Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kỹ thuật đập cầu của sinh viên ngành giáo dục thể chất khóa 39 - Pdf 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT ĐẬP
CẦU CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT
KHÓA 39 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÃ NGÀNH: 52140206

NGUYỄN THỊ TUYẾT DON

Năm 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT ĐẬP
CẦU CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT
KHÓA 39 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÃ NGÀNH: 52140206

Người hướng dẫn


LỜI CẢM ƠN
----------

Tôi xin cảm ơn quý thầy cô bộ môn Giáo Dục Thể Chất trường ĐHCT trong bốn
năm qua đã luôn giảng dạy, chỉ bảo nhiệt tình truyền đạt rất nhiều kiến thức bổ ích để
tôi có thể hoàn thiện kiến thức, hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Thái đã tận tình hướng
dẫn tôi trong thời gian thực hiện luận văn này với tất cả tinh thần trách nhiệm và lòng
nhiệt huyết.
Tôi xin cảm ơn các em sinh viên khóa 39 đã hỗ trợ tôi có được số liệu để hoàn
thành luận văn.
Ngoài ra, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè người thân đã quan tâm và luôn ủng hộ tôi
trong suốt quá trình nghiêm cứu.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2015

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Tuyết Don

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
----------

GD & ĐT


Th.s

Thạc sĩ

TS

Tiến sĩ

GS

Giáo sư

(m)

Mét

VĐV

Vận động viên

HLV

Huấn luyện viên

TW

Trung ương

3

38

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Chương

Tên biểu bảng

Trang

Biểu đồ 3.1 Biểu đồ so sánh số trung bình trước và sau thực
nghiệm của sinh viên giáo dục thể chất khóa 39 trường Đại

39

học Cần Thơ năm học 2014 – 2015.
3
Biều đồ 3.2 Biểu đồ nhịp độ phát triển kỹ thuật đập cầu môn cầu
lông cho sinh viên giáo dục thể chất khóa 39 trường Đại học Cần
Thơ năm học 2014 – 2015.

4

40


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………... 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ………………….. 9
1.1. Quan điểm ảnh hưởng của giáo dục thể chất đến con người ……………... 9

1.5.4. Huấn luyện tâm lý chuyên môn và tri thức cho VĐV ………………… 26
1.6. Cơ sở huấn luyện kỹ thuật đập cầu trong tập luyện và thi đấu cầu lông …. 26
5


CHƯƠNG 2: NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ..

28

2.1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………….

28

2.1.1. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………

28

2.1.2. Mục đích nghiên cứu ………………………………………………….

28

2.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………. 28
2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu …………………………..

28

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn đều tra ………………………………………

28



40

3.3.2. Kiến nghị ………………………………………………………………

41

6


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến sự nghiệp phát triển Thể dục Thể thao. Dù
ở bất cứ giai đoạn nào của cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước đều có nghị quyết,
chỉ thị để định hướng cho sự nghiệp phát triển Thể dục Thể thao và khẳng định việc
xây dựng chiến lược phát triển con người Việt Nam là quốc sách hàng đầu, phấn đấu
trong những năm sắp tới sẽ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước, đó
là lớp người trẻ phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh
thần, trong sáng về đạo đức, là mục tiêu của toàn Đảng, toàn dân và cũng là điều Bác
Hồ mong ước.
Trong công tác ngoại giao Thể dục Thể thao có chức năng là nhịp cầu nối giao
lưu, nối tình hữu nghị và thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế
giới. Thông qua thi đấu thể thao các quốc gia trên thế giới có sự trao đổi tiếp thu tinh
hoa của nhau, qua đó tìm hiểu học tập, giúp đỡ lẫn nhau đưa thế giới vào cuộc sống
hoà bình đầy tình hữu nghị.
Vì thế mỗi quốc gia đều chú trọng đến công tác thể dục thể thao và đưa nền Thể
dục Thể thao nước mình lên đỉnh cao nhất cũng như giữ vững và phát triển những môn
thể thao mang bản sắc dân tộc. Thể dục Thể thao được đưa vào giảng dạy trong nhà
trường như một môn học điều kiện để học sinh, sinh viên có thể rèn luyện thể lực, tăng
cường sức khỏe.
Trường Đại học Cần Thơ đứng vị trí thứ 39 trong tổng số 100 trường Đại học hàng

