Phát triển du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc từ 1978 đến nay và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Phát triển du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc từ 1978 đến nay và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam



MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 1
1. Phương pháp nghiên cứu: 3
2. Kết cấu của luận văn: 3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG 5
I. Một số khái niệm 5
1. Du lịch 5
2. Du lịch quốc tế và du lịch quốc tế đến 6
II. Xu hướng du lịch thế giới ngày nay 7
III. Tài nguyên du lịch của Trung Quốc . 8
1.Tài nguyên thiên nhiên 9
2.Tài nguyên văn hoá nhân văn 11
2.1. Các thành phố văn hoá lịch sử 11
2.2. Nghệ thuật kiến trúc 12
2.3. Các ngành nghề truyền thống 13
2.3.1. Dệt lụa 13
2.3.2. Đồ thêu 14
2.3.3. Đồ gốm sứ 14
2.3.4. Đồ chạm khảm 15
2.4. Nghệ thuật vườn cảnh Trung Quốc 15
2.5. Ẩm thực Trung Quốc 16
2.6. Lễ hội truyền thống và các hoạt động giải trí 18
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN Ở TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1978 ĐẾN NAY 21
I. Vài nét về du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc trước cải cách. 21
II. Quá trính phát triển du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc từ năm 1978 - nay. 23
1. Đường lối chính sách 23
1.1 Định hướng phát triển. 23
1.1.1. Giai đoạn từ 1978 - 1990 23
1.1.2 Giai đoạn từ năm 1991 đến nay 24
1.2.Cải cách hệ thống quản lý 26
1.2.1. Giai đoạn từ năm 1978 - 1990 26
1.2.2.Giai đoạn từ năm 1991 đến nay 29
1.3. Quản lý giá cả 32
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1978 - 1990 32
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay 33
1.4. Phát triển cơ sở hạ tầng 34
1.4.1. Giai đoạn từ năm 1978 - 1990 34
1.4.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay 35
1.5. Phát triển nguồn nhân lực 37
2.1. Giai đoạn từ năm 1978 - 1990 38
2.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay 39
3. Tình hình phát triển du lịch quốc tế đến 42
3.1. Giai đoạn từ năm 1978 - 1990 42
3.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay 44
IV. Đánh giá về triển vọng phát triển du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc. 46
1. Những điều kiện khách quan 47
1.1. Sự phát triển khoa học kỹ thuật. 47
1.2. Về nhân tố thời gian rỗi của nguồn khách tiềm tàng. 48
1.3. Nhân tố kinh tế. 48
2. Những điều kiện chủ quan 49
1.1. Nguồn tài nguyên du lịch vô cùng to lớn. 49
2.2. Nền chính trị hoà bình và ổn định. 50
3. Tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trong thời gian gần đây. 51
4. Chất lượng dịch vụ du lịch không ngừng được nâng cao. 53
5. Đường lối chính sách hết sức linh hoạt, luôn luôn diều chỉnh kịp thời trong những tình huống mới. 54
6. Hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch ngày càng được tiến hành một cách chuyên nghiệp, có hệ thống và phát huy hiệu quả cao. 57
7. Việc Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (2001) cũng là một cơ hội lớn cho du lịch quốc tế đến. 59
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN Ở VIỆT NAM 64
I.Tiềm năng du lịch Việt Nam 64
· Tiềm năng thiên nhiên 65
· Tài nguyên văn hoá nhân văn 66
· Tình hình phát triển 67
II. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc đối với Việt Nam . 71
1.Về đường lối chính sách 71
2. Phát triển cơ sở hạ tầng. 73
3. Phát triển nguồn nhân lực 75
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

quản lý du lịch các tỉnh, thành, khu; Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giám đốc khách sạn; Trung tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Lữ hành và Trung tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ dịch vụ du lịch.
Để đảm bảo chất lượng nhân lực du lịch, Trung Quốc còn thường xuyên tiến hành các kỳ thi cấp bằng chứng nhận tư cách cho giới lãnh đạo và nhân viên cùng đội ngũ hướng dẫn viên trên toàn ngành.
Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch quốc tế đến.
2.1. Giai đoạn từ năm 1978 - 1990
Thời kỳ đầu của cải cách mở cửa, đất nước Trung Quốc với nền văn minh văn hoá phát triển rực rỡ lâu đời chứa đầy những yếu tố huyền bí, sau nhiều năm đóng kín cánh cửa với thế giới bên ngoài vừa mở toang cánh cửa đã tạo sức hấp dẫn lớn khiến du khách quốc tế tấp nập kéo đến Trung Quốc. Tuy nhiên, thời kỳ này điều kiện cơ sở hạ tầng du lịch còn quá thiếu thốn. Tính đến trước 1985 tổng số phòng khách sạn của cả nước Trung Quốc có không đến 100.000 phòng cho khách du lịch, điều kiện giao thông, đi lại cũng còn tồn tại nhiều khó khăn, không đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch. Thị trường nguồn khách quốc tế tăng lên một cách tự nhiên vượt quá cả năng lực tiếp đón của ngành du lịch, ngành du lịch đón khách quốc tế luôn trong tình trạng ứng phó. Do đó hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch quốc tế đến còn chưa thực sự được chú trọng, quan tâm. Các biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch quốc tế đến trong giai đoạn này chủ yếu là các biện pháp tuyên truyền truyền thống và cơ bản như: xuất bản sách về du lịch, phát hành các tài liệu tuyên truyền; tổ chức, tham gia các hội chợ triển lãm du lịch quốc tế; lợi dụng các báo tạp chí trong và ngoài nước viết bài tuyên truyền hay mời các đoàn khảo sát du lịch nước ngoài đến Trung Quốc tham quan, khảo sát…
Có thể thấy, các biện pháp quảng bá, xúc tiến du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc trong giai đoạn này chủ yếu là học tập các biện pháp, cách làm thông thường của các quốc gia có ngành du lịch phát triển. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng nó đã giúp Trung Quốc tạo lập một hình tượng của du lịch Trung Quốc đối với khách nước ngoài và đã tuyên truyền giới thiệu được các sản phẩm cũng như tài nguyên du lịch to lớn của Trung Quốc, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của lượng khách du lịch quốc tế đến Trung Quốc và thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Trung Quốc.
2.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay
Từ những năm 90, cơ sở hạ tầng du lịch và vấn đề giao thông trong du lịch ở Trung Quốc đã được cải thiện cơ bản, khắc phục được sự khó chịu của khách về các lĩnh vực này. Tuy nhiên sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ về nguồn thị trường du lịch quốc tế đã đưa đến một xu thế mới trong việc quảng bá, xúc tiến các hoạt động nhằm thu hút khách du lịch quốc tế. Đó là việc tổ chức các hoạt động lớn, cần liên hợp, tập trung lực lượng để tuyên truyền rộng rãi có hiệu quả đến các thị trường khách nguồn.
Thời gian này, năng lực tiếp đón khách của Trung Quốc đã được cải thiện rất nhiều, dần dần việc dựa vào tăng trưởng tự nhiên của nguồn khách quốc tế như giai đoạn trước sẽ làm cho cung vượt quá cầu, không phát huy được điểm mạnh về tiềm năng vốn có của du lịch Trung Quốc. Do đó, sau năm 1991, do quan niệm về phát triển thị trường khách du lịch được nhận thức sâu sắc hơn, công tác thúc đẩy, phát triển du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc bước vào giai đoạn tuyên truyền theo chủ đề hàng năm.
Năm 1992, Trung Quốc tổ chức thành công “ Năm du lịch Trung Quốc” với sự phối hợp tổ chức của các bộ, ngành khác nhau đã đưa ra giới thiệu 249 điểm du lịch cấp quốc gia, 14 tuyến du lịch và 134 lễ hội du lịch. Năm du lịch Trung Quốc 1992 đã tạo ra một hình ảnh Trung Quốc hoà bình, hữu nghị, vui vẻ thu hút 38,1 triệu lượt du khách quốc tế, tạo hiệu ích kinh tế đáng ghi nhận với số thu ngoại tệ đạt hơn 3 tỉ USD. Từ đó đến nay, mỗi năm Trung Quốc đều xác định một chủ đề du lịch nhằm tuyên truyền với thế giới về tài nguyên du lịch phong phú của mình.
