Luận văn đánh giá thực trạng và nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác công trình cung cấp nước tập trung trên địa bàn huyện hàm yên - Pdf 35

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
______________■______■_______________

CAO XUÂN HUY

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ
KHAI THÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT


TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀM YÊN,
TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
______________■______■_______________

CAO XUÂN HUY

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ
KHAI THÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT
TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀM YÊN,
TỈNH TUYÊN QUANG
Ngành: Phát triển nông thôn

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến các thầy, cô giáo
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho Tôi những kiến thức bổ
ích, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện bản luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS. TS Đỗ Anh Tài - Trưởng ban Ban Hợp
tác Quốc tế, trường đại học Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn
Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Sở Nông nghiệp
và PTNT tỉnh Tuyên Quang, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông
thôn Tuyên Quang, UBND huyện Hàm Yên, các phòng, ban chuyên môn, UBND
các xã, các Ban quản lý khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa
bàn huyện và công ty TNHH Một thành viên Cấp, thoát nước Tuyên Quang đã cung
cấp những số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại địa
bàn. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, bạn bè
đã không ngừng động viên, giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong

suốt

quá trình

nhưng

trình độ,

học tập,

rèn luyện. Dù đã

năng lực bản thân còn

TNHH
UBND

:

Hợp tác xã

:

Nước sạch - Vệ sinh môi trường

:

Phát triển nông thôn

:

Trách nhiệm hữu hạn

:

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tổng hợp công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh

Bảng 3.14: Phân tích mối liên hệ giữa tình trạng hoạt động của công trình với
mô hình quản lý, khai thác.............................................................................46
Bảng 3.15: Bảng tổng hợp ý kiến, cho điểm của các hộ sử dụng nước về mô


chương trình nước sinh hoạt nông thôn nhất là về cơ sở hạ tầng và dịch vụ, nhưng cơ chế
và công tác quản lý còn thiếu đồng bộ ẩn chứa nhiều bất cập và hạn chế,
giảm tác dụng của các chương trình dự án nước sinh hoạt nông thôn. Mặc dù Trung tâm
Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Quốc gia đã ban hành sổ tay, đĩa CD “Hướng
dẫn quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống cấp nước tự chảy’’, Trung tâm Nước sạch và Vệ
sinh môi trường nông thôn Tuyên Quang hàng năm đều tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật
về quản lý, vận hành, bảo dưỡng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn. Tuy nhiên vẫn
chưa đáp ứng được những yêu cầu vô cùng phong phú của công tác quản lý công trình sau
đầu tư, nhiều ban quản lý đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn mô hình quản lý
phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình.
Không nằm ngoài tình hình chung nêu trên trên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên
Quang cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý và xây dựng mô hình quản
lý công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn. Nhiều công trình nước sinh hoạt tập
trung nông thôn trên địa bàn được đầu tư xây dựng với nguồn vốn hàng chục tỷ đồng nhưng


9

hiệu quả sử dụng còn khá thấp. Có những công trình sau khi xây dựng, bàn giao đưa vào sử
dụng xong lại thiếu nước hoặc không có nước; có công trình giai đoạn đầu hoạt động rất có
hiệu quả xong trong quá trình quản lý còn nhiều bất cập, cộng với sự thiếu ý thức của đại đa
số người dân trong sử dụng và bảo vệ công trình dẫn đến xuống cấp, không thể sử dụng
được. Cùng với đó UBND tỉnh Tuyên Quang, UBND huyện Hàm Yên cũng đã áp dụng
nhiều mô hình quản lý công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn huyện
như mô hình Doanh nghiệp quản lý, UBND xã trực tiếp quản lý, UBND xã giao khoán cho
các tổ chức như Hợp tác xã, Cá nhân và cộng đồng tự quản lý, nhưng hiệu quả đạt được của
các mô hình chưa cao cần phải hoàn thiện.
Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để mở rộng sự tham gia và khu vực được hưởng
lợi từ các chương trình đầu tư về nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện? Làm sao để nâng


Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý và khai thác công trình
nước sinh hoạt tập trung nông thôn.

-

Đánh giá được thực trạng cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn
huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các quản lý và khai thác công
trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh
Tuyên Quang.

-

Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và khai
thác công trình nước sinh hoạt tập trung nông thôn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên
Quang.

