CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KĨ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM CỦA GIÁO SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KHI THỰC TẬP TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - Pdf 38

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
------------    ------------

Dương Thị Sâm
Trần Thị Tuyết
Trần Thị Thúy
Nguyễn Thị Thủy

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KĨ NĂNG GIAO TIẾP
SƯ PHẠM CỦA GIÁO SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO
DỤC KHI THỰC TẬP TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG

Hà Nội, tháng 6 năm 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
------------    ------------

1


Dương Thị Sâm
Trần Thị Tuyết
Trần Thị Thúy
Nguyễn Thị Thủy

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KĨ NĂNG GIAO TIẾP SƯ
PHẠM CỦA GIÁO SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Nguyễn Thị Thủy

3


MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT
GS
GSTT
SV
HS
ĐHGD
TT
GSTT
THPT
GT
KNGT
KNGTSP

4

: Giáo sinh
: Giáo sinh thực tập
: Sinh viên
: Học sinh
: Đại học Giáo Dục
: Thực tập
: Giáo sinh thực tập
: Trung học phổ thông

Vì thế vấn đề giao tiếp của sinh viên là vấn đề đáng quan tâm, 1như A.Steer
nguyên giám đốc ngân hàng thế giớ tại Việt Nam đã nói có ba điều nhà trường
Việt Nam nên bổ sung ngay từ bậc trung học, đại học đó là: “Dạy cách giải
quyết vấn đề, dạy cách làm việc tập thể, dạy cách giao tiếp hiệu quả”. 2Như ông
Trần Anh Tuấn - phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
TPHCM đã chia sẻ tại hội thảo do Trường ĐH Kinh tế TPHCM tổ chức “Theo
1 Nguyễn Thị Kim Chung, Luận văn ThS.Tâm lý học, Kĩ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh
khi thực tập giảng dạy tại trường THCS.
2 Hoài Nam ( 30/09/2013), Diễn đàn dân trí Việt Nam.

6


chúng tôi tìm hiểu, doanh nghiệp dành đến 40% sự quan tâm đến kỹ năng giao
tiếp, thái độ của ứng viên khi tuyển dụng. Thiếu kỹ năng giao tiếp, các bạn đánh
mất rất nhiều cơ hội.”
Trong hoạt động sư phạm, giao tiếp không chỉ có vai trò quan trọng hình
thành nhân cách người giáo viên mà còn là yếu tố thiết yếu trong cấu trúc năng
lực sư phạm của người giáo viên. Tác giả V.A.Cruchetxki, trong tác phẩm “
Những cơ sở tâm lý học sư phạm- tập 2” đã đề cập đến giao tiếp sư phạm là một
trong những năng lực mà giáo viên phải có.Theo ông năng lực giao tiếp sư phạm
là những năng lực tiếp xúc với trẻ em, kĩ năng tìm được cách đối xử đúng đắn
với học sinh, thiết lập được với trẻ em những mối liên hệ qua lại hợp lý theo
quan điểm sư phạm, biết cách ứng xử hợp lý về mặt sư phạm. Giao tiếp sư
phạm là phương thức, công cụ cơ bản nhất để tổ chức hoạt động dạy học và giáo
dục. Do đó, ở trường sư phạm, mỗi sinh viên phải được đào tạo và chủ động tự
đào tạo cho mình về kĩ năng giao tiếp sư phạm. Kĩ năng giao tiếp sư phạm là
một trong những kĩ năng quan trọng giúp giáo viên thực hiện mục tiêu của quá
trình dạy học và giáo dục, đó là truyền thụ những kinh nghiệm tích lũy được cho
thế hệ trẻ. Đào tạo sinh viên sư phạm có kĩ năng giao tiếp sư phạm tốt chính là

giao tiếp với cộng đồng, đặc biệt với học sinh trong quá trình thực tập và làm tốt
nhiệm vụ của người giáo viên khi rời ghế giảng đường.
3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
3.1.Câu hỏi nghiên cứu
Trong nghề dạy học, giao tiếp không những có vai trò quan trọng trong
sự hình thành và phát triển nhân cách người giáo viên mà còn là bộ phận cấu
thành chủ yếu trong cấu trúc năng lực sư phạm của người giáo viên . Do đó ở
trường sư phạm mỗi sinh viên phải được tào tạo và chủ động tự đào tạo cho
mình về kĩ năng giao tiếp và kĩ năng giao tiếp sư phạm. Giao tiếp là một trong
những kỹ năng quan trọng giúp giáo viên thực hiện được mục tiêu chính của quá
trình dạy học và giáo dục là truyền thụ những kinh nghiệm mà loài người đã tích
lũy cho thế hệ trẻ. Sinh viên sư phạm trường ĐHGD là những người giáo viên
tương lai, họ cần được bổ sung những tri thức cũng như kỹ năng về giao tiếp.
- Thực trạng kỹ năng giao tiếp của giáo sinh trường ĐH Giáo Dục –
ĐHQGHN hiện nay như thế nào?

