Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ thông qua các chương trình hợp tác quốc tế của viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam - Pdf 39

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VƢƠNG THỊ THU QUYÊN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO,
BỒI DƢỠNG NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ THÔNG QUA CÁC CHƢƠNG TRÌNH HỢP
TÁC QUỐC TẾ CỦA VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ

Hà Nội-2014
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VƢƠNG THỊ THU QUYÊN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO,
BỒI DƢỠNG NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ THÔNG QUA CÁC CHƢƠNG TRÌNH HỢP
TÁC QUỐC TẾ CỦA VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM


1.1.3. Nhân lực khoa học và công nghệ ........................................................... 17
1.1.4. Chính sách .............................................................................................. 19
1.1.5. Đào tạo, bồi dưỡng ................................................................................ 19
1.1.6. Chương trình HTQT ............................................................................... 20
1.2. Quy trình và nội dung của công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực
KH&CN.......................................................................................................... 23
1.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng .................................................... 23
1.2.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ................................................. 24
3


1.2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng .................................... 25
1.2.4. Đánh giá đào tạo, bồi dưỡng ................................................................. 25
1.2.5. Nội dung của công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN.............. 26
1.2.6. Sử dụng và bố trí nhân lực khoa học và công nghệ sau đào tạo, bồi
dưỡng................................................................................................................ 27
1.3. Vai trò của các chƣơng trình HTQT đối với công tác đào tạo, bồi
dƣỡng nhân lực KH&CN ............................................................................. 29
1.3.1. HTQT về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN là một bộ phận hợp
thành trong hệ thống đào tạo nhân lực KH&CN ............................................. 30
1.3.2. HTQT về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN là một trong những
điều kiện để xây dựng tiềm lực KH&CN .......................................................... 32
1.3.3. Các điều kiện đảm bảo cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực
KH&CN thông qua các chương trình HTQT đạt hiệu quả .............................. 33
* Kết luận Chƣơng 1 ..................................................................................... 34
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG
NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG QUA CÁC
CHƢƠNG TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM........................................................... 35
2.1. Tổng quan về Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ...... 35

3.3. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo, bồi dƣỡng
nhân lực khoa học và công nghệ thông qua các chƣơng trình HTQT ..... 85
3.3.1. Đa dạng hóa các chương trình HTQT về đào tạo ................................. 86
3.3.2. Gắn các dự án, chương trình HTQT về đào tạo nguồn nhân lực
KH&CN với việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN................................................ 89
3.3.3. Hoàn thiện chính sách về đầu tư tài chính cho công tác đào tạo, bồi
dưỡng nhân lực KH&CN thông qua các chương trình HTQT ........................ 90
3.3.4. Hoàn thiện chính sách sử dụng, bố trí nhân lực KH&CN sau
đào
tạo . ................................................................................................................... 95
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 99
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 101

5


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, giảng viên và Ban Lãnh
đạo của Khoa Khoa học quản lý, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy và tạo một nền tảng kiến thức về chuyên
ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ cho tôi trong thời gian học tập.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trịnh Ngọc Thạch,
giáo viên hướng dẫn trực tiếp của tôi. Mặc dù nắm giữ vị trí công tác rất
quan trọng và bận rộn nhưng Thầy đã dành rất nhiều thời gian quý báu để
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn trong lớp QH-2010-X chuyên
ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ cùng gia đình đã hỗ trợ và ủng hộ tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.