3. Yêu cầu của đề tài
-

Nắm vững chính sách pháp luật về quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt
tập trung nông thôn và các văn bản có liên quan.

-

Công tác điều tra thu thập tài liệu, số liệu phải đầy đủ, chính xác trung thực, khách



Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Cơ sở lý luận

1.1.1.

Một số khái niệm

*

Khái niệm nước sinh hoạt
Nguồn nước có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc có thể xử lý thành nước sinh hoạt

đáp ứng tối thiểu theo yêu cầu tại QCVN 02:2009/BYT của bộ Y tế, sau hệ thống phân
phối, dùng trong sinh hoạt gọi là nước sinh hoạt. [4].
Nước cung cấp cho sinh hoạt tại khu vực nông thôn nêu tại đây bao hàm nước cấp ở
những vùng nông thôn thuần tuý cùng các đô thị nhỏ loại V với số dân không quá 30.000
người. [5].
*

Khái niệm về quản lý công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn
Là việc thực thi các chính sách do hội đồng quyết định và phối hợp các hoạt động

hàng ngày để đạt được mục đích và mục tiêu của cơ quan hay tổ chức. Nâng cao điều kiện
sống cho người dân nông thôn thông qua cải thiện các dịch vụ cấp nước sinh hoạt; nâng cao
nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về bảo vệ môi trường. Giảm tác động xấu do

thôn
Phát huy

nội lực của toàn xã hội để thực hiện Chương trình, đồng thời phải

căn cứ đặc điểm của từng vùng, từng địa phương và nhu cầu của người sử dụng để lựa chọn
quy mô công nghệ, cấp độ dịch vụ phù hợp với khả năng tài chính và công tác quản lý, khai
thác, sử dụng công trình sau đầu tư.
Đẩy mạnh công tác xã hội hoá, phát triển thị trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh
môi trường nông thôn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ đối tượng nghèo, gia đình chính sách, vùng
đồng bào dân tộc và vùng đặc biệt khó khăn về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
[2].
1.1.2.

Vai trò, vị trí của nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một vấn đề được Đảng, Nhà nước
quan tâm đặc biệt và xác định là một bộ phận trong chính sách phát triển nông thôn; Việc
đảm bảo cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường là tiêu chí để phát triển nông thôn văn
minh, hiện đại, là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước, của các ngành các cấp và
chính quyền địa phương. Công trình cấp nước còn được xác định là một trong 8 loại công
trình cần xây dựng ở các vùng nông thôn và là một trong 6 loại hạ tầng cơ bản nhất để đánh
giá điều kiện thoát nghèo ở các xã khó khăn (điện, đường, trường học, trạm xá, nước sạch
và chợ). Bên cạnh đó Việt Nam cũng đã tham gia từ
cam kết,

tuyên

rất

Một trong

những giải pháp quan

trọng hàng đầu để thực hiện tốt

Chiến

lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 đã được Chính phủ xác
định, đó là: “Xã hội hoá lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn là vận động và tổ
chức, tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích sự tham gia của nhân dân, của các thành phần kinh
tế và toàn xã hội vào sự phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn nhằm nâng cao điều
kiện sống cũng như tăng cường sức khoẻ cho dân cư nông thôn” [2].
1.1.3.

Các vấn đề liên quan tới quản lý và khai thác công trình cấp nước sinh

hoạt tập trung nông thôn
1.13.1.

Các yêu cầu của quản lý và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập

trung nông thôn
Nâng cao nhận thức của người dân: Nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp và
nhân dân sống ở nông thôn về việc sử dụng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông
thôn. Đây là cơ sở hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân và xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Hiện nay, phần
lớn dân cư nông thôn còn thiếu hiểu biết về nước sinh hoạt, bệnh tật và sức khoẻ; về môi
trường sống xung quanh mình cần phải được cải thiện và có thể cải thiện được. Kinh
nghiệm trong nhiều lĩnh vực cho thấy nếu người nông dân nhận thức rõ được vấn đề thì với

Chiến lược nước sinh hoạt nông thôn Việt Nam

Chiến lược Quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn được soạn thảo trong bối
cảnh có một số chương trình, dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đã được thực hiện
trong nhiều năm nay và chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường
được Chính phủ phê duyệt ngày 03/12/1998 thực hiện giai đoạn I từ 1999-2005 và giai đoạn
II từ 2006-2010.
Chiến lược

Quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn

sẽ hướng dẫn

những nguyên tắc cơ bản: phát triển bền vững, cách tiếp cận dựa trên nhu cầu và xã hội hóa
công tác Cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn để chỉ đạo toàn bộ lĩnh vực cũng như các
chương trình, dự án về vấn đề này.
Trong giai đoạn 1999-2005 đã hình thành một chương trình hành động nhằm hỗ trợ


xây

dựng năng lực, cải cách tổ chức và các thể chế, trợ giúp kỹ thuật để tạo

các tiền đề quan trọng cho việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và
vệ sinh môi trường và các chương trình dự án khác, đồng thời xây dựng nền móng vững
chắc cho việc thực hiện Chiến lược Quốc gia Cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn, cụ thể
là:
Cần điều chỉnh các chương trình Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn hiện có như
chương trình WATSAN, chương trình phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn do Ngân hàng
Phát triển châu Á tài trợ và các dự án Cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn khác sao cho

-

Hiệu suất hoạt động (hiệu suất bằng công suất hiện tại /công suất thiết kế) %: Nếu
lớn hơn 70% cho 2 điểm; từ 50 - 60% cho 1 điểm; dưới 50% cho 0 điểm.

-

Phí sử dụng nước đủ chi quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng không: Còn dư để tích
lũy cho 2 điểm; đủ chi tiêu cho 1 điểm; không đủ cho 0 điểm.

-

Tỉ lệ thất thoát nước: Nếu nhỏ hơn 25% cho 2 điểm; từ 25-35% cho 1 điểm; nếu lớn
hon 35% cho 0 điểm.

-

Nguồn nước cấp và chất lượng nước đầu ra ổn định: Luôn luôn ổn định cho 2 điểm;
không cấp nước dưới 1 tháng/ năm cho 1 điểm; không cấp nước từ 1 tháng/ năm trở
lên cho 0 điểm.

-

Công trình không hoạt động: không cấp nước liên tục 3 tháng tính đến ngày khảo
sát.
* Tổng hợp: Nếu công trình được 7 điểm trở lên đánh giá là Hoạt động Bền vững;

Công trình được 5 đến 6 điểm đánh giá là hoạt động bình thường; Công trình 5 điểm trở
xuống đánh giá là công trình hoạt động kém hiệu quả; Công trình không hoạt động là công
trình không cấp nước liên tục 3 tháng tính đến ngày khảo sát [3].

Chiến lược huy động vốn ở Trung Quốc rất hiệu quả, trung bình mỗi năm huy động trên 10
tỷ nhân dân tệ cho VSMT nông thôn.
Về lĩnh vực cấp nước: Trung Quốc chủ trương khuyến khích hình thức cấp nước
bằng đường ống và tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà lắp đặt các hệ thống cho phù hợp.
Đến cuối năm 2004, tỷ lệ người dân được sử dụng nước máy là 60%. Hỗ trợ kỹ thuật của
chính phủ qua các thiết kế mẫu, hướng dẫn kỹ thuật theo từng loại hình cấp nước khác
nhau, ban hành tiêu chuẩn nước ăn uống. Trong khoảng thời gian 20 năm Trung Quốc đã có
4 giai đoạn vay vốn của WB cho lĩnh vực phát triển hệ thống cấp nước tại 17 tỉnh điểm.
Trung bình 4-5 tỷ Nhân dân tệ/năm. Giai đoạn đầu tập trung vốn cho các tỉnh có điều kiện
kinh tế giàu có. Sau đó người dân trả lại vốn thông qua trả tiền nước; giai đoạn 2 tập trung
cho các tỉnh nghèo. Trong số người thụ hưởng có khoảng 30% người nghèo sẽ hỗ trợ 100%
vốn góp, 70% số còn lại trả vốn qua tiền nước sử dụng, Kinh nghiệm về quản lý nước sạch
và vệ sinh môi trường tại Trung Quốc, 2005). Quản lý chất lượng nước: Năm 1985 ban
hành tiêu chuẩn nước ăn uống áp dụng cho toàn Trung Quốc. Tiêu chuẩn Quốc gia là tiêu
chuẩn nước uống duy nhất cho toàn Trung Quốc. Năm 1991 do ở nhiều vùng nông thôn khó
đạt được tiêu chuẩn này Quốc gia do vậy Trung Quốc đã ban hành Hướng dẫn giám sát chất
lượng nước cho vùng nông thôn. Kinh nghiệm thực tế nếu chỉ ban hành các tiêu chuẩn hay
hướng dẫn

