Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giáo viên ở các trường trung học phổ thông, tỉnh an giang - Pdf 37

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH
TRA GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG, TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ

TP.Hồ Chí Minh -2003


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH
TRA GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG, TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 5.07.03

Người hướng dẫn khoa học:
TS.Cao Duy Bình

An Giang. Từ đó chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu về công tác TTGV trường THPT ở An
Giang. Mục tiêu của đề tài là đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
TTGV trường THPT tỉnh An Giang. Để hoàn thành mục tiêu trên cần phải tìm hiểu rõ
nguyên nhân mà đề ra biện pháp tác động hợp lí.
Trên cơ sở các luận điểm chính trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thận trọng, đã
phát hiện ra được thực trạng hoạt động TTGV trường THPT ở An Giang. Trên cơ sở kết quả
khảo sát kết hợp với bài học kinh nghiệm của nhiều nơi khác. Chúng tôi đã đề ra hệ thống
các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTGV trường THPT ở An giang trong
tình hình hiện nay, dưới ánh sáng các Nghị quyết của Đảng .
Nội dung vấn đề rất phức tạp mà thời gian nghiên cứu lại tương đối ngắn, chúng tôi
chưa được tiến hành thực nghiệm đối chứng và phối hợp nhiều công cụ nghiên cứu khác để
đảm bảo tính thuyết phục hơn, từ những kết luận rút ra, chúng tôi hy vọng những kết quả
nghiên cứu nhỏ trong luận văn là bước khởi đầu làm cơ sở cho việc nghiên cứu tốt hơn sau
này.
Qua phần mở đầu này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Khoa
học Công nghệ - Sau Đại học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học, quí Thầy Cô ở trường Đại Học Sư Phạm Thành
Phố Hồ Chí Minh đã chỉ bảo hướng dẫn tận tình các chuyên đề học tập của lớp Cao học
Quản lí Giáo dục khóa 11, tạo cơ sở vững chắc về lí luận và thực tiễn, đặc biệt là Tiến Sĩ
Cao Duy Bình, người bỏ ra nhiều công sức tận tâm, tận tình hướng dẫn chúng tôi hoàn
2


thành luận văn. Cũng xin chân thành cảm ơn các vị lãnh đạo sở GD&ĐT An Giang, Phòng
Tổ chức-Cán bộ, Phòng Trung học, Thanh tra Sở GD&ĐT An Giang đã tạo mọi điều kiện
và là nguồn động viên tinh thần rất lớn cho chúng tôi. Toàn thể Hiệu trưởng, Phó hiệu
trưởng, Giáo viên, Thanh tra viên kiêm nhiệm của các trường mà chúng tôi đã đến làm việc.
Quí vị đã hết sức nhiệt tình, vui vẽ cung cấp đầy đủ thông tin, tạo mọi điều kiện thuận lợi
trong thời gian khảo sát, để chúng tôi có thể hoàn thành được bản luận văn này. Trong quá
trình làm việc có gì sơ xuất kính mong quí vị thông cảm và tha thứ cho.

1.3.3. Các đặc điểm của người thanh tra GV: .................................................................20
1.3.4. Người TTGV trong giai đoạn mới: .......................................................................20
1.3.5. Những phẩm chất năng lực cần có ở người thanh tra GV. ...................................22
1.3.6. Tổ chức hoạt động thanh tra GV. .........................................................................24
1.4. Người GV trường Trung học phổ thông - Đối tượng thanh tra ............................27
1.4.1. Vai trò, nhiệm vụ của người GV trung học phổ thông .........................................27
1.4.2. Lao động của người GV trung học phổ thông: .....................................................29
1.4.3. Đánh giá người GV (trong việc thực hiện nhiệm vụ thứ nhất):............................30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TRA GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT
TỈNH AN GIANG ..................................................................................................... 35
2.1. Tình hình đội ngũ giáo viên bậc THPT ở An Giang - đối tượng thanh tra: ........35
4


2.2. Hoạt động thanh tra GV : .........................................................................................40
2.2.1. Quan điểm nhận thức của các cấp quản lý, TTV đối với hoạt động thanh tra GV :
.........................................................................................................................................40
2.2.2.Tổ chức bộ máy thanh tra : ....................................................................................43
2.2.3. Xây dựng lực lượng thanh tra GV: .......................................................................44
2.2.4. Tổ chức các hoạt động thanh tra GV ở An giang : ...............................................48
2.2.5. Tác dụng của việc thanh tra GV: ..........................................................................56
2.2.6. Những khó khăn thanh tra đang gặp phải: ............................................................57
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra GV : ......................................................59
2.3.1. Kết quả ban đầu: ...................................................................................................59
2.3.2. Tồn tại: ..................................................................................................................60
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại: .............................................................................................62

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC TTGV THPT Ở TỈNH AN GIANG ............................................................... 64


: Giáo dục vàĐào tạo.

