Thị hiếu tiêu dùng du lịch nội địa của du khách cao tuổi Hà Nội - pdf 14

Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế đang phát triển của đất nước ta hiện nay, du lịch đóng vai trò rất quan trọng và to lớn. Hàng năm ngành dịch vụ (trong đó bao gồm ngành du lịch) chiếm gần 40 % tổng thu nhập GDP. Du lịch càng phát triển đồng nghĩa với việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp du lịch là điều không thể tránh khỏi vì vậy doanh nghiệp nào cũng luôn tìm cho mình những hướng đi mới, những chính sách hấp dẫn để thu hút nguồn khách. Việc tìm hiểu về thị trường khách rất thiết thực đối việc thiết kế tổ chức và thực hiện tour du lịch. Theo đó, việc nắm được thị hiếu tiêu dùng du lịch của khách giúp cho nhà cung ứng du lịch thuận lợi hơn rất nhiều trong việc đưa ra những sản phẩm du lịch phù hợp cho từng tập khách riêng biệt, đáp ứng đúng nhu cầu của sở thích của du khách, từ đó tạo ra lòng yêu mến, sự tin cậy của du khách đối với doanh nghiệp.
Qua sự tìm hiểu thực tế, sinh viên thấy được đây là một thị trường tương đối hấp dẫn đối với du lịch nội địa. Nhiều công ty du lịch chỉ hướng đến khách ở độ tuổi thanh niên độ tuổi mà con người có năng suất lao động cao nhất, là trụ cột kinh tế của gia đình, là người sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ. Nhưng với thị trường khách người cao tuổi thì ít được chú ý hơn trong khi đó nhu cầu du lịch của người cao tuổi hiện nay tương đối lớn. Hơn nữa trong qúa trình làm hướng dẫn viên thực tập cho một số công ty, sinh viên đã được tiếp xúc với nhiều đoàn khách cao tuổi, sinh viên đã được hiểu phần nào nhu cầu và sở thích của họ, những điểm chung và sự khác biệt với các đối tượng khách khác. Sinh viên mong muốn càng ngày xã hội càng có sự quan tâm đặc biệt hơn đến người già trong đó có du lịch là một phần thể hiện sự quan tâm ấy. Vì vậy để hiểu biết sâu rộng hơn nữa về tập khách này, sinh viên lựa chọn họ là đối tượng nghiên cứu của mình.
Là sinh viên khoa du lịch và sau này là một người làm du lịch, đối với bản thân sinh viên, việc nghiên cứu này là rất cần thiết và hữu dụng cho bản thân. Nó là bước đầu tiên để có thể hiểu được nhu cầu của du khách, để làm sao có thể “bán những gì khách cần..”. Việc nghiên cứu này chưa thể nói là đã đầy đủ, tuy nhiên đó là những bước đầu tiên để sinh viên chuẩn bị cho mình một phần kỹ năng và kiến thức trước khi bước vào thị trường du lịch đầy cam go. Và sinh viên đã chọn cho mình đề tài nghiên cứu là:
“Thị hiếu tiêu dùng du lịch nội địa của du khách cao tuổi Hà Nội”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài sinh viên nghiên cứu trước hết để hiểu được về sở thích du lịch của người cao tuổi, họ thích gì, họ mong muốn gì nhằm ứng dụng cho các bộ phận tham gia làm du lịch như bộ phận marketing, điều hành, hưóng dẫn viên, nhà cung ứng du lịch tại điẻm. Hy vọng với bài nghiên cứu này, sinh viên sẽ có cơ sở giúp ích cho hoạt động du lịch của mình trong tương lai cho dù ở vị trí người điều hành hay hướng dẫn viên du lịch hay là nhân viên của một khách sạn nào đó, sinh viên tin mình có thể làm tốt công việc, mang lại cho du khách sự tin tưởng và hài lòng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Để có thể đáp ứng tôt được những nhu cầu nguyện vọng chính đáng của du khách, nhà cung ứng du lịch phải có quá trình thâm nhập thị trường khách để tìm hiểu thị hiếu khách. Với bài báo cáo này, sinh viên đã tập trung tìm hiểu về thị hiếu tiêu dùng du lịch của khách. Báo cáo tập trung làm nổi bật lên những sở thích chung của tập khách này khi đi du lịch.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một bài khoá luận tốt nghiệp thì phạm vi nghiên cứu về đối tượng tương đối hạn chế. Có thể kết quả nghiên cứu chỉ đánh giá được một phần về một tập khách cụ thể , nó không thay mặt cho thị trường khách rộng lớn của du lịch. Sinh viên tập trung tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng du lịch của khách như sở thích về điểm du lịch, mua sắm, ăn ở, đi lại và các dịch vụ khác của tour du lịch. Độ tuổi của tập khách này từ 60 đến dưới 70 tuổi. Đây là đối tượng tương đối có thời gian rảnh rỗi , đã có sự tích luỹ về kinh tế và rất có nhu cầu về du lịch ,nghỉ dưỡng. Sinh viên xác định địa bàn nghiên cứu là bốn quận thuộc thành phố Hà Nội đó là quận Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân.
5. Phương pháp nghiên cứu
Với bài báo cáo này sinh viên lựa chọn cho mình một số phương pháp nghiên cứu theo sinh viên là thích hợp nhất để giúp cho bài báo cáo đạt được kết quả khả quan nhất trong khả năng nghiên cứu của bản thân.
Các phương pháp mà sinh viên chọn là thu thập tài liệu, khảo sát thực địa và điều tra xã hội học. Với nội dung và mục đích của báo cáo thì các phương pháp trên sẽ cho một kết quả khách quan nhất, thực tế nhất.
6. Kết cấu báo cáo
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của báo cáo được chia thành 3 chương.
Chương 1. Phân tích thị trường khách
Chương này sinh viên tập trung nghiên cứu về các đặc điểm chung mang tính khách quan về tập khách này như đặc điểm địa lý kinh tế, đặc điểm văn hoá xã hội, đặc điểm tâm lý chung của khách. Đồng thời nêu lên xu hướng du lịch của người cao tuổi thành phố Hà Nội .
Chương 2. Thị hiếu tiêu dùng du lịch nội địa của du khách cao tuổi Hà Nội
Trong chương này, sinh viên nêu lên quá trình khảo sát thị trường của mình trong thời gian làm báo cáo. Những kết quả mà sinh viên đã điều tra và tìm hiểu được. Đó là sở thích của khách khi đi du lịch như đi như thế nào, ăn ở ra sao, đi đến đâu, mua sắm những gì và một số thị hiếu khác nữa.
Chương 3. Ứng dụng của kết quả nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng du lịch nội địa của du khách cao tuổi Hà Nội
Kết quả nghiên cứu này theo sinh viên có thể áp dụng cho bộ phận marketing, cho bộ phận điều hành, bộ phận hướng dẫn và cho nhà cung ứng du lịch tại điểm đến khi tiếp nhận bộ phận khách này.


