LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH của PHÁP LUẬT tố tục dân sự về PHIÊN tòa sơ THẨM THEO TINH THẦN cải CÁCH tư PHÁP - Pdf 39

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế - xã hội nước ta hiện nay, hoàn thiện hệ
thống pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng dân sự (TTDS) nói riêng là
một nhu cầu khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình giải quyết các
vụ việc dân sự đang ngày càng gia tăng cả về số lượng cũng như tính chất
phức tạp của từng loại vụ việc. Quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật
TTDS nhằm nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án, đảm bảo cho việc giải
quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng
pháp luật.
Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2004 ra đời thay thế các Pháp lệnh
thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (PLTTGQCVADS) 1989, Pháp lệnh thủ
tục giải quyết các vụ án kinh tế (PLTTGQCVAKT) 1994, Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các tranh chấp lao động (PLTTGQCTCLĐ) 1996 là bước phát triển
có tính bước ngoặt đối với ngành luật TTDS Việt Nam. Bộ luật này quy định
khá đầy đủ và toàn diện các nguyên tắc cơ bản trong TTDS; trình tự thủ tục
khởi kiện các vụ án dân sự; trình tự thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự tại
Tòa án, thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ
quan và người tiến hành tố tụng cũng như quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
tham gia tố tụng. Chương XIV BLTTDS quy định về trình tự thủ tục giải
quyết vụ án dân sự tại phiên tòa sơ thẩm. Đây là chế định có vai trò, vị trí rất
quan trọng, quy định khá cụ thể và toàn diện các vấn đề như: Các quy định
chung tại phiên tòa, thủ tục bắt đầu phiên tòa, tranh luận tại phiên tòa, nghị án
và tuyên án.
Mặc dù là Bộ luật mới ra đời, có sự kế thừa các quy định trước đó và
được Quốc hội dày công soạn thảo, song một số quy định về phiên tòa sơ



3

Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, đề tài chỉ đi sâu nghiên
cứu các quy định về phiên tòa sơ thẩm dân sự theo quy định của BLTTDS mà
không nghiên cứu vấn đề này đối với việc dân sự. Ngoài ra, đề tài còn nghiên
cứu một số quan điểm trong các Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49 về cải cách
tư pháp với mục đích làm sáng tỏ trọng tâm nghiên cứu của đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. Quá trình nghiên
cứu, đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân
tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp điều
tra xã hội học, phương pháp thống kê.
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn của việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm dân
sự theo tinh thần cải cách tư pháp. Từ đó nhiệm vụ của đề tài là giải quyết về
mặt lý luận các khái niệm thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài cũng như các
vấn đề có liên quan. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật
hiện hành, nêu lên thực trạng của việc áp dụng luật trong quá trình giải quyết
các tranh chấp dân sự tại phiên tòa sơ thẩm. Trên cơ sở đó đưa ra những giải
pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật TTDS
về phiên tòa sơ thẩm.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự


4

với nhau về việc giải quyết tranh chấp và yêu cầu tòa án giải quyết thì tranh
chấp đó được giải quyết thông qua con đường tòa án và tranh chấp đó được
gọi là vụ án dân sự.
Vụ án dân sự bao gồm các tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động mà các chủ
thể không tự thỏa thuận được buộc phải khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết.
Việc đương sự khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp về quyền và


6

nghĩa vụ dân sự là sự kiện làm phát sinh tố tụng phiên tòa. Hay nói cách khác,
"tranh chấp dân sự" kết hợp với yếu tố "kiện" của đương sự là tiền đề để tòa
án mở phiên tòa xét xử. Ngoài yếu tố "kiện" là bản chất của vụ án dân sự, yếu
tố chủ thể là nguyên đơn, bị đơn cũng là đặc trưng của loại tố tụng xét xử sơ
thẩm dân sự. Vụ án dân sự được BLTTDS quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31
ở trong các lĩnh vực như dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động bao gồm:
* Những tranh chấp dân sự truyền thống:
- Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.
- Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.
- Tranh chấp về hợp đồng dân sự.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ
trường hợp các bên tranh chấp đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp về thừa kế tài sản.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy
định của pháp luật về đất đai.
- Tranh chấp liên quan đến nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.
- Các tranh chấp về dân sự mà pháp luật có quy định.

định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở:
+ Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp
bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao
động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động.
+ Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật lao động.