8


- Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp và làm thế nào để
phát triển kỹ năng giao tiếp cho giáo sinh trường ĐHGD tốt hơn ?
3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên . Song
có 2 yếu tố chính. Yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Yếu tố chủ quan chính
là bản thân sinh viên bao gồm nhận thức , hứng thú nghề nghiệp và động cơ
nghề nghiệp chưa phát triển mạnh. Yếu tố khách quan bao gồm sự giúp đỡ của
giáo viên , giảng viên nhà trường , nơi sinh viên học tập,bạn bè , gia đình và xã
hội. Theo cá nhân tôi yếu tố chủ quan hay chính là yếu tố bản thân sẽ yếu tố ảnh
hưởng nhiều nhất đến kỹ năng giao tiếp của giáo sinh trường ĐH Giáo Dục.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Phương pháp này được sử dụng để xử lý, phân tích, đánh giá kết quả
nghiên cứu về cả mặt định tính và định lượng , từ đó rút ra được những kết luận
mang tính khoa học chuẩn xác, phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài.
Các số liệu thu được sau quá trình điều tra thực tiễn được xử lý bằng
chương trình SPSS.

10


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ KĨ NĂNG GIAO
TIẾP SƯ PHẠM
1.1 Tổng quan vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới.
Giao tiếp là mặt đặc trưng trong đời sống tâm lý cũng như hành vi của
con người, nó không chỉ là điều kiện thiết yếu đối với sự hình thành và phát
triển tâm lý, nhận thức, nhân cách mà còn đảm bảo cho con người sự thành công
và hiệu quả trong mọi lĩnh vực đời sống. Trong hoạt động sư phạm, giao tiếp sư
phạm của nhà giáo dục với học sinh nhằm mục đích giúp học sinh tiếp thu
những tri thức khoa học trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống mà loài
người đã tích lũy được theo phương pháp nhà trường, là sợi dây gắn kết tâm tư,
tình cảm giữa giáo viên và học sinh.
Xác định được vai trò quan trọng của giao tiếp trong đời sống, đặc biệt là
giao tiếp sư phạm trong hoạt động giáo dục, trên thế giới đã có rất hiều các công
trình nghiên cứu của các nhà khoa học về vấn đề giao tiếp và kĩ năng giao tiếp
sư phạm thuộc các lĩnh vực khác nhau như: tâm lí học, giáo dục học, sư phạm
học,…..
Ngay từ thời cổ đại hai nhà triết học học Xocrat(470-399TCN) và
Platon(428-347TCN) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của giao tiếp trong đời sống
con người. Hai ông cho rằng đối thoại được coi là một sự giao tiếp có trí tuệ của

sâu.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước.
Tại Việt Nam, tâm lí học là khoa học còn non trẻ. Bắt đầu từ những năm
70, vấn đề giao tiếp được tập trung nghiên cứu và cũng thu hút nhiều tác giả
quan tâm. Giao tiếp ở Việt Nam được nghiên cứu có cả ở những công trình
nghiên cứu lí luận và nghiên cứu thực tiễn.
Có thể kể đến một số những công trình bàn đến vấn đề giao tiếp
như:”Tâm lí học xã hội” của Trần Hiệp," Tâm lí học đại cương" của Nguyễn
Quang Uẩn, " Kĩ năng giao tiếp" của Trịnh Xuân Dũng, "Ứng xử sư phạm" của
Nguyễn Văn Hộ,Trịnh Trúc Lâm, “Giao tiếp sư phạm” của Ngô Công Hoàn và
Hoàng Anh, “Giao tiếp tâm lí và nhân cách” của Trần Trọng Thủy vào năm
1981, “Nghệ thuật giao tiếp” của Chu Sỹ Diện năm 1995.Đến năm 2005, Tiến sĩ
Nguyễn Bá Minh cũng cho ra đời hai tác phẩm”Tâm lí học lứa tuổi và giao tiếp
sư phạm” và cuốn” Nhập môn khoa học giao tiếp”.
Các tác giả đều đã khẳng định được bản chất tâm lí của giao tiếp, chỉ ra
13