Viện Hàn lâm KH&CN Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
SĐD

Sách hoặc tài liệu đã được trích dẫn ở phần trước

7


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Quan hệ giữa nhân lực KH&CN và nhân lực NCTK ..................... 17
Biểu 2.1. Phân bố lực lượng cán bộ khoa học (2009-2013) của Viện Hàn lâm
KH&CN .......................................................................................................... 40
Biểu 2.2. Số lượng giáo sư và phó giáo sư (2009-2013) của Viện Hàn lâm
KH&CN .......................................................................................................... 40
Biểu 2.3. Số lượng Tiến sỹ và Tiến sỹ khoa học (2009-2013) của Viện Hàn
lâm KH&CN ................................................................................................... 41
Biểu 2.4. Tổng số các công trình khoa học trong 5 năm (2009-2013) của Viện
Hàn lâm KH&CN ............................................................................................ 42
Biểu 2.5. Tổng số các bài báo quốc tế trong 5 năm (2009-2013) của Viện Hàn
lâm KH&CN ................................................................................................... 43
Biểu 2.6. Tổng số các bài báo thuộc danh sách SCI và SCI-E trong 5 năm
(2009-2013) của Viện Hàn lâm KH&CN ....................................................... 43
Bảng 2.7. Các loại hình chương trình HTQT.................................................. 60
Bảng 2.8. Một số hình thức đào tạo ................................................................ 63
Bảng 2.9. Số lượng chuyên gia trao đổi khoa học .......................................... 63

8





nghệ một cách nhanh nhất và bắt kịp trình độ các nước trong khu vực và trên
thế giới, cần ưu tiên đầu tư cho HTQT trong giáo dục và đào tạo, đây là con
đường nhanh nhất giúp nước ta có thể đi tắt đón đầu các thành tựu mới của
thế giới.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan khoa học và
công nghệ hàng đầu của cả nước, có vị trí quan trọng trong hệ thống khoa học
và công nghệ quốc gia, thực hiện các hoạt động nghiên cứu cơ bản về khoa
học tự nhiên và phát triển công nghệ một cách toàn diện, trình độ cao. Để
thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, Viện Hàn lâm KH&CN luôn chú trọng đến
công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Thông qua mối quan hệ HTQT
với nền khoa học và công nghệ tiên tiến của nhiều nước trên thế giới, Viện
Hàn lâm KH&CN luôn tranh thủ gắn kết giữa HTQT về nghiên cứu khoa học
và đào tạo nguồn nhân lực.
Trong chiến lược phát triển của Viện Hàn lâm KH&CN, chiến lược về
xây dựng tiềm lực cán bộ rất được quan tâm và chú trọng với nhiều hình thức
và chính sách cụ thể. Với lý do về thực tiễn và lý luận, tác giả lựa chọn đề tài
“Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công
nghệ thông qua các chương trình HTQT của Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, chất lượng đào tạo và bồi
dưỡng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ luôn là vấn đề được các nhà
quản lý, các nhà hoạch định chính sách cũng như bản thân cán bộ nghiên cứu
khoa học hết sức quan tâm, nghiên cứu. Người viết đã tìm hiểu một số tài liệu
về vấn đề này như sau:
Công trình nghiên cứu của tác giả Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân
“Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”
(2004) đề cập đến thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của nước ta, chính

nghiệp mới" do TS. Nguyễn Thị Thu Mai làm chủ nhiệm có nghiên cứu, tổng
kết một số bài học kinh nghiệm về phát triển nhân lực quốc gia cho Việt Nam
từ kinh nghiệm thực tiễn của Hàn Quốc và Trung Quốc.
11


Luận văn của tác giả Chu Trí Thắng về đề tài: “HTQT về đào tạo nguồn
nhân lực khoa học và công nghệ – nghiên cứu trường hợp Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam” có mục tiêu nghiên cứu, tìm hiểu tình hình HTQT về
đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tại các viện nghiên cứu thuộc
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tuy nhiên, luận văn tập
trung đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, vai trò của HTQT về đào tạo nguồn nhân
lực khoa học và công nghệ sau đại học cũng như các yếu tố tác động đến công
tác này tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chứ chưa đi cụ
thể vào các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng
nhân lực KH&CN mà tác giả đang nghiên cứu. Đồng thời, thời gian mà luận
văn nghiên cứu là từ những năm đầu 2000, do đó, đến nay đã có rất nhiều
thay đổi về thực trạng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, về các chính
sách cũng như các chương trình hoạt động hợp tác quốc tế của Viện.
Với đề tài của mình, tác giả đã tham khảo, kế thừa những thành tựu về lý
thuyết của các tác giả đi trước và trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam
và tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để tìm ra nguyên nhân
và giải pháp phù hợp cho việc nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng
nhân lực khoa học và công nghệ thông qua các chương trình HTQT của Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo,
bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ của Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam thông qua các chương trình HTQT.
Nhiệm vụ nghiên cứu:

Công nghệ Việt Nam, trong đó chú trọng chính sách quản lý nguồn nhân lực
khoa học và công nghệ.
-

Hoàn thiện chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và

công nghệ thông qua các chương trình hợp tác quốc tế.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
13


Tác giả tiến hành thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu về lý thuyết
liên quan tới lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực KH&CN thông qua các
chương trình HTQT.
Tác giả cũng thu thập số liệu, tài liệu liên quan đến thực trạng nguồn
nhân lực KH&CN, đặc biệt là nguồn nhân lực KH&CN được đào tạo thông
qua các chương trình HTQT, các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, các chương
trình HTQT của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để phục vụ
cho phần luận cứ thực tiễn.
- Phương pháp phỏng vấn:
Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu đối với các cán bộ quản lý, các cán bộ
làm công tác nghiên cứu và các cán bộ đã được đi đào tạo thông qua các
chương trình HTQT của Viện.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần: phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, luận văn kết cấu thành ba chương:
Chương 1

Cơ sở lý luận về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa

cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng. Một trong những cách thức
đó là phương pháp thử nghiệm nhằm mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điều
kiện kiểm soát được và các ý tưởng thử nghiệm. Tri thức trong khoa học là
toàn bộ lượng thông tin mà các nghiên cứu đã tích lũy được. Định nghĩa về
khoa học được chấp nhận phổ biến rằng khoa học là tri thức tích cực đã
được hệ thống hóa.
Từ “Khoa học” xuất phát từ tiếng Latin “Scienta”, nghĩa là tri thức. Theo
Webter’s New Collegiste Dictionary, “khoa học” được định nghĩa là “những
tri thức đạt được qua kinh nghiệm thực tế và nghiên cứu”. 1
1.1.2. Công nghệ
Trong quá khứ, con người xem khái niệm công nghệ với ý nghĩa là các
phương tiện vật liệu như công cụ, khả năng và các vật liệu mà được tạo nên
và sử dụng trong dịch vụ và sản xuất. Sau đó, công nghệ được hiểu với nghĩa
hẹp hơn như là phương pháp, giải pháp kỹ thuật để xây dựng. Từ những năm

1

Theo Thanh Hương, Nghiên cứu khoa học là gì?, 11.10.2011

15


1960, khi mà có những trao đổi về kinh doanh quốc tế thì sự hiểu biết về công
nghệ rộng hơn. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều quan điểm khác nhau về công
nghệ.
- Luật Khoa học và Công nghệ của Việt Nam, năm 2000 đã đưa ra định
nghĩa khái quát: Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng,
bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản
phẩm. [8; điều 2]
- Theo Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006, “Công nghệ là giải pháp,