THPT

: Trung học phổ thông.

THCS

: Trung học cơ sở.

THCN

: Trung học chuyên nghiệp.

TTV

: Thanh tra viên.

TTGV

: Thanh tra giáo viên.

TTGD

: Thanh tra giáo dục.

GV

: Giáo viên

7


Hai phương pháp trên liên quan mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau. Cả hai phương
pháp đó đều cần công cụ chung là đánh giá.
Để đảm bảo chất lượng giáo dục, nhà quản lý giáo dục phải tìm mọi cách tác động vào
người thầy: chuẩn bị khả năng cho họ (đào tạo, bồi dưỡng), tạo điều kiện làm việc cho họ
và kiểm soát lao động của họ. Đánh giá lao động của mỗi người là yêu cầu của công tác
quản lý để động viên, thúc đẩy sự cố gắng của họ. Bản thân người giáo viên cũng có nhu
cầu khách quan và chủ quan được đánh giá để tự khẳng định mình và biết được mức phấn
đấu vươn lên.
Trong nhiều năm qua, chất lượng và hiệu quả giáo dục ở An Giang có tăng song vẫn
còn thấp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là đại bộ phận đội ngũ giáo
viên chưa được đào tạo và bồi dưỡng tốt, bất cập với yêu cầu đổi mới giáo dục. Theo chiến
lược phát triển giáo dục, mục tiêu phát triển giáo dục năm 2001-2010 là đổi mới mục tiêu,
nội dung, phương pháp giáo dục ở các cấp học, bậc học và trình độ đào tạo; phát triển đội
ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi
mới phương pháp dạy học; đổi mới quản lý giáo dục, tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực
phát triển giáo dục. Do đó, việc TTGV là công việc không thể thiếu trong công tác quản lý
giáo dục ở An Giang trong giai đoạn hiện nay
Ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh
thành lập tổ chức thanh tra giáo dục, song hơn 50 năm qua, công tác thanh tra giáo dục đã
trãi qua các bước thăng trầm của lịch sử. Đến những năm gần đây, với sự ra đời của Pháp
lệnh thanh tra 33/LCT7HĐNN ký ngày 01/4/1990, cùng những văn bản pháp qui được ban
hành làm cơ sở pháp lý cho họat động thanh tra, Thanh tra giáo dục đã có nhiều chuyển
biến đáng kể, song vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn nhất định, nhất là trong lĩnh vực
TTGV.
Thanh tra Sở GD&ĐT An Giang cũng không vượt khỏi thực trạng trên.
Từ đó, phải có những giải pháp mới nhằm tăng cường công tác TTGV, để qua kiểm
tra, đánh giá, hướng dẫn sẽ là cơ sở giúp đỡ giáo viên hoàn thiện tay nghề, góp phần nâng

Trung học phổ thông, tỉnh An Giang.

9


3. Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giáo viên ở trường
THPT, tỉnh An Giang.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
TTGV là thanh tra việc thực hiện năm nhiệm vụ của người GV được qui định trong
điều 63 của luật giáo dục. Trong năm nhiệm vụ trên, đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu việc thanh
tra thực hiện nhiệm vụ thứ nhất "giáo dục giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý, chương trình
giáo dục."

7. Phương pháp, và phương pháp luận nghiên cứu:
1. Phương pháp luận nghiên cứu :
Hoạt động của thanh tra giáo dục gắn liền với sự phát triển của hệ thống giáo dục
trong mỗi giai đoan lịch sử.
Thanh tra giáo dục là chức năng quản lý hành chính nhà nước của các cấp quản lý
giáo dục đại diện nhà nước thực thi nhiệm vụ kiểm soát hành chính đối với mọi họat động
giáo dục. Do đó nghiên cứu công tác thanh tra giáo dục đặt trong hệ thống việc nghiên cứu
quản lý hành chính nhà nước đối với giáo dục.
Thanh tra là một nghề, thanh tra giáo viên thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, đánh giá
việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo đúc của giáo viên, trên cơ sở đó làm cố vấn giúp
đỡ giáo viên. Ngoài ra thanh tra giáo dục còn phải góp phần thúc đẩy chính sách đường lối
giáo dục được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả. Vì vậy, đòi hỏi phải nghiên cứu những năng
lực, phẩm chất cần có ở người thanh tra giáo viên. Đặc biệt, việc nghiên cứu tập trung vào
việc chỉ ra các phương pháp, các kỹ thuật cụ thể: Kiểm tra, đánh giá.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài, ở luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau đây:

Vùng khó khăn, biên giới

Tốt

2

2

Khá

2

2

2

Trung bình

1

2

2

Đối với giáo viên bao gồm các đối tượng có tay nghề tốt, khá, đạt yêu cầu và chưa
đạt yêu cầu.
2.2.2. Ngoài ra chúng tôi còn soạn một mẫu phiếu hỏi ý kiến dành cho 52 TTV nhằm
hiểu rõ quan điểm, mong muốn, khó khăn của họ về hoạt động TTGV.
2.3. Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn, chuyên gia:
2.3.1. Chúng tôi đã gặp trực tiếp 15 hiệu trưởng trường THPT để tìm hiểu nhận xét

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề.
TTGV là một vấn đề không mới đối với nhiều nước trên thế giới. Ngay ở Việt Nam,
trước Cách mạng tháng tám, Thanh tra Việt Nam cũng được coi trọng, nhưng trong thời kỳ
dài, kể từ sau cách mạng tháng tám TTGV ở ta hầu như bị lãng quên, chỉ từ sau khi có nghị
định số 358 ngày 28/9/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), TTGV mới bắt
đầu được chú ý. Tuy nhiên họat động thanh tra vẫn còn nhiều bất cập, những công trình
nghiên cứu về TTGV hầu như chưa có bao nhiêu ngoài những Thông tư hướng dẫn của
Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổ chức hoat động thanh tra, trong đó có đề cập đến
vấn đề thanh tra trường học, thanh tra quan lý, thanh tra GV, như quyết định số 1019/QĐ
ngày 29/10/1988 của Bộ GD&ĐT về tổ chức và hoạt động của hệ thống TTGV, Quyết định
số 6207/TTr ngày 24/9/1992 đánh giá một trường phổ thông và một GV phổ thông, rồi lần
lượt thay bằng thông tư số 12/GD-ĐT ngày 4/8/1997 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc
hướng dẫn hoạt động thanh tra trong bậc Trung học phổ thông. Song hướng dẫn đó vận
dụng vào thực tế ở An Giang còn quá khó khăn, nhất là vận dung thang điểm 20 để đánh giá
hoạt đông sư phạm của GV đôi lúc là cảm tính và hình thức. Các khóa bồi dưỡng ngắn ngày
cho thanh tra tiểu học, trung học ở trường Cán bộ Quản lý cũng chưa đáp ứng được yêu cầu
hướng dẫn cho họat động thanh tra nhất là thanh tra GV.
Một số bài báo về TTGV, đã đề cập đến vai trò, vị trí và một số thực trạng chung của
TTGV. Trong hai bài viết về "TTGV phổ thông nhìn từ cơ sở" và "Từng bước đổi mới và
thực hiện công tác thanh tra trường học và thanh tra GV phổ thông" Nguyễn Bá Thu đã nói
về tình hình chung TTGV, nhất là chất lượng thanh tra GV ở cơ sở; Lê Văn Hạp đã nêu lên
"Những quan điểm về công tác TTGV", về vai trò vị trí, tính chất, đặc điểm, chất lượng
thanh tra...; Trong ba bài viết về "Đánh giá lao động sư phạm của GV"; "Thực trạng TTGV
ở một số tỉnh phía Nam", và "Bàn về Thanh tra GV trung học"của Cao Duy Bình đã đề cập
đến những cơ sở lý luận và phương pháp tiếp cận của việc thanh tra, đánh giá. Phạm Minh
13


