm chung của nông hộ và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ
thuật chủ yếu của mô hình gồm có: mô tả trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất, phần
trăm.

11



2010
2011
2012
2013

856,8
1.659
2.309
2.331

90,2
252
300
302

36.300
35.500
35.000
39.500

721,8
2.016
3.312
3.331

8,2
8,5
11,2
11,0


nghiệm nuôi của các hộ nuôi trong vùng đã được nâng cao khoảng từ 5 năm trở lên,
tuy nhiên cũng có những hộ mới vào nuôi nên kinh nghiệm nuôi còn ít từ 1-2 năm
nhưng các hộ này cũng từng nuôi tôm sú nên cũng có chút ít kinh nghiệm. Mặt khác
độ tuổi của những hộ nuôi cũng có liên quan đến số năm kinh nghiệm nuôi và trình độ
chuyên môn.

12


Bảng 4.2 Độ tuổi của của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng
Tuổi của hộ nuôi

Số hộ

Tỷ lệ (%)
12
8

≥ 40
< 40

60
40

Qua kết quả khảo sát, tuổi trung bình của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện
Đầm Dơi là 40,5 tuổi. Theo bảng 4.2 thì có 12 hộ nuôi từ 40 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ
60% và có 8 hộ nuôi dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ 40%. Những hộ nuôi có tuổi đời 40 tuổi
trở lên thường có kinh nghiệm nuôi lâu và tham gia vào các lớp tập huấn, ngược lại
những người có tuổi thấp và mới bắt đầu nuôi được 1-2 năm thì chủ yếu nuôi bằng
kinh nghiệm.

40%
30%

55%

20%
10%

25%

20%

0%
0,6 ha

Hình 4.2 Diện tích ao nuôi tôm thẻ chân trắng
Cơ cấu diện tích ao nuôi được thể hiện qua hình 4.2 phần lớn các hộ nuôi sử dụng ao
nuôi với diện tích trong khoảng từ 0,2 - 0,6 ha vì đây là diện tích mà hộ nuôi dễ quản lí
về vốn đầu tư, môi trường cũng như kĩ thuật chăm sóc tôm.
Với diện tích nuôi từ 0,2 - 0,6 ha, năng suất trung bình của những hộ nuôi khá cao
(6,15 ± 2,45 tấn/ha), tỷ lệ sống (68,63 ± 23,6 %). Còn những hộ có diện tích ao nuôi
trên 0,6 ha thì năng suất trung bình là (4,17 ± 0,91 tấn/ha), tỷ lệ sống (55,25 ± 15,7 %)
thấp hơn so với những hộ có diện tích nuôi từ 0,2 - 0,6 ha. Theo nhận định của những
hộ nuôi thì với diện tích ao nuôi lớn sẽ dẫn đến khó khăn về chi phí đầu tư và công tác
chăm sóc, quản lí dẫn đến năng suất và tỷ lệ sống thấp. Đối với những hộ có diện tích
ao nuôi dưới 0,2 ha thì dễ quản lí và vốn đầu tư lại thấp nên có năng suất khá cao (6,22

lắng, điều kiện địa lí. Cũng theo kết quả khảo sát có đến 11 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng
thâm canh có sử dụng ao lắng chiếm 55%, điều đó cho thấy phần lớn các hộ nuôi đã
nhận thức được tầm quan trọng của ao lắng trong quá trình nuôi.
60%
50%
40%
30%
20%

55%
45%

10%
0%
không có lắng

có ao lắng

Hình 4.3 Hộ nuôi không có ao lắng và có ao lắng

15



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status