nang về đo lường nguồn nhân lực KH&CN” của OECD (Organization for
Economic Co-operation and Development - Tổ chức Hợp tác và phát triển
kinh tế),3 thì nhân lực KH&CN bao gồm những người đáp ứng được một
trong những điều kiện sau đây:
- Đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng và làm việc trong một ngành
KH&CN;
- Đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhưng không làm việc trong một
ngành KH&CN nào;
- Chưa tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhưng làm một công việc trong
một lĩnh vực KH&CN đòi hỏi trình độ tương đương.
Đây chính là khái niệm nhân lực KH&CN theo nghĩa rộng. Theo đó, có
thể hiểu nhân lực KH&CN bao gồm cả những người đã tốt nghiệp đại học
nhưng không làm việc trong lĩnh vực KH&CN. Khái niệm này dường như
quá rộng để thể hiện nguồn nhân lực hoạt động KH&CN của một quốc gia.
Do vậy, các nước thường sử dụng khái niệm nhân lực nghiên cứu phát triển,
hay còn gọi là R&D (research and development), để thể hiện lực lượng lao
động KH&CN của mình.
Theo Hướng dẫn thống kê NCTK của OECD (Cẩm nang FRASCATI),
nhân lực NCTK bao gồm những người trực tiếp tham gia vào hoạt động

2

Bộ KH&CN, Khoa học và công nghệ Việt Nam 2003, Hà Nội, 2003, trang 61.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), “Cẩm nang về đo lường nguồn nhân lực
KH&CN”, xuất bản tại Pari, 1975.
3

17



1.1.4. Chính sách
Theo Từ điển tiếng Việt thì “chính sách” là “sách lược và kế hoạch cụ
thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và
tình hình thực tế mà đề ra”.
Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì chính sách là tập hợp những biện pháp mà
chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra, được thể chế hoá thành những
quy định có giá trị pháp lý, nhằm thực hiện chiến lược phát triển của hệ thống
theo mục đích mà chủ thể quyền lực mong đợi.4
Như vậy, tác giả sử dụng định nghĩa về chính sách và có các phân tích
khái niệm “chính sách” như sau:
- Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra;
- Chính sách được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị chung và tình
hình thực tế;
- Chính sách được ban hành bao giờ cũng nhằm đến một mục đích nhất
định; nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó; chính sách được ban hành
đều có sự tính toán và chủ đích rõ ràng.
1.1.5. Đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo là quá trình tác động đến con người nhằm làm cho người đó lĩnh
hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,… một cách có hệ thống,
chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận sự phân
công lao động nhất định, hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao.
Bồi dưỡng là quá trình liên tục nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức,
kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao năng lực nói chung trên cơ sở của mặt bằng,
kiến thức đã được đào tạo trước đó. Trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân
lực KH&CN, bồi dưỡng có nhiệm vụ cập nhật, trang bị thêm, trang bị mới về
kiến thức, kỹ năng thực thi nhiệm vụ, công vụ của người nhân lực KH&CN.

4

Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình Khoa học chính sách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

20


giới về giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học (các nước Bắc Mỹ, Liên
minh Châu Âu, các nước Đông Bắc Á, Đông Âu).
- Tăng cường, mở rộng và chính thức hóa các hoạt động hợp tác trao đổi
giảng viên và sinh viên với các trường đại học trên thế giới, có thể cùng liên
kết với các trường đại học và các cơ sở giáo dục liên quan trong nước để triển
khai mô hình hợp tác này.
- Phát triển hoạt động liên doanh, liên kết với các trường đại học trên thế
giới trong việc tuyển sinh, đào tạo đại học cho sinh viên Việt Nam tại Việt
Nam và tại các nước khác như mô hình nhiều trường Đại học của Việt Nam
đã áp dụng.
- Phát triển các dự án nghiên cứu liên quốc gia nhằm tăng cường học tập
và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Từng bước triển khai các hoạt động dịch vụ, tăng nguồn thu cho nhà
trường thông qua hợp tác quốc tế. mở rộng quyền tự chủ, có cơ chế chính
sách khuyến khích các đơn vị và cá nhân về hợp tác quốc tế trong khuôn khổ
luật pháp.
- Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và các trường đại học để
tìm kiếm các nguồn học bổng tài trợ cho cán bộ- giảng viên đi đào tạo, bồi
dưỡng để nâng cao trình độ, tài trợ học bổng cho sinh viên xuất sắc hoặc hoàn
cảnh khó khăn. Tìm kiếm các nguồn kinh phí để tài trợ cho nghiên cứu khoa
học, cử cán bộ- giảng viên có trình cao đi giao lưu khoa học với nước ngoài.
- Khuyến khích các giảng viên, các nhà khoa học làm công tác hợp tác
quốc tế nhằm tạo ra mạng lưới cộng tác viên trong hợp tác quốc tế với chính
sách động viên, khen thưởng kịp thời; đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ chuyên trách.
HTQT trong đào tạo nguồn nhân lực KH&CN là trao đổi khoa học, cập
nhật thông tin KH&CN, tiếp thu được những tri thức mới, hiện đại của thế