được nội dung, đặc điểm,hiệu quả, phương tiện…..của giao tiếp.
Hơn nữa, những năm gần đây giáo dục sư phạm được đặt lên hàng đầu thì phạm
trù kĩ năng giao tiếp và kĩ năng giao tiếp sư phạm cũng được nhiều nhà nghiên
cứu đề cập đến. Như tác giả Ngô Công Hoàn và Hoàng Anh đã nghiên cứu
KNGTSP và chia KNGTSP gồm có 5 nhóm sau: kĩ năng định hướng, kĩ năng
định vi, kĩ năng điều khiển quá trình giao tiếp, kĩ năng nhận biết những dấu
hiệu bề ngoài của học sinh và kĩ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp.
Tác giả Hoàng Anh:" Kĩ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên", ( luận án
TS tâm lí) đã nêu ra ba nhóm kĩ năng giao tiếp sư phạm bao gồm: nhóm kĩ năng
định hướng giao tiếp, nhóm kĩ năng điều khiển bản thân, nhóm kĩ năng điều kiển
đối phương.
Nguyễn Thanh Bình" Những khó khăn tâm lí trong giao tiếp sư phạm"

1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Giao tiếp.
* Khái niệm giao tiếp.
Giao tiếp là một vấn đề quan trọng và phức tạp, là một phạm trù nền tảng
của khoa học tâm lý, đóng vai trò thiết yếu trong sự hình thành và biểu hiện tâm
lý con người. Vì thế vấn đề giao tiếp được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở
nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau.
Các quan niệm giao tiếp trên thế giới:

3

Nhà tâm lý học người Mỹ Osgood C.E cho rằng: “ Giao tiếp bao gồm các

hành động riêng rẽ mà thực chất là chuyển giao thông tin và tiếp nhận thông tin.
Giao tiếp là một quá trình hai mặt: liên lạc và ảnh hưởng lẫn nhau.” Nhà tâm lý
học Fisher đã đưa ra khái niệm: “ Giao tiếp là một quá trình xã hội thường
xuyên bao gồm các cách ứng xử từ lời lẽ, cử chỉ, cái nhìn; theo quan điểm ấy,
không có sự đối lập giữa giao tiếp bằng lời và giao tiếp không bằng lời. Giao
tiếp là một tổng thể toàn vẹn.”
Trong cuốn Những vấn đề giao tiếp trong tâm lý học của A.Ph.Lomer, ông
coi giao tiếp là phạm trù cơ bản của tâm lý học hiện đại và định nghĩa: “ Giao
tiếp là mối quan hệ, tác động qua lại giữa con người với tư cách là chủ thể.”
Theo B.Ph.Lomov trong cuốn “ Những vấn đề lý luận và phương pháp
3 Nguyễn Thị Bình (2013), Đề tài NCKH, Văn hóa giao tiếp của sinh viên trường đại học Tây Nguyên.

15


luận tâm lý học”, giao tiếp được xem là hình thái đặc trưng của sự tác động qua
lại giữa người này và người khác như là tác động qua lại của các chủ thể. Ở đây

5
Hai tác giả Diệp Quang Ban, Đinh Trọng Lạc (1991), mở rộng khái niệm
giao tiếp, họ cho rằng động vật cũng có giao tiếp. Hai ông quan niệm: “ Giao
4 Nguyễn Thị Kim Chung, Luận văn ThS.Tâm lý học, Kĩ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh
khi thực tập giảng dạy tại trường THCS.
5 Nguyễn Văn Lê (1992), Vấn đề giao tiếp, NXB giáo dục.

16


tiếp là sự tiếp xúc với nhau giữa cá thể này với cá thể khác trong cộng đồng xã
hội. Loài động vật cũng có thể làm thành những xã hội vì chúng sống có giao
tiếp với nhau như xã hội loài ong, xã hội loài kiến”.
Tác giả Trần Hiệp, trong cuốn “ Tâm lý học xã hội” đã định nghĩa giao
tiếp là một trong những hình thức cơ bản của hoạt động con người. Nó làm tăng
cường hay giảm bớt khả năng thích ứng hành vi lẫn nhau trong quá trình tác
động qua lại.
6
Hai tác giả Nguyễn Thạc và Hoàng Anh quan niệm: “ Giao tiếp là hình
thức đặc biệt cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua đó nảy sinh
sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung
cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau.
7
Tác giả Đinh Thị Kim Thoa cho rằng: “ Giao tiếp là sự tác động qua lại
giữa con người với con người, là sự tiếp xúc tâm lý được biểu hiện ở sự trao đổi
thông tin, ở sự rung cảm lẫn nhau, hiểu biết nhau và ảnh hưởng đến nhau. Mối
quan hệ giữa con người với con người có thể xảy ra với các hình thức khác
nhau:
-