thì chưa đủ mà cần có các cơ quan quản lý,

giám sát và các giải pháp phù hợp, xây dựng tổ chuyên trách và đề ra chế tài xử lý sẽ góp
phần đảm bảo chất lượng nước.
Trong 10 năm qua Trung Quốc đã đạt được thành công lớn trong lĩnh vực giáo dục
vệ sinh: Các cấp lãnh đạo từ trung ương cho tới các cấp nhỏ nhất và người dân đều đã hiểu
được tầm quan trọng của nước sạch và VSMT.
Điều phối và phối hợp liên ngành trong lĩnh vực cấp nước nông thôn: Trung Quốc
đã lập Uỷ ban phát triển chiến dịch y tế với mục tiêu đẩy truyền thông đi trước một bước.
Uỷ ban này có nhiệm vụ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và 2 tổ chức lớn nhất Trung Quốc là
thanh niên và phụ nữ. Trong đó thanh niên là lực lượng trẻ, thích tiếp cận các vấn đề mới và

trong trường học. [10].
Bài học về kinh nghiệm quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường ở Trung Quốc cho
thấy, việc thành công chỉ có thể có được khi chiến lược, quy hoạch phải phù hợp với điều
kiện và tập quán của nhân dân, công tác truyền thông thông qua các chiến dịch phải được
duy trì thường xuyên và rộng rãi kết hợp giữa các bộ, các cấp chính quyền và các tổ chức xã
hội, đoàn thể ở địa phương, đặc biệt là thanh niên và phụ nữ.
1.2.1.2.

Kinh nghiệm quản lý nước sinh hoạt của Israel

Hiện nay, tổng trữ lượng khai thác các nguồn nước tự nhiên ở đất nước Israel
khoảng 2 tỷ m3/năm, trong đó 63% là nguồn nước ngầm chủ yếu khai thác từ Địa Trung
Hải; còn 33% trữ lượng nước là nguồn nước mặt lấy từ hồ Kinnerret (nằm ở phía Bắc vùng
cao nguyên Goland). Ngoài ra, khoảng 4% nước được khai thác theo cách thu nước chảy bề
mặt.
Để đáp

ứng nhu cầu sử dụng nước cho sinh

hoạt, công nông nghiệp...

ngoài việc sử dụng nguồn nước mặt ra, nhà nước Israel luôn chú trọng đến việc tăng cường
tìm kiếm

các nguồn nước mới, sử dụng triệt để các giải pháp bảo vệ

nguồn nước ngọt. Đó là lý do mà nước này cho xây dựng hệ thống chuyển nước quốc gia
như một “động mạch chính”, được dẫn từ hồ Kinnerret tới hàng ngàn trang trại, khu dân cư,
thành phố, các nhà máy công nghiệp suốt từ miền Trung, đến miền Nam đất nước.


trợ chi phí từ Vụ Phát triển Nông thôn của Chính quyền địa phương (LGRDD). Nhờ sự
hướng dẫn của lãnh đạo địa phương và những người có hiểu biết, các cộng đồng đã lựa
chọn công nghệ và mức dịch vụ, lập kế hoạch và thiết kế các hệ thống với sự hướng dẫn kỹ


thuật của LGRDD và nhà tư vấn. Kinh nghiệm của AJK biểu thị cả tính hiệu quả và tính
bền vững, đây là mô hình có thể áp dụng trên qui mô lớn.
Thôn Bangrila ở Quận Mirpur (bang AJK) là một ví dụ về hệ thống cấp nước sinh
hoạt bằng đường ống dựa vào cộng đồng. Bangrila có dân số gần 5000 người, sống rải rác
trên các sườn dốc của vùng có địa hình đồi núi. Năm 1981, để đáp ứng nhu cầu
về nước uống,

cộng đồng người địa

phương

cấp thiết

đã quyết định xây

dựng hệ thống cấp nước riêng của mình. Dân làng đã thành lập một ban về nước và sau đó
thông qua liên