1.1. Quan điểm về ảnh hưởng của giáo dục thể chất đến con người
Kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa và
bảo vệ tổ quốc. Tư tưởng của Hồ Chí Minh trong việc đặt nền tảng xây dựng sự nghiệp
TDTT của nước ta là khẳng định rõ TDTT là một công tác cách mạng, là nhu cầu,
quyền lợi, nghĩa vụ của quần chúng, sự nghiệp của dân do dân và vì dân. Thực hiện
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
Người khẳng định vị trí sức khỏe dưới chế độ mới: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước
nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công, mỗi một người
yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt đi một phần, mỗi người dân mạnh khỏe tức góp
phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy, rèn luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận
của mỗi người dân yêu nước”.
Những quan điểm của Đảng và nhà nước về giáo dục thể chất được xuất phát từ
những cơ sở lý luận của học thuyết Mác – Lênin về con người và sự phát triển toàn
diện của con người. Hơn nữa thế kỷ lãnh đạo sự nghiệp giáo dục Việt Nam, Đảng
Cộng sản Việt Nam không ngừng khai thác, vận dụng và phát triển các quan điểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Đảng ta khẳng định
“cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [8] tạo cơ sở vật chất cho nước
ta phát triển nhanh và bền vững. Nhằm đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta chủ trương phát
triển nền giáo dục khoa học đại chúng, hướng đến xây dựng một xã hội học tập thực
thụ: “Tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời”.
Đường lối quan điểm của Đảng thể hiện trong các chỉ thị, nghị quyết của đảng về
TDTT suốt thời kỳ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và tiến lên xây dựng chủ
9


nghĩa xã hội, được thể hiện qua chỉ thị 106/CT-TW của Ban bí thư TW đảng về công
tác TDTT ngày 02/10/1958: “Từng bước xây dựng nền TDTT xã hội chủ nghĩa phát


thể dục giải trí cho đến các thứ vận động khác đều không được đưa vào trong chương
trình giảng dạy. Lạ hơn nữa, là các trường tiểu học của trẻ em người Pháp thì có sân
thể dục, sân vận động, mà trường tiểu học của con em người Việt thì ngược lại vì trẻ
em người Việt Nam khỏe mạnh thì người Pháp “không ưa”, nên môn thể dục phải là
môn “nghiêm cấm”. Sau Cách Mạng tháng tám thành công, Đảng và nhà nước ta luôn
quan tâm đến nền TDTT cách mạng. Đảng lãnh đạo công tác TDTT bằng việc hoạch
định đường lối, quan điểm, chính sách, kiểm tra, thực hiện kế hoạch, đưa công tác
TDTT lên một tầm cao mới.
Nghị quyết VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa VII, tháng 6 năm 1991
khẳng định: “…Bắt đầu đưa việc giảng dạy thể dục và một số môn thể thao cần thiết
vào chương trình học tập của các trường phổ thông, các trường cao đẳng, đại
học…”.[25]
Giáo dục thể chất còn là nội dung bắt buộc đã được khẳng định trong Hiến pháp
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp năm 1992 đã ghi rõ: “Nhà nước
và xã hội phát triển nền TDTT dân tộc, khoa học và nhân dân. Nhà nước thống nhất
quản lý sự nghiệp phát triển TDTT, quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học,
khuyến khích và giúp đỡ các điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt
động thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng nhân tài thể thao…”
Ngày 24/3/1994, Ban bí thư trung ương Đảng ra chỉ thị 36/CT – TW về công tác
TDTT trong giai đoạn mới nêu rõ: “Cải cách chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn
luyện thân thể, đào tạo giáo viên TDTT cho từng trường học các cấp, tạo những điều
kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường
học”. [9]
Ngày 7/3/1995, Thủ tướng chính phủ ban hành chỉ thị 133/TTg về việc xây dựng
và quy hoạch phát triển ngành TDTT cho từng trường học, chỉ thị nêu rõ: “Ngành
TDTT phải xây dựng định hướng phát triển có tính chiến lược, trong đó quy định rõ
các môn thể thao và các hình thức hoạt động mang tính phổ cập đối với mọi đối tượng,
lứa tuổi, tạo thành phong trào tập luyện rộng rãi của quần chúng: Khỏe để xây dựng và
bảo vệ tổ quốc… Bộ Giáo dục và đào tạo cần đặc biệt coi trọng việc GDTC trong nhà

