Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh quảng ninh bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn đến 2015 - Pdf 39

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------------

PHẠM THỊ HỒNG HẠNH

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
Ở TỈNH QUẢNG NINH BẰNG NGUỒN VỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN ĐẾN 2015
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM THỊ THU HÀ

HÀ NỘI - 2013


Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Quảng Ninh bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước
giai đoạn đến 2015

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng. Quảng Ninh, ngày 26 tháng 8 năm 2013

Tác giả

Phạm Thị Hồng Hạnh

sách nhà nước .................................................................................................. 16
1.2.4. Các nguyên tắc trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nước .................................................................................. 25
1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước .............................................................. 28
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước .............................................................. 34
Kết luận chương 1 .................................................................................................. 40
Phạm Thị Hồng Hạnh – Lớp 11AQTKD-HL

ii


Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Quảng Ninh bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước
giai đoạn đến 2015

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
TỈNH QUẢNG NINH ............................................................................................ 41
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh ....................... 41
2.1.1. Tổng quan về tỉnh Quảng Ninh ............................................................. 41
2.1.2. Về phát triển kinh tế .............................................................................. 44
2.1.3. Về phát triển văn hóa - xã hội ............................................................... 50
2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân
sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2012 ............ 53
2.2.1. Nguồn hình thành vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2012 ................................................................. 53
2.2.2. Các công trình trọng điểm đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2006-2012:.................................................................. 55
2.2.3. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Quảng Ninh ............................ 105
3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư xây dựng
cơ bản ............................................................................................................ 105
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước ..................................................................... 107
3.2.3. Một số kiến nghị khác .......................................................................... 117
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 121

Phạm Thị Hồng Hạnh – Lớp 11AQTKD-HL

iv


Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Quảng Ninh bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước
giai đoạn đến 2015

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TW

: Trung ương

HĐND

: Hội đồng nhân dân.

UBND

: Ủy ban nhân dân.


: Quyền sử dụng đất.

XDCB

: Xây dựng cơ bản.

KBNN

: Kho bạc nhà nước

BQL

: Ban quản lý

QLĐT

: Quản lý đô thị

DN

: Doanh nghiệp

Phạm Thị Hồng Hạnh – Lớp 11AQTKD-HL

v


Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Quảng Ninh bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước
giai đoạn đến 2015


Phạm Thị Hồng Hạnh – Lớp 11AQTKD-HL

vii


Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Quảng Ninh bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước
giai đoạn đến 2015

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động,
tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp
tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền
kinh tế.
Trên góc độ tiêu dùng, đầu tư được hiểu là hình thức hạn chế tiêu dùng hiện
tại để thu được một mức tiêu dùng lớn hơn trong tương lai. Dưới góc độ tài chính,
đầu tư là các hoạt động chi tiêu của chủ đầu tư để thu lợi nhuận trong tương lai.
Trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 mà nghị quyết đại hội
Đảng lần thứ IX đã đề ra, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều đổi mới trong cơ chế chính
sách đầu tư nhằm phát huy hiệu quả tối đa các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn
vốn đầu tư từ NSNN. Nhờ vậy, tỉnh đã đạt được rất nhiều kết quả đáng ghi nhận
trong cuộc cuộc CNH - HĐH đất nước của mình.
Tuy nhiên, công tác quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN ở tỉnh Quảng
Ninh vẫn tồn tại nhiều bất cập, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều quy
định khác nhau... Trong khi đó, vốn NSNN trực tiếp đầu tư cho các hoạt động
XDCB trong thời gian qua đang giảm dần, tuy nhiên đây vẫn là nguồn vốn đầu tư
rất quan trọng cho sự phát triển của tỉnh. Công tác quản lý đầu tư XDCB từ nguồn
vốn ngân sách của tỉnh hiện theo các quy định về quản lý đầu tư xây dựng, đấu thầu

∗ Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác quản lý đầu tư XDCB từ
nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh. Thời gian nghiên cứu từ 05/2011 đến
05/ 2012
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp: duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử, kết hợp các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh,... làm
phương pháp luận cho việc nghiên cứu, đồng thời cũng sử dụng bảng để minh họa.
5. Những đóng góp khoa học của luận án
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý đầu tư XDCB
từ nguồn vốn NSNN.
Phạm Thị Hồng Hạnh – Lớp 11AQTKD-HL

2


Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Quảng Ninh bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước
giai đoạn đến 2015

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh, chỉ ra được những thành công cũng như những mặt
còn hạn chế của công tác này.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư XDXB từ nguồn
vốn NSNN.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết
cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Ninh.

Đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu
tư phát triển. Đây chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ
bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định trong
nền kinh tế. Do vậy đầu tư xây dựng cơ bản là tiền đề quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế nói chung và của các cơ sở sản xuất kinh
doanh nói riêng. Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố định
đưa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhằm thu được lợi ích với nhiều
hình thức khác nhau. Đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân được
thông qua nhiều hình thức xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa hay khôi
phục tài sản cố định cho nền kinh tế.
Bên cạnh đó, đầu tư XDCB còn là việc bỏ vốn để tiến hành hoạt động xây
Phạm Thị Hồng Hạnh – Lớp 11AQTKD-HL

4


Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Quảng Ninh bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước
giai đoạn đến 2015

dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo
sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây
dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong
hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
Dự án đầu tư xây dựng công trình được hiểu là tập hợp các đề xuất có liên
quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây
dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản
phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định.
Đầu tư XDCB thường được thực hiện bởi một chủ đầu tư nhất định. Chủ đầu
tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc người được giao quản lý và sử
dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. Xác định rõ chủ đầu tư có ý nghĩa quan

nhiều hình thái mà nó có và sẽ trở thành sai lầm nếu cho rằng tiền là cái mà cuối
cùng đã vật hoá vốn. Như Adam Smith đã chỉ ra, tiền là “bánh xe lớn của lưu
thông”, nhưng nó không phải là vốn bởi giá trị “không thể cốt ở những mảnh kim
loại này ”.
1.1.1.4. Ngân sách nhà nước
NSNN đã có quá trình ra đời và phát triển từ thế kỷ XII đến nay, thế nhưng
hiện nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm NSNN. Ở nước ta, NSNN
được quy định tại Điều 1 Luật NSNN đã được Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20/03/1996: NSNN là toàn
bộ các khoản thu chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và
nhiệm vụ của Nhà nước.
NSNN được phân chia thành hai hệ thống NSTW và NSĐP gắn với quyền
hạn và trách nhiệm các cấp hành chính được phân công, phân cấp trong hệ thống bộ
máy nhà nước. Xét về mặt bản chất, sự phân định ngân sách thành hai cấp TW và
địa phương cũng chỉ là tương đối với tính thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân
chủ và cân đối tổng thể trên phạm vii toàn quốc gia của NSNN.
1.1.1.5. Vốn ngân sách nhà nước
Vốn NSNN là vốn thuộc sở hữu nhà nước, được hình thành từ các khoản
thu NSNN bao gồm: thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế
của nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ;
các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, nhằm phục vụ nhu cầu chi tiêu

Phạm Thị Hồng Hạnh – Lớp 11AQTKD-HL

6


Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Quảng Ninh bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước
giai đoạn đến 2015

Phạm Thị Hồng Hạnh – Lớp 11AQTKD-HL

7


Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Quảng Ninh bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước
giai đoạn đến 2015

1.1.2. Phân loại đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Tùy theo yêu cầu quản lý mà đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN được phân
chia theo những tiêu thức khác nhau.
1.1.2.1. Phân loại đầu tư xây dựng cơ bản theo hình thức tái sản xuất
Theo cách phân loại này, đầu tư XDCB gồm: đầu tư xây dựng mới, đầu tư
cải tạo, mở rộng trang bị lại kỹ thuật.
- Đầu tư xây dựng mới bao gồm các khoản đầu tư để xây dựng mới các công
trình dự án. Kết quả là tăng thêm tài sản cố định, năng lực sản xuất mới của DN.
Đầu tư xây dựng mới là việc đầu tư theo chiều rộng, cho phép ứng dụng thuận lợi
kỹ thuật tiên tiến và thay đổi sự phân bố sản xuất. Đầu tư xây dựng mới đòi hỏi phải
có vốn đầu tư xây dựng lớn, thời gian xây dựng dài.
- Đầu tư cải tạo mở rộng, trang bị lại kỹ thuật bao gồm các khoản đầu tư để
mở rộng hoàn thiện các tài sản cố định hiện có nhằm tăng thêm năng lực, công suất
sử dụng và hiện đại hóa tài sản cố định. Cải tạo, trang bị lại kỹ thuật là yếu tố để
phát triển sản xuất theo chiều sâu.
1.1.2.2. Phân loại đầu tư xây dựng cơ bản theo cơ cấu công nghệ (hay cơ cấu kỹ
thuật) của vốn đầu tư
Theo cách phân loại này đầu tư XDCB bao gồm: đầu tư cho xây lắp, cho
mua sắm máy móc thiết bị và cho công tác XDCB khác.
- Đầu tư cho xây lắp là các khoản chi để xây dựng, lắp ghép các kết cấu kiến
trúc và lắp đặt máy móc, thiết bị vào đúng vị trí, theo đúng thiết kế kỹ thuật đã
được duyệt.