Hạc trong bài viết về "Công tác giáo dục càng khó khăn bao nhiêu càng phải thanh tra tốt

hoạt động củacáci cơ quan hành chính nhà nước và của xã hội, nó làm (cho xã hội trong
sạch, lành mạnh và ổn định để phát triển.
Mặt khác, pháp chế sẽ không được đảm bảo nếu kỷ cương phép nước không được
chính các cơ quan, tổ chức, công chức thực hiện nghiêm túc. Vì vậy việc kiểm soát hành
chính của nhà nước nhằm đảm bảo kỷ cương trật tự cho xã hội là tiền đề cho sự phát triển
toàn xã hội.
Thanh tra nhà nước là tổ chức chuyên trách được nhà nước thành lập để thực hiện
chức năng quyền kiểm soát hành chính đối với hệ thống hành chính nhà nước [42]
TTGD thực hiện quyền kiểm soát hành chính về GD&ĐT trong phạm vi cả nước, nên
có nhiệm vụ và quyền hạn để kiểm soát hành chính đối với mọi hoạt động GD&ĐTcủa các
cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội. Đó là :
-Thanh tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục.
-Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp
giáo dục, qui chế chuyên môn; qui chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thức hiện các
qui định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục ở các cơ sở giáo dục.
-Xác minh, kết luận, kiến nghiviệc giải quyết các khiếu nại, tố cáo về hoạt động giáo
dục, kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục .
- Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị sửa đổi, bổ
sung các chính sách và qui định của Nhà nước về giáo dục.
•TTGD giữ vai trò liên hệ ngược trong quá trình quản lý, nó giúp cho chủ thể quản lý
điều khiển một cách tối ưu hệ quản lý. Quản lý Nhà nước về giáo dục là điều khiển để cho
tất cả luật lệ, các vãn bản pháp qui của nhà nước được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc trong
thực tế. Trong hoạt động điều khiển đó có một nghuyên tắc là phải đảm bảo mối liên hệ
ngược, tức đảm bảo chuyển tải thông tin từ các bộ phận thực hiện tới các cơ quan quản lý
giáo dục, giúp cho việc điều chỉnh hoạt động của hệ thống được tối ưu. Thanh tra là một bộ
16


phận quan ừọng trong khâu liên hệ ngược, cung cấp thông tin đã được đánh giá chính xác.
Nếu thanh tra không tốt, không đảm bảo mối liên hệ ngược đó, thì hệ thống sẽ hoạt động

hội chủ nghĩa, pháp quy của ngành, là tiền đề xác lập lại kỹ cương nền nếp tạo điều kiện
nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Hệ thống pháp chế của ta hiện nayđược xây dựng
trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Vì vậy, việc thực thi pháp chế và pháp quy của ngành tất
yếu dẫn đến nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo .

+ Về cải tiến quản lý: hệ thống giáo dục là một hệ xác suất, hệ phức tạp, luôn luôn bị
tác động nhiễu do điều kiện kinh tế, xã hội. Mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế xã hội cần
có một sự cải tiến sửa đổi của hệ thống giáo dục đào tạo cho thích hợp, nhưng hệ thống giáo
dục đào tạo phải luôn luôn ổn định và nội cân bằng. Hệ thống TTGD với tư cách là liên hệ
nghịch trong hệ thống sẽ góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các cải tiến hệ thống ngày
càng hoàn thiện hơn, việc này góp phần lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo
theo yêu cầu.
1.3.2. Nhiệm vụ TTGD:
•Nhiệm vụ TTGD của một số nước:
Trong quá trình phát triển, vai trò và nhiệm vụ của TTGD ở các nước không hoàn toàn
giống nhau. Ở Cộng hòa Pháp, việc thanh tra được nhà nước coi trọng từ cuối thế kỷ 19,
nhiệm vụ thanh tra lúc này chỉ giới hạn ương hoạt động kiểm tra và đánh giá công việc của
GV trong lớp học. Họ đánh giá sự phù hợp giữa nội dung mà GV đtra ra với nội dung
chương trình được nhà nước ban hành, đánh giá phương pháp giảng dạy, đánh giá chất
lượng giảng dạy. Sau đó sự đánh giá được mở rộng ương mối quan hệ giữa nhà trường với
môi trường kinh tế - xã hội. ở các nước khác cũng vậy, mối liên hệ giữa nhà trường và xã
hội bgày càng tăng, nhiệm vụ của hệ thống giáo dục luôn luôn phát triển nhằm đáp ứng nhu
cầu của xã hội. Chính sách giáo dục phải hướng về sự phát triển nền kinh tế xã hội, coi giáo
dục là quốc sách hàng đầu. TTGD với tư cách là chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực
giáo dục, có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá, thúc đẩy các chính sách giáo dục được thực hiện
một cách tốt nhất. Đồng thời thanh tra còn có nhiệm vụ phát hiện những cái chưa hoàn thiện
18




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status