chất cho xã hội. Vì vậy, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã
hội nói chung và ngành TDTT nói riêng. Đó chính là mục tiêu cơ bản, quan trọng của
nền giáo dục TDTT nước ta mà Đảng, Nhà nước và Bác Hồ luôn coi trọng, quan tâm
và nhắc nhở.
12


Trong các trường Đại học, giáo dục thể chất có tác dụng tích cực trong việc hoàn
thiện nhân cách, những phẩm chất cần thiết cho nghiệp vụ và hoàn thiện thể chất cho
sinh viên. Việc tiến hành giáo dục thể chất để giữ gìn sức khỏe và phát triển thể lực,
tiếp thu những kiến thức và những kỹ năng vận động cơ bản, còn có tác dụng chuẩn bị
tốt về mặt tâm lý và tinh thần của người cán bộ tương lai. Đồng thời giúp họ hiểu biết
phương pháp khoa học, để tiếp tục rèn luyện thể lực của sinh viên, giáo dục đạo đức xã
hội chủ nghĩa, cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và
phương pháp tập luyện TDTT, góp phần duy trì và cung cấp sức khỏe của sinh viên.
Bộ Giáo Dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch tuyên
truyền nâng cao nhận thức đúng đắn của toàn xã hội về vị trí, vai trò, ý nghĩa tác dụng
to lớn của GDTC và hoạt động thể thao trường học trong mục tiêu giáo dục toàn diện
nhằm đào tạo bồi dưỡng nguồn lực con người phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Việc xác định nhiệm vụ đào tạo giáo viên cho trường học, các chương trình
mục tiêu nâng cao chất lượng GDTC, sức khỏe và bồi dưỡng các nhân tài thể thao học
sinh, sinh viên trong nhà trường các cấp đã được đề cập quy hoạch và phát triển GDTC
của Ngành Giáo Dục – Đào Tạo giai đoạn 1996 – 2000 và định hướng đến năm 2025
đã được nhà nước phê duyệt.
Nền văn hóa truyền thống dân tộc, văn hóa gia đình và văn hóa nhà trường đã tạo
nên những thang bậc phát triển tri thức đa dạng. Trong đó nền văn hóa nhà trường luôn
giữ vai trò chủ đạo. Đặc biệt, nhà trường cần phải chú trọng bồi dưỡng cho thế hệ trẻ
vốn tri thức và các giá trị khách quan của nền văn hóa thể chất. Hiện nay hệ thống tổ
chức quản lý GDTC đã được hình thành và phát triển trong nhà trường các cấp từ địa
phương đến trung ương, khẳng định vị thế quan trọng trong công tác GDTC trong sự

họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi trang bị vốn sống,
dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình. Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa
tuổi này là tình cảm ổn định của sinh viên, trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề
nghiệp một động lực giúp họ học tập một cách chăm chỉ khi họ thực sự yêu thích và
đam mê với nghề mà mình lựa chọn.
Sinh viên lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người. Họ là những lớp
người giàu nghị lực ước mơ và hoài bão. Tuy nhiên do quy luật phát triển không đồng
đều về mặt tâm lý do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức giáo dục khác
nhau, không phải sinh viên nào cũng được phát triển tối ưu, độ chín muồi trong suy
nghĩ và hành động còn hạn chế. Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực
14