8

+ Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất
khẩu lao động.
- Tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng
lao động đã được Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động
không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động, bao gồm:
+ Về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và
các điều kiện khác.
+ Về thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
+ Về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn.
- Các tranh chấp khác về lao động mà pháp luật có quy định.
Ngoài khái niệm vụ án dân sự, BLTTDS còn phân biệt một loại việc
cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án đó là việc dân sự.
Việc dân sự là các loại việc trong đó các chủ thể không có tranh chấp
về quyền và nghĩa vụ dân sự (theo nghĩa rộng) mà chỉ yêu cầu tòa án công
nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự hay
yêu cầu tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự. Do đó, việc dân sự được
giải quyết theo một thủ tục tố tụng khác độc lập mà không làm căn cứ phát
sinh hoạt động tố tụng xét xử của tòa án.

về hôn nhân và gia đình của tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án,
quyết định về hôn nhân và gia đình của tòa án nước ngoài mà không có yêu
cầu thi hành tại Việt Nam.
- Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.
* Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại:


10

- Yêu cầu liên quan đến Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các
vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định
kinh doanh, thương mại của tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án,
quyết định kinh doanh, thương mại của tòa án nước ngoài mà không có yêu
cầu thi hành tại Việt Nam.
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh
doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài
- Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
* Những yêu cầu về lao động:
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định
lao động của tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định lao động
của tòa án nước ngoài.
- Các yêu cầu khác về lao động mà pháp luật có quy định.
Như vậy, vụ án dân sự mới là sự kiện làm phát sinh tố tụng phiên tòa
xét xử, do đương sự khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết các tranh chấp dân
sự.
1.1.2. Cơ chế giải quyết vụ án dân sự theo trình tự tố tụng sơ thẩm
Sau khi tòa án thụ lý đơn khởi kiện, có hai cơ chế tố tụng giải quyết
vụ án dân sự có thể thực hiện là: Có thể thông qua hoạt động hòa giải hoặc

thông qua việc xét xử. Tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên phụ thuộc vào phán quyết của tòa án dựa trên cơ sở xem xét,
đánh giá chứng cứ, kết quả của việc hỏi và tranh luận tại phiên tòa cũng như
hoạt động áp dụng pháp luật của Hội đồng xét xử. Nếu trong quá trình hòa
giải, tòa án chỉ giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi tranh chấp giữa các
đương sự thì việc xét xử tại phiên tòa phải xem xét toàn bộ các vấn đề của vụ
án. Ngoài việc xác định nội dung quyền và nghĩa vụ dân sự cho các bên
đương sự, tòa án còn giải quyết các vấn đề khác liên quan đến vụ án.


12

1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của phiên tòa sơ thẩm dân sự
Theo quyển sổ tay pháp lý thông dụng, thuật ngữ "phiên tòa" có nghĩa
là "nơi diễn ra hoạt động xét xử của tòa án nhân dân" [14, tr. 270]. Theo Từ
điển Tiếng Việt thì "sơ thẩm" có nghĩa là việc "xét xử một vụ án với tư cách
là tòa án ở cấp xét xử thấp nhất" [38, tr. 869], còn Từ điển Luật học thì định
nghĩa "sơ thẩm" là "lần đầu tiên đưa ra xét xử vụ án tại một tòa án có thẩm
quyền" [37, tr. 434]. Các khái niệm trên đã xác định được một vài đặc trưng của
phiên tòa sơ thẩm nói chung cũng như phiên tòa sơ thẩm dân sự nói riêng, tuy
nhiên còn phiến diện và chưa phản ánh được đầy đủ bản chất của phiên tòa sơ
thẩm dân sự.
Chế định phiên tòa sơ thẩm dân sự bao gồm các quy định về trình tự,
thủ tục tại phiên tòa sơ thẩm. Sau khi tòa án thụ lý đơn khởi kiện để giải quyết
yêu cầu của đương sự, nếu vụ án buộc phải đưa ra xét xử thì tòa án mở phiên
tòa sơ thẩm để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Tại phiên tòa sơ thẩm dân
sự có mặt đầy đủ những người tiến hành tố tụng, các bên đương sự và những
người tham gia tố tụng khác. Mọi hoạt động tại phiên tòa được tiến hành theo
trình tự, thủ tục luật định. Các chủ thể tham gia phiên tòa có tư cách tố tụng
khác nhau và có các quyền và nghĩa vụ tố tụng độc lập. Hội đồng xét xử đảm