5

Theo Chu Trí Thắng (2002), HTQT về đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, Luận văn
thạc sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ

22


cộng đồng khoa học và công nghệ Việt Nam với khu vực và thế giới, tham gia
với tư cách là một bộ phận quan trọng trong hoạt động đối ngoại của đất
nước.
* Các chương trình hợp tác nghiên cứu song phương:
- Mục tiêu chung của Chương trình là nâng cao khả năng phối hợp, tiếp
thu và làm chủ các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, sáng tạo ra
công nghệ mới, góp phần phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia,
từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ với giá trị gia tăng cao.
- Mục tiêu cụ thể là tăng nhanh số lượng các viện nghiên cứu, trường đại
học và doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là tổ chức nghiên cứu) của Việt Nam
trực tiếp tham gia hoặc chủ trì các nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu với các đối
tác nước ngoài, hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước
ngoài trong lĩnh vực nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới.
* Các thỏa thuận HTQT về nghiên cứu và đào tạo:
- Tạo điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài
chia sẻ kinh nghiệm và thông tin khoa học trong quá trình hợp tác.
- Sử dụng các phương tiện hiện đại, trình độ khoa học công nghệ cao của
các nước có nền khoa học tiên tiến để góp phần giải quyết các vấn đề thực
tiễn của Việt Nam. Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học giữa hai nước.
1.2. Quy trình và nội dung của công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực
KH&CN
1.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng

1.2.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng là công việc rất quan trọng, là
giai đoạn thứ hai trong quá trình hoạt động của công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Đây là công việc phải làm trước khi triển khai hoạt động. Xây dựng kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo tính khả thi của chương trình. Kế hoạch
càng chi tiết càng hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình
thực hiện kế hoạch.
24


Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng là xác định mục tiêu, đối tượng,
số lượng, nội dung, phương pháp, các nguồn lực và dự trù kinh phí đào tạo,
bồi dưỡng trên cơ sở xem xét, phân tích tình hình chung, chức năng, nhiệm
vụ, cơ cấu tổ chức, những điểm mạnh, điểm yếu và những điều kiện để đáp
ứng công tác đào tạo, bồi dưỡng. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cũng cần dự
báo trước những khó khăn gặp phải để có phương án giải quyết trước.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm khắc phục tình trạng phân
tán, tự phát, khắc phục lãng phí sức người, sức của, thời gian của nhân lực
KH&CN và của Nhà nước nhằm chủ động thực hiện, chủ động chuẩn bị các
nguồn lực phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng một cách hiệu quả.
1.2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
Việc tổ chức thực hiện là sự tiếp nối của việc xây dựng kế hoạch, do đó
sản phẩm của việc xây dựng kế hoạch là cơ sở trực tiếp của việc tổ chức thực
hiện.
Chức năng của giai đoạn tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
có thể được hiểu như là phân phối, sắp xếp các nguồn lực, thời gian theo cách
thức nhất định để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra ở kế hoạch. Tổ
chức thực hiện kế hoạch là hiện thực hóa các mục tiêu của hoạt động được đề
ra. Có thể nói, tất cả những hoạt động của quá trình đào tạo, bồi dưỡng đều
được thể hiện ở khâu tổ chức thực hiện.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status