Nghiệp vụ phục vụ buồng trong khách sạn - pdf 14

Download miễn phí Chuyên đề Nghiệp vụ phục vụ buồng trong khách sạn



MỤC LỤC

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài
II. Tình hình kinh doanh của nhà khách
1. Tình hình
2. Những thuận lợi khó khăn
3. Biện pháp khắc phục khó khăn
4. Kết quả hoạt động kinh doanh
III. Tổ chức bộ máy trong nhà khách
1. Cơ cấu quản lý trong nhà khách
2. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý
3. Tổ chức lao động trong nhà khách
IV. Cơ sở kỹ thuật vật chất trong nhà khách tổng liên đoàn

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIỆP VỤ PHỤC VỤ BUỒNG

I. Tầm quan trọng của nghiệp vụ phục vụ buồng
1. Vai trò trách nhiệm của nghiệp vụ buồng
II. Những quy định của nhà khách đối với nhân viên và nhà khách
1. Những quy định của nhà khách đối với nhân viên và nhà khách
2. Những quy định của nhà khách đối với nhân viên và khách
3. Nội quy của nhân viên phục vụ buồng
III. Những công việc cụ thể của tổ buồng. Mối quan hệ của tổ buồng với các bộ phận khác
1. Những công việc cụ thể của tổ buồng và thời gian làm việc của tổ buồng
2. Mối quan hệ của tổ buồng đối với các bộ phận khác
IV. Trang thiết bị công cụ của tổ buồng. Cách bài trí sắp xếp và bảo quản
1. công cụ thiết bị lao động của nhân viên buồng
2. Trang thiết bị trong phòng
3. Bảo quản
V. Quy trình kỹ thuật phục vụ buồng
1. Quy trình kỹ thuật phục vụ buồng
2. Quy trình kỹ thuật vệ sinh buồng
3. Tiêu chuẩn vệ sinh trong bộ phận buồng
VI. Xử lý các tình huống đặc biệt xảy ra trong bộ phận buồng
1. Khách phàn nàn về chất lượng phục vụ
2. Khách bị mất tài sản
3. Khách bỏ quên tài sản khi rời khách sạn
4. Khách mất chìa khoá phòng
5. Khách lạ vào phòng khách
6. Khách say rượu, khách bị cảm đột xuất
7. Khu vực lưu trú xảy ra hoả hoạn
8. Khách vi phạm pháp luật
9. Mang nhầm đồ dùng, hành lý của khách
10. Khách đột tử trong nhà khách
11. Khách yêu cầu dịch vụ mà nhà khách không đáp ứng được
VII. Quy trình kỹ thuật phục vụ một lượt khách lưu trú

PHẦN III. KẾT LUẬN

I. Đánh giá tình hình kinh doanh của nhà khách
II. Đề xuất ý kiến
III. Nhận thức
LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm qua, nhờ những thành tựu của công cuộc đổi mới kinh tế và phát triển khoa học kỹ thuật mà đời sống con người ngày càng được cải thiện và nâng cao. Do đó các nhu cầu đi du lịch với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, khám chữa bệnh, vui chơi giải trí, tìm hiểu văn hoá ngày càng phát triển.
Ở VN, với xu thế mở cửa và hội nhập du lịch VN đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức du lịch thế giới(WTO) của hiệp hội Châu Á Thái Bình Dương(1989) của hiệp hội du lịch Đông Nam Á (ASIANTA) vào năm 1995. Đó cũng là một phần do sù quan tâm của Đảng và Nhà nước. Du lịch phát triển đã góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, giao lưu văn hoá làm cho nhân dân thế giới biết tới Việt Nam với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng và nguồn tài nguyên du lịch phong phú: động Phong Nha, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...
Hàng năm, ngành du lịch Việt Nam đã đón tiếp hàng triệu khách du lịch quốc tế, hàng triệu khách du lịch nội địa đến thăm quan, du lịch và nó đã đem lại cho ngân sách nhà nước hơn 1000 tỷ đồng/ năm.
Trên thế giới, ngành du lịch được hình thành từ rất sớm, hình thái nguyên sơ của các khách sạn lớn hiện nay là các nhà trọ nhỏ bé và lạc hậu, được sản sinh ra do nhu cầu ngủ lại qua đêm của các thương gia và các nhà thám hiểm ngày đó. Nhưng số lượng khách còn rất hạn chế vì KHXH chưa phát triển nên phương tiện đi lại của họ là ngưạ và lạc đà. Sau đó do KHKT phát triển số lượng khách dần được tăng lên với sự hoàn thiện của các phương tiện và mạng lưới giao thông nên các chuyến du lịch của họ kéo dài hơn và xa hơn.
Ngành du lịch thực sự phát triển khi chuyển sang chế độ CNTB. Ở thời kì này đã hình thành nên các khách sạn đầu tiên phục vụ lưu trú và một số dịch vụ bổ sung khác.
Ở VN, du lịch phát triển kéo theo một loạt hệ thống khách sạn nhà hàng được xây dựng để đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ của du khách, đây là loại hình không thể thiếu trong kinh doanh du lịch. Doanh thu từ dịch vụ này rất lớn, chiếm từ 50% đến 80% tổng doanh thu của khách sạn.

PHẦN1: PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Ông cha ta có câu: “Nhà sạch thì mát”, đây là tiêu chí có thể nói là cao nhất trong khách sạn vì khách đến khách sạn là để nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày làm việc hay vui chơi mệt mỏi. Họ luôn mong muốn mình ở trong những căn phòng sạch sẽ, thoáng mát. Khi khách cảm giác hài lòng thì đó là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng phục vụ và khả năng thu hót khách của khách sạn.
Nhà trường đã tổ chức cho học sinh đi thực tập để tạo cơ hội cho học sinh học hỏi kiến thực chuyên môn(học phải đi đôi với hành). Vì vậy, khi được thực tập ở nhà khách Tổng liên đoàn ( 95 Trần Quốc Toản) em đã quyết định thực tập ở bộ phận buồng. Vì trong quá trình học tập em chỉ biết các qui trình làm buồng trên lí thuyết mà chưa có điều kiện cọ sát với thực tế (đôi khi lí thuyết với thực tế có khác nhau) và các công việc ở bộ phận buồng đã giúp em nâng cao ý thức trách nhiệm và tính cần cù ở mỗi học sinh.
Trong thời gian thực tập, em đã được làm việc nh­ mét nhân viên chính thức tại bộ phận buồng với sự giúp đỡ của các cô, các chú. Sau khi thực tập, em đã có những nhận biết nhất định về công việc và có những đức tính cần có của một nhân viên phục vụ buồng. Do vậy, em đã quyết định viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp: “ Nghiệp vụ phục vụ buồng trong khách sạn”.
II.Giới thiệu chung về Nhà khách Tổng Liên Đoàn.
1. Vị trí, đặc điểm hình thành của Nhà khách Tổng Liên Đoàn.
Ở VN hiện nay, ngành du lịch là một ngành đang rất phát triển, vì vậy các khách sạn và nhà hàng mọc lên rất nhiều để phục vụ khách du lịch nhưng cũng có khá nhiều nhà khách được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu

fdiQb7ztcD5zuQH
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status