xem xét lần đầu tiên của tòa án cấp sơ thẩm; sự có mặt đầy đủ của các bên
đương sự và những người có liên quan đến việc giải quyết vụ án (phiên tòa
phúc thẩm chỉ có mặt những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị);
bản án, quyết định tại phiên tòa sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị…
Ngoài ra, phiên tòa sơ thẩm dân sự có đặc điểm sau:
Phiên tòa sơ thẩm dân sự là nơi diễn ra các hoạt động tố tụng của
riêng cơ quan xét xử trên cơ sở đơn khởi kiện của đương sự yêu cầu tòa án giải
quyết tranh chấp dân sự. Nếu như việc mở phiên tòa sơ thẩm hình sự là kết
quả của quá trình điều tra, truy tố thì việc mở phiên tòa sơ dân sự lại xuất phát
từ ý chí của các bên đương sự sau khi vụ án không giải quyết được thông qua
việc hòa giải.


14

Tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, thứ tự hỏi và trình tự phát biểu khi tranh
luận đề cao vai trò, vị trí của các bên đương sự. Kiểm sát viên tham gia phiên
tòa dân sự (nếu có) không có vai trò như trong phiên tòa hình sự, họ chỉ tham
gia với tư cách là người giám sát hoạt động xét xử của tòa án mà không can
thiệp vào nội dung tranh chấp của các đương sự. Vị trí, vai trò của các đương
sự tại phiên tòa thể hiện xu hướng dân chủ trong hoạt động tư pháp, tôn trọng
quyền yêu cầu và tự định đoạt của họ trong quá trình xét xử. Ý chí và sự tự
nguyện của các đương sự luôn được tôn trọng và xem xét trước tiên. Quyết
định tại phiên tòa là sự phán xét của tòa án nhưng có thể đơn giản là ghi nhận
sự thỏa thuận của các đương sự.
Kết quả của phiên tòa sơ thẩm dân sự không nhất thiết phải bằng một
bản án được tuyên tại phiên tòa. Nếu như phiên tòa xét xử vụ án hình sự luôn
kết thúc bằng bản án của tòa án kết án một người phạm một tội cụ thể và hình
phạt kèm theo (trừ trường hợp được miễn hình phạt) hoặc tuyên bố người đó
vô tội thì diễn biến và kết quả của phiên tòa sơ thẩm dân sự còn tùy thuộc vào

sự được coi là thời điểm chấm dứt việc giải quyết một vụ án dân sự nếu như các
chủ thể không thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị. Tại phiên tòa sơ thẩm,
nếu các thủ tục tố tụng được thực hiện đầy đủ, các tài liệu, chứng cứ đã thu
thập đầy đủ và được xem xét, đánh giá một cách khách quan, phán quyết của
tòa án là có căn cứ, công bằng và thấu tình đạt lý, làm cho các bên đương sự
"tâm phục khẩu phục" thì vụ án dân sự sẽ khép lại sau khi kết thúc phiên tòa.
Trong giai đoạn hiện nay, theo tiến trình cải cách tư pháp được đề ra
theo tinh thần Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49, phiên tòa sơ thẩm dân sự đang
ngày càng khẳng định được vai trò của nó trong việc nâng cao chất lượng xét
xử của tòa án. Các phán quyết của tòa án phụ thuộc vào diễn biến tại phiên
tòa sơ thẩm, nhất là phần trình bày, tranh luận, xem xét, đánh giá chứng cứ và
quan điểm của các bên đương sự. Dần dần xóa bỏ tình trạng "án bỏ túi", án
được duyệt sẵn, việc phán xét ở phiên tòa bị áp đặt, không khách quan và
thiếu sức thuyết phục, làm cho hoạt động xét xử tại phiên tòa sơ thẩm mất đi
vai trò đích thực của nó. Phiên tòa sơ thẩm dân sự phải là "nơi nói lên tiếng