Mang
động qua
mang
quy định
tính lịch
lại giữa
tính nhận
bởi các
sử - xã
chủ thể
thức
mối quan
hội
và chủ
hệ xã hội
- Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa chủ thể và chủ thể: mỗi cá nhân vừa
thể
là chủ thể vừa là đối tượng của quá trình giao tiếp.
- Giao tiếp bao giờ cũng mang tính nhận thức: giao tiếp là quá trình mà
con người ý thức được mục đích, nội dung và những phương thức cần đạt được
khi tiếp xúc với người khác. Giao tiếp dẫn đến sự nhận thức và hiểu biết lẫn
nhau.
- Giao tiếp được quy định bởi các mối qua hệ xã hội: giao tiếp nhất thiết
được thực hiện trong một quan hệ xã hội.
- Giao tiếp mang tính lịch sử - xã hội, chịu sự chi phối của các điều kiện
do xã hội tạo ra, các quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội.
* Chức năng của giao tiếp.
- Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về chức năng của giao tiếp
nhưng có thể nhóm thành các chức năng cơ bản như sau:
- Chức năng định hướng hoạt động của con người: để định hướng

có phạm vi khác nhau.
Các nghiên cứu về giao tiếp sư phạm có thể hệ thống theo hai xu hướng
sau:
+ Xu hướng thứ nhất: các tác giả theo xu hướng này thường bó hẹp phạm
vi của giao tiếp sư phạm trong việc giảng dạy, truyền thụ tri thức và đối tượng ở
đây chỉ là học sinh, họ cho rằng giao tiếp sư phạm là phương tiện để thực hiện
hoạt động giảng dạy – giáo dục của người giáo viên.
N.D.Levitop, trong cuốn Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm (tập 3)
quan niệm rằng: “ Giao tiếp sư phạm là năng lực truyền đạt tri thức cho trẻ bằng
cách trình bày rõ ràng, hấp dẫn”.

19


8

Ph.N.Gônôbôlin cho rằng: “Giao tiếp sư phạm là năng lực truyền đạt một

cách dễ hiểu để các em học sinh nắm vững và ghi nhớ tốt tài liệu”.
4
Tác giả Ngô Công Hoàn và Hoàng Anh định nghĩa: Giao tiếp sư phạm là
giao tiếp có tính chất nghề nghiệp giữa giáo viên với học sinh trong quá trình
giảng dạy và giáo dục, có chức năng sư phạm nhất định, tạo ra các tiếp xúc tâm
lý, xây dựng bầu không khí thuận lợi cùng với các quá trình tâm lý khác, tạo ra
kết quả tối ưu của quan hệ thầy trò trong nội bộ tập thể học sinh và trong hoạt
động dạy cũng như hoạt động học.
Nhìn chung các tác giả theo xu hướng này đều coi giao tiếp sư phạm lf một
nhân tố rất quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên. Tuy
nhiên, các tác giả chỉ bó hẹp chủ thể giao tiếp là giáo viên và đối tượng giao tiếp
là học sinh. Trên thực tế để dạy học và giáo dục có hiệu quả cho học sinh thì

Trong bài nghiên cứu này chúng tôi đi theo xu hướng thứ hai về giao tiếp
sư phạm và rút ra một số ý về giao tiếp sư phạm:
-

Giao tiếp sư phạm vừa là điều kiện hoạt động vừa là một thành tố của hoạt động

sư phạm.
- Giao tiếp sư phạm là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa các chủ thể giáo dục với
nhau và với đối tượng giáo dục nhằm đạt được mục đích giáo dục nhất định.
Qua đó, chúng tôi đưa ra quan niệm về giao tiếp theo ý hiểu như sau: giao
tiếp sư phạm là sự trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức và tác động lẫn nhau
giữa các chủ thể liên quan đến quá trình giáo dục và giữa chủ thể giáo dục với
đối tượng giáo dục để thực hiện mục đích giáo dục.
* Chủ thể và đối tượng của giao tiếp sư phạm.
Trong dạy học và giáo dục, diễn ra các giao tiếp sau:
- Giao tiếp giữa cá nhân giáo viên và cá nhân học sinh.
- Giao tiếp giữa cá nhân giáo viên với nhóm hay tập thể học sinh.
- Giao tiếp giữa học sinh với nhóm.
Quá trình giao tiếp giữa giáo viên và học sinh có thể khái quát như sau:
- Khi giáo viên lên lớp giảng bài thì quan hệ giao tiếp giữa giáo viên và
học sinh là: chủ thể giao tiếp và đối tượng tiếp nhận, có tác động qua lại.
- Khi học sinh trao đổi ý kiến với giáo viên; khi học sinh có thắc mắc, hỏi
giáo viên thì giữa giáo viên và học sinh có mối quan hệ: chủ thể với chủ thể có
tác động qua lại với nhau.
Bên cạnh đó, để có thể giáo dục học sinh thì giáo viên phải kết hợp với
các lực lượng giáo dục khác như các đoàn thể, phụ huynh học sinh, các tổ chức
xã hội khác. Do đó, chủ thể giao tiếp sư phạm là toàn bộ các lực lượng tham gia
21