hoạt động của bản thân mỗi sinh viên. Bên cạnh đó sự quan tâm đúng mực của gia
đình, phương pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưu điểm và
khắc phục những mặt hạn chế về mặt tâm lý của sinh viên.
Những hạn chế chung ở lứa tuổi này là thiếu sự chín chắn trong suy nghĩ, hành
động đặc biệt trong tiếp thu học hỏi cái mới. Ngày nay, trong xu thế mở cửa hội nhập
quốc tế trong điều kiện phát triển thông tin, nền văn hóa của chúng ta có nhiều điều
kiện giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa trên thế giới. Việc học tập tiếp thu những
tinh hoa, văn hóa của các nền văn hóa khác là cần thiết. Tuy nhiên, do đặc điểm nhạy
cảm ham thích những điều mới lạ, thiếu kinh nghiệm từ đó dễ dàng tiếp nhận cả những
nét văn hóa không phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc
và không có lợi cho bản thân họ.
Đây là thời kỳ hoàn thiện căn bản quá trình trưởng thành và lâu dài cả về mặt tâm
lý, là thời kì phát triển mạnh nhất vì vậy trong quá trình giáo dục cần phải nghiêm túc,
thẳng thắn, động viên khen thưởng kỷ luật đúng mức để giúp các em phát triển tốt và
hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần.
1.2.2. Đặc điểm về sinh lý
Đặc điểm hình thái

Trong thời kỳ này hệ thần kinh phát triển tương đối hoàn chỉnh, hệ thống tín hiệu
thứ hai chiếm ưu thế hơn hệ thống tín hiệu thứ nhất, tính linh hoạt của hệ thống thần
kinh ở lứa tuổi này tương đối cao, quá trình ức chế cũng được tăng cường nhưng vẫn
yếu hơn hưng phấn. Chức năng của hệ thống thần kinh trung ương thể hiện ở ba đặc
trưng chủ yếu của quá trình thần kinh là cường độ hưng phấn và ức chế; tính cân bằng
của quá trình hưng phấn và ức chế; tính sinh hoạt chuyển đổi giữa hai quá trình trên.
Thời gian phản xạ là chỉ tiêu thăm dò đặc tính kết cấu và chức năng phản xạ vận động.
Nó gián tiếp phản ánh loại hình thần kinh, trực tiếp phản ánh trạng thái tức thời và khả
năng điều khiển của vỏ não đối với các cơ quan vận đông của con người. Nhìn chung
lứa tuổi này thể hiện sự hiếu động theo ước mơ hoài bão, đôi khi thiếu thực tế nhưng
có khát vọng đạt kết quả cao nhất trong mọi hoạt động.
Hệ tuần hoàn
Đang phát triển và hoàn thiện, lượng và sức chứa của tim phát triển tương đối hoàn
chỉnh. Tim của nam mỗi phút đập 70 – 80 lần, của nữ từ 75 – 80 lần. Huyết áp tối đa từ
100 – 150mmHg, huyết áp tối thiểu từ 65 – 80mmHg.
1.2.3. Đặc điểm các tố chất thể lực của sinh viên
16


Tố chất thể lực của con người là tổng hòa các chất lượng của cơ thể biểu hiện
trong từng điều kiện cụ thể của đời sống, lao động, học tập, nghiên cứu khoa học và
hoạt động thể dục thể thao. Hoạt động thể lực có thể phát triển các mặt khác nhau của
năng lực hoạt động thể lực. Được chia làm năm loại cơ bản: Sức nhanh, sức mạnh, sức
bền, mềm dẻo và khéo léo.
Tố chất sức nhanh
Sức nhanh là khả năng hoạt động với tốc độ cực hạn. Sức nhanh là một tổ hợp
thuộc tính chức năng của con người, nó quy định đặc tính tốc độ động tác, tần số động
tác cũng như phản ứng vận động.
Sức nhanh là một trong những tố chất tổng hợp của ba yếu tố cấu thành là: tốc độ
phản ứng, tốc độ động tác, tần số động tác. Yếu tố quyết định tốc độ của tất cả các hình