16

nói của công lý, nói lên sự xác nhận của luật pháp đối với vụ án đã xảy ra và
thái độ của luật pháp với việc đã xảy ra như thế nào. Tòa án nói lên những
nhận định và quyết định của mình là nhân danh Nhà nước như chúng ta
thường ghi trong bản án" [24]
Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nhiệm vụ đó được thực hiện thông
qua hoạt động xét xử của tòa án, để thực hiện được nhiệm vụ đó "trong công
tác xử án phải công bằng, liêm khiết, trong sạch [12, tr. 188]. Phiên tòa sơ
thẩm dân sự là "nơi phản ảnh đầy đủ và sâu sắc nhất bản chất của một nền
công lý, biểu hiện tập trung của quyền tư pháp" [20, tr. 3], nó có ý nghĩa cả
về mặt pháp luật cũng như về mặt chính trị - xã hội.

nói riêng, thể hiện sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, quyền
được bào chữa, biện hộ, quyền được dùng chữ viết tiếng nói của dân tộc
mình… khẳng định quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực tư pháp,
khẳng định bản chất dân chủ của Nhà nước ta.
1.2. NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CỦA PHIÊN TÒA
SƠ THẨM DÂN SỰ

Khi Tòa án mở phiên tòa để xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, mọi vấn đề
của vụ án đều được đưa ra xem xét, đánh giá để xác định quyền và nghĩa vụ
của các bên đương sự. Vì vậy, hoạt động tố tụng tại phiên tòa phải đáp ứng
các nguyên tắc của pháp luật tố tụng nói chung cũng như các nguyên tắc của
pháp luật TTDS nói riêng.
1.2.1. Những nguyên tắc chung
Nguyên tắc chung là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo có giá trị cho cả
phiên tòa sơ thẩm hình sự và phi hình sự. Việc mở phiên tòa sơ thẩm dân sự
trước hết phải đảm bảo yêu cầu của các nguyên tắc chung sau đây:
1. Nguyên tắc hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự.


18

Nguyên tắc này được quy định tại Điều 129 Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi,
bổ sung năm 2001), Điều 4 Luật tổ chức TAND 2002 và tiếp tục được khẳng định
tại Điều 11 BLTTDS 2004. Sự tham gia của hội thẩm nhân dân trong thành phần
Hội đồng xét xử nhằm tăng cường tính dân chủ trong hoạt động tư pháp, đảm
bảo tính khách quan, chính xác trong hoạt động xét xử của toà án, đồng thời là
hình thức nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với hoạt động của cơ
quan nhà nước. Khi xét xử, hội thẩm ngang quyền với thẩm phán quyết định mọi
vấn đề thuộc nội dung vụ án, cả về áp dụng luật nội dung cũng như luật tố tụng.
2. Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ

Đây là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định tại
Điều 52 Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2001), Điều 8 Luật tổ chức
TAND 2002. BLTTDS 2004 tiếp tục khẳng định nguyên tắc này tại Điều 8:
Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTDS. Theo nguyên tắc này, các
đương sự khi tham gia tố tụng bình đẳng với nhau trong việc thực hiện quyền
và nghĩa vụ TTDS. Tòa án có trách nhiệm đảm bảo cho các đương sự thực sự
bình đẳng với nhau trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng đó.
Nguyên tắc này là cơ sở để đương sự tiến hành hoạt động chứng minh cũng
như tranh tụng tại phiên tòa.
6. Nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Đây là nguyên tắc có tính chất bao trùm, thể hiện tư tưởng chỉ đạo và
có ý nghĩa đối với mọi quan hệ pháp luật nói chung cũng như quan hệ pháp
luật TTDS nói riêng. Tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, những người tiến hành tố
tụng và những người tham gia tố tụng phải tuân thủ những trình tự, thủ tục và
thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng theo đúng quy định của BLTTDS.
Việc vi phạm tố tụng tại phiên tòa ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án,
thậm chí bản án, quyết định tại phiên tòa có thể bị hủy để xét xử lại từ đầu.
1.2.2. Một số nguyên tắc đặc trưng điều chỉnh riêng biệt hoạt động
tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự


20

Các nguyên tắc đặc trưng điều chỉnh riêng biệt hoạt động tố tụng tại
phiên tòa dân sự là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo, chi phối trực tiếp mọi
hoạt động xét xử của tòa án tại phiên tòa. Ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc
chung, phiên tòa sơ thẩm dân sự còn phải tuân thủ các nguyên tắc như sau:
1. Nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp:
(Điều 4 BLTTDS)
Nguyên tắc này được thể hiện như sau:

định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
3. Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự (Điều 10 BLTTDS).
Hòa giải trong TTDS cũng là một trong những nguyên tắc đặc trưng
của TTDS. Theo nguyên tắc này, tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, Hội đồng xét
xử có phải hỏi các đương sự có thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án
hay không, Hội đồng xét xử có trách nhiệm hướng dẫn và tạo điều kiện cho
các đương sự trong quá trình hòa giải, đồng thời đảm bảo cho việc hòa giải
dựa trên cơ sở tự nguyện và đúng pháp luật.
4. Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS.
Khi đương sự đưa ra yêu cầu, đề nghị để tòa án bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình thì đồng thời có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng
minh cho yêu cầu, đề nghị của mình là có căn cứ. Bởi vì, việc xảy ra tranh
chấp là việc của bản thân các bên đương sự, mặt khác chỉ các đương sự mới
nắm được bản chất của nội dung tranh chấp. Chính vì vậy, không ai ngoài các
đương sự thực hiện trách nhiệm cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu
của mình hoặc phản bác yêu cầu của phía bên kia. Trường hợp cá nhân, cơ
quan, tổ chức đưa ra yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác thì họ cũng có trách nhiệm chứng minh cho đương sự. Việc bổ
sung chứng cứ tại phiên tòa tạo điều kiện tối đa để các đương sự chứng minh


22

cho yêu cầu, đề nghị của mình, đồng thời giúp cho tòa án có cơ sở để xác định
chính xác quyền và nghĩa vụ dân sự cho các bên đương sự.
Nguyên tắc này còn đòi hỏi tòa án phải tôn trọng các tài liệu, chứng
cứ do đương sự cung cấp. Tòa án không được tự ý đi thu thập chứng cứ khi
đương sự không yêu cầu. Đương sự cung cấp chứng cứ đến đâu, tòa án xem
xét đến đó. Tòa án phải có trách nhiệm thông báo và tạo điều kiện cho các
đương sự biết và sao chép tài liệu, chứng cứ của phía bên kia. Các đương sự

Điều 10 khoản 2: "Thẩm phán sơ cấp có thể ngày nào cũng xử kiện, dù là
ngày chủ nhật. lại có thể nếu cần đến mở phiên tòa ngoài trụ sở của tòa án, ở
nơi cách xa tòa án". Quy định về trách nhiệm của thẩm phán trong việc bảo vệ
quyền và lợi ích của các đương sự: "Thẩm phán không được tự đặt ra lệ mà xử
đoán" (Điều 81); " Thẩm phán không được tự biện hộ trước tòa án…" (Điều 82);
"Các thẩm phán phải làm đầy đủ bổn phận, dự đều các phiên tòa, xét xử thật
nhanh chóng và thật công minh. Thanh liêm là đức tính thiêng liêng của thẩm
phán" (Điều 83). Bên cạnh các quy định tiến bộ đó, Sắc lệnh 51 ngày
17/4/1946 có quy định: "Khi ra phiên tòa… bên bị cùng bên dân sự nguyên
cáo có quyền yêu cầu Tòa án thi hành phương sách cần thiết để chứng tỏ sự
thật" (Điều 26). Đến Sắc lệnh số 69 ngày 18/6/1949, quyền bào chữa cho các
đương sự được mở rộng. Điều 1 Sắc lệnh này quy định: "Trước các Tòa án xử
việc hộ và thương mại, trước các Tòa án thường và Tòa án đặc biệt xử việc
tiểu hình, đại hình, trừ Tòa án binh tại mặt trận, nguyên cáo, bị cáo và bị can
có thể nhờ một công dân không phải là Luật sư bênh vực cho mình. Công dân
đó phải được ông Chánh án thừa nhận".
Tiếp tục xây dựng bộ máy tư pháp và pháp luật tố tụng, Sắc lệnh 85
ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng ra đời đã có những
quy định mới liên quan đến phiên tòa sơ thẩm dân sự, theo đó Ban tư pháp xã
có quyền xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm những việc đòi bồi thường
dưới 300 đồng và có quyền sơ thẩm những việc đòi bồi thường mà đương sự
nêu trong đơn kiện là trên 300 đồng. Ngoài ra, Sắc lệnh này đã quy định hội
thẩm nhân dân tham gia việc xét xử, được nghiên cứu hồ sơ và ngang quyền


24

với thẩm phán khi xét xử; thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một thẩm
phán và hai hội thẩm nhân dân. Quy định luật sư được tham gia tố tụng để
bảo vệ quyền lợi cho đương sự.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status