LỜI NÓI ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Kết cấu báo cáo 3
CHƯƠNG I 4
THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH CAO TUỔI HÀ NỘI 4
1.1. Đặc điểm địa lý kinh tế 4
1.1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý 4
1.1.2. Đặc điểm kinh tế 4
1.2. Đặc điểm văn hoá - xã hội 6
1.2.1. Văn hoá sinh hoạt 6
1.2.1.1. Văn hoá ẩm thực của người Hà Nội 6
1.2.1.2. Văn hoá mặc của người Hà Nội 7
1.2.1.3 Văn hoá ở 9
1.2.2 Văn hoá ứng xử và tính cách của người Hà Nội 10
1.2.3. Phong tục tập quán 11
1.2.4. Tôn giáo tín ngưỡng 13
1.2.5 Đặc điểm xã hội 14
1.3. Đặc điểm tâm lý người cao tuổi Hà Nội 15
1.4. Xu hướng du lịch của người cao tuổi Hà Nội 16
1.4.1. Các chương trình du lịch ưa thích 16
1.4.2. Thời gian đi du lịch 17
CHƯƠNG II 18
THỊ HIẾU TIÊU DÙNG DU LỊCH NỘI ĐỊA 18
CỦA DU KHÁCH CAO TUỔI HÀ NỘI 18
2.1. quá trình khảo sát 18
2.1.1 Khảo sát thực địa và thu thập số liệu. 18
2.1.2. Quá trình điều tra xã hội học 19
2.2. Kết quả khảo sát 22
2.2.2. Thị hiếu về điểm đến 22
2.2.3. Thị hiếu ẩm thực 26
2.2.4. Thị hiếu về dịch vụ lưu trú 27
2.2.5. Thị hiếu về mua sắm 29
2.2.5. Về hình thức tour 32
2.2.6 Về phương tiện vận chuyển 34
2.2.7 Các thị hiếu khác 34
CHƯƠNG III 36
ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỊ HIẾU TIÊU DÙNG 36
DU LỊCH NỘI ĐỊA CỦA DU KHÁCH CAO TUỔI HÀ NỘI 36
3.1. Đối với công ty du lịch 36
3.1.1 Bộ phận marketing 36
3.1.2. Với bộ phận điều hành 37
3.2. Ứng dụng cho hướng dẫn viên 38
3.3 Ứng dụng cho nhà cung cấp dịch vụ du lịch tại điểm 40
KẾT LUẬN 42
Chương trình điều tra xã hội 43
MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH PHỔ BIẾN 46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53


9hhW83S9NKZ0cXW
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status