Dựa trên hoạt động của cơ bắp được chia thành: sức mạnh đơn thuần, sức mạnh
tốc độ, sức mạnh bộc phát. Riêng trong hoạt động TDTT thì sức mạnh được chia thành
3 hình thức: năng lực sức mạnh tối đa, năng lực sức mạnh nhanh, năng lực sức mạnh
bền. Sức mạnh là điều kiện quan trọng để nâng cao thành tích thể thao. Tuổi từ 18 – 25
là độ tuổi rất thuận lợi cho sự phát triển của cơ bắp nên trong quá trình huấn luyện cần
chú ý phát triển sức mạnh một cách hợp lý.
Tố chất sức bền
Sức bền là khả năng duy trì hoạt động trong thời gian dài chống lại mệt mỏi. Sức
bền đảm bảo cho người tập đạt được một cường độ tốt nhất (tốc độ, dùng lực, nhịp độ
chơi hoặc thi đấu, sử dụng sức lực) trong thời gian vận động kéo dài. Sức bền đảm bảo
chất lượng động tác cao, sức bền không những là nhân tố xác định và ảnh hưởng lớn
đến thành tích thi đấu mà còn là một nhân tố xác định việc tập luyện và khả năng chịu
đựng lượng vận động. Sức bền phát triển tốt cũng là một điều kiện quan trọng để phục
hồi nhanh.
Sức bền chung: là sức bền trong các hoạt động kéo dài với cường độ thấp, có sự
tham gia phần lớn các hệ thống các cơ. Được phát triển thông qua các bài tập thể lực.
Phương tiện tốt nhất để phát triển sức bền chung là chạy cự ly dài với cường độ điều
hòa. Bởi vì khi tập như vậy trong cơ thể các cơ quan được cải thiện, nhất là hệ thống
tim – mạch và hô hấp; ngoài ra cơ chân cũng được tốt hơn. Sức bền chung là cơ sở
vững chắc của vận động viên điền kinh trong huấn luyện chuyên môn. Vì sức bền là
thành phần tất yếu của nhân tố thể lực, nên nó quan hệ chặt chẽ với các tố chất thể lực
khác.
18


Sức bền chuyên môn: là năng lực duy trì khả năng vận động cao trong những loại
hình bài tập nhất định. Sức bền chuyên môn phục vụ trực tiếp cho việc hình thành và
thể hiện thành tích trong thể thao.
Sức bền tốc độ: là khả năng duy trì nhịp vận động cao để chuyển động nhanh nhất
trong thời gian nhất định.

hơn. Tập luyện các bài tập chuyên môn có thể làm tăng sự phối hợp hoạt động giữa các
vùng não khác nhau, do đó hoàn thiện sự phối hợp với các nhóm cơ đối kháng cũng
như hưởng ứng.
1.3. Đặc điểm xu hướng huấn luyện và hệ thống kỹ thuật cơ bản trong môn cầu
lông
1.3.1. Đặc điểm xu hướng thi đấu Cầu Lông hiện đại
Cầu Lông là môn thể thao đa dạng, thuộc loại hình các môn bóng không va chạm
trực tiếp bởi quy luật ngăn cách sân lưới và không gian trên lưới. Tính đối kháng căng
thẳng gay cấn giữa tấn công và phòng thủ được thể hiện ở những tình huống ghi được
điểm, đánh cầu hỏng thậm chí là tình huống phạm luật.
Đặc trưng thi đấu của môn Cầu Lông là sự hoạt động của cơ thể với phương,
chiều, tốc độ, độ vòng, điểm rơi, các cự li khác nhau nhằm tổ chức chiến thuật biến hòa
để đối phương không kịp đối phó.
Đặc điểm kỹ thuật, chiến thuật của Cầu Lông là: Nhanh, mạnh, chuẩn xác và luôn
có sự biến đổi, nên ngoài việc phát triển các tố chất thể lực chung, còn phải phát triển
năng lực các tố chất chuyên môn như: Tốc độ, mạnh tốc độ và mạnh bền. Bên cạnh đó
cần chú trọng hoàn thiện các kỹ thuật chiến thuật thi đấu thông qua động tác quay
người, nghiêng người, nghiêng vặn mình với tốc độ nhanh, sự biến đổi, phối hợp các
bộ phận cơ thể nhanh chóng, nhịp nhàng động tác đánh cầu phái nhanh, mạnh, chính
xác.
Thi đấu Cầu Lông hiện đại thường được thể hiện với tốc độ cao và cường độ lớn, đặc
biệt ở các giải lớn càng vào vòng trong càng mang tính chất căng thẳng và quyết liệt.
Vì vậy mỗi vận động viên đòi hỏi phải có sự chuẩn bị tốt về kỹ thuật chiến thuật, tâm
lý và thể lực. Bởi vì trong suốt thời gian diễn ra trận đấu hoặc ngay trong tình huống cụ
thể, thì vận động viên phải di chuyển hợp lý trên sân, bật nhảy tấn công liên tiếp, thực
hiện động tác rồi lại thực hiện kỹ thuật khác. Đặc điểm nổi bật của thi đấu Cầu Lông
hiện đại là tốc độ và tính linh hoạt cùng với kỹ thuật, chiến thuật đa dạng, chính xác, ổn