1992: Năm du lịch Trung Quốc lần I
1993: Du lịch phong cảnh Trung Quốc
1994: Du lịch tích văn vật cổ
1995: Du lịch phong tục dân gian
1996: Du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ mát
1997: Năm du lịch Trung Quốc lần thứ II
1998: Năm du lịch thành phố làng quê Hoa Hạ
1999: Du lịch môi trường sinh thái
2000: Du lịch thế kỷ Thần Châu
2001: Năm du lịch thể thao và sức khoẻ
2002: Du lịch nghệ thuật dân gian Trung Quốc
2003: Du lịch ẩm thực Trung Quốc
2004: Du lịch sinh hoạt đời sống nhân dân
2005: Năm du lịch Trung Quốc lần thứ III
Qua đó, Trung Quốc đã lần lượt giới thiệu tập trung có trọng điểm về nền văn hoá văn minh lâu đời, về tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, về bản sắc văn hóa, các phong tục tập quán và các lễ hội đặc sắc của 56 dân tộc anh em cũng như giới thiệu nhiều thành tựu nổi bật của Trung Quốc trong hơn 20 năm cải cách mở cửa, xây dựng một đất nước Trung Quốc hoàn toàn mới đang từng bước trở thành một trong những cường quốc lớn phát triển nhất trên thế giới. Bên cạnh đó cũng hướng việc giới thiệu, quảng bá hình tượng du lịch Trung Quốc một cách tập trung, có mục đích đối với các thị trường nguồn khách quốc tế mà Trung Quốc hướng tới như các nước Châu á, Châu Âu, Mỹ.
Ngoài hoạt động tuyên truyền chủ đề hàng năm, Trung Quốc còn tổ chức các hình thức tuyên truyền quảng bá, xúc tiến khác, đặc biệt là việc tổ chức, tham gia các hội chợ triển lãm du lịch quốc tế, lễ hội văn hoá truyền thống... Hầu như địa phương nào Trung Quốc cũng tổ chức lễ hội truyền thống, hay hội chợ du lịch như: Hội triển lãm cây cảnh nghệ thuật làm vườn Côn Minh (Vân Nam), lễ hội băng đăng ở Cáp Nhĩ Tân, lễ hội đua thuyền rồng ở sông Mịch La ( Hồ Nam)…nhờ đó thu hút lượng không nhỏ du khách quốc tế.
Để tích cực thúc đẩy phát triển du lịch quốc tế đến, năm 1995 Trung Quốc triển khai công tác xây dựng “Thành phố du lịch ưu tú toàn quốc”. Trên cơ sở các nội dung như: địa vị ngành du lịch trong cơ cấu ngành của thành phố, chính sách phát triển du lịch của thành phố, môi trường phát triển du lịch và thị trường du lịch của thành phố… Cục du lịch các cấp sẽ xem xét, tiến cử lên Cục du lịch quốc gia để Cục du lịch quốc gia kiểm tra, xem xét, phê chuẩn.
Năm 1998, Cục du lịch quốc gia tiến hành kiểm tra, nghiệm thu 75 thành phố, trong đó 54 thành phố đã đạt danh hiệu “ Thành phố du lịch ưu tú Trung Quốc”. Công tác này có tác dụng cải thiện môi trường phát triển ngành du lịch hướng tới quốc tế hoá, hiện đại hóa trong phương hướng phát triển du lịch. Đồng thời danh hiệu thành phố du lịch ưu tú cũng trở thành một thương hiệu quảng bá có hiệu quả đối với việc thu hút khách du lịch quốc tế.
Để quảng bá ngày càng rộng rãi hình tượng Trung Quốc ra bên ngoài, thúc đẩy du lịch quốc tế đến phát triển, Trung Quốc với vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế liên tục tổ chức các hoạt động quốc tế lớn như các hội nghị của các tổ chức, khu vực trê...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status