Theo cách phân loại này đầu tư XDCB bao gồm: chi mua mới, cải tiến nâng
cấp tài sản cố định phục vụ cho công tác chuyên môn (ô tô, mô tô, xe chuyên dùng,
máy tính, fax, đường điện, cấp thoát nước,...), chi mua tài sản vô hình (quyền khai
thác khoáng sản tự nhiên, quyền đánh bắt hải sản, bằng phát minh sáng chế, bản
quyền thương hiệu thương mại, phần mềm máy tính, ứng dụng đề tài khoa học,...) và
chi để mua cổ phiếu. Cuối cùng là để chi mua vật tư hàng hóa dự trữ của nhà nước.
1.1.3. Các đặc điểm cơ bản của đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân
sách nhà nước
Hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN có các đặc điểm khác biệt với
các loại hình đầu tư khác trong DN, sự khác biệt này thể hiện ở một số đặc điểm
chủ yếu sau đây:
Phạm Thị Hồng Hạnh – Lớp 11AQTKD-HL

9


Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Quảng Ninh bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước
giai đoạn đến 2015

1.1.3.1. Nguồn vốn hình thành
Nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN là vốn của nhà nước được cân
đối trong dự toán ngân sách hàng năm để cấp phát và cho vay ưu đãi về đầu tư
XDCB cho các DN, bao gồm:
- Một phần tích lũy trong nước và lệ phí.
- Vốn viện trợ theo dự án của các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ
chức liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế khác như UNDP, UNICEF (vốn
viện trợ).
- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của các tổ chức quốc tế và các chính
phủ hỗ trợ cho chính phủ Việt Nam như vốn của các ngân hàng quốc tế
(WB), ngân hàng phát triển châu Á (ADB), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)... (là

+ Dự án bảo vệ môi trường sinh thái khu vực vùng lãnh thổ.
+ Dự án an ninh quốc phòng.
- Dự án của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, góp vốn cổ phần
liên doanh bằng nguồn vốn đầu tư XDCB của nhà nước vào các DN có sự tham gia
của nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Dự án của một số DN thuộc các lĩnh vực then chốt theo các quyết định của
chính phủ.
- Các dự án quy hoạch ngành và lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị nông
thôn.
- Các dự án, chương trình phát triển kinh tế xã hội.

1.1.3.3. Về thời gian thu hồi vốn
Hoạt động đầu tư XDCB đòi hỏi một số vốn lớn và không sinh lời trong suốt
quá trình thực hiện đầu tư. Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi
các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều
biến động xảy ra.
Thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở
vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm tháng và
do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố
không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế,…
Phạm Thị Hồng Hạnh – Lớp 11AQTKD-HL

11


Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Quảng Ninh bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước
giai đoạn đến 2015

Mọi thành quả và hậu quả của quá trình thực hiện đầu tư XDCB chịu ảnh
hưởng nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của



Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Quảng Ninh bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước
giai đoạn đến 2015

1.1.4.1. Đầu tư xây dựng cơ bản ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đầu tư tác động đến sự mất cân đối của ngành, lãnh thổ, thành phần kinh tế.
Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, con đường tất yếu để phát triển
nhanh tốc độ mong muốn từ 9% đến 10% thì phải tăng cường đầu tư tạo ra sự phát
triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Đối với các ngành nông lâm ngư nghiệp do những hạn chề về đất đai và khả
năng sinh học để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5% đến 6 % là một điều khó khăn.
Như vậy chính sách đầu tư ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đến sự
phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Do vậy các ngành, các địa phương trong nền kinh
tế cần phải lập kế hoạch đầu tư dài hạn để phát triển ngành, vùng đảm bảo sự phát
triển cân đối tổng thể, đồng thời có kế hoạch ngắn và trung hạn nhằm phát triển
từng bước và điều chỉnh sự phù hợp với mục tiêu đặt ra.
1.1.4.2. Đầu tư xây dựng cơ bản tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
- Kết quả trực tiếp: công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng tạo điều kiện
giao thông thuận lợi, phát triển kinh tế, kéo theo hàng loạt những dự án đầu tư khác
khiến bộ mặt kinh tế quanh khu vực có công trình thay đổi .
- Kết quả gián tiếp: tạo công ăn việc làm, nhiều ngành nghề mới phát sinh
trong khu vực có công trình xây dựng được tạo nên, tạo cảnh quan đô thị.
1.1.4.3. Đầu tư xây dựng cơ bản tạo ra cơ sở vật chất nói chung
Tác động trực tiếp này đã làm cho tổng tài sản của nền kinh tế quốc dân
không ngừng được gia tăng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp,
giao thông vận tải, thuỷ lợi, các công trình công cộng khác, nhờ vậy mà năng lực
sản xuất của các đơn vị kinh tế không ngừng được nâng cao, sự tác động này có tính
dây chuyền của những hoạt động kinh tế nhờ đầu tư XDCB. Ví dụ: đầu tư vào phát
triển cơ sở hạ tầng giao thông điện nước của một khu công nghiệp nào đó, tạo điều