Trong giao tiếp sư phạm, giáo viên cần gợi lên cho học sinh những cảm
xúc tích cực, say mê, hứng thú và thiện cảm để quá trình tiếp xúc trong và ngoài
giờ lên lớp đạt hiệu quả cao.
Cảm xúc không chỉ định hướng và nảy sinh trong giao tiếp sư phạm mà ở
22


thời điểm kết thúc quá trình giao tiếp cũng nảy sinh những cảm xúc mới.
+ Hành vi.
Hành vi trong giao tiếp sư phạm được hiểu là hệ thống những vận động
của đầu, chân, tay, đặc biệt là sự vận động của các bộ phận trên khuôn mặt như
mắt, miệng, trán… sự vận động đó hợp thành hành vi giao tiếp xảy ra trong quá
trình sư phạm gọi là hành vi giao tiếp sư phạm.
Hành vi trong giao tiếp sư phạm là một thứ ngôn ngữ đặc biệt, ngôn ngữ
của thái độ cá nhân, của thế giới nội tâm, vì vậy đôi khi qua hành vi mà mọi
người thấu hiểu nhau hơn so với ngôn ngữ nói.
Hành vi giao tiếp sư phạm biểu lộ mối quan hệ chặt chẽ giữa nhu cầu,
động cơ, nhận thức, niềm tin, thái độ của cá nhân hòa quyện với yêu cầu của xã
hội tạo thành nội dung tâm lý quan trọng trong hoạt động sư phạm.
Nội dung công việc trong giao tiếp sư phạm.
Nội dung công việc trong giao tiếp sư phạm như giảng dạy trên lớp, nội
dung mang tính chất kinh tế ( thu học phí, quỹ lớp..), mang tính chính trị ( sinh
hoạt, tổ chức đoàn…) pháp quyền ( nội quy, các hình thức kỉ luật..).
Những công việc trong nhà trương bao giờ cũng chứa đựng nội dung giáo
dục, rèn luyện nhất định cho sự phát triển nhân cách học sinh. Do đó, giáo viên
bằng cách giao tiếp, ứng xử, bằng những việc làm của mình tạo điều kiện cho
học sinh học tập và rèn luyện.

23


với con người. Trong giao tiếp sư phạm, tin tưởng vào học sinh là nguồn cổ vũ,
nguồn sức mạnh giúp cả thầy và trò vượt qua những khó khăn trong giảng dạy,
học tập. Niềm tin có một sức mạnh giáo dục to lớn đối với học sinh.
-

Nguyên tắc vô tư, không vụ lợi.
Nguyên tắc này thể hiện người giáo viên phải biết đặt lợi ích của học sinh

lên trước hết, không vì lợi ích bản thân mà gây ảnh hưởng tới uy tín, nhân cách
của học sinh. Đối xử với học sinh phải công bằng, không định kiến.
-

Nhạy bén, đồng cảm trong giao tiếp.
Thầy cô biết đặt mình vào vị trí của học sinh khi tiếp xúc, giải quyết các

tình huống giao tiếp sư phạm. Có như vậy, thầy cô mới sống cùng niềm vui, nỗi
buồn của học sinh và sẽ xử sự phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của các em.
Nhờ đồng cảm vơi học sinh mà giáo viên tạo ra được sự gần gũi, thân mật
24


với học sinh và tạo ra cảm giác an toàn nơi học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên
cũng có biện pháp giảng dạy, giáo dục hiệu quả.
* Phương tiện giao tiếp sư phạm.
- Tri thức.
Tri thức là những hiểu biết, những kinh nghiệm mà loài người đã tích lũy
về tất cả các mặt như tự nhiên, xã hội, con người v.v… Hay nói cách khác tri
thức là toàn bộ nền văn hóa của nhân loại đã được tích lũy theo thời gian. Trong
dạy học thì tri thức là kiến thức đã được kiểm nghiệm, được đánh giá, được
chứng minh là khoa học và đúng đắn nên những tri thức đó được gọi là những tri


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status