20


+ Kỹ thuật đánh cầu trên lưới.
21


+ Kỹ thuật chém cầu 2 góc lưới.
+ Kỹ thuật chặn cầu.
Trên là những kỹ thuật cơ bản, mỗi một kỹ thuật tấn công cơ bản trên khi tập luyện
đòi hỏi người tập phải đạt đến mức độ kỹ năng, kỹ sảo thì mới có thể thực hiện biến
dạng nhiều kỹ thuật khác và được vận dụng một cách linh hoạt.
1.4. Vai trò của kỹ thuật đập cầu trong tập luyện và thi đấu
1.4.1. Kỹ thuật đập cầu trong cầu lông
Kỹ thuật đập cầu trong tập luyện và thi đấu trong cầu lông là hết sức quan trọng
đối với các vận động viên. Trước hết là phân tích kỹ thuật đập cầu.
Tư thế chuẩn bị của kỹ thuật này là chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, trọng
tâm dồn vào chân trước, lưng hơi cong, mắt dõi theo cầu, tay phải cầu vợt ở phía trước
mặt, vợt cao ngang chán, góc giữa cẳng tay và cánh tay khoảng 90 độ, tay trái thả lỏng
tự nhiên. Khi thấy đối phương đánh cầu sang cao trên đầu thì từ tư thế chuẩn bị nhanh
chóng di chuyển đến vị trí thích hợp để chuẩn bị đập cầu. Khi hai chân đã cố định để
thực hiện động tác thì chân trên nhanh chóng quay sang phải, trọng tâm chuyển từ chân
trước ra chân sau, đầu vợt trúc xuống, lúc này vai trái hơi cao hướng về hướng đánh
cầu, vai phải hạ thấp hơn phía sau. Sau đó nhanh chóng đạp mạnh mũi chân phải, kiễng
gót duỗi thẳng khớp gối, xoay lưng lật vai, tay phải đưa vợt từ dưới lên trên và ra
trước, lúc này toàn thân uốn cong hình cánh cung. Khi tiếp xúc cầu cơ thể vươn cao hết
mức, điểm tiếp xúc ở trước chán, khoảng cách bằng chiều dài tay cầm vợt. Quá trình
thực hiện động tác trọng tâm lại được chuyển từ chân sau ra chân trước, đồng thời gập
nhanh thân người để phối hợp lúc đập cầu, sau khi tiếp xúc vợt theo đà đưa từ trên
xuống dưới, sang trái, thân người có xu hướng lao về phía trước thì nhanh chóng bước
chân phải lên một bước nhỏ để giữ thăng bằng sau đó lại về tư thế chuẩn bị để đánh
quả cầu tiếp theo.
Kỹ thuật đập cầu đòi hỏi vận động viên phối hợp các động tác một cách nhuần

1.5.1. Huấn luyện kỹ thuật
Việc chuẩn bị kỹ thuật, huấn luyện thể lực toàn diện cần được xem như là nền tảng
của thành tích thể thao cao. Trong huấn luyện kỹ thuật Cầu Lông việc chuẩn bị kỹ
thuật được xem như là một nền tảng để có thành tích cao, việc nắm vững kỹ thuật trong
từng giai đoạn huấn luyện ở mỗi VĐV là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác
huấn luyện. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, đối tượng tập luyện khác nhau thì việc huấn
luyện cùng những yêu cầu cũng khác nhau. Đòi hỏi các vận động viên phải tuân thủ
23



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status