vậy khi điều hành nền kinh tế nhà nước phải đưa ra những chính sách để khắc phục
những nhược điểm trên.
Đầu tư XDCB có tác động rất lớn đến việc tạo công ăn việc làm, nâng cao
trình độ đội ngũ lao động. Trong khâu thực hiện đầu tư, số lao động phục vụ cần rất
nhiều đối với những dự án sản xuất kinh doanh thì sau khi đầu tư dự án đưa vào vận
hành phải cần không ít công nhân, cán bộ cho vận hành khi đó tay nghề của người
lao động nâng cao, đồng thời những cán bộ học hỏi được những kinh nghiệm trong
quản lý, đặc biệt khi có các dự án đầu tư nước ngoài.
Phạm Thị Hồng Hạnh – Lớp 11AQTKD-HL

14


Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Quảng Ninh bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước
giai đoạn đến 2015

1.2. Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
1.2.1. Khái niệm
Quản lý đầu tư hay là phương pháp quản lý tiên tiến, được áp dụng đầu tiên
trong lĩnh vực quân sự Mỹ, đến nay nó nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi vào
các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Có hai nhân tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ
của phương pháp quản lý đầu tư, đó là nhu cầu ngày càng tăng về những hàng hóa
đòi hỏi sản xuất phức tạp, công nghệ hiện đại, trong khi khách hàng thì ngày càng
“khó tính” và hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật ngày
càng tăng lên.
Quản lý hoạt động đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN là quá trình hoạch
định, tổ chức, điều phối, lãnh đạo và kiểm soát quá trình đầu tư XDCB từ nguồn
vốn NSNN nhằm thực hiện mục đích đầu tư XDCB, qua đó góp phần thực hiện
những mục tiêu chung của DN và của Nhà nước.
1.2.2. Mục tiêu của quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách

trong việc đầu tư phát triển kinh tế mũi nhọn, áp dụng nhanh các thành tựu khoa học
kỹ thuật tiên tiến của nhân loại; chủ đạo và định hướng đầu tư của toàn nền kinh tế
phục vụ cho chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tận dụng các lợi thế kinh tế
quốc gia, xử lý tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái; quản lý có hiệu
quả và chống lãng phí, thất thoát tài sản của nhà nước…
1.2.3. Nội dung quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước
1.2.3.1. Công tác hoạch định đầu tư
a. Xác định mục tiêu
Xác định mục tiêu của dự án đầu tư là công việc đầu tiên của quản lý đầu tư,
qua đó nảy sinh những ý tưởng đầu tư, ý tưởng sáng tạo, phương án giải quyết vấn
đề của doanh nghiệp mà trước đó chưa có tiền lệ. Ý tưởng về một dự án có thể xuất
phát từ những nguồn sau:
- Những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hay chiến lược phát triển
ngành hay lĩnh vực.
- Thông qua việc phát hiện những bất cập trong việc phân phối và sử dụng
các nguồn lực của doanh nghiệp.
- Những nhu cầu sản xuất và tiêu dùng chưa được thỏa mãn.
Phạm Thị Hồng Hạnh – Lớp 11AQTKD-HL

16


Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Quảng Ninh bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước
giai đoạn đến 2015

- Yêu cầu khắc phục khó khăn trở ngại đối với sự phát triển của doanh
nghiệp do thiếu các điều kiện vật chất cần thiết.
Sau khi hình thành được một danh mục các ý đồ dự án, doanh nghiệp cần
phải tiến hành sàng lọc chúng nhằm chọn ra được những ý tưởng triển vọng nhất.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status