đoàn lao động và Hội đồng của huyện để tiếp cận

với

LGRDD. Cộng đồng đã thoả thuận chia sẻ chi phí xây dựng cơ bản củ dự án và toàn bộ chi
phí vận hành và bảo dưỡng. Ban cấp nước xây dựng quĩ cần thiết từ các khoản đóng góp
của nhân dân. Dự án được thực hiện như một dự án liên doanh của cộng đồng với Vụ của


định


cấp nước được đảm bảo [2].
Đối với công trình cấp nước: Theo thống kê sơ bộ hiện nay có khoảng 16 loại hình
công nghệ cấp nước khác nhau, trong đó có 6 mô hình cấp nước phân tán (giếng khoan,
giếng đào lắp bơm tay hoặc bơm điện, bể, lu chứa nước mưa...) và 10 mô hình cấp
tập

trung

(hệ cấp nước tự chảy, cấp nước bơm

nước

dẫn, cấp nước

bằng bơm thuỷ luân, cấp nước bằng vải địa kỹ thuật...).
Các địa phương đã lựa chọn và áp dụng các loại hình thích hợp để nâng cao số dân
được sử dụng nước ở một số vùng nông thôn rất khó khăn về nước như Lục Khu của tỉnh
Cao Bằng, vùng núi đá của tỉnh Hà Giang, các vùng nhiễm mặn ở ven biển, vùng ngập lụt ở
đồng bằng sông Cửu Long... [2].
về các mô hình quản lý: Đã hình thành được nhiều mô hình về tổ chức quản lý vận
hành các công trình cấp nước. Hiện nay, ở các tỉnh có các loại hình tổ chức quản lý sau: Tổ
dịch vụ nước sạch của HTX nông nghiệp, UBND xã, HTX dịch vụ nước sạch, Tư nhân,
cộng đồng dân cư cấp thôn (Hà Giang, Bắc Cạn và tỉnh Ninh Thuận), Trung tâm Nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh được giao quản lý và áp dụng nhiều mô hình mới
trong quản lý khai thác công trình như: Trung tâm là chủ đầu tư, thực hiện nhiệm vụ quản
lý toàn bộ ngay từ sau khi hoàn thành công trình (Thái


vậy,

kết

cấp nước sạch mới chỉ là sự khởi

đầu và chắc chắn sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức trong giai đoạn tới.
Xu hướng tất yếu trong những năm tới là phát triển mạnh các công trình cấp nước tập trung
để thay thế dần các công trình cấp nước nhỏ lẻ không còn phù hợp.
Tuy thế việc quản lý các công trình cấp nước tập trung như thế nào là vấn đề đến nay vẫn
chưa có phương án trả lời thích hợp, vì khác với các công trình hạ tầng khác, cấp nước vừa
mang tính xã hội, tính nhân văn nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo nguyên tắc “nước là
một loại hàng hoá kinh tế xã hội”.
Một thách thức nữa không thể không nói đến đó là tình hình thời tiết theo dự báo sẽ
có diễn biến phức tạp trong những năm tới, do đó cần phải có những biện pháp dự phòng.
Các mô hình quản lý và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông
thôn:
Qua thực tế

triển khai chương

trình cho thấy, hiện nay nước ta đang tồn

tại các loại hình quản lý và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn sau:
-

Đơn vị sự nhiệp công lập quản lý, khai thác công trình.

-


Phương châm
Phát huy

nội lực của dân cư nông thôn,

dựa vào nhu cầu, trên cơ sở

đẩy
mạnh xã hội hoá trong đầu tư, xây dựng và quản lý, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý
nhà

nước trong các

dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.

Người sử dụng quyết định mô hình cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn phù hợp với
khả năng cung cấp tài chính, tổ chức thực hiện và quản lý công trình. Nhà nước đóng vai trò
hướng dẫn và hỗ trợ, có chính sách giúp đỡ các gia đình chính sách, người nghèo, vùng dân
tộc ít người và một số vùng đặc biệt khó khăn.
Hình thành thị trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh nông thôn theo định hướng của


Nhà nước. [2].
*

Nguyên tắc cơ bản là phát triển bền vững
Nguyên tắc này coi trọng sự phát triển vững chắc: Làm đâu được đấy, hơn là sự

phát triển nhanh nhưng nóng vội. Đồng thời phải đảm bảo phát triển trước mắt không làm


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status